Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

NGUYÊN SỬ NHẬT BẢN TRUYỆN (QUYỂN 208) CHÚ DỊCH (元史日本傳(卷208)注譯)


Nguyên Sử quyển 208: Nhật Bản truyện (元史日本208)

Giới thiệu:

 Trong các cuộc chinh phạt đời Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt (Qubilai Qa'an), cuộc chinh phạt Nhật Bản ắt nổi tiếng nhất. 

Nguyên văn, dịch văn và chú thích:

日本國在東海之東,古稱倭奴國,或云惡其舊名,故改名日本,以其國近日所出也。其土疆所至與國王世系及物產風俗,見《宋史》本傳。日本為國,去中土殊遠,又隔大海,自後漢歷魏、晉、宋、隋皆來貢。唐永徽、顯慶、長安、開元、天寶、上元、貞元、元和、開成中,並遣使入朝。宋雍熙元年,日本僧奝然與其徒五六人浮海而至,奉職貢,並獻銅器十餘事。奝然善隸書,不通華言。問其風土,但書以對,云其國中有五經書及佛經、《白居易集》七十卷。奝然還後,以國人來者曰滕木吉,以僧來者曰寂照。寂照識文字,繕寫甚妙。至熙寧以後,連貢方物,其來者皆僧也。

Nước Nhật Bản nằm tại phía Đông biển Đông (Đông Hải), thời cổ gọi là nước Uy Nô, có kẻ nói vì ghét cái tên cũ đó, nên thay bằng tên Nhật Bản, vì nước ấy nằm gần chỗ mặt trời mọc. Lãnh thổ cương vực nước ấy, thế hệ các quốc vương cùng sản vật phong tục, xem Tống Sử bổn truyện (tức Tống Sử, Nhật Bản truyện, quyển 491). Nhật Bản là nước cách Trung Nguyên (tức Trung Quốc) rất xa, lại cách biển lớn, từ đời Hậu Hán qua các đời Ngụy, Tấn, Tống, Tùy đều đến triều cống. Thời Đường những năm Vĩnh Huy (650-655 đời Đường Cao Tông), Hiển Khánh (656-661 đời Đường Cao Tông), Trường An (701-705 đời Võ Tắc Thiên), Khai Nguyên (713-741 đời Đường Huyền Tông), Thiên Bảo (742-756 đời Đường Huyền Tông), Thượng Nguyên (760-761 đời Đường Túc Tông), Trinh Nguyên (785-805 đời Đường Đức Tông), Nguyên Hòa (806-820 đời Đường Hiến Tông), Khai Thành (836-840 đời Đường Văn Tông), đều sai sứ vào triều. Đời Tống năm Ung Hi thứ nhất (984 đời Tống Thái Tông), tăng sĩ Nhật Bản Tị Nhiên (Fujiwara no Chōnen 938-1016) cùng học trò năm sáu người đi biển mà vào, phục chức triều cống, lại dâng đồ đồng hơn mười thứ. Tị Nhiên giỏi viết Lệ Thư (tức thứ chữ được viết đầu đời Hán, thay cho Triện Thư thời Tần), không hiểu tiếng Hoa. Hỏi phong thổ nước ấy, chỉ viết chữ mà trả lời, nói trong nước ấy có Ngũ Kinh cùng kinh Phật, có sách "Bạch Cư Dị Tập" bảy mươi quyển. Sau khi Tị Nhiên về, lại có người nước ấy đến tên là Đằng Mộc Cát, lại một tăng nhân khác tên Tịch Chiếu. Tịch Chiếu biết văn tự, sao chép rất tốt. Từ năm Hy Ninh (từ năm 1068 trở về sau) về sau, liên tiếp cống phương vật, người đến đều là tăng nhân.

元世祖之至元二年,以高麗人趙彞等言日本國可通,擇可奉使者。三年八月,命兵部侍郎黑的,給虎符,充國信使,禮部侍郎殷弘給金符,充國信副使,持國書使日本。書曰:
大蒙古國皇帝奉書日本國王:朕惟自古小國之君,境土相接,尚務講信修睦。況我祖宗,受天明命,奄有區夏,遐方異域,畏威懷德者,不可悉數。朕即位之初,以高麗無辜之民久瘁鋒鏑,即令罷兵還其疆域,反其旄倪。高麗君臣感戴來朝,義雖君臣,歡若父子。計王之君臣亦已知之。高麗,朕之東籓也。日本密邇高麗,開國以來,亦時通中國,至於朕躬,而無一乘之使以通和好。尚恐王國知之未審,故特遣使持書,布告朕志,冀自今以往,通問結好,以相親睦。且聖人以四海為家,不相通好,豈一家之理哉。以至用兵,夫孰所好,王其圖之。

Nguyên Thế Tổ năm Chí Nguyên thứ hai (1265), vì bọn người Cao Ly (Triều Tiên) Triệu Di nói Nhật Bản có thể thông sứ, nên chọn người có thể phụng mệnh sứ giả. Năm thứ ba (1266), tháng tám, lệnh cho Binh Bộ Thị Lang Hắc Đích, cấp hổ phù, giữ chức Quốc Tín Sứ, Lễ Bộ Thị Lang Ân Hoằng được cấp kim phù, giữ chức Quốc Tín Phó Sứ, cầm quốc thư đi sứ Nhật Bản, thư nói:
"Hoàng đế Đại Mông Cổ Quốc gửi thư cho Quốc Vương Nhật Bản: Trẫm nghĩ tự cổ quân vương nước nhỏ, lãnh thổ giáp nhau, vẫn chuyên tâm xem trọng sự tín nghĩa hòa mục. Huống chi tổ tông ta, nhận lấy thiên mệnh, cố hết Hoa Hạ (tức trung nguyên Trung Quốc), những nơi xa xôi hẻo lánh sợ uy nhớ đức, nhiều không thể đếm hết. Khi trẫm mới vừa lên ngôi, vì dân Cao Ly vô tội khổ sở vì binh đao (nguyên văn dùng hai chữ "phong đích" 鋒鏑, nghĩa là lưỡi gươm đầu nhọn mũi tên)", lập tức lệnh bãi binh trả lời cương vực nước ấy, trả lại người già trẻ em cho chúng. Quân thần (vua và bề tôi) Cao Ly cảm mến đến triều, nghĩa tuy là quân thần, nhưng tình như cha con. (Trẫm) nghĩ quân thần của vương cũng đã biết việc ấy. Cao Ly là phiên thuộc phía Đông của trẫm. Nhật Bản gần sát cao lý, tự lúc khai quốc, cũng đã có lúc thông sứ với Trung Quốc, đến khi trẫm (lên ngôi), vẫn chưa một lần sai sứ thông hảo. Vẫn sợ Quốc Vương biết mà chưa suy xét kỹ, cho nên đặc biệt sai sứ cầm thư, bố cáo ý trẫm, mong rằng từ nay về sau, thông sứ hòa hảo, tương thân hòa mục. Hơn nữa bậc thánh nhân lấy bốn biển làm nhà, không thông hảo với nhau, há là cái lẽ một nhà. Đến như dụng binh, có ai lại thích việc ấy, vương hãy suy tính đi." 

Lời bình: Đây là bức thư nổi tiếng vua Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt gửi cho Nhật Hoàng Kameyama (亀山天皇) năm 1265. Bức thư gốc vẫn còn được bảo tồn ở chùa Đông Đại (Tōdai-ji 東大寺). Thư được biết đến ở Nhật dưới cái tên Mông Cổ Hoàng Đế Quốc Thư (蒙古皇帝国書) hay Mông Cổ Điệp Trạng (蒙古国牒状)

黑的等道由高麗,高麗國王王禃以帝命遣其樞密院副使宋君斐、借禮部侍郎金贊等導詔使黑的等往日本,不至而還。

Bọn Hắc Đích theo đường Cao Ly đi, Cao Ly Quốc Vương Vương Trị (tức vua Wonjong của Goryeo) vì phụng mệnh hoàng đế sai bọn Khu Mật Việt Phó Sứ Tống Quân Phỉ, Tá Lễ Bộ Thị Lang Kim Tán dẫn đường cho Chiếu Sứ Hắc Đích đến Nhật Bản, không tới mà về. 

四年六月,帝謂王禃以辭為解,令去使徒還,復遣黑的等至高麗諭禃,委以日本事,以必得其要領為期。禃以為海道險阻,不可辱天使,九月,遣其起居舍人潘阜等持書往日本。留六月,亦不得其要領而歸。

Năm thứ tư (1267), tháng sáu, hoàng đế thấy Vương Trị lấy cớ thoái thác làm lí do, khiến sứ giữa đường quay về, lại sai bọn Hắc Đích đến Cao Ly dụ (Vương) Trị, phó thác việc Nhật Bản, mong mỏi việc đi sứ tất thành. Trị thấy đường biển hiểm trở, không thể làm thiên sứ xấu hộ, nên tháng chín sai bọn Khởi Kỳ Xá Nhân Phan Phụ cầm thư đến Nhật Bản. Ở lại sáu tháng, cũng không làm được việc đã giao mà về.

五年九月,命黑的、弘復持書往,至對馬島,日本人拒而不納,執其塔二郎、彌二郎二人而還。

Năm thứ năm (1268), tháng chín, lệnh cho Hắc Đích và Hoằng Phục cầm thư đi, đến đảo Đối Mã, người Nhật Bản cự tuyệt không cho vào, bắt hai người Tháp Nhị Lang và Di Nhị Lang rồi về.


六年六月,命高麗金有成送還執者,俾中書省牒其國,亦不報。有成留其太宰府守護所者久之。十二月,又命秘書監趙良弼往使。書曰:「蓋聞王者無外,高麗與朕既為一家,王國實為鄰境,故嘗馳信使修好,為疆埸之吏抑而弗通。所獲二人,敕有司慰撫,俾齎牒以還,遂復寂無所聞。繼欲通問,屬高麗權臣林衍構亂,坐是弗果。豈王亦因此輟不遣使,或已遣而中路梗塞,皆不可知。不然,日本素號知禮之國,王之君臣寧肯漫為弗思之事乎。近已滅林衍,復舊王位,安集其民,特命少中大夫秘書監趙良弼充國信使,持書以往。如即發使與之偕來,親仁善鄰,國之美事。其或猶豫以至用兵,夫誰所樂為也,王其審圖之。」良弼將往,乞定與其王相見之儀。廷議與其國上下之分未定,無禮數可言。帝從之。

Năm thứ sáu (1269), tháng sáu, sai lệnh cho Kim Hữu Thành người Cao Ly đưa những người bị bắt về, khiến Trung Thư Tỉnh gửi công văn đến nước ấy, cũng không thấy đáp lại. Hữu Thành lưu lại trong Phủ Thái Tể, Thủ Hộ Sở rất lâu. Tháng mười hai, lại mệnh Bí Thư Giam Triệu Lương Bật đi sứ. Thư nói: "Nghe nói bậc vương giả bao trùm thiên hạ (無外 vô ngoại chỉ không nơi nào không bao trùm lấy), Cao Ly với trẫm đã như một nhà, nước của vương thực là lân bang, cho nên từng tín sứ thông hảo, bị quan ở biên cảnh cản trở không đi được. Hai người bị bắt, đã lệnh cho quan lại vỗ vệ, khiến cho điệp thư cầm theo tự tìm đường về, cho nên không có phản hồi gì cả (nguyên văn là 寂無所聞, nghĩa là yên ắng không động tĩnh gì cả). (Trẫm) muốn tiếp tục thông sứ, quyền thần thuộc Cao Li là Lâm Diễn làm loạn, vì thế không thành. Không biết vương có phải vì thế dừng không sai sứ không, hoặc đã sai sứ nhưng giữa đường bị cản trở, (trẫm) đều không thể biết. Nếu không, Nhật Bản xưa nay vẫn được xem là nước biết lễ, quân thần của vương lẽ nào lại làm việc không suy nghĩ như thế. Gần đây đã diệt xong Lâm Diễn, khôi phục ngôi vua cũ (cho nước Cao Ly), yên ổn chiêu tập dân chúng, (trẫm) đặc biệt lệnh cho Thiểu Trung Đại Phu Bí Thư Giám Triệu Lương Bật giữ chức Quốc Tín Sứ, cầm thư đưa đến. Nếu sứ (của vương) sai tới cùng đến, thì hai nước thân hảo, là việc tốt đẹp của quốc gia vậy. Nếu như do dự đến phải dụng binh, thì ai lấy việc ấy làm vui? Vương hãy suy ngẫm." Lúc Lương Bật sắp đi sứ, xin định lễ gặp nhau với vương nước ấy. Triều đình bàn việc trên dưới với nước ấy chưa định, không có lễ nghĩa quân thần nào có thể nói. Hoàng đế ưng theo. 

七年十二月,詔諭高麗王禃送國信使趙良弼通好日本,期於必達。仍以忽林失、王國昌、洪茶丘將兵送抵海上,比國信使還,姑令金州等處屯駐。

Năm thứ bảy (1270), tháng mười hai, chiếu dụ Cao Ly vương Vương Trị đưa Quốc Tín Sứ Triệu Lương Bật đi thông hảo với Nhật Bản, kỳ vọng tất đến. Lại lấy Hốt Lâm Thất, Vương Quốc Xương, Hồng Trà Khâu lĩnh binh hộ tống ra biển, đợi Quốc Tín Sứ quay về, lệnh cho chúng tạm đồn trú ở các xứ Kim Châu. 

八年六月,日本通事曹介升等上言:「高麗迂路導引國使,外有捷徑,倘得便風,半日可到。若使臣去,則不敢同往;若大軍進徵,則願為鄉導。」帝曰:「如此則當思之。」九月,高麗王禃遣其通事別將徐稱導送良弼使日本,日本始遣彌四郎者入朝,帝宴勞遣之。

Năm thứ tám (1271), bọn Nhật Bản Thông Sự Tào Giới Thăng dâng sớ nói: "Ngoài đường ngoằn nghoèo mà Cao Ly dẫn đường cho Quốc Sứ, còn có đường tắt, nếu như thuận gió, nửa ngày có thể tới. Nếu sai sứ thần đi, thì không dám cùng đi, nếu đại quân tiến quân chinh phạt, thì nguyện làm hướng đạo" Hoàng đế nói: "Nếu như vậy thì nên suy ngẫm." Tháng chín, Cao Ly Vương Trực sai Thông Sự Biệt Tướng nước ấy là Từ Xưng dẫn đường đưa Lương Bật đi sứ Nhật Bản, Nhật Bản bắt đầu sai Di Tứ Lang vào triều, hoàng đế đặt tiệc úy lạo rồi đưa sứ về. 

九年二月,樞密院臣言:「奉使日本趙良弼遣書狀官張鐸來言,去歲九月,與日本國人彌四郎等至太宰府西守護所。守者云,曩為高麗所紿,屢言上國來伐;豈期皇帝好生惡殺,先遣行人下示璽書。然王京去此尚遠,願先遣人從奉使回報。」良弼乃遣鐸同其使二十六人至京師求見。帝疑其國主使之來,云守護所者詐也。詔翰林承旨和禮霍孫以問姚樞、許衡等,皆對曰:「誠如聖算。彼懼我加兵,故發此輩伺吾強弱耳。宜示之寬仁,且不宜聽其入見。」從之。是月,高麗王禃致書日本。五月,又以書往,令必通好大朝,皆不報。

Năm thứ tám (1272), Khu Mật Viện Thần nói: "Phụng chỉ đi sứ Nhật Bản Triệu Lương Bật cử Thư Trạng Quan Trương Đạc đến nói, năm ngoái (1271) tháng chín, cùng người Nhật Bản là bọn Di Tứ Lang đến Phủ Thái Tể Tây Thủ Hộ Sở. Thủ quan nói, ngày trước bị Cao Ly lừa, nhiều lần nói thượng quốc đến chinh phạt, không ngờ hoàng đế quý trọng sinh linh mà chán ghét chém giết, trước sai người đi đưa ấn thư. Nhưng vương kinh cách đây còn xa, nên nguyện trước sai sứ theo phụng chỉ quốc sứ hồi báo." Lương Bật bèn sai Đạc cùng với sứ hai mươi sáu người đến kinh sư cầu kiến. Hoàng đế nghi đoàn sứ quốc chủ nước ấy sai lại, nói là do Hộ Sở phái lại là gian trá (tức do thám). Chiếu Hàn Lâm Thừa Chỉ Hòa Lễ Hắc Tôn hỏi bọn Diêu Xu, Hứa Hằng, đều đáp rằng: "Thực như thánh thượng đoán, nước ấy sợ ta dụng binh, cho nên phái đoàn sứ này đến để dò xét ta mạnh yếu thế nào. Nên cho họ thấy sự khoan dung, nhưng không nên để họ vào gặp (thánh thượng)." Hoàng đế nghe theo. Tháng đó, Cao Ly Vương Trực gửi thư đến Nhật Bản. Tháng năm, lại gửi thư đến, lệnh tất thông hảo với Đại Triều, đều không thấy hồi báo. 

十年六月,趙良弼復使日本,至太宰府而還。

Năm thứ mười (1273), tháng sáu, Triệu Lương Bật lại đi sứ Nhật Bản, đến Thái Tể Phủ rồi về.

十一年三月,命鳳州經略使忻都、高麗軍民總管洪茶丘,以千料舟、拔都魯輕疾舟、汲水小舟各三百,共九百艘,載士卒一萬五千,期以七月征日本。冬十月,入其國,敗之。而官軍不整,又矢盡,惟虜掠四境而歸。

Năm thứ mười một (1274), lệnh Phụng Châu Kinh Lược Sứ Hãn Đô, Cao Lý Quân Dân Tổng Quản Hồng Trà Khâu, lấy thuyền Thiên Liệu, thuyền nhẹ Bạt Đô Lỗ, thuyền nhỏ Cấp Thủy mỗi loại ba trăm, tổng cộng chín trăm chiếc, chở sĩ tốt một vạn năm nghìn người (1)(2)(3)(4)(5)(6), hẹn lấy tháng bảy chinh phạt Nhật Bản. Mùa đông, tháng mười, vào nước ấy, đánh bại chúng. Nhưng quan quân không chỉnh tề, lại hết tên, chỉ cướp phá khắp nơi rồi về. (7)

(1) Nguyên Sử, Thế Tổ Bản Kỷ, quyển 8 chép:

庚寅、敕鳳州經略使忻都、高麗軍民總管洪茶丘等將屯田軍及女直軍、并水軍、合万五千人、戰船大小合九百艘、征日本。

Canh dần, sắc lệnh cho Phụng Châu Kinh Lược Sứ Hốt Đô, Cao Lý Quân Dân Tổng Quản Hồng Trà Khâu chỉ huy quân đồn điền và quân nữ chân, cùng thủy quân, tổng cộng một vạn năm nghìn người, chiến thuyền lớn nhỏ tổng cộng chín trăm chiếc, chinh phạt Nhật Bản.

(2) Cao Ly Sử quyển 104 chép: 

以蒙漢軍二萬五千,我軍八千,梢工引海水手六千七百,戰艦九百餘。

Lấy quân Mông Cổ và Hán hai vạn năm nghìn người, quân ta (tức quân Cao Ly) tám nghìn người, thủy thủ chèo thuyền ra biển sáu nghìn bảy trăm người, chiến hạm hơn chín trăm chiếc.

(3) Cao Ly Sử quyển 27 chép:

三月丙戌元遣經略司王總管來命發軍五千助征日本。[...]

Tháng ba, bính tuật, nhà Nguyên sai Kinh Lược Tư Vương Tổng Quản đến, lệnh phát quân năm nghìn giúp đánh Nhật Bản.

(4) Cao Ly Sử quyển 28 chép:

八月己酉元遣日本征討都元帥忽敦來令加發京軍四百五十八人

Tháng tám, kỷ dậu, nhà Nguyên sai Nhật Bản Chinh Thảo Đô Nguyên Sử Hốt Đôn đến, lệnh phát thêm quân kinh sư (quân Cao Ly) bốn trăm năm mươi tám người.

(5) Cao Ly Sử quyển 29 chép:

小國一千軍鎭戍耽羅者在昔東征時係本國五千三百軍額

Tiêu quốc một nghìn quân đồn thú ở Đam La, lúc xưa chính phía Đông, là binh ngạch của bổn quốc năm nghìn ba trăm.

(6) Nguyên Sử quyển 208, Cao Ly Liệt Truyện chép:

三月,遣木速塔八、撒本合持詔使高麗簽軍五千六百人助征日本。

Tháng ba, sai Mộc Tốc Tháp Bát, Sát Bổn Hợp cầm chiếu sai Cao Ly trích năm nghin sáu trăm người giúp chinh phạt Nhật Bản.

(7) Cao Ly Sử quyển 104 chép về cuộc chinh phạt này rõ hơn:

留合浦以待女眞軍,女眞後期,乃發船入對馬島,擊殺甚衆.。至一島倭兵陳於岸上, 之亮及方慶壻趙逐之,倭請降,復來戰, 茶丘與之亮擊殺千餘級,捨舟三郞浦道而進,所殺過當.。倭兵突至,衝中軍,長劒交左右慶如植不少却,拔一聲大喝易而走。之亮、李唐公、金天祿、申奕等力戰,倭兵大敗,伏屍如麻.。忽敦曰: "蒙人雖習戰何以加此?" 諸軍與戰。及暮乃解方慶謂忽敦茶丘曰: "兵法千里縣軍其鋒不可當.,我師雖少,已入敵境,人自爲戰,卽孟明焚船淮陰背水也,請復戰." 忽敦曰: "兵法小敵之堅大敵之擒,策疲乏之兵敵日滋之非完計也,不若回軍。" 復亨中流矢先登舟遂引兵還.。會夜大風雨,戰艦觸岩崖多敗,侁墮水死。到合浦,以獲器仗獻帝及王。王遣樞密副使張鎰慰諭,命方慶先還,加上柱國判御史臺事。

Lưu lại ở Hợp Phố để đợi quân Nữ Chân, Nữ Chân không đến đúng hẹn, bèn dong thuyền vào đảo Đối Mã, đánh giết được rất nhiều. Đến Nhất Đảo, quân Oa (tức Nhật Bản) bày trận trên bờ, Chi Lượng cùng Phương Khánh... đuổi theo chúng, quân Oa xin hàng, lại tiến đánh, Trà Khâu cùng Chi Lượng đánh giết hơn nghìn thủ cấp, bỏ thuyền ở Tam Lang Phố, phân đạo mà tiến, giết được rất nhiều. Quân Oa bỗng nhiên đến, đánh vào trung quân, trường kiếm giao phong, Phương Khánh (đứng) như trời trồng, không lui bước nào, nhổ một mũi tên, lớn tiếng la, quân Oa bổ trốn. Bọn Chi Lượng, Lý Đường Công, Kim Thiên Lộc, Thân Dịch hết sức đánh, quân Oa đại bại, xác chết (chất lên) như vừng. Hốt Đôn nói: "Người Mông tuy quen chiến, còn gì hơn thế nữa" Chư quân đánh nhau. Đến chiều, mới tan. Phương Khánh nói với Hốt Đôn và Trà Khâu rằng: "Binh pháp nói huyện nghìn lý, thế quân địch không thể cự nổi, quân ta tuy ít, đã vào cảnh địa của địch, người người vì bản thân mà đánh, như Mạnh Minh đốt thuyền quay lưng về sông Hoài Âm, xin chiến lần nữa." Hốt Đôn nói: "Binh pháp nói binh lực ít ỏi mà ngoan cường chống cự, rốt cục sẽ bị quân địch hùng mạnh cầm bắt, địch binh ngày thêm đông, (lưu lại) không phải là kế hay, không bằng rút quân." Phục Hanh giữa dòng trúng tên lên thuyền trước tiên, rồi dẫn binh quay về. Bấy giờ trời tối mưa to gió lớn nổi lên, chiến hạm đâm vào vách núi, nhiều chiếc bị chiềm, Tân Huy chết đuối. Đến Hợp Phố, lấy được khí trượng đoạt được dâng lên cho hoàng đế và quốc vương. Vương sai Khu Mật Phó Sứ Trương úy dụ, mệnh Phương Khánh về trước, phong thêm chức Thượng Trụ Quốc Phán Ngự Sử Đài Sự.

十二年二月,遣禮部侍郎杜世忠、兵部侍郎何文著、計議官撒都魯丁往使,復致書,亦不報。

Năm thứ mười hai (1275), tháng hai, sai Lễ Bộ Thị Lang Đỗ Thế Trung, Binh Bộ Thị Lang Hà Văn Trứ, Kế Nghị Quan Tát Đô Lỗ Đinh đi sứ, lại cầm thư đến, cũng không thấy hồi báo.

十四年,日本遣商人持金來易銅錢,許之。

Năm thứ mười bốn (1277), Nhật Bản sai thương nhân cầm vàng đến đổi thành tiền đồng, cho chúng.

十七年二月,日本殺國使杜世忠等。征東元帥忻都、洪茶丘請自率兵往討,廷議姑少緩之。五月,召範文虎,議征日本。八月,詔募征日本士卒。

Năm thứ mười bảy (1280), tháng hai, Nhật Bản giết Quốc Sứ là bọn Đỗ Thế Trung. Chinh Đông Nguyên Soái Hãn Đô, Hồng Trà Khâu xin tự lĩnh binh đến thảo phạt, triều đình bàn tạm hoãn việc này. Tháng năm, gọi Phan Văn Hỗ bàn việc chinh phạt Nhật Bản. Tháng tám, chiếu mộ sĩ tốt đi chinh phạt Nhật Bản. 

十八年正月,命日本行省右丞相阿剌罕、右丞範文虎及忻都、洪茶丘等率十萬人征日本。二月,諸將陛辭。帝敕曰:「始因彼國使來,故朝廷亦遣使往,彼遂留我使不還,故使卿輩為此行。朕聞漢人言,取人家國,欲得百姓土地,若盡殺百姓,徒得地何用。又有一事,朕實憂之,恐卿輩不和耳。假若彼國人至,與卿輩有所議,當同心協謀,如出一口答之。」五月,日本行省參議裴國佐等言:「本省右丞相阿剌罕、範右丞、李左丞先與忻都、茶丘入朝。時同院官議定,領舟師至高麗金州,與忻都、茶丘軍會,然後入征日本。又為風水不便,再議定會於一岐島。今年三月,有日本船為風水漂至者,令其水工畫地圖,因見近太宰府西有平戶島者,周圍皆水,可屯軍船。此島非其所防,若徑往據此島,使人乘船往一岐,呼忻都、茶丘來會,進討為利。」帝曰:「此間不悉彼中事宜,阿剌罕輩必知,令其自處之。」六月,阿剌罕以病不能行,命阿塔海代總軍事。八月,諸將未見敵,喪全師以還,乃言:「至日本,欲攻太宰府,暴風破舟,猶欲議戰,萬戶厲德彪、招討王國佐、水手總管陸文政等不聽節制,輒逃去。本省載餘軍至合浦,散遣還鄉里。」未幾,敗卒於閶脫歸,言:「官軍六月入海,七月至平壺島,移五龍山。八月一日,風破舟。五日,文虎等諸將各自擇堅好船乘之,棄士卒十餘萬於山下。眾議推張百戶者為主帥,號之曰張總管,聽其約束。方伐木作舟欲還,七日,日本人來戰,盡死。餘二三萬為其虜去。九日,至八角島,盡殺蒙古、高麗、漢人,謂新附軍為唐人,不殺而奴之。閶輩是也。」蓋行省官議事不相下,故皆棄軍歸。久之,莫青與吳萬五者亦逃還,十萬之眾,得還者三人耳。

Năm thứ mười tám (1281), tháng giêng, lệnh Nhật Bản Hành Tỉnh Hữu Thừa Tướng A Lạt Hãn,  Hữu Thừa Phạm Văn Hổ cùng bọn Hãn Đô và Hồng Trà Khâu suất lĩnh mười vạn quân chinh phạt Nhật Bản. Tháng hai, chư tướng cáo từ bệ hạ. Hoàng đế sắc dụ rằng: "Lúc đầu do nước ấy cử sứ đến, nên triều đình cũng sai sứ đi, chúng bèn giữ sứ ta không cho về, cho nên sai các khanh đi chuyến này. Trẫm nghe người Hán nói, lấy người và quốc gia, là muốn được bách tính đất đai, nếu giết hết bách tính, dẫu có được đất đai cũng có ích gì. Lại có một chuyện nữa khiến trẫm thật lo lắng, sợ rằng các khanh bất hòa. Giả như người nước ấy đến, cùng các khanh thương nghị, thì nên đồng lòng hiệp lực mưu toan, cùng chung tiếng nói mà trả lời chúng." Tháng năm, Nhật Bản Hành Tỉnh Tham Nghị là bọn Bùi Quốc Tá nói: "Bổn Tỉnh Hữu Thừa Tướng A Lạt Hãn, Phạm Hữu Thừa (tức Phạm Văn Hồ như đã nói ở trên), Lý Tả Thừa, trước tiên cùng Hãn Đô, Trà Khâu vào triều. Bấy giờ Viện Quan nghị định, lĩnh chu sư (tức quân thủy Kim Châu của Cao Ly, cùng Hãn Đô và Trà Khâu hội quân, sau đó tiến vào chinh phạt Nhật Bản. Lại vì gió nước không thuận (tức nước triều và gió không thuận buồm), lại nghị định hội quân ở Nhất Kỳ Đảo. Năm nay, tháng ba, có thuyền Nhật Bản bị gió nước thổi trôi dạt đến, lệnh thủy thủ thuyền ấy vẽ địa đồ, vì thấy gần phía Tây Thái Tể Phủ có Bình Hộ Đảo, chung quanh đều là nước, có thể đóng binh thuyền (ở đấy), đảo này không có phòng vệ, nếu đến thẳng chiếm cứ đảo này, sai người lên thuyền đi đến Nhất Kỳ (Đảo), gọi Hãn Đô và Trà Khâu đến họp quân, thì lợi cho việc thảo phạt." Hoàng đế nói: "Ở đây nghe không rõ tình hình bên ấy, bọn A Lạt Hãn tất biết, lệnh chúng tự xử việc ấy." Tháng sáu, A Lạt Hãn vì bệnh không đi được, lệnh cho A Tháp Hải (Ataqai) thay thế để quản việc quân. Tháng tám, chư tướng chưa thấy địch, bị mất toàn quân mà về, bèn nói: "Đến Nhật Bản, muốn đánh Thái Tể Phủ, bạo gió (tức bão) phá thuyền, vẫn muốn bàn việc đánh, bọn Vạn Hộ Lệ Đức Bưu, Chiêu Thảo Vương Quốc Tá, Thủy Thủ Tổng Quản Lục Văn Chính không nghe tiết chế, đều bỏ trốn. Bổn Tỉnh chở quân còn lại đến Hợp Phố, giải tán quay về trong hương." Không lâu sau, bại binh từ Ư Xương thoát về, nói rằng: "Quan quân tháng sáu ra biển, tháng bảy đến Bình Hồ Đảo, dời đến Ngũ Long Sơn. Tháng tám, ngày một, gió phá hủy thuyền, chư tướng là bọn Văn Hổ mỗi người lựa lấy thuyền còn cứng tốt để lên, bỏ lại sĩ tốt hơn mười vạn dưới núi, quân lính suy bàn tôn Trương Bách Hộ (tức Bách Hộ họ Trương) làm chủ soái, gọi ông là Trương Tổng Quản, nghe sự quản thúc của ông. Đang chặt gỗ làm thuyền thì ngày bảy người Nhật Bản đến đánh, chết hết. Còn hai ba vạn bị bắt đi. Ngày chín, đến Bác Giác Đảo, giết sạch người Mông Cổ, Cao Ly, Hán, nghe nói quân Tân Phụ là người Đường (tức người Trung Quốc, chỉ người Nam Tống cũ), không giết mà bắt làm nô lệ, bọn ở Ư Hạp cũng thế." Vì Hảnh Tỉnh Quan bàn việc bất nhất, cho nên bỏ quân quay về. Rất lâu sau, Mạc Thanh và Ngô Vạn Ngũ cũng trốn về, mười vạn quân, quay về được chỉ có ba người. 

二十年,命阿塔海為日本省丞相,與徹里帖木兒右丞、劉二拔都兒左丞募兵造舟,欲復征日本。淮西宣慰使昂吉兒上言民勞,乞寢兵。

Năm thứ hai mươi (1284), lệnh A Tháp Hải làm Nhật Bản (Hành) Tỉnh Thừa Tướng, cùng với Triệt Lý Thiếp Mộc Nhi làm Hữu Thừa, Lưu Nhị Bạt Đô Nhi làm Tả Thừa mộ binh đóng thuyền, muốn chinh phạt Nhật Bản lần nữa. Hoài Tây Tuyên Úy Sứ Ngang Cát Nhi dâng sớ nói dân khổ, xin ngưng việc binh.

二十一年,又以其俗尚佛,遣王積翁與補陀僧如智往使。舟中有不願行者,共謀殺積翁,不果至。

Năm thứ hai mươi mốt (1285), lại vì tục nước ấy (Nhật Bản) chuộng đạo phật, sai Vương Tích Ông cùng tăng nhân Như Tri chùa Bổ Đà đi sứ. Trong thuyền có kẻ không muốn đi, cùng giết chết Tích Ông, nên không tới được.

二十三年,帝曰:「日本未嘗相侵,今交趾犯邊,宜置日本,專事交趾。」

Năm thứ hai mươi ba (1287), hoàng đế nói: "Nhật Bản chưa từng xâm chiến, nay Giao Chỉ phạm biên, nên để yên Nhật Bản, chuyên tâm lo (chinh phạt) Giao Chỉ."

宗大德二年,江浙省平章政事也速答兒乞用兵日本。帝曰:「今非其時,朕徐思之。」

Thành Tông, năm Đại Đức thứ hai (1296), Giang Triết (Hành) Tỉnh Bình Chương Chính Sử Dã Tốc Đáp Nhi xin dụng binh đánh Nhật Bản. Hoàng đế nói: "Hiện giờ không phải lúc, để trẫm từ từ suy nghĩ việc ấy."

三年,遣僧寧一山者,加妙慈弘濟大師,附商舶往使日本,而日本人竟不至。

Năm thứ ba (1297), sai tăng nhân Ninh Nhất Sơn, gia phong chức Diệu Từ Hoằng Tế Đại Sư, theo thuyền thương nhân đi sứ Nhật Bản, nhưng người Nhật Bản lại không tới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HISTORY OF YUAN: BIOGRAPHY OF URYANGQADAI (CHAPTER 412): A TRANSLATION AND ANNOTATION (宋史孟珙傳注譯(卷412)注譯)

  1.   兀良合台,初事太祖。時憲宗為皇孫,尚幼,以兀良合台世為功臣家,使護育之。憲宗在潛邸,遂分掌宿衞。歲(乙)〔癸〕巳,[5]領兵從定宗征女真國,破萬奴於遼東。繼從諸王拔都征欽察、兀魯思、阿〔速〕、孛烈兒諸部。[6]丙午,又從拔都討孛烈兒乃、捏迷思部,平之。己酉,定宗崩。...