Những yếu kém của blog

 1. KHÔNG PHẢI SỬ GIA, CHỈ LÀ KẺ NGHIỆP DƯ

Mặc dù đam mê lịch sử, được mẹ mua cho sách sử từ năm 8 tuổi, nhưng người viết chưa từng được học lịch sử một cách chính quy ở bậc đại học. Như vậy thì ảnh hưởng gì đến việc nghiên cứu sử? Ảnh hưởng lớn nhất là người viết không được làm quen với quá trình suy luận và tư duy sử học (formal historical thinking). Điều đó khiến các bài viết của blog chỉ là những bài dịch từ sử liệu gốc, chứ không phải là những bài khảo cứu công phu để đưa ra quan điểm riêng của mình.

2. TRÌNH ĐỘ HÁN VĂN CỔ ĐẠI CHỈ CÓ HẠN

Tuy người dịch có thể đọc hiểu và dịch lại nhiều tư liệu bằng chữ Hán, nhưng người dịch chưa từng bao giờ được học Hán văn cổ đại qua trường lớp, có thầy cô giảng dạy tận tình. Điều đó ảnh hưởng tới tính chính xác khi dịch các văn bản bằng tiếng Hán cổ. Để có thể tránh được những sai lầm đáng tiếc do trình độ hạn hẹp, người viết chỉ dám dịch dựa trên những tài liệu đã được dịch ra trong bộ sách đồ sộ "Hai mươi bốn sử toàn dịch (二十四史全译). Nguyên tắc khi dịch là người viết cố hết sức dịch một câu, đến khi bí bách quá không biết dịch mới nhìn vào sách để xem các nhà dịch thuận Trung Quốc dịch như thế nào.

Trường hợp văn bản được dịch không nằm trong 24 sử, thì người viết tham khảo xem văn bản ấy đã được dịch sang tiếng Anh hay Pháp chưa. Nếu chưa, thì người dịch cố gắng tìm các nghiên cứu có dịch lại các trích đoạn để đối chiếu so sánh rồi tiến hành dịch thuật.

Việc dịch thuật cổ Hán văn nhìn chung không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ của giáo sư Dương Thiệu Doãn (Yang Shaoyun) tại đại học Denison, Hoa Kỳ.

3. TRÌNH ĐỘ CÁC NGOẠI NGỮ KHÁC CÓ HẠN

Tuy người viết có thể đọc hiểu nhiều thứ tiếng, nhưng giỏi nhất cũng chỉ nói và viết lưu loát tiếng Việt, Anh và Trung. Người viết có thể đọc đa phần các văn bản tiếng Pháp mà không gặp khó khăn gì, nhưng trình độ Pháp văn chỉ ở mức tự học, và người viết cũng chưa bao giờ được đi Pháp. Điều này thể hiện qua bản dịch phần 1 của "Hoàng Nguyên thánh võ thân chinh lục". Trình độ Đức văn và Nga văn còn tệ hơn. Người viết chỉ có thể đọc và tra từ điển liên tục tiếng Đức, nên dù có đọc được điều gì hay cũng không dám trích dẫn hay dịch lại. Đối với Nga văn, trình độ của người viết có khá hơn, song cũng chỉ dừng ở mức lower intermediate (mức trung cấp). Điều đó khiến người viết phải cậy vào google translate để giúp giải quyết các câu văn và từ ngữ phức tạp. Đó là thiếu sót lớn nhất của người viết. Song, may thay, trong quá trình đi học ở Thượng Hải, người viết có quen biết nhiều bạn người Nga, Belarus và Ukraine, nên hay gửi các bản dịch và văn bản gốc để họ đọc và sửa chữa các lỗi dịch thuật. Do vậy việc dịch không phải là không có phương pháp kiểm soát. Điển hình cho việc dịch Nga văn là bài viết về chế độ quân sự của đế chế Khwarezmshah

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TAM TRIỀU BẮC ĐIỂN HỘI MINH (QUYỂN 1) CHÚ DỊCH (三朝北盟會編(卷1)注譯)

  三朝北盟會編 輯者:徐夢莘 南宋 1194 年 〔宋〕徐夢莘撰。 夢莘,字商老,臨江人,紹興二十四年進士,爲南安軍教授,改知湘陰縣,官至知賓州,以議鹽法不合罷歸,事蹟具《宋史·儒林傳》。夢莘嗜學博聞,生平多所著述,史稱其「恬於榮進,每念生靖康之亂……思究見顚末,乃網羅舊聞,薈...