Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

CƠ CẤU VÀ TỔ CHỨC QUÂN SỰ CỦA ĐẾ CHẾ KHWAREZMIA (1097-1231)


Cơ cấu và tổ chức quân sự của đế chế Khwarezmia (1097-1231)

Giới thiệu:

Đây là bản dịch mình viết từ năm 2014, được đăng lần đầu tiên trên diễn đàn cũ lichsuvn.net. Bản dịch này xuất phát từ chương 4 của tác phẩm "Vương quốc Khwarezmia dưới triều Anustigin (1097-1231)" (Государство Хорезмшахов-ануштегинидов, 1097—1231. — 1986) của nhà sử học Liên Xô-Azerbaijan Ziya Musevich Bunyatov (Зия Мусаевич Буниятов 1921-1997) xuất bản năm 1986 ở Liên Xô. Vì người dịch tự học tiếng Nga nên khi dịch có thể có sai sót, mong đọc giả tận tình chỉ ra để người dịch hoàn thành bản dịch này.

Phàm lệ: Phần chữ xám là phần nguyên văn tiếng Nga, phần chữ vàng đất là phần dịch văn của mình. Phần chữ đỏ là chú thích của tác giả.

Chính văn, chú thích của tác giả và dịch văn: 

С самого начала борьбы за независимое от Сельджукидов существование и до падения государства хорезмшахи имели регулярные войска, пополнение и снаряжение которых являлось их главной заботой. Армия хорезмшахов была хорошо обучена, вооружена разнообразным оружием, ее полководцы не раз проявляли храбрость и опыт в боевых действиях.

Ngay từ buổi đầu đấu tranh giành độc lập khỏi đế chế Seljuk cho đến khi đế chế sụp đổ, các vị Shah xứ Khwarezmia luôn sở hữu những đạo quân thường trực, việc mộ quân cũng như trang bị cho chúng trở thành mối lo hàng đầu của họ. Quân đội của các Khwarezshah được huấn luyện kĩ càng, được trang bị nhiều loại vũ khí, và tướng lĩnh của họ đã nhiều lần chứng tỏ sự dũng cảm gạn dạ cũng như kinh nghiệm trong trận mạc.

Армия, которую собирали хорезмшахи в период образования государства, состояла из воинов-тюрок; войсковые подразделения и части формировались по племенному признаку [1]. Даже в период расцвета государства, когда в войска рекрутировались представители других племен и народов, тюрки составляли основную и главную ударную силу.

[1] Джувейни, т. 2, с. 378; Мирхонд, т. 4, с. 170.

Đạo quân mà các Khwarezmshah tập hợp được trong thời kì thành hình đế chế của mình chủ yếu là người Thổ (Turkic). Quân đoàn và đơn vị được tổ chức dựa trên nền tảng tổ chức bộ tộc (tribal basis) [1]. Ngay cả trong những ngày vinh quang nhất của đế chế, khi mà công việc tuyển mộ binh lính được thực hiện ở những bộ tộc hay dân tộc khác, thì người Thổ vẫn là lực lượng tinh nhuệ chính trong quân đội.

[1] Juwayni, tập 2, trang 378; Mirhond, tập 4, trang 170

Судя по сообщениям источников, хорезмшахи ввели в государстве систему всеобщего обязательного обучения населения военным знаниям.

Dựa trên các nguồn sử liệu, chính các Khwarezmshah là những người đầu tiên giới thiệu chương trình tuyển mộ quân sự bắt buộc cho thần dân của mình.

Закарийа ал-Казвини пишет о столице государства городе Гургандже: "Это огромный город с многочисленным населением, и все его жители являются воинами, даже зеленщики, мясники, пекари и ткачи. Говорят, что султан Мухаммад ибн Текиш укрылся в городе, когда кара-хитаи в одной из битв разгромили его войска. Султан бежал от них с малым числом людей. В город он вошел ночыо, чтобы никто не заметил, что у него очень мало воинов. А когда наступило утро, он выехал из города в сопровождении 30 тысяч всадников, с которыми пошел на врага" [2].

[2] Ал-Казвини Закарийа, с. 519.

Zakari-al-Qazwini viết về thủ đô của Khwarezmia, Gurganj như thế này: "Đây là một thành thị lớn với dân cư đông đúc, và mọi cư dân đều là chiến binh, ngay cả những người giữ tiệm tạp hóa, người làm thịt, người nấu bánh, và thợ dệt vải. Người ta nói vị Sultan Muhammad ibn Tekish đã lánh nạn vào tòa thành này sau khi bị người Kara-Khitai (Tây Liêu) đánh bại trong một trận chiến. Vị sultan chạy khỏi chúng với một số ít quân lính. Ông ta vào thành vào ban đêm, nên không ai phát hiện ra ông ta chỉ còn ít binh sĩ. Và rồi sáng hôm sau, ông ta ra khỏi thành cùng với 30,000 kỵ sĩ, tiến thẳng về phía kẻ thù. "[2]

[2] Al-Qazwini Zakariya, trang 519

Другой автор, упоминая о крепости Хазарасп — одной из наиболее мощных цитаделей Хорезма, отмечал, что "ее обитатели рождены под звездой сражений и вскормлены молоком копий и мечей" [3].

[3] Ватват. Раса'ил. Ч. 1, с. 8.

Một tác giả khác, khi mô tả tòa thành Hazarasp như là một trong những pháo đài vững chắc nhất ở Khwarezmia, đã nhận xét rằng: "Dân cư ở đây được sinh ra dưới những ngôi sao ở chiến trường và được bú sữa từ gươm giáo." [3]

[3] Vatvat. Rasa'il, chương 1, trang 8.

Численный состав войск государства менялся в зависимости от масштаба походов хорезмшахов. Так, в 1195 г. в реестрах (дафатир) войскового дивана (диван ал-ард) хорезмшаха Текиша были зарегистрированы имена 170 тыс. всадников [4]. В первые годы своего правления хорезмшах Ала ад-Дин Мухаммад мог выставить в течение нескольких дней до 70 тыс.. конницы [5]. Когда Ала ад-Дин Мухаммад выступил против вторгшихся в 1214 г. в Ирак Персидский владетелей Азербайджана и Фарса атабеков Узбека и Са’да, то для войны с ними он "отобрал самых храбрых мужей и самых отважных богатырей в количестве около 100 тысяч всадников" [6]. После того как атабек Узбек признал себя вассалом хорезмшаха Мухаммада, он просил его оказать ему военную помощь против грузин, и Мухаммад "дал распоряжение 50 тысячам всадников из отборных войск напасть на грузин" [7].

[4] Раванди, т. 2, с. 355.

[5] Джувейни, т. 1, с. 322.

[6] Ан-Насави, с. 57.

[7] Там же, с. 61.

Quân số của quân đội thay đổi tùy theo quy mô của chiến dịch mà các Shah tham dự. Ví dụ như trong năm 1195, sổ sách chiêu mộ (nguyên văn tiếng Nga - tiếng Arab là dafartir) của bộ chỉ huy quân sự (nguyên văn tiếng Nga là диван ал-ард, tiếng Arab là Dīwān al-ʿArḍ) liệt kê tên của 170,000 kỵ sĩ.[4]  Trong những năm đầu trị vì, Khwarezmshah Ala ad-Din Muhammad có thể tuyển mộ đến 70,000 kỵ binh chỉ trong vòng vài ngày.[5]  Khi Ala ad-Din Muhammad lên tiếng chống lại một cuộc xâm lược vào Iraq của những nhà cầm quyền ở Ba Tư, Atabegs xứ Azerbaijan, Atabegs xứ Fars, xứ Uzbek và Sa'd, ông ta đã chọn ra "những người dũng cảm nhất, và những chiến binh gan dạ nhất có đến 100,000 kỵ sĩ."[6] Sau khi atabeg xứ Uzbek công nhận vị trí chư hầu với vị Khwarezmshah, ông đã yêu cầu Shah gửi tiếp viện chống lại người Georgia, và Shah đã ra lệnh cho "50,000 kỵ sĩ tinh nhuệ nhất tấn công người Georgia."[7]

[4] Rawandi, tập 2, trang 355.

[5] Juwayni, tập 2, trang 322.

[6] An-Nasawi, trang 57

[7] Như trên, trang 61

В правление хорезмшаха Ала ад-Дина Мухаммада численный состав войск государства достиг огромных размеров и был подобен "множеству песчинок, которые неизвестно где начинались и неизвестно где кончались" [8]. Когда осенью 1217 г. хорезмшах решил идти походом на Багдад, "он выслал вперед такое количество войск, что ими были заполнены степи и пустыни, но даже и они, при всей своей обширности, не могли их вместить" [9].

[8] Ас-Субки, с. 330.

[9] Ан-Насави, с. 64.

Trong thời kì Ala ad-Din Muhammad cầm quyền, tổng số quân đội của ông đã đạt tới quân số khổng lồ và "nhiều như cát và muối, khiến người ta không còn biết được nó bắt đầu từ đâu kết thúc ở đâu nữa."[8] Vào mùa thu năm 1217, vị Khwarezmshah quyết định hành quân đến Baghdad, ông ta đã gửi "một số quân nhiều tới nỗi lấp kín sa mạc và thảo nguyên, nhưng ngay cả sự rộng lớn của sa mạc và thảo nguyên không thể chứa hết được đạo quân của ông."[9]

[8] As-Subki, trang 330.

[9] Al-Nasawi, trang 64.

В 615/1218 г. хорезмшах устроил всеобщий смотр войскам, на котором присутствовало "около 150 тысяч конных воинов помимо пеших, которых насчитывалось еще до 100 тысяч" [10].

[10] Тарих-и Систан, с. 363.

Vào năm 615 (lịch Arab)/1218 (Dương lịch), vị Khwarezmshah tổ chức duyệt binh của mình, mà có đến 150,000 kỵ sĩ và 100,000 bộ binh tham dự [10].

[10] Tarikh-i-Sistan, trang 363.

Эти свидетельства различных источников кажутся порожденными воображением авторов хроник. Но цифры, приводимые ими, согласуются с сообщениями лиц, призванных по служебным обязанностям давать правдивую информацию. Так, посол владетеля Ирбиля атабека Музаффар ад-Дина Гёк-Бори (1190—1233) по возвращении из Хорезма сообщает своему господину, что "в непосредственном подчинении хорезмшаха 350 тысяч воинов" [11]. Во время войны с кара-хитаями в 1211 и 1212 гг. хорезмшах Ала ад-Дин Мухаммад выставил против них 400 тыс. только одной кавалерии [12]. Это подтверждается реестрами войскового дивана хорезмшаха, в которых зарегистрировано участие в походе на Багдад 400 тыс. всадников на конях и верблюдах [13].

[11] Ад-Дийарбакри, т. 2, с. 369.

[12] Джузджани, т. 1, с. 262.

[13] Ан-Насави, с. 55.

Chứng cứ chỉ ra trong các nguồn sử liệu này có vẻ như xuất phát từ bộ ốc tưởng tượng của các tác giả của các cuốn biên niên sử (chronicles). Song những con số mà họ đưa ra lại khớp với những báo cáo từ những người đưa tin, mà nhiệm vụ chính thức của họ lại là cung cấp nguồn thông tin chân thật. Cho nên, vị sứ giả của vị vương xứ Erbil (tức Ardabil) atabeg Muzaffar ad-Din Gok buri, sau khi quay về từ Khwarezmia, đã báo lại cho vị vương của mình rằng: "Có 350,000 quân sĩ phục vụ dưới trướng Khwarezmshah".[11] Trong cuộc chiến với Kara-Khitai năm 1211 và năm 1212, Ala al-Din đã tung ra 400,000 người chống lại họ,[12] và đó chỉ là con số kỵ binh của ông này. Điều này được khẳng định bởi các ghi chép đăng ký từ diwan của vị Shah, vốn ghi nhận 400,000 người cưỡi ngựa và lạc đà, những người tham gia trong cuộc hành quân đến Baghdad.[13]

[11] Ad-Diyarbakri, tập 2, trang 369.

[12]  Juwayni, tập 1, trang 262.

[13] An-Nasawi, trang 55.

Накануне монгольского нашествия в Среднюю Азию численность войск государства Хорезмшахов доходила приблизительно до 400 тыс. конных в Туркестане и Мавераннахре, 20 тыс. в Отраре, 10 тыс. в области Бенакета и 110 тыс. в Самарканде. Кроме того, значительное количество войск имелось в Сиджистане, Балхе, Дженде, Хутталяне, Кундузе и Яркенде [14]. Даже в период упадка государства у хорезмшаха Джалал ад-Дина Манкбурны в Индии было 90 тыс. всадников [15], но уже во время его вторжения на земли Кавказа с ним было 200 тыс. всадников [16], а в сражении с монголами под Исфаханом в 1227 г. у него было более 100 тыс. конных и пеших воинов [17].

[14] Ибн ал-'Ибри, с. 234; ас-Субки, с. 335; Рашид ад-Дин, пер., т. 1, кн. 2, с. 191; Ибн Халдун, с. 231.

[15] Бар Эбрей, т. 2, с. 496.

[16] Вардан, с. 175.

[17] Рашид ад-Дин, пер., т. 1, кн. 2, с. 243; Ибн ал-Имад ал-Ханбали (т. 5, с. 63) пишет: "Говорят, что у Джалал ал-Дина было 300 тысяч войск, но говорят также, что их было больше".

Trước cuộc xâm lược vùng Trung Á của Mông Cổ, quân số của vương quốc Khwarezmia đạt tới 400,000 ở Turkestan và Maverannahr, 20,000 ở Otrar, 10,000 ở tỉnh Benaket và 110,000 ở Samarqand. Ngoài ra, một số lượng quân đáng kể đóng ở Sijistan, Balkh, Jend, Huttalyan, Kunduz và Yarkent.[14] Ngay cả vào thời kỳ vương quốc suy vong, Jalal ad-Din Mankburni có 90,000 kỵ binh ở Ấn Độ,[15] nhưng trong cuộc xâm lược vùng Caucasus ông đã có bên mình 200,000 kỵ sĩ,[16] và trong trận đánh với quân Mông Cổ ở Isfahan, ông đã có hơn 100,000 kỵ binh và bộ binh. [17]

[14] Ibn al-'Ibri, trang 234; as-Subki, trang 335; Rashid ad-Din, tập 1, quyển 2, trang 191; Ibn Khaldun, trang 231.

[15] Bar Hebraeuz, tập 2, trang 496.

[16] Vardan, trang 175.

[17] Rashid ad-Din, tập 1, quyển 2, trang 243; Ibn al-‘Imad al-Hanbali (quyển 5, trang 63) пишет: "Người ta nói rằng Jalal ad-Din có 300,000 quân, nhưng họ cũng nói có nhiều hơn".

Несомненно, что такому огромному и мощному контингенту войск, состоявшему из тяжелой, легкой и верблюжьей кавалерии, а также пехоты и ополчения, были приданы не менее внушительные вспомогательные силы, которые обеспечивали действующие армии боеприпасами, снаряжением, продовольствием, деньгами и фуражом.

Không có nghi ngờ gì rằng một đạo quân đông đảo và hùng mạnh như vậy, bao gồm trọng kỵ, khinh kỵ và lính cưỡi lạc đà, cũng như bộ binh và dân binh (nguyên văn là ополчения, nghĩa là militia trong tiếng Anh, tức dân binh trong tiếng Việt), được hỗ trợ bởi những lực lượng trợ chiến không kém ấn tượng mà nhiệm vụ chính là cung cấp đạn dược (ở đây nghĩa là cung tên, vì thời này chưa có súng ống), binh khí, lương thực, tiền bạc và cỏ.

Кроме регулярных частей хорезмшахи имели личную гвардию (харас), которая состояла из мамлюков (рабов-воинов). Такую гвардию впервые ввел хорезмшах Текиш [18]. У Ала ад-Дина Мухаммада в ее составе было 10 тыс. человек [19]. Помимо охраны хорезмшаха и его семьи харас использовалась для карательных экспедиций, для сопровождения торговых караванов [20].

[18] Ас-Субки, с. 331.

[19] Там же, с. 330.

[20] Ал-Казвини Закарийа, с. 514.

Ngoài những đơn vị quân thường trực, các Khwarezmshah còn có lực lược vệ binh (nguyên văn tiếng Nga và tiếng Arab là haras) bao gồm các Mamluks (chiến binh nô lệ). Khwarezmshah Tekish đã thành lập đơn vị vệ binh này.[18] Ala ad-Din Muhammad có 10,000 binh sĩ.[19] Ngoài việc bảo vệ các Khwarezmshah và hoàng tộc, haras còn được dùng trong các cuộc chinh phạt và hộ tống các đoàn thương buôn.[20]

[18] Аs-Subki, trang 331.

[19] Như trên, trang 330.

[20] Al-Qazwini Zakariya, trang 514.

С началом боевых действий хорезмшахи объявляли мобилизацию населения в народное ополчение, но во время походов ополченцы никакого жалованья не получали и жили за счет грабежа и набегов [21].

[21] Ад-Дийарбакри, т. 2, с. 381; ал-Ханбали, т. 5, с. 73.

Khi chiến tranh nổ ra, các vị Khwarezmshah tuyên bố tổng động viên (và tổ chức) thần dân thành các đạo dân binh. Nhưng trong các chiến dịch, họ không được nhận lương và phải sống bằng cách ăn trộm và cướp bóc.[21]

[21] Ad-Diyarbakri tập 2, с. 381; al-Hanbali, т. 5, с. 73.

Высшим органом войскового управления в государстве был диван ал-ард (или диван ал-джайш), а главой этого дивана был сахиб диван ал-ард (или сахиб диван ал-джайш, или арид ал-джайш) [22]. В одном из источников главный орган войскового управления всего государства именуется диван-и арз дар джумла-йи мамалик [23].

[22] Раванди, т. 2, с. 355; Ибн ал-Асир, т. 9, с. 313; ан-Насави, с. 128, 153, 196, 239, 343.

[23] См. указ Гийас ад-Дина Пир-шаха в сборнике Раш'ид ад-Дина Ватвата (Раса'ил. Ч. 2, л. 116 и сл.). См. также: Хорст, с. 39, 108, док. Ж 1).

Bộ chỉ huy quân sự tối cao là diwan al-'ard (hoặc là diwan al-jaysh), và người đứng đầu bộ chỉ huy này là sahib diwan al-'ard (hoặc là sahib diwan-jaysh hay arid al-jaysh).[22] Một trong những sử liệu liên quan nói rằng bộ phận chỉ huy quân sự của toàn vương quốc được gọi là diwan-i ‘ard dar jumla-yi mamalik.[23]

[22]Rawandi, tập 2, trang 355; Ibn al-Athir, tập 9, trang 313; An-Nasawi, trang 128, 153, 196, 239, 343.

[23]Xem chiếu chỉ của Ghiyath ad-Din Pir-shah trong tập hợp các bài viết của Rashid ad-Din Watwat (Rasa’il, phần 2, f. 11b và tiếp theo) cũng xem: Horst, trang 39, 108, bài viết Zh 1).

Диван ал-ард ведал военными ленами (икта’), всеми видами жалованья и платежей воинам всех званий, а также контролем и регистрацией войск и его вооружения. Диван ал-ард выплачивал установленное жалованье (маваджиб, арзак) всем воинам (мутаджаннида) в определенное время, выдавал им все необходимое (хукук) и контролировал правильность выплаты военачальником жалованья подчиненным [24].

[24] Хорст, с. 39.

Diwan al-'ard chịu trách nhiệm quản lý các iqta', mọi khoản lương bổng và chỉ trả cho binh sĩ các cấp, cũng như việc kiểm soát và điểm duyệt quân lính và binh khí. Diwan al-'ard trả các khoản lương đã định (mawajib, arzak) cho tất cả binh sĩ (mutajannida) vào khoản thời gian nhất định, cung cấp cho họ tất cả những gì họ cần (hukuk) và kiểm soát việc chi trả đầy đủ bởi sĩ quan cho cấp dưới của họ.[24]

[24] Horst, trang 39.

В наиболее крупных областях существовали также местные органы войскового управления.

Ở những tỉnh lớn nhất cũng có các cơ quan quản lý quân đội địa phương.

Второй по значимости должностью в армии хорезмшахов был войсковой инспектор (назир ал-джайш) [25], который действовал под контролем главы войскового дивана [26].

[25] Ан-Насави, с. 227, 239.

[26] Ас-Субки. My'ид, с. 33.

Chức vụ quan trọng thứ hai trong quân độ Khwarezmia là chức quan giám sát (nazir al-jayish)[25], người làm việc dưới sự chỉ huy của người đứng đầu diwan.[26]

[25] an-Nasawi, trang 227, 239.

[26] as-Subki. Mu’id, trang 33.

Командующий армией хорезмшахов носил звание ка’ид или мукаддам, на этот пост выдвигался один из наиболее выдающихся и способных эмиров. Так, хорезмшах Ил-Арслан "назначил командующим войсками (ал-мукаддам ала-л-асакир) Шамс ал-Мулка ибн Хусайна Аййар-бека — одного из карлукских эмиров. Он выдал за него замуж свою сестру и сделал его командующим своих войск (ка’ид джайшихи)" [27].

[27] Ал-Хусайни, с. 131—132.

Chỉ huy quân đội Khwarezmia được gọi là qa'id hoặc muqqadam, và những emirs nào tài năng nhất được bổ nhiệm vào chức vụ này. Vậy nên, Khwarezmshah Il-Arslan "bổ nhiệm Shams al-Mulk ibn Husayn ‘Ayyar-bek, một trong những emir người Qarluq, là chỉ huy quân đội (al-muqaddam ‘ala-l-‘asakir). Ông cho Ayyar-bek cưới em gái mình và cho ông làm chỉ huy quân đội ((qa’id jayshihi).[27]

[27] al-Husayni, trang 131-132.

В правление Ала ад-Дина Мухаммада I наместником провинции Рей и командующим войсками был назначен его сын Абу-л-Фатх Йусуф, имевший воинское звание эмира-исфахсалара [28]. Командующие войсками провинций носили также звание сахиб ал-джайш [29].

[28] Хорст, с. 119, док. И 9, И 14.

[29] Ан-Насави, с. 146; Ибн ал-Асир, т. 9, с. 230.

Dưới triều của Al ad-Din Muhammad I, con trai ông là Abu-l-Fath Yusuf, người giữ chức quân sự emir của Isfahsalar,[28] được bổ nhiệm làm quan cai quản tỉnh Ray và người chỉ huy quân đội. Chỉ huy cấp tỉnh cũng giữ cấp sahib al-jaysh.[29]

[28] Horst, trang 119, tài liệu I 9, I 14.

[29] an-Nasawi, trang 146; Ibn al-Athir, tập 9, trang 230.

При завоевании новых провинций или областей хорезмшахи раздавали эмирам захваченные земли в качестве икта’ и назначали старшим над всеми местными эмирами наиболее выдающегося из них, присваивая ему титул амир ал-умара ("эмир эмиров") [30].

[30] Рашид ад-Дин, пер., т. 1, кн. 2, с. 102.

Khi xâm chiếm được những tỉnh và các vùng mới, các Khwarezmshah phân chia đất lấy được cho các emir dưới dạng iqta' và bổ nhiệm các emir đứng đầu làm cấp trên của các emirs cấp tỉnh dưới chức danh amir al-umara (emir của các emir).[30]

[30] Rashid ad-Din, trans., tập 1, quyển 2, trang 102.

Воинское звание малик имели командующие отрядами в 10 тыс. всадников. В редких случаях это звание присваивалось выходцам из низов. Так, при хорезмшахе Ала ад-Дине Мухаммеде султанский таштдар Айаз "возвысился до степени малика". Достиг звания малика вышедший из простонародья Му’аййид ал-Мулк Кавам ад-Дин, что ан-Насави оценил как "нелегкое приобретение" [31].

[31] Ан-Насави, с. 67, 71.

Chỉ huy của 10,000 kỵ binh giữ cấp bậc malik. Trong những trường hợp hiếm thì cấp bậc này được trao cho những người thuộc tầng lớp thấp hơn. Dưới triều của sultan Ala ad-Din Muhammad, tashtdar Ayaz "được thăng chức lên tới cấp malik". Tương tự như vậy, Mu’ayyid al-Mulk Qawam ad-Din đạt được cấp malik từ thân phận dân thường, điều mà an-Nasawi gọi là "giành được một cách khó khăn". [31]

 [31] an-Nasawi, trang 67, 71.

Маликам, особо отличившимся в сражениях, присваивался титул хана [32].

[32] Там же, с. 54, 186.

Những malik nào tự khẳng định mình trên trận mạc được phong danh hiệu Khan.[32]

[32] Như trên, trang 54, 186.

Вестовые в армии хорезмшахов носили звание чавуш, ими командовали старшие чавуши (мукаддам чавушийа) [33]. Существовало специальное подразделение разведчиков-осведомителей (джасусийа) [34]. Джасусы "разведывали состояние врага и разузнавали о его действиях, а это было делом важнейшим" [35].

[33] Там же, с. 92, 180.

[34] Там же, с. 269, 270—271.

[35] Ал-Ансари, с. 12.

Tùy tùng trong quân đội của Khwarezmia được gọi là chuvash. Họ được chỉ huy bởi một chuvash cấp cao (muqaddam chawushiya)[33]. Ngoài ra còn có một đơn vị trinh thám đưa tin (jususiya)[34]. Jasus "theo dõi tình trạng của quân đội đối phương tìm ra hành động của chúng, và đây là vấn đề hệ trọng nhất".[35]

[33] Như trên, trang 92, 180.

[34] Như trên, trang 269, 270—271.

[35] al-Ansari, trang 12.


В армии хорезмшахов был свой духовный глава — войсковой судья (кази-йи хашам ва лашкар-и хазрат или кади ал-асакир) [36].

[36] Хорст, с. 42, док. В 7.

Quân đội Khwarezmia có một lãnh đạo tinh thần riêng, một thẩm phán quân sự (qadiyi
hasham wa lashkar-i hadrat or qadi al-‘asakir).[36]

[36] Horst, trang 42, văn bản B 7.

Кроме обычного оружия — мечей, копий, луков и стрел, палиц и пик [37] — на вооружении войск хорезмшахов имелись катапульты (манджаник), осадные машины (даббабат), "черепахи", т.е. подвижные башни (матарис), тараны (джамалукат) и штурмовые лестницы (салалим) [38].

[37] Ватват. Раса'ил. Ч. 1, с. 11 — 12.

[38] Ан-Насави, с. 156, 231.

Ngoài những vũ khí thông dụng như kiếm, giáo, cung, tên, chùy, xẻng,[37] quân đội Khwarezmia còn có máy bắn đá (mandjanik), xe công thành (dabbabat) và tháp rùa (mataris), xe xung xa (dùng để đập vỡ cửa thành) (jamalukat), và thang bắc lên thành (salalim).[38]

[37] Vatvat. Rasa’il, phần 1, trang 11-12.

[38] An-Nasawi, trang 156, 231.

Большое внимание уделяли хорезмшахи возведению и укреплению цитаделей и крепостей. Согласно ан-Насави, крепости Истахр и Ашканаван — "их неприступность вошла в поговорку" [39]; крепость Илал — "одна из самых неприступных крепостей" [40]; Хурандиз — одна из лучших крепостей, "как орел в воздухе, — нет к ней доступа" [41]; Кахира — "сторожевые огни в ней из-за ее высоты казались звездами или скорее светлячками" [42]; Устунаванд — "мощная крепость, на высоте ее не могли парить орлы, при своей неприступности она не нуждалась в стенах" [43]; Ардахн — "одна из самых неприступных крепостей на земле, от нее отворачивали свои крылья даже орлы, и ее обитатели видели птиц лишь сверху" [44]; Фарразин — "одна из самых известных своей неприступностью крепостей на земле" [45]Гарнизонами крепостей командовали мустахфизы.

Các Khwarezmshah rất chú trọng tới việc xây dựng và gia cố thành trì và pháo đài. Theo an-Nasawi, pháo đài Istahr và Ashkanavan "chắc chắn tới mức thành huyền thoại."[39] Pháo đài Ilal - "một trong những pháo đài vững chắc nhất";[40] Hunradiz, một trong những pháo đài tốt nhất, "như một con chim đại bàng trên không trung, không có lối đi nào vào trong đó."[41]; Qahira, "lửa trại nhìn như những ngôi sao, hoặc như những đom đóm"[42]; Ustunavand, "một pháo đài kiên cố tới mức nó không cần tường thành.";[43] Ardahan "một trong những pháo đài kiến cố nhất thế giới."[44]; và Farrazin, "một trong những pháo đài nổi tiếng nhất thế giới nhờ sự kiên cố của nó. "[45] Quân thủ thành được chỉ huy bởi một mustahfiz.

[39] Như trên, trang 63.

[40]. Như trên, trang 84.

[41] Như trên, trang 97—98,

[42] Như trên, trang 108.

[43] Như trên, trang 115.

[44] Như trên, trang 90.

[45] Như trên, trang 59.

Полицейские и карательные функции в государстве Хорезмшахов осуществляли шихны со своими отрядами. Обычно на должность шихны назначались тюркские военачальники — эмиры [46]. Шихна вмешивался во все дела, представлявшие опасность для властей, и устанавливал надзор за теми, кто мог настраивать население против режима [47].

[46] Хорст, с. 159—161, док. Икс 1—5.

[47] О шихне см.: Ибн ал-Джаузи, т. 8, с. 317—319.

Chức năng gìn giữ trật tự và trừng phạt trong vương quốc Khwarezmia được thực hiện bởi các sheikh cùng quân lính của mình. Thông thường thì vị trí shihna được trao cho một viên chỉ huy emir người Thổ.[46] Shihna can thiệp vào mọi việc mà có thể đe dọa tới sự thống trị của triều đại, và theo dõi những ai có thể khiến dân chúng chống lại chính quyền.[47]

[46] Horst, trang 159-161, văn bản Iks 1-5.

[47] Xem phần về shihna: Ibn al-Jawzi, tập 8, trang 317-319.

Хорезмшахи назначали своих шихн во все захваченные ими области, города и населенные пункты. Когда в 1165 г. войска хорезмшаха Ил-Арслана захватили Дихистан, он сразу же назначил туда своего шихну [48]. В 1193 г. хорезмшах Текиш, узнав о смерти своего брата и соперника Султан-шаха, сразу же захватил города Сарахс и Мерв и назначил в них своих шихн [49]. Султан Джалал ад-Дин Манкбурны назначил шихной Хорасана эмира Кули-хана, а затем эмира Йигана Сункура, шихной Исфахана — Нусрат ад-Дина Мухаммада, шихной Азербайджана — эмира Бадр ад-Дина Тутака, шихной Хамадана — эмира Сарир-Малика [50].

[48] Ибн ал-Асир, т. 9, с. 91.

[49] Там же, с. 117.

[50] Ан-Насави, с. 187, 188, 206, 270, 294.

Các Khwarezmshah bổ nhiệm các sheikh vào những vùng, thành thị, và thành phố mà họ chiếm được. Khi quân đội của Khwarezmshah Il-Arslan năm 1165 chiếm được Dikhistan, ông lập tức bổ nhiệm một sheikh ở đó.[48] Năm 1193, Khwarezmshah Tekish, khi biết được người anh em và là đối thủ của mình Sultan-shah qua đời, chiếm cứ ngay lập tức hai thành phố Sarakhs và Merv và bổ nhiệm sheikh vào đó.[49] Sultan Jalal ad-Din Mankburni bổ nhiệm emir Quli-Khan và Yighan Sunqur làm sheikh vùng Khorasan; emir Nusrat ad-Din Muhammad làm sheikh thành Isfahan; emir Badr ad-Din Tutak làm sheikh của Azerbaijan, và emir Amir Sarir-Malik làm sheikh thành Hamadan.[50]

[48] Ibn al-Athir, tập 9, trang 91.

[49] Như trên, trang 117.

[50] an-Nasawi, trang 187, 188, 206, 270, 294.

Во время боевых действий построение наступающих и обороняющихся войск хорезмшахов было следующим: авангард — правое крыло — центр — левое крыло — арьергард и засада (мукаддама или йазак — маймана — калб — майсара — му’аххара и хафийа). Вслед за каждым 10-тысячным отрядом двигались семьи воинов, причем часто в сражениях принимали участие и женщины, одетые в боевые доспехи [51].

[51] Ибн ал-Асир, т. 9, с. 282; Раванди, т. 2, с. 365.

Khi giao chiến, đội hình của quân đội Khwarezmia như sau: tiền quân (), cánh phải, trung tâm, cánh trái, hậu quân và quân phục kích (muqaddama or yazak – maymana – qalb – maysara – mu’akhkhara and khafiya). Mỗi phân đội gồm 10,000 quân có gia đình của quân sĩ đi theo, và thường phụ nữ cũng mặc giáp tham chiến.[51]

[51] Ibn al-Athir, tập 9, trang 282; Rawandi, tập 2, trang 365.

Перед началом военных действий или объявлением войны хорезмшахи созывали военный совет для обсуждения предстоящих операций, на который приглашались крупные военачальники, улемы, факихи и астрологи [52]. Однако эти военные советы всегда заканчивались единоличным решением хорезмшаха, независимо от того, было ли оно правильным или нет.

[52] Ватват. Раса'ил. Ч. 1, с. 11; Рашид ад-Дин, пер., т. 1, кн. 2, с. 191.

Trước khi chiến tranh nổ ra hoặc lời tuyên chiến được công bố, các Khwarezmshah triệu tập một cuộc họp quân sự để bàn luận chiến dịch sắp tới, nơi mà các thủ lĩnh quân sự hàng đầu, ulama, fakih, và các nhà chiêm tinh được mời tới.[52] Tuy nhiên, các cuộc họp quân sự này luôn chấm dứt với sự quyết định cuối cùng của Khwarezmshah, cho dù nó đúng hay sai.

[52] Vatvat. Rasa’il, phần 1, trang 11; Rashid ad-Din, tập 1, quyển 2, trang 191.

Các sử liệu mà tác giả đã dùng (trích từ phần sử liệu (источники) trong sách của tác giả), phần chữ đỏ là phiên dịch sang tiếng Anh, chữ xám là phần tiếng Nga trong sách. Danh sách xếp theo alphabet tiếng Anh:

1. Al-Ansari. – Al-Ansari Umar. Tafrij al-curub fi tadbir al-hurub. Cairo, 1961.
Ал-Ансари.— Ал-Ансари Умар. Тафридж ал-куруб фи тадбир ал-хуруб. Каир, 1961.

2. Ad-Diyarbakri. – Ad-Diyarbakri Husayn. Tarih al-hamis. Vol. 1-2. Cairo, 1283 AH.
Ад-Дийарбакри. — Ad-Дийарбакри Хусайн. Тарих ал-хамис. Т. 1—2. Каир, 1283 г. х.

3. Al-Husayni. – Al-Husayni Sadr ad-Din. Akhbar ad-daula as-saldjukiya. Per. s arab.

Z.M.Buniyatova. Moscow, 1980.
Ал-Хусайни. — Ал-Хусайни Садр ад-Дин. Ахбар ад-даула ас-салджукийа. Пер. с араб. 3. М. Буниятова. М„ 1980.

4. An-Nasawi – An-Nasawi Muhammad. Zhizneopisanie sultana Jalal ad-Dina Mankburni. Per.s arab. Z.M.Buniyatova. Baku, 1973.
Ан-Насави. — Ан-Насави Мухаммад. Жизнеописание султана Джалал ад-Дина Манкбурны. Пер. с араб. 3. М. Буниятова. Баку, 1973.

5. Al-Qazwini Zakariya. – Al-Qazwini Zakariia. Asar al-bilad va ahbar al-‘ibad. Beirut, 1960. Qazwini. Guzida. – Qazwini Hamdallah. Tarih-i Guzida. Teheran, 1399 H.
Ал-Казвини Закарийа. — Ал-Казвини Закарийа. Асар ал-билад ва ахбар ал- 'ибад. Бейрут, 1960.

6. As-Subki. – As-Subki Abu Nasr. Tabakat ash-shafi’iya al-kubra. Part.1. Cairo. 1964.
Ас-Субки. — Ас-Субки Абу Наср. Табакат аш-шафи'ийа ал-кубра. Ч. 1. Каир, 1964.

7. Bar Hebraeuz. – Abu’l Farac (Bar Hebraeus). Abul’l-Farac Tarihi. Translated into Turkish from the Syriac by Omer Riza Doğrul. 1, 2. Ankara, 1945, 1950.
Бар Эбрей. — Abu'l Farac (Bar Hebraeus). Abu'l-Farac Tarihi. Turkgeye geviren Omer Riza Dogrul. С. 1, 2. Ankara, 1945, 1950.

8. Juzjani. - Juzjani. Tabakat-i Nasiri. Transl. from Persian by H.G.Raverty. Vol. 1-2. Calcuta, 1881.
Джузджани — Juzjani. Tabakat-i Nasiri. Transl. from Persian by H. G. Raverty. Vol. 1—2. Calcutta, 1881.

9. Ibn al-Athir. – Ibn al-Athir. Al-Kamil fi-t-tarikh. Vol. 1-9. Cairo, 1348 AH.
Ибн ал-Асир. — Ибн ал-Асир. Ал-Камил фи-т-тарих. Т. 1—9. Каир, 1348 г. х.

10. Ibn al-‘Ibri. – Ibn al-‘Ibri. Tarih muhtasar ad-duval. Beirut, 1958.
Ибн ал-'Ибри. — Ибн ал-'Ибри. Тарих мухтасар ад-дувал. Бейрут, 1958.

11. Ibn al-Jawzi. – Ibn al-Jawzi. Al-Muntazam fi tarikh al-muluk va-l-umam. Vol. 8-10. Hyderabad, 1359 AH.
Ибн ал-Джаузи. — Ибн ал-Джаузи. Ал-Мунтазам фи тарих ал-мулук ва-л- умам. Т. 8—10. Хайдарабад, 1359 г. х.

12. Ibn Khaldun. – Ibn Khaldun. Al-‘Ibar va divan al-mubtada va-l-khabar. Vol. 5. Beirut, 1961.
Ибн Халдун. — Ибн Халдун. Ал-'Ибар ва диван ал-мубтада ва-л-хабар. Т. 5. Бейрут, 1961.

13. Juwayni. – Juvaini. The History of the World-Conqueror. Translated from the Persian by J.A.Boyle. Vol. 1-2. Manchester, 1958.
Джувейни — Juvaini. The History of the World-Conqueror. Transl. from Persian by J. A. Boyle. Vol. 1—2. Manchester, 1958.

14. Mirhond. – Mirhond. Rauzat as-safa. Vol. 3, part. 3; vol.4. Teheran, 1339, 1329 AH.
Мирхонд. — Мирхонд. Раузат ае-сафа'. Т. 3, ч. 3; т. 4. Тегеран, 1339, 1329 г. х.

15. Rashid ad-Din, per. – Rashid ad-Din. Sbornik letopisey. Vol. 1. Book 2. Per. s pers.
O.I.Smirnovoy. Moscow-Leningrad, 1952; vol. 2. Per. s pers. Yu.P. Verkhovskogo. Moscow-Leningrad, 1960; vol.3. Per. s pers. A.K. Arendsa. Moscow-Leningad, 1946.
Рашид ад-Дин, пер. — Рашид ад-Дин. Сборник летописей. Т. 1. Кн. 2. Пер. с перс. О. И. Смирновой. М.,—Л., 1952; т. 2. Пер. с перс. Ю. П. Верховско- го. М,—Л., 1960; т. 3. Пер. с перс. А. К. Арендса. М,— Л., 1946.

16. Rawandi. – Ravendi Muhammad. Rahat-us-sudur ve Ayet-us-surur. Translated into Turkish by Ahmet Ateş. P. 1-2. Ankara, 1957, 1960.
Раванди.— Ravendi Muhammad. Rahat-us-sudur ve Ayet-us-surur. Tiirkfeye fevi- ren Ahmet Ate?. C. 1—2. Ankara, 1957, 1960.

17. Tarih-i Sistan. – Tarih-i Sistan. Per. s pers. L.P.Smirnovoy. Moscow, 1974.
Тарих-и Систан. —Тарих-и Систан. Пер. с перс. Л. П. Смирновой. М., 1974.

18. Vardan. – Vseobshaya istoriya Vardana Velikogo. Per.s drevnearm. N.Emina. Moscow, 1862. Al-Yazdi. – Al-Yazdi. Al-‘Urada fi-l-hikayat as-saljukiya. Leiden, 1959.
Вардан. — Всеобщая история Вардана Великого. Пер. с древнеарм. Н. Эмина. М„ 1862.

19. Vatvat. Rasa'il  Vatvat Rashid ad-Din, Madjmu'a rasa'il. Cairo. Ch.1-2 1315
Ватват. Раса'ил. — Ватват Рашид ад-Дин. Маджму'а раса'ил. Ч. 1—2. Каир, 1315 г. х.

Phụ lục: Bảng danh sách các Khwarezmshah (dựa trên cây phả hệ trong sách của Bunyatov

Tên các Khwarezmshah
Thời gian trị vì
Anush-Tegin Gharcha’i
Khoảng 1077-1097
Qutb ad-Din Muhammad I
1097-1127 hoặc 1128
Ala ad-Din Atsiz
1127-28 đến 1156
Abu-I-Fath Il-Arslan
1156-1172
Sultan-shah Mahmud
1172-1193
Ala ad-Din Tekish
1193-1200
Ala ad-Din Muhammad II
1193-1200
Jalal ad-Din Mankburni
1220-1231

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HISTORY OF YUAN: BIOGRAPHY OF URYANGQADAI (CHAPTER 412): A TRANSLATION AND ANNOTATION (宋史孟珙傳注譯(卷412)注譯)

  1.   兀良合台,初事太祖。時憲宗為皇孫,尚幼,以兀良合台世為功臣家,使護育之。憲宗在潛邸,遂分掌宿衞。歲(乙)〔癸〕巳,[5]領兵從定宗征女真國,破萬奴於遼東。繼從諸王拔都征欽察、兀魯思、阿〔速〕、孛烈兒諸部。[6]丙午,又從拔都討孛烈兒乃、捏迷思部,平之。己酉,定宗崩。...