Thứ Tư, 18 tháng 3, 2020

NGUYÊN SỬ AN NAM TRUYỆN (QUYỂN 209) CHÚ DỊCH (元史安南傳(卷209)注譯)

 



Liên kết có liên quan mật thiết

Nguyên Sử Chiêm Thành Truyện



Nguyên Sử quyển 209: An Nam truyện (元史安南傳209)

Giới Thiệu:

Sử liệu về cuộc chiến tranh giữa Đại Việt và triều Nguyên cho đến nay vẫn chưa được dịch toàn bộ sang tiếng Việt. Tư liệu đến được với tay người đọc chỉ có mấy quyển sử viết bằng tiếng Việt như Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục. Vì lý do này nên người dịch quyết tâm dịch cho bằng hết toàn bộ chương 209 của Nguyên Sử (元史) viết về nước ta. Nhưng một mình chương này chứa không đầy đủ thông tin về tình hình bang giao và chiến tranh giữa hai nước. Người viết do vậy đã tìm tòi thêm thông tin rải rác trong các phần bản kỷ và liệt truyện để chú thích thêm cho Nguyên Sử, mục đích khiến người đọc có thêm tư liệu. Kể từ khi Hà Văn Tấn tiên sinh xuất bản danh tác "Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII" thì cho đến nay không có tài liệu nào mới đáng kể. Người dịch cũng đã đối chiếu phần dịch của mình với phần dịch của tiên sinh trong sách để đảm bảo nghĩa đi sát với nguyên văn. Dẫu biết danh tác của tiên sinh có ảnh hưởng rộng rãi đến giới sử học Việt Nam, nhưng do nó được viết vào thời kỳ kháng chiến chống Mỹ nên mang những thành kiến đương thời về chiến tranh Nguyên Việt. Tác giả đôi lúc đã cố gắng thiên vị cho nhà Trần và chèn ép nhà Nguyên. Tuy vậy, ta không thể phủ nhận rằng trước tác của Hà tiên sinh là một công trình nghiên cứu chuẩn mực về nhiều mặt, là tâm huyết của tác giả. Người dịch là hậu bối, chỉ dám nêu ra ý kiến riêng để làm sáng tỏ chân tướng sự thật.

Nguyên Sử là một trong 24 quyển chính sử của Trung Quốc, được biên soạn đầu đời Minh năm Hồng Võ thứ hai (1369). Quyển này thành sách trong vòng một năm, được biên soạn gấp rút nên có nhiều sai sót. Phần bản kỷ và truyện được chép lại từ Nguyên Mười Ba Triều Thực Lục (
元十三朝實錄) hay Nguyên Thực Lục (元實錄), nay đã thất truyền. Phần Chí được biện soạn dựa trên sách Kinh Thế Đại Điển (經世大典). Sách này nay đã mất, may mắn còn nhiều phần được sao chép vào Vĩnh Lạc Đại Điển (永樂大典). Hà Văn Tấn tiên sinh nói rằng sách này tuy được biên soạn vào đời Nguyên nhưng vẫn đứng trên lập trường của sử quan nhà Nguyên. Lời trách cứ này e không hợp lẽ vì phương pháp sử Trung Hoa từ thời Tư Mã Thiên đã là sao chép gần như y nguyên từ sử liệu gốc (primary source). Do đó mà sách vẫn giữ y lập trường và thiên kiến của các sử gia đời Nguyên. Tuy vậy, không phải chỗ nào trong Nguyên Sử cũng chép dối. Có vài việc không có lợi cho ta được chứng thực bằng cách đối chiếu với Đại Việt Sử Lược. Dẫu sao thì đây là tư liệu quý giá để nghiên cứu về chiến tranh và bang giao giữa Đại Việt và đế quốc Mông Nguyên. 


Ta có thể thấy tính quan trọng của An Nam trong công cuộc nam chinh của nhà Nguyên-Mông. Phần truyện An Nam là dài nhất trong các truyện viết về ngoại bang trong Nguyên Sử. Các nhà sử học đời Minh đã dành riêng một chương 209 cho nước ta. Điều đó có nghĩa là sử liệu về nước ta là nhiều nhất trong các nước (có thể trừ Triều Tiên). Tổng số chữ lên đến 10,083 chữ. Trong khi phần truyện cho Miến Điện chỉ có 2559 chữ, phần truyện cho Chiêm Thành có 1974 chữ, phần truyện cho Nhật Bản có 2592 chữ, phần truyện cho Cao Ly là gần với An Nam nhất, nhưng cũng chỉ có 8565 chữ. Điều đó cho ta thấy quan hệ giữa An Nam thời Trần với nhà Nguyên khá phức tạp. Chương này chứa đựng khá nhiều thư từ mà hai bên trao đổi, chứ thực ra phần viết về chiến tranh không nhiều chi tiết bằng phần truyện của Miến Điện.

Người dịch tự học Văn Ngôn (tức tiếng Hán cổ) nên trình độ có chỗ chưa vững, so với khả năng dịch thuật của Hà tiên sinh có lẽ còn kém xa. Nhưng do yêu thích lịch sử từ lúc thiếu thời, lại muốn dịch cho trọn vẹn tác phẩm này để làm cho cái công lao chống giặc của tiền nhân thêm phần vinh quang nên người dịch mạo muội chú dịch Nguyên Sử. Công trình được bắt đầu năm 2014 và cho đến nay vẫn tiếp diễn. Người dịch vẫn đang thu thập thêm tài liệu để chú thích thêm phong phú và đầy đủ. Trong quá trình đào xới kho tàng thư tịch Trung Quốc cũng đã tìm ra một hai tài liệu mới mà Hà tiên sinh lúc biên soạn danh tác nói trên không có. Đó là bài bi ký hành trạng của tướng Phàn Tiếp được lưu lại trong sách Phó Dữ Lệ Văn Tập. Bài này giúp ta xác minh quân số nhà Nguyên xâm lược ta lần thứ ba và cho ta thêm nhiều dữ liệu quý giá về trận Bạch Đằng năm 1288. Người dịch mong độc giả lượng thứ cho trình độ kém cỏi và mong muốn được nghe những ý kiến đóng góp từ độc giả. Người viết muốn gửi tấm lòng yêu quý lịch sử nước nhà vào công trình, và mong người đọc tự rút tỉa được nhiều tri thức thú vị và có ích cho bản thân.


Nguồn sách trên mạng: Đa số các sách người dịch dùng đều lấy từ zh.wikisource và ctext. Phần chú của An Nam Chí Lược và Đại Việt Sử Ký mình lấy từ hai trang sau:
Mình cũng dùng bản An Nam Chí Lược - Hải Ngoại Ký Sự xuất bản bởi Trung Hoa Thư Cục

Bản tiếng Việt được dịch bởi Viện Sử Học Huế, Ủy Ban Phiên Dịch Sử Liệu Việt Nam năm 1961
Về Nguyên Sử thì mình dùng bản của zh.wikisource (Tứ Khố Toàn Thư) 

Nguyên văn, dịch văn và chú thích:

1.安南國,古交趾也。秦幷天下,置桂林、南海、象郡。秦亡,南海尉趙佗擊併之。漢置九郡,交趾居其一。後女子徵側叛,遣馬援平之,立銅柱為漢界。唐始分嶺南為東、西二道,置節度,立五筦,安南隸焉。宋封丁部領為交趾郡王,其子璉亦為王。傳三世為李公蘊所奪,卽封公蘊為王。李氏傳八世至昊旵,陳日煚為昊旵壻,遂有其國。
Nước An Nam là xứ Giao Chỉ thời cổ. Nhà Tần được thiên hạ rồi, đặt Quế Lâm, Nam Hải, Tượng Quận. Nhà Tần mất, Nam Hải Úy Triệu Đà đánh lấy được nơi ấy. Thời Hán đặt Cửu Quận, Giao Chỉ nằm trong số ấy. Sau có người con gái tên Trưng Trắc làm phản, sai Mã Viện đi bình phục nó, lập cột đồng làm ranh giới nhà Hán. Đầu thời Đường phân làm hai đạo đông và tây Lĩnh Nam, đặt chức Tiết độ sứ, lập chức Ngũ quản. An Nam thuộc nơi ấy. Nhà Tống phong Đinh Bộ Lĩnh làm Giao chỉ quận vương, con Lĩnh là Liễn cũng được phong làm vua, truyền đến đời thứ ba thì bị Lý Công Uẩn soán đoạt, nên phong Uẩn làm vương. Họ Lý truyền đến đời thứ tám là Hạo thì Trần Nhật Cảnh con rể Hạo xưng vương, vậy nên có được nước ấy.




Bản đồ cuộc xâm lược lần một của quân Nguyên (nguồn wiki tiếng Việt)

2.元憲宗三年癸丑,兀良合台從世祖平大理。世祖還,留兀良合台攻諸夷之未附者。七年丁巳十一月,兀良合台兵次交趾北,先遣使二人往諭之,不返,乃遣徹徹都等 各將千人,分道進兵,抵安南京北洮江上,復遣其子阿朮往為之援,并覘其虛實。交人亦盛陳兵衛。阿朮遣軍還報,兀良合台倍道兼進,令徹徹都為先鋒,阿朮居後 為殿。十二月,兩軍合,交人震駭。阿朮乘之,敗交人水軍,虜戰艦以還。兀良合台亦破其陸路兵,又與阿朮合擊,大敗之,遂入其國。日煚竄海島。得前所遣使於 獄中,以破竹束體入膚,比釋縛,一使死,因屠其城。國兵留九日,以氣候鬱熱,乃班師。復遣二使招日煚來歸。日煚還,見國都皆已殘毀,大發憤,縛二使遣還。

Nguyên Hiến Tông (tức Mông Kha - Möngkä) năm thứ ba, Quý Sửu (1253), Ngột Lương Hợp Thai (Uryangkhadai) theo Thế Tổ (tức Hốt Tất Liệt) bình định nước Đại Lý. Thế Tổ quay về, lưu Ngột Lương Hợp Thai (Uryangkhadai) lại để đi đánh các tộc Di chưa thần phục. Năm thứ bảy Đinh Tỵ (1257), quân Ngột Lương Hợp Thai (Uryangkhadai) tiến đến phía Bắc Giao Chỉ, trước tiên sai sứ giả hai người đến dụ, không thấy quay về, bèn sai bọn Triệt Triệt Đô, mỗi người chỉ huy một nghìn quân chia đường tiến binh. Đến bờ sông Thao phía bắc kinh thành An Nam, lại sai con là A Truật (Aǰu) đi chi viện, rồi xem An Nam thực hư ra sao. Người Giao cũng dàn quân đông đúc phòng vệ, A Truật sai người quay về báo tin. Ngột Lương Hợp Thai (Uryangkhadai) chia quân làm hai đạo cùng tiến, lệnh Triệt Triệt Đô làm tiên phong, A Truật (Aǰu) ở phía sau làm hậu quân. Tháng mười hai, hai quân hội hợp, người Giao kinh hãi. A Truật (Aǰu) thừa cơ đánh bại thủy quân người Giao, bắt được thuyền chiến rồi về. Ngột Lương Hợp Thai (Uryangkhadai) cũng phá được quân bộ, cùng A Truật phối hợp đánh, địch đại bại, rồi tiến vào kinh thành chúng. Nhật Cảnh (tức Trần Thái Tông) chạy trốn ra hải đảo. Trong ngục tìm thấy hai sứ giả đã sai đi từ trước, đều bị trói bởi dây thừng tre, hằn sâu vào da thịt, lúc cởi trói thì một người đã chết. Vì vậy nên giết sạch dân trong thành. Quân Nguyên lưu lại ở đó chín ngày, vì khí hậu uất nghiệt nên đem quân về. Lại sai hai sứ giả đến dụ cho quy hàng. Nhật Cảnh quay về, thấy quốc đô đều đã bị hủy hoại, rất căm phẫn, bắt trói hai sứ giả đuổi về. (1)(2)(3)
Bản đồ trận Bình Lệ Nguyên lấy từ sách Tống Nguyên Chiến Sử (宋元戰史), quyển 4 Phụ Đồ, của nhà sử học người Quảng Đông, nay cư trú ở Đài Loan, Lý Thiên Minh (李天鳴)

Lời bình 1: Nguyên Sử quyển 121, Ngột Lương Hợp Thai (Uryangkhadai) truyện và An Nam Chí Lược có chép tường tận hơn, phía sau xin trích dịch:

(1)
 Bổ sung: Nguyển Sử quyển 121 - phần về Ngột Lương Hợp Thai:
秋九月,遣使招降交趾,不報。冬十月,進兵壓境。其國主陳日煚,隔江列象騎、步卒甚盛。兀良合台分軍為三隊濟江,徹徹都從下流先濟,大帥居中,駙馬懷都與阿朮在後。仍授徹徹都方略曰:「汝軍既濟,勿與之戰,彼必來逆我,駙馬隨斷其後,汝伺便奪其船。蠻若潰走,至江無船,必為我擒矣。」師既登岸,即縱與戰,徹徹都違命,蠻雖大敗,得駕舟逸去。兀良合台怒曰:「先鋒違我節度,軍有常刑。」徹徹都懼,飲藥死。兀良合台入交趾,為久駐計,軍令嚴肅,秋毫無犯。越七日,日煚請內附,於是置酒大饗軍士。還軍柙赤城。

Mùa thu tháng chín, sai sứ giả chiếu hàng Giao Chỉ, không thấy báo lại. Mùa đông tháng mười, tiến binh đến sát biên cảnh. Quốc vương Trần Nhật Cảnh bày trận bên kia sông, quân tượng, kỵ, bộ rất đông. Ngột Lương Hợp Thai (Uryangkhadai) phân binh làm ba đội vượt sông, Triệt Triệt Đô theo hạ lưu sang sông trước, đại súy (tức Ngột Lương Hợp Thai) đi giữa, phò mã Hoài đô và A Truật ở phía sau, còn bày kế lược cho Triệt Triệt Đô rằng: "Quân nhà ngươi sang sông rồi, chớ đánh chúng vội, chúng tất đến chống lại ta, phò mã theo sau cắt hậu quân của chúng, ngươi rình cướp lấy thuyền, quân Man nếu tan vỡ chạy ra sông mà không có thuyền tất đều bị ta bắt." Quân vừa lên bờ, lập tức xông vào giáp chiến, Triệt Triệt Đô trái mệnh, quân Man tuy đại bại, nhưng lại leo lên thuyền trốn mất. Ngột Lương Hợp Thai (Uryangkhadai) giận nói: "Quân tiên phong không nghe theo sự sắp xếp của ta, ngươi chắc chắn phải chịu hình pháp." Triệt Triệt Đô sợ, uống thuốc độc tự tử. Ngột Lương Hợp (Uryangkhadai) Thai tiến vào Giao Chỉ, định trú lại lâu dài, quân lệnh nghiêm túc, không hề xâm phạm dân chúng.(2) Quá bảy ngày, Nhật Cảnh xin nội phụ, vậy nên đặt tiệc rượu đại khao quân sĩ, đem quân quay về thành Áp Xích.


Việc Ngột Lương Hợp Thai làm phù hợp với chiến thuật người Mông Cổ đặt ra bởi Thành Cát Tư Hãn. Trước khi tấn công một thành nào, họ sẽ khuyên răn người thủ thành đầu hàng trước tiên, nếu chống cự, thì họ sẽ tàn sát toàn bộ thành trì. Điển hình là cách người Mông Cổ tàn sát dân chúng thành Otrar, Bukhara, Samarqand, vâng vâng trong chiến dịch tiêu diệt đế chế Khwarezmia. Chỉ có thành Herat là được tha vì họ đầu hàng từ trước. Đây cũng là lần đầu tiên thành Thăng Long lại bị tàn phá nặng nề bởi một đạo quân nước ngoài kể từ khi Ngô Quyền xác lập địa vị độc lập của Giao Chỉ-An Nam năm 938. 

Việc bắt giữ và làm chết sứ giả của người Mông Cổ cũng là nguyên nhân tuyên chiến. Cuộc chiến giữa Mông Cổ và đế chế Khwarazmia nổ ra khi quan coi thành Otrar giết chết sứ giả và đoàn thương nhân được gửi đến từ Thành Cát Tư Hãn. Viên quan này chỉ vì nghi ngờ họ là gián điệp (và rất có thể là đúng) nên giết họ, tạo nên cơn thịnh nổ quét sạch cả thế giới Hồi Giáo.

Về nguyên nhân gây chiến của người Mông Cổ, nhà Mông Cổ học Christopher Atwood có viết như vầy:

"Despite their reputation as insatiable conquerors, the Mongols themselves believed that all their campaigns had a clear justification. For Chinggis Khan in particular, war was a personal vendetta against willfully defiant rulers. After his unification of Mongolia, all Chinggis Khan's campaigns were justified in one of three ways: I) avenging past attacks by the enemy on Chinggis's ancestors; 2) punishing those who gave refuge to defeated enemies of the Mongols; and 3) punishing those who executed Mongol envoys."

Mặc dù nổi tiếng là những kẻ chinh phục khát máu, người Mông Cổ lại tin rằng mọi chiến dịch của mình đều có lý do chính đáng. Đối với riêng Thành Cát Tư Hãn, chiến tranh là sự trả thù cá nhân chống lại những nhà cầm quyền dám chống đối. Sau khi ông thống nhất Mông Cổ, tất cả mọi chiến dịch của Thành Cát Tư Hãn đều được lý giải bởi một trong ba lý do sau: 1)Trả thù cho những cuộc tấn công vào tổ tiên của Hãn bởi kẻ thù; 2)Trừng phạt những kẻ dám chứa chấp kẻ thù đã bị đánh bại bởi người Mông Cổ, và 3) Trừng trị những kẻ nào xử tử sứ giả Mông Cổ.

(Christopher Atwood, Encyclopedia of Mongolia and the Mongol Empire, in năm 2004)

Việc nhà Trần cho tống giam sứ giả và khiến một trong số họ chết là lời tuyên chiến chính thức với người Mông Cổ.

(2) Bổ sung: An Nam Chí Lược Quyển Bốn Chinh Thảo Vận Hướng

憲宗皇帝癸丑歲,世祖黃帝即立議平雲南。留太帥兀良合解經略。丁巳命大將統師自雲南途經安南邊邑,欲出邕 、桂、會大兵於鄂 ,以征宋。十二月,師上錫弩原,國主陳王,士卒乘象迎。時大師 子阿述,年十八,率善射者射其象;象驚奔,反蹂,其衆大潰。翌日,陳王斷扶鹵橋 ,對岸而陣。師欲未淺 。深師欲濟,未測淺深,乃沿江仰空射之。驗箭墮水而不浮者,知為淺處。即以騎兵濟。馬躍登岸。翌日擊,安南兵潰。大軍繼殺萬人,斬其宗子富良侯。陳王乃降。於是班師。明年春,陳王上表納欵臣附,遣使貢方物。

Đời Hiến Tông Hoàng Đế, năm Canh Thân (1260), Thế Tổ lên ngôi, bàn bạc việc đánh Vân Nam, lưu Thái soái là Ngột Lương Hiệp Giải lại đặng kinh lược. Mùa đông năm Đinh Tỵ (1257), lệnh Thái soái xuất quân từ đường Vân Nam qua đến biên giới An Nam, muốn ra Ung Châu và Quế Châu , họp đại binh tại Ngạc Châu để đánh nhà Tống. Tháng 12, đại quân đóng tại Nỗ Nguyên, vua Trần sai quân lính cưỡi voi ra nghênh chiến. Lúc ấy có người con Thái soái tên A Truật, mới 18 tuổi, suất lính bắn giỏi ra bắn voi, voi kinh hoảng bỏ chạy, quay lại chà đạp quân lính, khiến cho quân Trần tan rã. Đến sáng ngày mai, vua Trần cắt đứt cầu Phù Lỗ, rồi thiết trận tại một bên bờ sông. Quân Nguyên muốn lội qua sông, nhưng không biết sâu cạn, mới đi dọc theo bờ sông mà bắn tên lên trời, tên rơi cắm xuống nước mà không nổi lên, biết là chỗ ấy cạn, bèn sai kỵ binh qua sông, ngựa nhạy lên đất, đánh tan rã cánh quân An Nam, tiếp đó, đại quân giết hàng muôn người, chém tôn tử An Nam là Phú Lương Hầu, vua Trần bèn chịu hàng, rồi quan quân lui về.


(3) Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Kỷ Nhà Trần, Hoàng đế Trần Thái Tông:

秋七月,武成王尹挈家出亡宋。思明府土官黄炳執送㱕我

Mùa thu, tháng 7, Vũ Thành Vương Doãn đem cả nhà trốn sang nước Tống. Thổ quan Tư Minh là Hoàng Bính bắt lại đưa trả cho ta.

丁巳七年〈宋寶祐五年〉春二月,黄炳挈家詣闕,進其女,納之,冊為惠肃夫人。

Đinh Tỵ, [Nguyên Phong] năm thứ 7 [1257], (Tống Bảo Hựu năm thứ 5).Mùa xuân, tháng 2, Hoàng Bính đem cả nhà đến cửa khuyết, dâng con gái [22a] vào cung. Vua nhận, sách phong làm Huệ Túc phu nhân.

秋八月,㱕化寨主何屈驛奏元使來。

Mùa thu, tháng 8, chủ trại Quy Hóa là Hà Khuất sai chạy trạm tâu [vua] là có sứ Nguyên sang.

九月,詔左右將軍將水步軍禦邉,受國峻節制。

Tháng 9, xuống chiếu, lệnh tả hữu tướng quân đem quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới, theo sự tiết chế của Quốc Tuấn.

冬十一月,令天下脩繕噐械。

Mùa đông, tháng 11, lệnh truyền cả nước sắm sửa vũ khí.

十二月十二日,元將兀良合䚟〈多改切〉犯平厲源。帝自將督戰,前冒矢石。官軍少却,帝顧左右,惟黎輔陳〈即黎秦〉單騎出入賊陣,顔色自若。時有勸帝駐驛視戰者。輔陳力諫曰:「今陛下特一孤注耳,宜避之,豈可輕信人言哉。」帝於是退次瀘江,輔陳為殿,賊兵亂射。輔陳以舟板翼之,得免。虜勢甚盛,又退保天幕江,從帝議及機密,人鮮有知之者。帝御小舟,就太尉日皎船問計。日皎方靠船,坐不能起,惟以手指點水,寫入宋二字於船舷。帝問星罡軍何在〈星罡日皎所領軍〉,對曰:「徵不至矣。」帝即移舟問太師陳守度。對曰:「臣首未至地,陛下無煩他慮。」

Tháng 12, ngày 12, tướng Nguyên Ngột Lương Hợp Đải xâm phạm Bình Lệ Nguyên. Vua thân hành đốc chiến, xông pha tên đạn. Quan quân hơi núng, vua ngoảnh trông tả hữu, chỉ có Lê Phụ Trần (tức Lê Trần) một mình một ngựa, ra vào trận giặc, sắc mặt bình thản như không. Lúc ấy, có người khuyên vua dừng lại để chỉ huy chiến đấu. Phụ Trần cố sức can vua: "Nay thì bệ hạ chỉ đánh một ván dốc túi thôi! Hãy nên tạm lánh chúng, sao lại có thể dễ dàng tin lời người ta thế!" Bấy giờ, vua mới lui quân đóng ở sông Lô. Phụ Trần giữ phía sau. Quân giặc bắn loạn xạ, Phụ Trrần lấy ván thuyền che cho vua khỏi trúng tên giặc. Thế giặc rất mạnh, [vua] lại phải lui giữ sông Thiên Mạc. Phụ Trần theo vua bàn những việc cơ mật, rất ít người biết được đều đó. Vua ngự thuyền nhỏ đến thuyền Thái úy Nhật Hiệu hỏi kế sách (chống giặc). Nhật Hiệu đương dựa mạn thuyền, cứ ngồi chứ không đứng dậy nổi, chỉ lấy ngón tay chấm nước viết hai chỉ "nhập Tống"770 lên mạn thuyền. Vua hỏi quân Tinh Cương ở đâu? (Tinh Cương là quân do Nhật Hiệu chỉ huy). Nhật Hiệu trả lời: "Không gọi được chúng đến" Vua lập tức dời thuyền đến hỏi Thái sư Trần Thủ Độ, Thủ Độ trả lời: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo gì khác".(I)

(I) Bài bia của công chúa Phụng Dương (奉陽公主神道碑銘) chép về Thái Sư Trần Thủ Độ như sau:

甲申冬,北虜南寇, 太師上船避賊,夜半舟中失火。時太師睡寢,公主疑是賊來,微警,授之以牌,且以身蔽。古之馮婦,蔑以加此。此公主明於義勇也。

Mùa đông năm giáp thân (1284), giặc Bắc nạm hạ cướp nước, thái sư lên thuyền tránh giặc, nữa đêm trong thuyền bốc cháy. Bấy giờ thái sư đang ngủ, công chúa nghi là có địch đến, khẻ đánh thức Thái Sư, đưa cho thái sự cái khiên, rồi lấy thân che cho. Phùng Phu đời xưa cũng không hơn như thế. Công chúa hiểu việc nghĩa và dũng cảm.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Kỷ Nhà Trần, Hoàng đế Trần Thái Tông chép tiếp:

史臣吳士連曰:日皎同姓大臣,冦至怯驛,無扞禦之策,又導其君以出寓之方,將焉用彼相哉。

Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Nhật Hiệu là đại thần cùng họ với vua. Giặc đến, khiếp sợ, hèn nhát, không có kế sách chống giữ, lại còn kiếm cách xui vua mình chạy đi ở nhờ nước khác, thì còn dùng hắn làm tướng làm gì?

二十四日,帝及太子御樓船,進軍東步頭逆戰,大破之。元軍遁㱕,至㱕化寨。寨主何俸招集蛮人襲擊,又大破之。時元人新取雲南,游兵畧之,無攻取意,當時謂之仸賊。賊退,賜俸侯爵。

Ngày 24, vua và Thái Tử ngự lâu thuyền, tiến quân đến Đông Bộ Đầu, đón đánh, cả phá được quân giặc. Quân Nguyên chạy trốn về, đến trại Quy Hóa, chủ trại là Hà Bổng chiêu tập người Man [23a] ra tập kích, lại cả phá bọn chúng. Khi ấy, người Nguyên mới lấy được Vân Nam, bọn du binh cướp đến, không có ý đánh chiếm, nên bây giờ người ta gọi chúng là "giặc Phật". Giặc rút, ban cho Bồng tước hầu.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, quyển 2, ghi về làng Cổ Sở kéo người ra đánh giết quân Nguyên như sau:

地震,望拜諸名山。 〈帝因省覽山川,方至古所步頭,[…]陳元豊間,韃靼入寇,至境,馬蹶不進,村人率眾拒戰,斬虜首,賊奔散。

Động đất. Làm lễ tế vong các danh sơn. (Vua nhân đi xem núi sông, đến bến đò Cổ Sở.[…] Khoảng niên hiệu Nguyên Phong [1251-1258] đời Trần, người Thát Đát vào cướp, đi đến địa phương này, ngựa khuỵu chân không đi được, người trong thôn dẫn dân chúng ra chống đánh, chém được đầu giặc, giặc chạy tan.

Lời bình 3: Hiện nay dịch giả đã tìm ra một tư liệu mới phản ảnh tình trạng của quân dân ta trong đợt ra quân này mà Hà tiên sinh không có. Đó là tác phẩm Khả Trai Tục Cảo hậu (可齋續藁後) của Lý Tăng Bạch (李曾伯 1198-1268). Tăng Bạch tự là Trường Nhụ (長孺), hiệu là Khả Trai (可齋). Khi Ngột Lương Hợp Thai (Uryangkhadai) tiến xuống phía Nam đánh nước ta, nhà Nam Tống sợ bị đánh tập hậu, sai Lý Tăng Bạch đến Quảng Tây. Tăng Bạch đến nơi rồi, xem xét tình hình rồi dâng tấu bao với Tống Lý Tông như vầy:


Khả Trai Tục Cảo hậu, quyển 5, bị Quảng Tây Kinh Ti Báo An Nam Sự Tấu: 

臣二十日留衡陽,嘗具奏聞。二十一日,即起發前,邁當日得廣西經略司。十八日申繳到邕州,所備思明州黄炳等三狀真本報稱安南殺退敵兵,且謂安南國有木匣將到,臣以其所報未見分曉,連日未敢申聞,今來二十三日臣已至永州祁陽縣四十里頭,又得廣西經略印應飛書及録到安南國偽尚書等,公牒及所遣議事官李一揆所供,竊詳敵之犯,謂已迫其城下,𨹍主果曽登舟避鋒,尋雖收合餘兵夜刼攻敵,其公牒不言敵兵之敗,乃言𨹍兵之潰,則其事勢可見。所憂春猶未退,秋恐再來在彼國,猶以為虞吾境,其可尚忽委是藩籬,皆撤唇齒,可慮應飛書中有不敢懲創,張皇數語果如所報,豈可諱言。昔先朝孫沔奏儂冦事,梁適曰無張皇,沔曰實備不足而貌道鎮静危亡之道也。此真至論今日之事雖,䝉陛下遣臣之入,以臣衰庸無狀,恐未可以此便寛聖,慮欲望聖慈,宣諭外廷命儒臣檢。

Thần ngày 20 lưu lại ở Hằng Dương, đã dâng tấu (cho hoàng thượng). Ngày 21, vừa lúc sắp khởi hành, hôm ấy đang đi thì nhận được tin của Quảng Tây Kinh Lược Tư. Ngày mười tám thần đã trình bày dâng lên bản gốc (真本) ba điệp trạng (thư tín) của Sở Bị Châu Tư Minh là Hoàng Bỉnh (1), báo đã giết lui được quân địch, lại nói có tráp gỗ từ An Nam sắp tới, thần vì việc báo đến chưa rõ đúng sai nên chưa dám tấu báo. Như nay ngày 23 thần đến huyện Kỳ Dương thuộc Vĩnh Châu 40 lý đầu, lại nhận được thư của Quảng Tây Kinh Lược là Ấn Ứng Phi (2), có nói tới ngụy Thượng Thư nước An Nam. Công điệp (tức điệp thư) mà Khiển Nghị Sự Quan Lý Nhất Quỹ cung cấp, trộm tường tận báo việc giặc xâm phạm, nói rằng chúng đã tiến bức tới dưới thành, chúa Giao quả đã lên thuyền tránh mũi tiên phong địch, tuy đang đêm họp dư binh kiếp công địch, nhưng công điệp không nói giặc đã thất bại, chỉ nói Giao binh tan vỡ, sự thế trong cõi An Nam có thể thấy. Việc đáng lo là xuân giặc (Mông-Nguyên) chưa lui, mùa thu sợ lại đến nước đó, vẫn là mối lo cho biên cảnh nước ta. Nước ấy (tức An Nam) vẫn thật sự là phênh dậu, đều thật là môi hở răng lạnh, đáng lo là thư của Ứng Phi không trách phạt, khoa trương vài lời quả như đã báo, há có thể kiêng nể. Xưa thời tiền triều (tức đời Tống Thần Tông) có Tôn Miện (3) tấu vụ giặc Nùng (tức Nùng Trí Cao), Lương Đích không khoa trương, Miện nói thực bị không đủ mà đường hoàng bình tĩnh bàn cái đạo an nguy tồn vọng. Việc này cho tới việc luận bàn sự hôm nay vẫn khó, thần được bệ hạ sai đi vào, vì thần thân già bất tài, không xứng với sự khoan dung của thánh thượng, lo mong nhận được thánh từ, tuyên dụ nho thần đứng chầu triều kiểm xét.

照國史熈寧皇祐間遣狄青、孫沔等平儂,郭逵趙卨等平𨹍。當時所用兵財幾何揆今備,患尤不可不大作,措畫庻幾廟謨,先定南鄙,無虞不勝, 宗社生靈之幸, 應飛所申安南牒等真本已申密院。臣更不再以録本繳聞,應飛親書粘連,繳奏謹録奏聞伏乞睿照。

Chiếu theo quốc sử thì giữa năm Hoàng Hựu và Hi Ninh, triều đình từng sai Địch Thanh, Tôn Miện bình giặc Nùng, Quách Quỳ (5) và Triệu Tiết (6) bình Giao Chỉ. Đương thời tài vật cho việc dụng binh ước chừng bằng phí dụng ngày nay, rất sợ không thể không tiêu hao lớn lao, hoạch định mưu lược triều đình, trước tiên an định nam biên, sạch không mối hoạn, là cái may của xã tắc sinh linh.
Bản gốc của điệp văn về An Nam của Ứng Phi đã được giao cho Khu Mật Viện, thần không cần phải giao bản sao nữa. Ứng Phi đã đích thân dán (mép bìa thư) lại, tấu chương đã được buộc lại cẩn trọng ghi lục, chờ hoàng thượng ngự lãm, cuối mong minh xét.
Ghi chú:

(1) Hoàng Bỉnh: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có nhắc tới tên người này:

秋七月,武成王尹挈家出亡宋。思明府土官黃炳執送㱕我。

Thu tháng 7, Võ Thành Vương (Trần) Y mang gia đình vào đất vong Tống, thổ quan Tư Minh Hoàng Bỉnh bắt trả về cho ta.
Hoàng Bỉnh không lâu sau tiến con gái cho triều đình nhà Trần:

黃炳挈家詣闕,進其女,納之,冊為惠肃夫人。

Hoàng Bỉnh đem gia thuộc đến cửa khuyết, tiến cử con gái mình, nhận nàng, sắc phong cho làm Huệ Túc Phu Nhân.

(2) Ấn Ứng Phi: danh tướng cuối đời Tống, Tống sử không có truyện. Ứng Phi tự Đức Viễn, từng làm Long Đồ Cát Học Sỹ, từng làm Quảng Tây Kinh Lược Sứ. Năm 1259, Phi làm Ngạc Châu kiêm Hồ Bắc Chuyển Vận Lương Sứ, quân Nguyên tới vây Ngạc Châu, Phi xuất quân ứng cứu, giải vây, có công.

(3) Tôn Miện (996-1066): tự Nguyên Quy, người ở Việt Châu tướng Tống thời Tống Thần Tông, từng được sai đi đánh Nùng Trí Cao. Xem thêm sách Lý Thường Kiệt của Hoàng Xuân Hãn. Tống sử có truyện, xem quyển 288.

(4) Địch Thanh (1008-1057): tự Hán Thần, danh tướng nhà Bắc Tống, xung trần thường đeo mặt nạ, từng bắc đánh Tây Hạ, nam bình Nùng Trí Cao. Sự nghiệp còn được ghi lại trong Địch Võ Tương Công Thần Đạo Bi (狄武襄公神道碑), Tống sử dựa vào đó mà biên thành liệt truyện, xem quyển 290. Các chi tiết có liên quan có thể tìm trong các sách như Đông Đô Sự Lược, Tốc Thùy Ký Văn, etc. Xem sách của Hoàng Xuân Hãn để biết thêm chi tiết.

3.八年戊午二月,日煚傳國于長子光昺,改元紹隆。夏,光昺遣其壻與其國人以方物來見,兀良合台送詣行在所,別遣訥剌丁往諭之曰:「昔吾遣使通好,爾等執而不返,我是以有去年之師。以爾國主播在草野,復令二使招安還國,爾又縛還吾使。今特遣使開諭,如爾等矢心內附,則國主親來,若猶不悛,明以報我。」光昺曰:「小國誠心事上,則大國何以待之?」訥剌丁還報。時諸王不花鎮雲南,兀良合台言于王,復遣訥剌丁往諭,使遣使偕來。光昺遂納款,且曰:「俟降德音,卽遣子弟為質。」王命訥剌丁乘傳入奏。

Năm thứ tám (1258) mậu ngọ, tháng hai, Nhật Cảnh truyền ngôi cho con trưởng là Quang Bính, đổi niên hiệu thành Thiệu Long. Mùa hạ, Quang Bính sai con rể cùng người trong nước đem phương vật đến yết kiến. Ngột Lương Hợp Thai (Uryangkhadai) đưa họ đến hành tại sở, rồi sai Nột Lạt Đinh đến dụ Quang Bính rằng: "Trước ta sai sứ giả đi thông hiếu, các ngươi giữ lại không cho về, vậy nên mới có chuyện ta xuất quân năm ngoái, khiến cho chúa nước ngươi phải chảy trốn ra nơi thảo dã. Ta lại sai sứ đến chiêu an, ngươi lại trói sứ ta đuổi về. Nay sai sứ đến dụ rõ, nếu như các ngươi thực tâm nội phụ, thì quốc chủ nước ngươi phải thân hành đến, còn nếu như không sửa đổi, thì báo rõ cho ta." Quang Bính nói: "Nếu tiểu quốc thành tâm thờ phụng bề trên, thì đại quốc đối xứ với tiểu quốc như thế nào?" Bấy giờ vương chư hầu là Bất Hoa (Buqa) đang trấn thủ Vân Nam, Ngột Lương Hợp Thai (Uryangkhadai) nói với vương, lại sai Nột Lạt Đinh đến dụ, bắt Quang Bính sai sứ như lần trước, Quang Bính xin quy phục, còn nói: "Đợi đức ân giáng xuống lập tức sai con em làm con tin ngay." Vương (Bất Hoa) liền sai Nột Lạt Đinh đi xe vào tấu."

4.
 世祖中統元年十二月,以孟甲為禮部郞中,充南諭使,李文俊為禮部員外郞,充副使,持詔往諭之。其略曰:「祖宗以武功創業,文化未修。朕纘承丕緒,鼎新革故,務一萬方。適大理國守臣安撫聶只陌丁馳馹表聞,爾邦有嚮風慕義之誠。念卿昔在先朝已嘗臣服,遠貢方物,故頒詔旨,諭爾國官僚士庶:凡衣冠典禮風俗一依本國舊制。已戒邊將不得擅興兵甲,侵爾疆埸,亂爾人民。卿國官僚士庶,各宜安治如故。」復諭甲等,如交趾遣子弟入覲,當善視之,毋致寒暑失節,重勞苦之也。
Năm đầu niên hiệu Trung Thống (1260) đời Thế Tổ (tức Qublai), tháng 12 (tức tháng giêng năm 1261 công lịch), sai Mạnh Giáp làm Lễ Bộ Lang Trung, nhậm chức Nam Chiếu Sứ, Lý Văn Tuấn làm Lễ Bộ Thị Lang, nhậm chức Phó Sứ, cầm chiếu đến dụ An Nam. Chiếu đại để nói: "Tổ tông ta lấy võ công mà hưng nghiệp, chưa tu sửa văn hóa, trẫm tiếp nối đại nghiệp, lập mới phế cũ, chuyên tâm thống nhất vạn phương. Vừa rồi thú thần nước Đại Lý là An Phủ Nhiếp Chỉ Mạch Đinh (Neǰim ud-Din) chạy trạm dâng tấu nói nước ngươi có lòng hướng phong mộ nghĩa. Lại nghĩ khanh trước kia từng thần phục tiên triều, từ nơi xa cống phương vật, nên nay ban chiếu chỉ, nói cho quan liêu thứ dân nước ngươi biết: phàm áo mũ, điển lễ phong tục, cứ theo chế độ cũ nước mình không cần thay đổi. Ta đã cấm các biên tướng không được tự tiện hưng binh xâm phạm bờ cõi nước ngươi, quấy rối dân chúng nước ngươi. Quan liêu sĩ thứ nước ngươi cứ yên ổn bình trị như cũ." Lại bảo bọn Mạnh Giáp rằng nếu Giao Chỉ sai con em vào gặp, thì phải tiếp đãi chu đáo, không được nóng lạnh làm trái lễ tiết mà làm khổ bọn chúng vậy.

5.
二年,孟甲等還,光昺遣其族人通侍大夫陳奉公、員外郞諸衞寄班阮琛、員外郞阮演詣闕獻書,乞三年一貢。帝從其請,遂封光昺為安南國王。
Năm thứ hai (1262), bọn Mạnh Giáp quay về, Trần Quang Bính sai người trong họ là Thông Thị Đại Phu Trần Phụng Công, Viên Ngoại Lang Chư Vệ Ký Ban Nguyễn Thâm và Viên Ngoại Lang Nguyễn Diễn đến cửa khuyết dâng thư, xin cứ ba năm được tiến cống một lần. Đế chấp thuận lời xin đó, rồi phong cho Quang Bính làm An Nam Quốc Vương.

6. 
三年九月,以西錦三、金熟錦六賜之,復降詔曰:「卿旣委質為臣,其自中統四年為始,每三年一貢,可選儒士、醫人及通陰陽卜筮、諸色人匠,各三人,及蘇合油、光香、金、銀、朱砂、沉香、檀香、犀角、玳瑁、珍珠、象牙、綿、白磁盞等物同至。」仍以訥剌丁充達魯花赤,佩虎符,往來安南國中。

Năm thứ ba (1263), tháng chín, lấy ba tấm gấm Tây, sáu tấm gấm thuê vàng tặng nước ấy, lại giáng chiếu nói: "Khanh đã cúi mình xưng thần, kể từ năm Trung Thống thứ tư (tức năm Chí Nguyên thứ nhất-1264), cứ ba năm sang cống một lần, có thể chọn Nho sĩ, thầy thuốc, thầy bói âm dương, các loại thợ thuyền, mỗi loại ba người, cùng các vật như dầu tô hợp, vàng, bạc, chu sa, trầm hương, đàn hương, sừng tê giác, đồi mồi, trân châu, ngà voi, gấm, chén sứ trắng gửi đến một thể." Rồi cho Nột Lạt Đinh (Nur Ud-din) làm Đạt Hoa Lỗ Xích (daruγuči), đeo hổ phù, để y qua lại trong nước An Nam.
Mục Am Tập, quyển 28, mộ chí của Trương Đình Hân
六年,授朝列大夫,佩金符,責貢安南。時已徴天下兵數十萬圍襄陽,實為蹶宋起本勲臣故相上與咨軍國謀不可一日離側者,皆出行省董師。公至,其國王立受詔,公詰曰:「王行非止違命干禮,于利害且不熟知,揆此邦人民,土地不當天朝一總管治,皇帝不欲郡縣王地,版籍王民,聼其稱藩,遣使諭㫖,徳至渥也。且王以與宋輯睦,緩急而援,今百萬之師長圍襄陽,鳥飛路絶,朝夕將拔,席卷渡江,覆其國都易如振槁,王猶倔岸海恃為唇齒自矜尊髙事,且上聞,天威小震,無煩逺召中國雲南十萬之師,再月可至,則丘墟王廟,草棘王庭,將不難。為其審䇿之王屈降拜,益慚憤,將以兵恐公,使力士白刃環衛,公迺示怠弛,袒寢一室,盡擲所懸箭弓刀槊付,衛士聼:「汝何為?」暑渇甚,每取江水以進皆溫惡不可飲食,及索井汲,不許,曰:「吾俗不相悅者,多投毒井中殺人。」公曰:「自所求毒,死不恨終汲飲食。自若安南君臣多畏公者。
Năm thứ sáu, nhậm chức Triều Liệt Đại Phu, đeo kim phù, trách An Nam việc tuế cống. Bấy giờ đã trưng tập quân binh trong thiên hạ mấy mươi vạn vây Tương Dương, thực ra để đạp đổ căn bổn nhà Tống, công thần cùng tể tướng cùng Quân Tư (tức bộ tham mưu) cùng bàn nghị mưu lược quốc sự không thể một ngày rời bỏ, đều gánh vác việc quản quân ở Hành Tỉnh. Ông đến, quốc vương nước ấy đứng nhận chiếu, ông cất vấn: “Hành vi của vương không chỉ nghịch mệnh phạm lễ (tức vi phạm lễ nghi), không hiểu rõ hai mặt lợi hại, xét nước, dân và đất đai của vương, chẳng đáng để triều đình gom lại quản lý cai trị. Hoàng đế không muốn lập quận huyện của vương, biên hộ tịch dân chúng của vương, nghe vương xưng thành phiên thuộc, nên mới sai sứ truyền chỉ dụ, ân đức thánh thượng thấm nhuần đến thế vậy. Hơn nữa vương vẫn còn hòa mục với Tống, nguy khốn tương cứu, nay trăm vạn quân sư vây kín Tương Dương, chim không lối mà bay, sớm tối sẽ hạ được, lũ lượt qua sông, lật đổ kinh đô (Tống) như bẻ cành khô, vương vẫn ương ngạnh, dựa vào bờ bể hải biên, cậy là môi và răng, tự cao tự đại, nếu hoàng thượng biết được, oai trời khẽ rung chấn, thì không cần phiền chiêu vời từ xa quân Trung Quốc, mà chỉ cần mười vạn quân Vân Nam hai tháng là đến, thì sẽ san phẳng vương miếu thành gò hoang, vương đình thành thảm cỏ, chẳng có gì khó.” Vì là phênh dậu mà phong sách y. An Nam quốc vương cuối bái ông, càng thêm hổ thẹn căm phẫn, sắp vì binh sỹ sợ ông, sai lực sỹ tút bạch đao vây quanh, ông bèn ra vẻ uể oải, nằm dài một góc phòng, vứt hết cung tên giáo mác đeo bên mình, nói với vệ sỹ: “Xem các ngươi làm gì.” Trời hanh nóng, ông rất khát, mỗi lần nước sông đưa ông đều đưa nước nóng và bẩn, không uống được. Ông đòi múc nước giếng, không cho, còn nói: “Tục nước tôi nếu không thích nhau, nhiều lần bỏ độc vào trong giếng giết người.” Công nói: “Tự ta múc nước, chết ta không hận.” Rốt cục múc nước giếng uống. Tự đó quân thần An Nam đa phần sợ ông.
Nguyên Sử quyển 167, Trương Đình Trân truyện
至元六年,安南入貢不時,以庭珍為朝列大夫、安南國達魯花赤,佩金符,由吐蕃、大理諸蠻至于安南。世子光昞立受詔,庭珍責之曰:「皇帝不欲以汝土地為郡縣,而聽汝稱藩,遣使喻旨,德至厚也。王猶與宋為唇齒,妄自尊大。今百萬之師圍襄陽,拔在旦夕,席卷渡江,則宋亡矣,王將何恃?且雲南之兵不兩月可至汝境,覆汝宗祀有不難者,其審謀之。」光昞惶恐,下拜受詔,既而語庭珍曰:「聖天子憐我,而使者來多無禮,汝官朝列,我王也,相與抗禮,古有之乎?」庭珍曰:「有之。王人雖微,序於諸侯之上。」光昞曰:「汝過益州,見雲南王拜否?」庭珍曰:「雲南王,天子之子,汝蠻夷小邦,特假以王號,豈得比雲南王。況天子命我為安南之長,位居汝上耶。」光昞曰:「既稱大國,何索吾犀象?」庭珍曰:「貢獻方物,藩臣職也。」光昞無以對,益慚憤,使衞兵露刃環立以恐庭珍。庭珍解所佩弓刀,坦臥室中曰:「聽汝何為!」光昞及羣下皆服。明年,遣使隨庭珍入貢。庭珍見帝,以所對光昞之言聞,帝大悅,命付翰林承旨王磐紀之。
Chí Nguyên năm thứ sáu, An Nam triều cống không đúng hẹn, bèn cho Trương Đình Hân làm Triều Liệt Đại Phu, An Nam Quốc Vương Đạt Hoa Lỗ Xích, đeo kim phù, đi từ đường các man Thổ Phồn và Đại Lý đến An Nam. Thế Tử Quang Binh đứng nhận chiếu chỉ, Đình Hân trách rằng: “Hoàng đế không muốn biến đất đai của ngươi thành quận huyện, mà muốn nghe ngươi xưng làm phiên thuộc, sai sứ phủ dụ, đức giày đến bao nhiêu. Vương đây vẫn còn môi hở rang lạnh với Tống, vọng tự tôn đại (tự cao tự đại). Nay trăm vạn binh sư vây Tương Dương, sớm tối sẽ hạ được, như bão táp vượt sông, thì Tống sẽ vong, lúc ấy Vương sẽ cậy vào ai? Hơn nữa quân Vân Nam không đầy hai tháng có thể tới biên cảnh nước ngươi, đạp đổ tông tế (tức miếu thờ tổ tiên của vua Trần) nhà ngươi không khó khăn gì, ngươi hãy suy ngẫm đi.” Quang Bính sợ hãi, quỳ xuống bái lạy nhận chiếu, xong rồi nói với Đình Hân: “Thánh thiên tử thương ta, nhưng sứ giá nhiều kẻ đến đây vô lễ, ngươi chỉ là quan chức Triều Liệt, ta là bậc vương, thế mà ngang lễ với nhau, tự cổ có chuyện như thế không?” Đình Hân đáp: “Có chuyện ấy, vương nhân tuy nhỏ, nhưng vẫn xếp trên chư hầu.” Quang Binh lại nói: “Nhà người đi qua Ích Châu, thấy Vân Nam Vương có bái không?” Đình Hân đáp: “Vân Nam Vương vốn là con thiên tử, nhà ngươi chỉ là man di tiểu bang, chỉ giả lấy vương hiệu, há có thể bì được với Vân Nam Vương? Vả lại thiên tử mệnh ta làm bậc trưởng quan An Nam, vị thế phải trên ngươi rồi.” Quang Bính nói: “Đã xưng là nước lớn, sao còn đòi ta tê tượng?” Đình Trân đáp: “Triều công dâng lễ vật, đó là chức trách của phiên thần.” Quang Bính không còn lời nào để đáp, trong long càng cảm thấy nhục nhã và căm hận, sai vệ binh làm lộ đao đứng vây quanh để dọa Đình Hân. Đình Hân bỏ kim phù va cung đao xuống, bình thản nằm dài trong thất, nói: “Để xem người làm gì được!” Quang Bính và quần thần đều phục. Năm sau, sai sứ theo Đình Trân vào triều cống. Đình Hân gặp hoàng đế, lấy những điều mình đối đáp với Quang Bính kể, hoàng đế rất vui, truyền lệnh cho Hàn Lâm Thừa Chỉ là Vương Bàn ghi lại những lời ấy.

7.四年十一月,訥剌丁還,光昺遣楊安養充員外郞及內令武復桓、書舍阮求、中翼郞范舉等奉表入謝,帝賜來使玉帶、繒帛、藥餌、鞍轡有差。

Năm thứ tư (1264), tháng mười một, Nột Lạt Đinh (Nur ud-Din) về nước, Quang Bính sai Sùng Viên Ngoại Lang Dương An Dưỡng cùng Nội Lệnh Võ Phục Hoàn, Thư Xá Nguyễn Cầu, Trung Dực Lang Phạm Cử dâng biểu vào triều tạ ân. Đế tặng sứ giả ngọc đai, vàng lụa, thuốc thang, yên ngựa và dây cương.  

8.至元二年七月,使還,復優詔答之,仍賜曆及頒改元詔書。

Chí Nguyên năm thứ hai (1265), tháng bảy, sứ giả về, lại ưu ái viết chiếu hồi đáp, rồi tặng lịch cùng chiếu thứ báo đã cải nguyên (thay đổi niên hiệu).

9.三年十二月,光昺遣楊安養上表三通,其一進獻方物,其二免所索秀才工匠人,其三願請訥剌丁長為本國達魯花赤。四年九月,使還,答詔許之,仍賜光昺玉帶、金繒、藥餌、鞍轡等物。未幾,復下詔諭以六事:一,君長親朝;二,子弟入質;三,編民數;四,出軍役;五,輸納稅賦;六,仍置達魯花赤統治之。十一月,又詔諭光昺,以其國有回鶻商賈,欲訪以西域事,令發遣以來。是月,詔封皇子為雲南王,往鎮大理、鄯闡、交趾諸國。

Năm thứ ba (1266), tháng mười hai, Quang Bính sai Dương An Dưỡng dâng biểu gồm ba điều, điều một tiến cống phương vật, điều hai xin được miễn tìm tú tài thợ thuyền, điều ba mong mời Nột Lạt Đinh làm Đạt Hoa Lỗ Xích (daruγuči) nước ấy. Năm thứ tư (1267), sứ về, đáp chiếu chấp thuận, còn tặng Quang Bính đai ngọc, vàng lụa, thuốc thang, yên ngựa và dây cương. Không lâu sau, lại hạ chiếu lấy sáu điều dụ: 

1) Quân trưởng thân chầu
2) Tử đệ sang làm con tin
3) Biên dân số (tức nộp các sổ hộ khẩu từ các Châu trong nước sang Nguyên)
4) Ứng binh dịch
5) Chuyển nộp thuế khóa
6) Cho đặt Đạt Hoa Lỗ Xích (daruγuči) coi trị nước ấy

Tháng mười một, lại chiếu dụ Quang Bính, trong nước có thương nhân người Uyghur (Hồi Hột), muốn hỏi chúng chuyện ở Tây Vực, lệnh gửi chúng về nước. Tháng ấy, chiếu phong hoàng tử (tức con thứ chín Thoát Hoan (Toγan) làm Trấn Nam Vương, đến chấn định các nước Đại Lý, Thiện Xiển, Giao Chỉ.

10.五年九月,以忽籠海牙代訥剌丁為達魯花赤,張庭珍副之,復下詔徵商賈回鶻人。

Năm thứ năm (1268), tháng chín, sai Hốt Lung Hải Nha (Qurung Qaya) thay Nột Lạt Đinh làm Đạt Hoa Lỗ Xích (daruγuči), Trương Đình Trân làm phó, lại xuống chiếu chiêu dụ thương nhân Hồi Hột.

11.六年十一月,光昺上書陳情,言:「商旅回鶻,一名伊溫,死已日久,一名婆婆,尋亦病死。又據忽籠海牙謂陛下須索巨象數頭。此獸軀體甚大,步行甚遲,不如上國之馬,伏候敕旨,於後貢之年當進獻也。」又具表納貢,別奉表謝賜西錦、幣帛、藥物。

Năm thứ sáu (1269), tháng mười một, Quang Bính dâng thư trần tình, rằng: "Thương nhân Hồi Hột, một người tên Y Ôn đã chết từ lâu, một người tên Bà Bà lúc tìm được thì cũng bệnh chết. Lại theo như lời Hốt Lung Hải Nha (Qurung Qya) nói thì bệ hạ muốn tìm voi lớn vài con. Loài thú ấy thân thể to lớn lắm, đi bộ rất chậm, không như ngựa của thượng quốc, xin cúi nhận chiếu lệnh, đợi đến năm sau sẽ dân cống vật." Rồi dâng biểu nạp cống, riêng phụng biểu tạ (bệ hạ) tặng gấm Tây, tiền lụa và dược phẩm.

12.七年十一月,中書省移牒光昺,言其受詔不拜,待使介不以王人之禮,遂引春秋之義以責之,且令以所索之象與歲貢偕來,又前所貢藥物品味未佳,所徵回鶻輩,託辭欺誑,自今已往,其審察之。

Năm thứ bảy (1270), tháng mười một, Trung Thư Tỉnh gửi điệp văn cho Quang Bính, nói hắn nhận chíu không lạy, tiếp phó sứ không dùng lễ dành cho bậc vương nhân, rồi dẫn phép tắc trong kinh Xuân Thu ra trách hắn, hơn nữa lệnh cho (hắn) đem voi và các đồ tuế cống tìm được gửi sang một thể. Lại vì phẩm vật dược thảo vị chưa tốt, việc triệu vời bọn Hồi Hột dám thoái thác gian dối, cho nên từ nay về sau, hắn phải xem xét những việc ấy.

13.八年十二月,光昺復書言:「本國欽奉天朝,已封王爵,豈非王人乎?天朝奉使復稱:王人與之均禮,恐辱朝廷。況本國前奉詔旨,令依舊俗,凡受詔令,奉安于正殿而退避別室,此本國舊典禮也。來諭索象,前恐忤旨,故依違未敢直對,實緣象奴不忍去家,難於差發。又諭索儒、醫、工匠,而陪臣黎仲佗等陛見之日,咫尺威光,不聞詔諭,況中統四年已蒙原宥,今復諭及,豈勝驚愕,惟閤下其念之。」

Năm thứ tám (1271), tháng mười hai, Quang Bính phục thư trả lời rằng: "Bổn quốc thờ phụng thiên triều, đã được phong tước vương, há không phải là bậc vương nhân sao? Phụng sứ thiên triều lại nói: "Bậc Vương nhân cùng sứ giả phải ngang lễ", sợ như vậy làm nhục thiên triều. Hơn nữa bổn quốc trước nhận được chiếu chỉ, sai cứ theo tục cũ (trong nước), mà phàm nhận chiếu chỉ thì đặt nơi chánh điện rồi lui ra gian phòng khác, đấy là điển lễ cũ của bổn quốc. Sứ đến dụ tìm voi, trước vì sợ làm trái chiếu chỉ nên chưa dám tâu thẳng, nay thật vì tên nài voi không chịu rời khỏi nhà nên khó mà tiến cống phục dịch (1). Lại dụ cho tìm nhà Nho, thầy thuốc, thợ thuyện, thì bọn bồi thần Lê Trung Đà trong ngày diện kiến bệ hạ, ở gần trong gang tất mà còn không nghe thấy chiếu dụ, huống chi từ năm Trung Thống thứ tư đã được bao dung ân xá, nay chỉ dụ lại đến, không khỏi quá đỗi sửng sốt, chỉ mong các hạ xem xét việc này."

(1) Nguyên văn dùng chữ 差發 (sai phát)đây  là một từ mới chỉ xuất hiện từ đời Nguyên trở đi, để chỉ sưu thuế, thuế khóa, như Bành Đại Nhã (彭大雅) người Nam Tống đi sứ Mông Cổ có ghi lại trong quyển Hắc Thát Sự Lược (黑韃事略) rằng: "Sưu thuế của họ gọi là sai phát" (其賦斂謂之差發。). Ở đây xin dịch là "tiến cống phục dịch" cho hợp với văn cảnh.

14.九年,以葉式捏為安南達魯花赤,李元副之。

Năm thứ chín (1272), sai  Diệc Thức Niết (Yäšinä) làm An Nam Đạt Hoa Lỗ Xích (daruγuči), Lý Nguyên làm phó.

15.十年正月,葉式捏卒,命李元代式捏,以合撒兒海牙副之。中書省復牒光昺言:
  比歲奉使還者言,王每受天子詔令,但拱立不拜,與使者相見或燕席,位加於使者之上。今覽來書,自謂旣受王爵豈非王人乎?考之春秋敍王人於諸侯之上,釋例云:王人蓋下士也。夫五等邦君,外臣之貴者也。下士,內臣之微者也。以微者而加貴者之上,蓋以王命為重也。後世列王為爵,諸侯之尤貴者,顧豈有以王爵為人者乎?王寧不知而為是言耶,抑辭令之臣誤為此言耶?至於天子之詔,人臣當拜受,此古今之通義不容有異者也。乃云前奉詔旨,並依舊俗,本國遵奉而行,凡受詔令,奉安於正殿而退避別室,此舊典禮也。讀之至此,實頓驚訝。王之為此言,其能自安於心乎?前詔旨所言,蓋謂天壤之間不啻萬國,國各有俗,驟使變革,有所不便,故聽用本俗,豈以不拜天子之詔而為禮俗也哉?且王之敎令行於國中,臣子有受而不拜者,則王以為何如?君子貴於改過,緬想高明,其亮察之。

Năm thứ mười (1273), tháng giêng, Diệc Thức Niết  mất, mệnh Lý Nguyên thay Yäšinä, lấy  Hợp Sát Nhi Hải Nha (Qasar-Qaya) làm phó. Trung Thư Tỉnh gửi điệp văn cho Quang Bính nói rằng: 
"Năm rồi người phụng chỉ đi sứ quay về nói rằng Vương mỗi khi nhận chiếu lệnh của thiên tử chỉ chắp tay mà không lạy. Lúc gặp mặt sứ giả hay lúc đặt yến tiệc thì ngồi ở chỗ cao hơn sứ. Nay xem thư gửi đến thì tự cho mình đã nhận tước vương há không phải bậc vương nhân hay sao? Khảo xét sách Xuân Thu thì bậc vương nhân ở trên chư hầu, sách Trạch Liệt (1) thì nói vương nhân tức là hạ sĩ. Trong năm đẳng thì quốc quân một nước chư hầu là bậc tôn quý giữa ngoại thần. Hạ sĩ lại là bậc thấp kém giữa nội thần. Đặt kẻ thấp kém ở trên bậc tôn quý, là đế lấy vương mệnh làm trọng. Hậu thế liệt bậc vương vào hàng tước vị, đó là cái tôn quý nhất của chư hầu vậy, thế nhưng có lẽ nào lại xem vương tước là người chứ? Vương chẳng lẽ không biết điều này sao mà nói vậy, hay là do thư lại làm việc soạn thảo văn thư đã viết sai những lời ấy? Đến như chiếu thư của thiên tử, hạ thần lúc nhận phải lạy, đấy là nghi lễ tự cổ chí kim, không thể có sai biệt, thế mà lại nói khi nhận được chiếu chỉ trước, "tất cả đều theo lệ cũ, bổn quốc theo đó mà làm, phàm nhận chiếu chỉ thì đặt yên nơi chánh điện rồi lui ra gian phòng khác, đấy là điển lễ cũ vậy." (Khu Mật Viện nhà Nguyên trích dẫn thư nhà Trần gửi năm ngoái ở đây). Đọc đến đây, thực chợt rất kinh ngạc. Vương dùng lời ấy nói mà cảm thấy an ổn trong lòng sao? Lời chiếu chỉ trước ý muốn nói giữa trời đất không chỉ có vạn nước, mỗi nước đều có tục riêng, bỗng nhiên khiến họ thay đổi, có chỗ không tiện, cho nên thuận cho họ dùng tục riêng nước mình, chẳng nhẽ lại lấy việc nhận chiếu thư của thiên tử mà không bái làm lễ tục sao? Hơn nữa chiếu lệnh của vương được thực hiện trong nước, bề tối có nhận mà không bái, thì vương cảm thấy như thế nào? Bậc quân tử thực ở chỗ có sai liền sửa, thiết nghĩ vương là người cao minh, hãy xét kỹ việc này."

16.十一年,光昺遣童子冶、黎文隱來貢。

Năm thứ mười một (1274), Quang Bính sai Đồng Tử Trị và Lê Văn Ẩn đến cống.

17.十二年正月,光昺上表請罷本國達魯花赤,其文曰:
  微臣僻在海隅,得霑聖化與函生,驩忭鼓舞。乞念臣自降附上國,十有餘年,雖奉三年一貢,然迭遣使臣,疲於往來,未嘗一日休息。至天朝所遣達魯花赤,辱臨臣境,安能空回,況其行人,動有所恃,凌轢小國。雖天子與日月並明,安能照及覆盆。且達魯花赤可施於邊蠻小醜,豈有臣旣席王封為一方藩屏,而反立達魯花赤以監臨之,寧不見笑於諸侯之國乎?與其畏監臨而修貢,孰若中心悅服而修貢哉!臣恭遇天朝建儲、册后,大恩霶霈,施及四海,輒敢哀鳴,伏望聖慈特賜矜恤。今後二次發遣綱貢,一詣鄯闡奉納,一詣中原拜獻。凡天朝所遣官,乞易為引進使,庶免達魯花赤之弊,不但微臣之幸,實一國蒼生之幸也。

Năm thứ mười hai, Quang Bính dâng biểu xin bãi chức Đạt Lỗ Hoa Xích, văn tự nói rằng: 
"Vi thần ở tại góc biển, được thấm nhuần giáo hóa của thánh triều cùng chúng sinh, vui mừng khôn xiết (1). Xin nghĩ cho thần tự lúc hàng phục thượng quốc đã hơn mười năm, tuy phụng mệnh ba năm tuế cống một lần, nhưng luân phiên sái sứ giả, mệt vì đi lại, chưa từng một ngày đươc nghỉ ngơi. Đến như Đạt Hoa Lỗ Xích mà thiên triều sai đến, nhọc công đến nước thần, sao lại có thể về không, hơn nữa tùy tùng của y, hành vi có hơi ỷ thế chèn ép nước nhỏ. Tuy thiên tử sáng như nhật nguyệt, sao có thể chiếu đến nơi chậu úp. Lại nói Đạt Hoa Lỗ Xích nên đặt ở những nước nhỏ man rợ gần biên cảnh, sao lại gồm có thần là người đã được phong vương làm một phên dậu một phương nữa, trái lại còn đặt Đạt Hoa Xích Lỗ để giám sát nước thần, há không bị các nước chư hầu cười hay sao? Sợ bị giám sát mà cống nạp, sao bằng trong lòng vui phục mà tiến công! Thần cung kính được thiên triều lập làm thái tử, sắc phong hoàng hậu (3), ân lớn mênh mông,trải khắp bốn biển (4), đâu dám kêu than, cúi mong bệ hạ nhân từ ban ân thương xót. Từ nay trở đi hai lần phát sứ cống nạp, một đến Thiện Xiển dâng nộp, một đến Trung Nguyên bái dâng. Phàm quan sứ mà thiên triều phái đến, xin đổi thánh sứ giả dẫn đường, may thay có thể bỏ được cái tệ của Đạt Hoa Lỗ Xích, không chỉ là cái may của vi thần, mà thực là cái may của thần dân một nước."

(1) Nguyên văn là thành ngữ hoan biện cổ vũ 驩忭鼓舞, nghĩa đen là hoan hĩ đánh trống

(2) Nguyên sử dùng chữ "cung" 
, nghĩa là cung kính hoặc cung chúc, Nguyên Sử Thập Nhị Tứ Sử Toàn Dịch dịch là "may", nay chọn nghĩa cung kính (Cám ơn anh Trần Quang Đức).

(3) Nguyên văn ghi là "sắc hậu", theo cách dịch của Nguyên Sử Thập Nhị Tứ Sử Toàn Dịch là hoàng hậu, bản dịch trên duguoxue cũng ghi là phong hoàn hậu, nên người dịch viết như vậy.

(4) Cám ơn anh Trần Quang Đức đã chỉ cách dịch chữ 
, người dịch dịch là trải

18.二月,復降詔,以所貢之物無補於用,諭以六事,且遣合撒兒海牙充達魯花赤,仍令子弟入侍。十三年二月,光昺遣黎克復、文粹入貢,以所奏就鄯闡輸納貢物,事屬不敬,上表謝罪,幷乞免六事。

Tháng hai, lại giáng chiếu nói vì đồ đã cống đều vô bổ, dụ lại sáu việc, lại sai Qasar Qaya làm Đạt Hoa Lỗ Xích (daruγuči), vẫn mệnh cho con em nước ấy vào chầu. Năm thứ mười ba (1276), tháng hai, Quang Bính sai Lê Khắc Phục, Văn Túy vào cống, vì việc nhận tấu nói chuyển cống vật đến Thiện Xiển mà phụng sự bất kinh, dâng biểu tạ tội, song vẫn xin khất sau việc (kể trên).

19.十四年,光昺卒,國人立其世子日烜,遣中侍大夫周仲彥、中亮大夫吳德卲來朝。


Năm thứ mười bốn (1277), Quang Bính chết (Trần Thái Tông) (1), người trong nước lập thế tử Nhật Huyền, sai Trung Thư Đại Phu Chu Trọng Ngạn, Trung Lượng Đại Phu Ngô Đức Thiệu đến cống.

(1) Nguyên Sử chép nhầm ở đây, vua Trần Thái Tông phải là Trần Nhật Cảnh (陳日煚). Quang Bính tc là Trn Thánh Tông.

20.十五年八月,遣禮部尚書柴椿、會同館使哈剌脫因、工部郞中李克忠、工部員外郞董端,同黎克復等持詔往諭日烜入朝受命。初,使傳之通也,止由鄯闡、黎化往來,帝命柴椿自江陵直抵邕州,以達交趾。閏十一月,柴椿等至邕州永平寨,日烜遣人進書,謂:「今聞國公辱臨敝境,邊民無不駭愕,不知何國人使而至於斯,乞回軍舊路以進。」椿回牒云:「禮部尚書等官奉上命與本國黎克復等由江陵抵邕州入安南,所有導護軍兵,合乘驛馬,宜來界首遠迓。」日烜差御史中贊兼知審刑院事杜國計先至,其太尉率百官自富(梁)〔良〕江岸奉迎入館。十二月二日,日烜就館見使者。四日,日烜拜讀詔書。椿等傳旨曰:「汝國內附二十餘年,向者六事猶未見從。汝若弗朝,則修爾城,整爾軍,以待我師。」又云:「汝父受命為王,汝不請命而自立,今復不朝,異日朝廷加罪,將何以逃其責。請熟慮之。」日烜仍舊例設宴于廊下,椿等弗就宴。旣歸館,日烜遣范明字致書謝罪,改宴于集賢殿。日烜言:「先君棄世,予初嗣位。天使之來,開諭詔書,使予喜懼交戰于胸中。竊聞宋主幼小,天子憐之,尚封公爵,於小國亦必加憐。昔諭六事,已蒙赦免。若親朝之禮,予生長深宮,不習乘騎,不諳風土,恐死於道路。子弟太尉以下亦皆然。天使回,謹上表達誠,兼獻異物。」椿曰:「宋主年未十歲,亦生長深宮,如何亦至京師?但詔旨之外,不敢聞命。且我四人實來召汝,非取物也。」椿等還,日烜遣范明字、鄭國瓚、中贊杜國計奉表陳情,言:「孤臣稟氣軟弱,恐道路艱難,徒暴白骨,致陛下哀傷而無益天朝之萬一。伏望陛下憐小國之遼遠,令臣得與鰥寡孤獨保其性命,以終事陛下。此孤臣之至幸,小國生靈之大福也。」兼貢方物及二馴象。

Năm thứ mười lăm (1278), tháng tám, sai Lễ Bộ Thượng Thư Sài Thung, Hội Đồng Quán Sứ Cáp Lạt Thoát Nhân (Qara Toyin), Công Bộ Lang Trung Lý Khắc Trung, Công Bộ Viên Ngoại Lang Đổng Đoan cùng bọn Lê Khắc Phục cầm chiếu thư đến dụ Nhật Huyền (1) vào chầu chịu mệnh. Ban đầu, việc thông sứ chỉ theo đường Thiện Xiển, Lê Hóa qua lại, nay vua mệnh Sài Thung từ Giang Lăng đi thẳng tới Ung Châu để đến Giao Chỉ. Tháng mười một nhuận, bọn Sài Thung đến trại Vĩnh Bình thuộc Ung Châu, Nhật Huyền sai người tiến thư, nói: “Nay nghe quốc công đến biên giới nước tôi, biên dân không ai không kinh sợ, không biết sứ giả nước nào mà đến lối ấy, xin đem quân quay về đường cũ mà đi.” Thung hồi thư đáp: “Các quan Lễ Bộ Thượng Thư phụng mệnh thánh thượng cùng bọn Lê Khắc Phục nước ngươi theo Giang Lăng đến Ung Châu tiến vào An Nam, tất cả quân binh dẫn đường hộ vệ đều nên cưỡi ngựa dịch trạm lên biên giới tiếp đón.” Nhật Huyên sai Ngự sử Trung Trung Tán kiêm Tri Thẩm Hình Viện sự Đỗ Quốc Kế đến trướcThái Úy của y lĩnh bách quan từ bờ sông Hồng đến đón (sứ đoàn) vào quán. Ngày hai tháng mười hai, Nhật Huyền đến quán gặp sứ giả. Tháng tư, Nhật Huyền bái nhận chiếu thư. Bọn Thung đọc chỉ: “Nước ngươi nội phụ đã hơn hai mươi năm, sáu việc trước kia chưa thấy theo. Ngươi nếu không chịu vào chầu, thì lo sửa sang thành trì, chỉnh đốn quân binh, để đợi quân ta.” Lại nói: “Cha ngươi nhận mệnh làm vương, ngươi không xin mệnh mà tự lập, nay lại không vào chầu, ngày kia triều đỉnh hỏi tội, lấy gì trốn cái tội ấy đây? Mong hãy nghĩ kỹ điều này.” Nhật Huyền vẫn theo lệ cũ đặt tiệc dưới hiên, bọn Thung không chịu dự tiệc. Lúc về quán, Nhật Huyền sai Phạm Minh Tự gửi thư ta tội, đổi đãi tiệc ở điện Tập Huyền, Nhật Huyền nói: “Tiên quân qua đời, ta vừa nối ngôi, thiên sứ đến mở dụ chiếu thư làm ta vừa mừng vừa sợ trong lòng. Trộm nghe vua Tống còn nhỏ, thiên tử thương xót, còn phong tước công, với nước nhỏ ắt cũng phải thương xót hơn. Trước dụ sáu việc, đã được miễn tha. Còn việc thân đến chầu thì ta sinh trưởng trong thâm cung, không luyện tập cưỡi ngựa, không quen phong thổ, sợ chết trên đường, Con em từ thái úy trở xuống đều cho thế là đúng. Thiên sứ về, kính dâng biểu bày tỏ, dâng thêm vật lạ.” Thung đáp: “Vua Tống chưa đến mười tuổi, cũng sinh trưởng ở thâm cung, sao cũng đến được kinh sư? Ngoài chiếu chỉ vua ban ra, không dám nghe theo mệnh gì khác. Hơn nữa bốn người chúng ta đến mời ông vào chầu, chứ đâu phải để lấy vật lạ.” Bọn Thung về rồi,  Nhật Huyên sai Phạm Minh Tự, Trung tán Đỗ Quốc Kế dâng biểu trần tình rằng: “Cô thần sức lực yếu ớt, sợ rằng đường đi gian nan, chỉ lộ xương trắng, chỉ khiến cho bệ hạ thương xót mà không ích gì cho thiên triều. Kính mong bệ hạ thương xót tiểu quốc nơi xa xôi, cho thần được cùng những kẻ côi cút yếu ớt (2) bảo toàn tính mạng, để được thờ phụng bệ hạ suốt đời. Đó là cái may của cô thần, là đại phúc cho vong linh tiểu quốc.” Rồi cống phương vật và hai con voi.

(1) Nguyên sử chỗ này lại chép nhầm, như đã nói, vua mới băng là Trần Thái Tông, tức Trần Nhật Cảnh theo cách gọi của người Nguyên, vua tiếp sứ triều Nguyên kỳ này là vua Trần Thánh Tông, tức Quang Bính, chứ không phải Trần Nhân Tông, tức Nhật Huyền. Từ chỗ này trở xuống xin chữa lại hết thành Quang Bính.

(2) Nguyên văn là "quan quả cô độc (
鰥寡孤獨)", ý chỉ những người quá yếu ớt và cô độc, không còn thân thuộc, không nơi nương tựa.

Như: 孟子·梁惠王下》:老而無妻曰鰥,老而無夫曰寡,老而無子曰獨,幼而無父 曰孤;此四者,天下之窮民而無告者。

Mạnh Tử, Lương Huệ Vương hạ: già mà không vợ gọi là "quan", già mà không chồng gọi là "quả", già mà không con gọi là "độc", nhỏ mà không cha là gọi "cô". Đó là bốn hạng người cùng khổ nhất trong thiên hạ mà không biết cậy vào đâu.

21.十六年三月,椿等先達京師,留鄭國瓚待於邕州。樞密院奏:「以日烜不朝,但遣使臣報命,飾辭托故,延引歲時,巧佞雖多,終違詔旨,可進兵境上,遣官問罪。」帝不從,命來使入覲。十一月,留其使鄭國瓚于會同館。復遣柴椿等四人與杜國計持詔再諭日烜來朝,「若果不能自覲,則積金以代其身,兩珠以代其目,副以賢士、方技、子女、工匠各二,以代其土民。不然,修爾城池,以待其審處焉。」
Tháng ba năm thứ mười sáu (1279), bọn Thung đến kinh sư trước, giữ Trịnh Quốc Toàn lại đợi ở Ung Châu. Khu Mật Viện tâu rằng: "Vì Nhật Huyền không đến chầu, nhưng sai sứ giả báo mệnh, giả bộ thoái thác, kéo dài thời gian, xảo nịnh tuy nhiều nhưng rốt cục làm trái lại chiếu chỉ, có thể tiến binh vào cõi ấy, sai quan hỏi tội." Vua không nghe theo, mệnh sứ giả đến chầu. Tháng mười một, giữ sứ giả y Trịnh Quốc Toàn ở Hội Đồng Quán, lại sai bọn Sài Xuân bốn người cùng Đỗ Quốc Kế cầm chiếu đến dụ Nhật Huyền vào chầu lần nữa, "Nếu quả không thể tự đến chầu, thì đúc vàng để thay thân mình, hai viên ngọc để thay mắt mình, kế đến lấy hiền sĩ, thầy thuốc, con gái, thợ thủ công mỗi loại hai người để thay dân chúng trong nước, còn nếu không thì liệu mà lo tu sửa thành trì, để đợi xét xử."

22.十八年十月,立安南宣慰司,以卜顏鐵木兒為參知政事、行宣慰使都元帥,別設僚佐有差。是月,詔以光昺旣歿,其子日烜不請命而自立,遣使往召,又以疾為辭,止令其叔遺愛入覲,故立遺愛代為安南國王。

Tháng mười năm thứ mười tám (1281) , lập An Nam Tuyên Úy Tư, sai Bốc Nhan Thiết Mộc Nhi (Buyan Temür) làm Tham Tri Chính Sự, Hành Úy Sứ Đô Nguyên Sứ, lập riêng quan lại giúp việc các cấp. Tháng đó, chiếu vì Quang Bính đã chết, con y là Nhật Huyền không xin mệnh mà tự lập, sai sứ đến vời, lại lấy cớ bị bệnh mà thoái thác, chỉ mệnh cho chú hắn Di Ái đến chầu, vậy nên lập Di Ái thay làm Quốc Vương An Nam.

23.
二十年七月,日烜致書于平章阿里海牙,請還所留來使,帝即遣還國。是時,阿里海牙為荊湖占城行省平章政事,帝欲交趾助兵糧以討占城,令以己意諭之。行省遣 鄂州達魯花赤趙翥以書諭日烜。十月,朝廷復遣陶秉直持璽書往諭之。十一月,趙翥抵安南。日烜尋遣中亮大夫丁克紹、中大夫阮道學等持方物從翥入覲,又遣中奉 大夫范至清、朝請郎杜抱直等赴省計事,且致書于平章,言:
添軍一件:占城服事小國日久,老父惟務以德懷之,迨于孤子之身,亦繼承父志;自老父歸順天朝,三十年于茲,干戈示不復用,軍卒毀為民丁,一資天朝貢獻,一 示心無二圖,幸閤下矜察。助糧一件:小國地勢瀕海,五穀所產不多,一自大軍去後百姓流亡,加以水旱,朝飽暮饑,食不暇給;然閤下之命,所不敢違,擬於欽州 界上永安州地所,俟候輸納。續諭孤子親身赴闕,面奉聖訓。老父在時,天朝矜憫,置之度外;今老父亡歿,孤子居憂,感病至今,尚未復常,況孤子生長遐陬,不 耐寒暑,不習水土,艱難道塗,徒暴白骨。以小國陪臣往來,尚為沴氣所侵,或十之五六,或死者過半,閤下亦已素知。惟望曲為愛護,敷奏天朝,庶知孤子宗族官 吏一一畏死貪生之意。豈但孤子受賜,抑一國生靈賴以安全,共祝閤下享此長久自天之大福也。
Năm thứ hai mươi (1283), tháng bảy, Nhật Huyền gửi thư cho Bình Chương A Lý Hải Nha (Arïq Qaya), xin trả lại sứ giả đã lưu lại, vua liền cho sứ về nước. Lúc này, A Lý Hải Nha (Arïq Qaya) làm Kinh Hồ Chiêm Thành Hành Tỉnh Bình Chương Chính Sự, vua muốn Giao Chỉ giúp binh lương để đánh Chiêm Thành, lệnh lấy mình dụ An Nam. Hành tỉnh sai Đạt Lỗ Hoa Xích Châu Ngạc Châu là Triệu Chử viết thư dụ Nhật Huyền. Tháng mười, triều đình lại sai Đào Bỉnh Trực cầm ấn đưa thư đến dụ y. Tháng mười một, Triệu Chử đến An Nam. Nhật Huyền lại sai Trung Lượng Đại Phu là Đinh Khắc Thiệu, Trung Đại Phu là Đinh Khắc Hộc đem phương vật theo Chứ vào cung gặp vua, lại sai Trung Phụng Đại Phu là Phạm Chí Thanh, Triều Thỉnh Lang Đỗ Bảo Trực đến Trung Thư Tỉnh bàn việc, rồi đưa thư cho Bình Chương, nói:
"Về việc thêm quân:  Chiêm Thành thờ phụng tiểu quốc đã lâu, cha tôi chỉ lấy đức che chở nó, đến cô nhi tôi (nguyên văn là "cô tử”) nối chi cha; từ lúc cha tôi quy thuận thiên triều, đến nay đã ba mươi năm, gươm giáo không còn dùng đến nữa, quân sĩ cho về làm dân đinh, một lòng cống hiến thiên triều, một lòng biểu hiện trong tâm không có mưu đồ gì khác, xin các hạ thương mà xét cho. Về việc giúp lương, tiểu quốc địa thế ven biển, sản lượng ngũ cốc không nhiều, từ sau khi đại quân rút về trăm họ lưu vong, lại bị thêm lũ hạn, sớm no tối đói, lương thực không đủ dùng; nhưng các hạ đã mệnh, không dám trái, định ở Vĩnh An Châu trên địa giới Khâm Châu, xin đợi giao nạp. Liên tục dụ cô nhi tôi đến kinh thành, đến trước mặt mà nghe thánh huấn. Lúc cha tôi còn sống, thiên triều thương xót, đối với việc này không để tâm, nay cha tôi đã mất, cô nhi tôi chịu tang, mắc bệnh đến nay, vẫn chưa hồi phục, hơn nữa cô nhi tôi sinh trưởng ở nơi xa xăm, không chịu được nóng lạnh, không quen thủy thổ, đường đi gian nan,
24.二十一年三月,陶秉直使還,日烜復上表陳情,又致書于荊湖占城行省,大意與前書略同。又以瓊州安撫使陳仲達聽鄭天祐言「交趾通謀占城,遣兵二萬及船五百以 為應援」,又致書行省,其略曰:「占城乃小國內屬,大軍致討,所當哀籲,然未嘗敢出一言,蓋天時人事小國亦知之矣。今占城遂為叛逆,執迷不復,是所謂不能 知天知人者也。知天知人,而反與不能知天知人者同謀,雖三尺兒童亦知其弗與,況小國乎?幸貴省裁之。」八月,日烜弟昭德王陳璨致書於荊湖占城行省,自願納 款歸降。十一月,行省右丞唆都言:「交趾與占臘、占城、雲南、暹、緬諸國接壤,可即其地立省;及於越里、潮州、毗蘭三道屯軍鎮戍,因其糧餉以給士卒,庶免 海道轉輸之勞。」
Năm thứ hai mươi mốt (1284), tháng ba, Đào Bỉnh Trực đi sứ về, Nhật Huyền lại dâng biểu trần tình, lại sai đưa thư đến Kính Hồ Chiêm Thành Hành Tỉnh, đại ý khá giống với thư trước, lại vì Huỳnh Châu An Phủ Sứ Trần Trọng Đạt nghe Trịnh Thiên nói: "Giao Chỉ thông mưu với Chiêm Thành, sai hai vạn quân cùng năm trăm thuyền làm ứng viện." Lại đưa thư đến Hành Tỉnh, sơ lược nói: "Chiêm Thành nội thuộc tiểu quốc, đại quân đến đánh, tiểu quốc đương vì nó kêu thương, song chưa từng dám nói một lời, vì chuyện thiên thời nhân sự tiểu quốc cũng biết đó vậy. Nay Chiêm Thành lại là phản nghịch, chấp mê không phục, đó chính là không biết trời biết người. Biết trời biết người mà lại cùng kẻ không biết trời biết người đồng mưu thì con nít cao ba thước cũng biết là không nên dự vào, huống chi tiểu quốc. Xin quý Tỉnh xem xét cho." Tháng tám, em Nhật Huyền Chiêu Đức Vương Trần Xán đưa thư cho Kính Hồ Chiêm Thành Hành Tỉnh, tự nguyện nạp khoản quy hàng. Tháng mười một, Hành Tỉnh Hữu Thừa Toa Đô nói: "Giao Chỉ liền đất với các nước Chiêm Lạp (Chân Lạp tức Khmer), Chiêm Thành, Vân Nam, Xiêm, Miến, có thể lập tỉnh ngay trên đất ấy và đóng quân trấn giữ ở ba đạo Việt Lí, Trì Châu, Tỳ Lan, lấy lương hướng ở đấy cấp cho quân lính, tránh được việc khó nhọc chuyển vận bằng đường biển."




Bản đồ cuộc xâm lược lần hai của quân Nguyên (chú ý nhà Trần phải đối phó với thế gộng kiềm từ Bắc và Nam) (nguồn wiki tiếng Việt)

25.二十二年三月,荊湖占城行省言:「鎮南王昨奉旨統軍征占城,遣左丞唐兀馳驛赴占城,約右丞唆都將兵會合。又遣理問官曲烈、宣使塔海撒里同安南國使阮道學等,持行省公文,責日烜運糧送至占城助軍;鎮南王路經近境,令其就見。」 比官軍至衡山縣,聞日烜從兄興道王陳峻提兵界上。既而曲烈及塔海撒里引安南中亮大夫陳德鈞、朝散郎陳嗣宗以日烜書至,言其國至占城水陸非便,願隨力奉獻軍糧。及官軍至永州,日烜移牒邕州,言:「貢期擬取十月,請前塗預備丁力,若鎮南王下車之日,希文垂報。」行省命萬戶趙修己以己意復書,復移公文,令開路備糧、親迎鎮南王。

Năm thứ hai mươi hai (1285), tháng ba, Kinh Hồ Chiêm Thành Hành Tỉnh nói: "Trấn Nam Vương ngày trước nhận chỉ đem quân đánh Chiêm Thành, sai Tả Thừa Đường Ngột Đải (Tangutai) đi nhanh đến Chiêm Thành, ước hẹn cùng Hữu Thừa Toa Đô hội họp binh tướng. Lại sai Lí Vân Quan là Khúc Liệt (Qulai), Tuyên Sứ Tháp Hải Tản Lí (Taqai Sariq) cùng bọn sứ giả An Nam Nguyễn Đạo Học cầm thư của Hành Tỉnh yêu cầu Nhật Huyền phải vận lương đến Chiêm Thành giúp quân; Trấn Nam Vương đi đến gần biên giới, thì lệnh cho Nhật Huyền ra gặp. " Kịp khi quan quân đến huyện Hằng Sơn, nghe nói Nhật Huyền cùng anh là Hưng Đạo Vương Trần Tuấn đốc binh án ngự ở biên giới. Không lâu sau bọn Khúc Liệt và Tháp Hải Tản Lí dẫn An Nam Trung Lượng Đại Phu Trần Đức Quân, Triều Tán Lang Trần Tự Tông cầm thư của Nhật Huyền đến, nói rằng nước ấy đến Chiêm Thành thủy bộ không tiện, nguyện tùy sức hiến dâng quân lương. Lúc quan quân đến Vĩnh Châu, Nhật Huyền gửi thư đến Ung Châu, nói rằng: "Ngày hẹn đến lấy tháng mười, xin chuẩn bị đinh phu trên đường trước, ngày Trấn Nam Vương xuống xe, mong là có thư đến báo." Hành tỉnh sai Vạn Hộ Triệu Tu Kỷ lấy ý cũ đáp thư, rồi lại đưa công văn đến, mệnh cho mở đường chuẩn bị lương thực, thân đón Trấn Nam Vương.

Lời bình: Việc truy tìm xác định tương đối tổng số quân lực của quân Nguyên trong lần dụng binh đánh An Nam lần này rất quan trọn, nhưng tiếc thay Nguyên Sử không cho ta biết rõ tổng số quân theo Trấn Nam Vương và Bình Chương A Lý Hải Nha (Arïq Qaya) là bao nhiêu.

Hiện sách Tân Nguyên Sử (新元史), soạn cuối đời Thanh đầu đời Dân quốc bởi Kha Thiệu Văn (柯劭忞), quyn 160, phn truyn v A Lý Hi Nha (Arïq Qaya) còn lưu mi mđon có liên quan:

二十一年,敕阿里海涯調漢軍七千、新附軍八千從鎮南王伐安南。阿里海涯自請至海濱,收集占城潰卒,再使南徵,且趣   其未行者。拜安南行中書省左丞相。會湖廣省臣奏請緩   師。世祖從之,詔阿里海涯返。

Năm thứ 21 (1284), sắc dụ cho Arïq Qaya điều 7000 quân Hán, 8000 quân Tân phụ theo Trấn Nam Vương đi chinh phạt An Nam. A Lý Hải Nha (Arïq Qaya) tự xin đến bờ biển thu tập lại tàn quân từ Chiêm Thành,  đặng lại sai đi đánh An Nam cùng những kẻ chưa đến. Trao cho (A Lý Hải Nha) chức An Nam Hành Trung Thư Tỉnh Tả Thừa. Lúc ấy Hồ Quảng Tỉnh thần dâng tấu xin hoãn binh, Thế Tổ đồng ý, nên chiếu A Lý Hải Nha (Arïq Qaya) quay về.

Nguyên Sử, Thế Tổ bản kỷ, quyển 13 cũng ghi nhận việc trên, kèm với chi tiết:

樞密院臣言:「唆都潰軍已令李恒收集,江淮、江西兩省潰軍,別遣使招諭,凡至者皆給之糧,舟楫損者修之,以俟阿裏海牙調用。」

Khu Mật Viện nói: "Đã mệnh cho Lý Hằng đi thu tập lại tàn quân của Sugetu (Toa Đô)  và sai sứ đi chiêu dụ tàn binh từ Giang Hoài, Giang Tây. Phàm kẻ nào đến đều được cấp lương, chèo thuyền hỏng đều được sửa chữa, để đợi cho A Lý Hải Nha (Arïq Qaya) điều dùng." 

Trước đó năm 1282, Toa Đô được lệnh đem thủy quân sang đánh Chiêm Thành:

Nguyên Sử, Toa Đô truyện, quyển 129:

十九年,率戰船千艘,出廣州,浮海伐占城。

Năm thứ 19 (1282), đem 1000 chiến thuyền ra khỏi Quảng Châu, đi biển đánh Chiêm Thành.

Nguyên Sử, Thế tổ Bản kỷ, quyển 12: 

十九年[...]六月[...]戊戌,以占城既服復叛,發淮、浙、福建、湖廣軍五千、海船百艘、戰船二百五十,命唆都為將討之。

Năm thứ 19, [...]tháng 6, mậu tuất, vì Chiêm Thành đã phục rồi lại phản, phát quân Giang Hoài, Triết Giang, Phúc Kiến, Hồ Quảng 5000 người, hải thuyền 100 chiếc, chiến thuyền 250 chiếc, mệnh Toa Đô làm tướng đánh nước ấy.

Nguyên Sử Ký Sự Bản Mạt, quyển 21 lại ghi là "
發淮、浙、福建、湖廣、軍五千海船百艘戰船二千五百" (Phát Giang, Triết, Phúc Kiến, Hồ Quảng quân 5000, hải thuyền 100 chiếc, chiến thuyền 2500 chiếc."). Đây rõ ràng là lỗi sao chép (scribal errors) của quyển sách này.

Một chi tiết khác đáng lưu ý là tháng 11, Trung Thư Tỉnh nhà Nguyên lại đề nghị đem các loại tội phạm sung vào việc chinh phạt Chiêm Thành, Nhật Bản và Miến.

Nguyên Sử, Thế Tổ Bản Kỷ, quyển 12:

十一月[...], 甲戌,中書省臣言:「天下重囚,除謀反大逆,殺祖父母、父母,妻殺夫,奴殺主,因奸殺夫,並正典刑外,餘犯死罪者,令充日本、占城、緬國軍。」從之。

Thang 11[...], giáp tuất, Trung Thư Tỉnh Thần nói: "Những kẻ phạm trọng tội trong thiên hạ, trừ bọn đại nghịch mưu phản, giết ông bà cha mẹ, vợ giết chồng, nô bộc giết chủ, vì gian dâm mà giết chồng, tất cả đều phải được xét xem có đúng tên tuổi hay không, trừ những kẻ chịu tội chết, bọn còn lại lệnh sung vào quân đi chinh phạt Nhật Bản, Chiêm Thành, Miến Điện", vua nghe theo.

Lời bình: Trong danh tác của Hà tiên sinh không thấy khảo cứu về số quân của nhà Nguyên. Nguyên Sử cũng không ghi gì rõ ràng về việc này. Việc ước tính quân số cho lần này rốt cuộc phải dựa vào phương pháp đếm số tướng Nguyên giữ chức Vạn hộ. "Vạn Hộ" tiếng Mông Cổ là tümen, nghĩa là 10,000. Tổng số quân cho mỗi tümen trước này đều được cho là 10,000.



Chức quan vạn hộ được baidu định nghĩa như sau:

https://baike.baidu.com/item/%E4%B8%87%E6%88%B7/6772997

官名。金初设置,为世袭军职。统领千户(猛安)、百户(谋克),隶属于都统。元代相沿,其军制设万户为万夫之长,隶属于中央枢密院;驻扎各路者,则分属于行省。设万户府以统领千户所:统兵七千以上称上万户府;五千以上称中万户府;三千以上称下万户府。诸路万户府各设达鲁花赤一员,万户一员。

Tên chức quan, thiết lập đầu đời Kim, là chức vụ quân đội, thống lĩnh thiên hộ (mãnh an), bách hộ (mưu khắc)(*), dưới sự tiết chế của đô thống. Đời Nguyên cũng bắt chước, quân chế đặt vạn hộ làm trưởng của vạn hộ phu, thuộc sự quản lý của Khu Mật Viện trung ương, đồn trú ở các lộ, phân thuộc hành tỉnh. Đặt vạn hộ phủ để thống lĩnh thiên hộ sở, chỉ huy trên 7000 quân gọi là thượng vạn hộ phủ, trên 5000 quân gọi là trung hộ phủ, trên 3000 quân gọi là hạ hộ phủ. Mỗi lộ vạn hộ phủ đặt một người Đạt Hoa Lỗ Xích.

Sử liệu gốc (primary source) cho ta thấy:

Nguyên Sử Binh Chế 1, quyển 98:

萬戶、千戶、百戶分上中下
Vạn hộ, thiên hộ, bách hộ phân thành thượng, trung, hạ.

Nguyên Sử Bách Quan 7, quyển 91:

上萬戶府,管軍七千之上。
中萬戶府,管軍五千之上。
下萬戶府,管軍三千之上。

Thượng vạn hộ phủ, quản trên 7000 quân
Trung vạn hộ phủ, quản trên 5000 quân
Hạ vạn hộ phủ, quản trên 3000 quân.

Nguyên Sử Bách Quan 7, quyển 91:

上千戶所,管軍七百之上。
中千戶所,管軍五百之上。
下千戶所,管軍三百之上。

Thượng thiên hộ sở, quản trên 700 quân
Trung thiên hộ sở, quản trên 500 quân
Hạ thiên hộ sở, quản trên 300 quân

Như vậy ta có thể thấy là thượng vạn hộ từ 7000-10,000, trung vạn hộ từ 5000-7000, hạ vạn hộ từ 3000-5000.

Một số ví dụ để cho thấy binh lực của thương vạn hộ và hạ vạn hộ là:

Nguyên Sử, Binh Chí 2, quyển 99 ghi rằng:


二十六年二月,命萬戶劉得祿以軍五千人,鎮守八番。

Năm (Chí Nguyên) thứ 26 (1289), tháng 2, mệnh Vạn hộ Lưu Đức Lục lấy 5000 quân trấn thủ Bát Phiên.

近以鎮守建康、太平保定萬戶府全翼軍馬七千二百一十二名,調屬湖廣省,乞分兩淮戍兵,於本省沿海鎮遏。

Gần đây, trấn thủ Kiến Khang, Thái Bình Bảo Định Vạn hộ phủ toàn quân mã có 7212 được điều đi Hồ Quảng Hành Tỉnh.

Vậy thì có bao nhiêu viên Vạn hộ trong lần 2. Điểm qua Nguyên Sử, đây là danh sách: Cánh quân Thoát Hoan và A Lý Hải Nha (Ariq Qaya): 
1) Triệu Tu Kỷ (趙修己) 
2) Lý Bang Hiến (李邦憲) 
3) Lưu Thế Anh (劉世英) 
4) Mangqudai 
5) Bolqadar (Bột La Hợp Đáp Nhi 孛羅哈荅兒) 
6) Nghê Nhuận (倪閏) (t tr Lưu Thôn, gn Vn Kiếp) 
7) Mã Vinh (馬榮) 
8) Lưu Khuê (劉圭)

Tất cả có 8 vạn hộ. Giả sử cả 8 vạn hộ đều là thượng vạn hộ thì ta có tổng số quân khoảng 80,000. Nếu tất cả đều là trung vạn hộ thì ta có số quân 56,000. Nếu tất cả đều là hạ vạn hộ thì ta có 30,000.

Xét quân số nhà Trần có đến 200,000, mà quân Nguyên khi mới vào thắng giòn giã, nên ta phải tin là quân Nguyên khó có thể thấp còn 21,000. Vậy thì ta có thể ước đoán quân số của quân Nguyên khoảng 56,000-80,000 quân.

Để tham khảo thêm, người dịch dẫn dụ 2 ví dụ về phương pháp ước tính quân số:

Some scholars have attempted to calculate a more exact figure for Hülegü's army: 15-17 tümens (units of theoretically 10,000 men), ca.150-170,000 Mongol and Turkish troops to which a slightly smaller number of local auxilliaries was eventually added, for a grand total of some 300,000 troops under Hülegü's command.

Một số học giả đã cố gắng tính toán một con số chính xác cho quân đội của Hülegü (Húc Liệt Ngột - 旭烈兀): 15-17 tümens (đơn vị trên lý thuyết 10,000 người), khoảng 150,000-170,000 quân Mông Cổ và Thổ. Một số quân trợ chiến nhỏ hơn được thêm vào, tổng cổng là khoảng 300,000 quân.


Trích từ Reuven Amitai-Preiss, Mongols and Mamluks (the Mamluk-Ilkhanid War, 1260-`1281), trang 15.

Một ví dụ khác cho cách tính này là bài viết về chiến dịch Liêu Đông giữa quân Minh và quân Mãn của học giả Ray Huang:

Also, after the battle, Nuharci handed out awards to 220 niru commanders. Since each niru contained 300 bodied men, 220 niru constituted a reservoir of 66,000 soldiers.

Cũng vậy, sau trận đánh, Nuharci ban thưởng cho 220 viên chỉ huy niru. Vì mỗi niru chứa khoảng 300 người, 220 niru có 66,000 binh sĩ.

Trích từ Ray Huang, The Liao-tung Campaign of 1619, Oriens Extremus, trang 33

26.及官軍至邕州,安南殿前范海崖領兵屯可蘭韋大助等處。至思明州,鎮南王復令移文與之。至祿州,復聞日烜調兵拒守丘溫、丘急嶺隘路,行省遂分軍兩道以進。日烜復遣其善忠大夫阮德輿、朝請郞阮文翰奉書與鎮南王,言:「不能親見末光,然中心欣幸。以往者欽蒙聖詔云別敕我軍不入爾境;今見邕州營站橋梁,往往相接,實深驚懼,幸昭仞忠誠,少加矜恤。」又以書抵平章政事,乞保護本國生靈,庶免逃竄之患。鎮南王命行省遣總把阿里持書與德輿同往諭日烜以興兵之故實為占城,非為安南也。至急保縣地,安南管軍官阮盝屯兵七源州,又村李縣短萬劫等處,俱有興道王兵,阿里不能進。行省再命倪閏往覘虛實,斟酌調軍,然不得殺掠其民。

Lúc quan quân đến Ung Châu, An Nam Điện Tiền Phạm Hải Nhai lĩnh binh đóng ở các xứ Khả Lan Vi và Đại Trợ. Đến Châu Tư Minh, Trấn Nam Vương phục mệnh đưa thư cho chúng. Đến Lục Châu, lại nghe thấy Nhật Huyền điều binh trấn thủ các đường vào ải Khâu Ôn, Khâu Cấp, Hành Tỉnh (tức Arïq Qaya) bèn phân quân làm hai đạo mà tiến.(1) Nhật Huyền phục mệnh cho Thiện Trung Đại Phu là Nguyễn Đức Dư mang thư đến cho Trấn Nam Vương, nói: " Không thể tận mắt trông thấy cái hào quang của ngài, nhưng trong lòng lấy làm hoan hĩ. Nhân vì ngày trước có nhận được thánh chiếu nói rằng: "Sắc riêng cho quân ta không phạm vào nước ngươi", mà nay thì thấy ở Ung Châu doanh trạm cầu đường nối nhau san sát, trong lòng thật lấy làm kinh sợ, mong hãy xét rõ lòng trung thành, nếu có gì thiếu sót xin lượng thứ cho.", lại đưa thư cho Bình Chương Chính Sự (Arïq Qaya), xin bảo toàn sinh linh nước ấy. Trấn Nam Vương mệnh cho Hành Tỉnh (Arïq Qaya) sai Tổng Bả A Lý (Ali) đem thư cùng Đức Dư đến dụ Nhật Huyền, rằng sở dĩ hưng binh là để phạt Chiêm Thành, chứ không phải An Nam. Đến địa phận huyện Cấp Bảo, An Nam Quản Quân Quan là Nguyễn Nộn đóng binh ở Thất Nguyên Châu. ngoài ra ở huyện Thôn Lí, Đoản Vạn Kiếp đều có quân của Hưng Đạo Vương (2). A Lí không tiến lên được. Hành Tỉnh lại mệnh cho Nghê Nhuận đến dò xét thực hư, đặng châm chước mà điều quân, nhưng không được cướp giết dân chúng.

(1) Lời bình: Nguyên Sử không chép rõ về việc chia quân thành hai đường, An Nam Chí Lược lại chép rõ hơn tiến trình quân Nguyên tấn công Khâu Ôn, Khâu Cấp.

An Nam Chí Lược, quyển 4, Chinh Thảo Vận Hướng chép:


二月二十一日甲子,帥次安南界,分道:萬戶孛羅合答而,招討阿深西由丘溫縣進;怯薛撒略而,萬戶李邦憲,東由急嶺進;王大兵繼之。 

Ngày 21 tháng 12, ngày Giáp-Tý 
tức ngày 27-1-1285), quân tiến đến biên giới An-nam, chia đường đi: Vạn-Hộ Bột La Hiệp Đáp Nhi (Bolqadar), Chiêu-Thảo A-Thâm (theo Hà Văn Tấn tiên sinh có lẽ là tên Atsim), phía Tây do huyện Khâu-Ôn mà tiến; Khiếp tiết (Khiết Tiết là tên phiên âm của chữ Keshik, tiếng Mông Cổ có nghĩa là cận vệ, vị này là thành viên trong đội cận vệ của Khả Hãn Kublai) Sát Lược Nhi (Satartai-Satardai), Vạn-Hộ Lý-Bang Hiến phía đông do Cấp Lĩnh (hay Khâu Cấp Lĩnh theo Nguyên Sử) mà tiến; rồi đại binh của Trấn-Nam-Vương kế tiếp tới sau.

Cứ theo như lời An Nam Chí Lược chép thì quân Nguyên ắt hẳn đã đánh lui quân Trần trấn giữ ở hai ải Khâu Ôn và Khâu Cấp, vì Nguyên Sử còn nói vua Trần đã sai quân chẹn các đường lên ải này. Từ đây A Lý Hải Nha (Arïq Qaya) mới lệnh cho quân đội chia thành 2 đường mà tiến, tức tổng cộng có 3 thành phần, 2 mũi tiến công và đại quân do (Arïq Qaya)  cùng Toγan (Thoát Hoan) chỉ huy theo sau.


Vua Trần có lẽ thấy quân Nguyên đánh phá quân Trần ở hai ải nên vội gửi thư ngay cho A Lý Hải Nha (Arïq Qaya)  để nói nhắc nhở cho ông ta nhớ về việc vua Nguyên từng viết tờ chiếu năm 1261 hứa hẹn sẽ không tấn công An Nam. Hai bên tuy qua lại thư từ nhưng quân Nguyên vẫn tiến quân.
Vua Trần có lẽ thấy quân Nguyên đánh phá quân Trần ở hai ải nên vội gửi thư ngay cho A Lý Hải Nha (Arïq Qaya)  để nói nhắc nhở cho ông ta nhớ về việc vua Nguyên từng viết tờ chiếu năm 1261 hứa hẹn sẽ không tấn công An Nam. Hai bên tuy qua lại thư từ nhưng quân Nguyên vẫn tiến quân.

27.未幾,撒答兒䚟、李邦憲、孫祐等言:至可離隘,遇交兵拒敵,祐與之戰,擒其管軍奉御杜尾、杜祐,始知興道王果領兵迎敵。官軍過可離隘,至洞板隘,又遇其兵,與戰敗之,其首將秦岑中傷死。聞興道王在內傍隘,又進兵至變住村,諭其收兵開路,迎拜鎮南王,不從。至內傍隘,奉令旨令人招之,又不從。官軍遂分六道進攻,執其將大僚班段台。興道王逃去,追至萬劫,攻諸隘,皆破之。興道王尚有兵船千餘艘,距萬劫十里。遂遣兵士於沿江求船,及聚板木釘灰,置場創造,選各翼水軍,令烏馬兒拔都部領,數與戰,皆敗之。得其江岸遺棄文字二紙,乃日烜與鎮南王及行省平章書,復稱:「前詔別敕我軍不入爾境,今以占城旣臣復叛之故,因發大軍,經由本國,殘害百姓,是太子所行違誤,非本國違誤也。伏望勿外前詔,勒回大軍,本國當具貢物馳獻,復有異於前者。」行省復以書抵之,以為:「朝廷調兵討占城,屢移文與世子俾開路備糧,不意故違朝命,俾興道王輩提兵迎敵,射傷我軍,與安南生靈為禍者,爾國所行也。今大軍經爾國討占城,乃上命。世子可詳思爾國歸附已久,宜體皇帝涵洪慈憫之德,卽令退兵開道,安諭百姓,各務生理。我軍所過,秋毫無擾,世子宜出迎鎮南王,共議軍事。不然,大軍止於安南開府。」因令其使阮文翰達之。
Không lâu sau, bọn Tản Tháp Nhi Đải (Satartai-Satardai), Lý Bang Hiến, Tôn Hựu nói rằng đến ải Khả Li, gặp phải quân Giao chống cự, lại đánh nhau với chúng, bắt được Quản Quân Phụng Ngự Đỗ Vĩ và Đỗ Hựu, mới biết Hưng Đạo Vương quả đã lĩnh binh nghênh chiến, quan quân vượt qua ải Kha Li, đến ải Động Bản lại gặp quân địch, đánh bại chúng, thủ tướng chúng là Tần Sâm bị thương chết. Nghe nói Hưng Đạo Vương ở ải Nội Bàng, lại tiến binh đến thôn Biên Trụ, dụ chúng thu binh mở đường, nghênh bái Trấn Nam Vương, không nghe (1). Đến ải Nội Bàng, phụng mệnh chỉ sai người đi chiêu dụ hắn, lại không nghe. Quan quân bèn phân sáu đường tiến công, bắt được tướng chúng là Đoàn Thai. Hưng Đạo Vương bỏ chạy, đuổi theo đến Vạn Kiếp, tấn công các ải, đều phá chúng(2). Hưng Đạo Vương binh thuyền còn hơn nghìn chiếc, cách Vạn Kiếp mười lí. Bèn sai binh sĩ đi dọc theo sông tìm thuyền, tụ tập các ván gỗ đinh vôi, lập công trường đóng thuyền, tuyển các cánh thủy quân, lệnh cho Ô Mã Nhi Bạt Đô làm thống lĩnh (Omar Ba'atur), đánh nhau với chúng vài lần, đều đánh bại (3). Nhặt được hai tờ văn tự bị ném bỏ trên bờ sông mà Nhật Huyền định gửi cho Trấn Nam Vương và Bình Chương Chính Sự, trong thư nói: "Chiếu trước nói là "sắc riêng cho quân ta không phạm vào nước ngươi, thế mà nay lại lấy cớ Chiêm Thành thần phục rồi lại phản, đem đại quân sang nước tôi, tàn hại trăm họ, đó là việc làm sai trái của thái tử, lỗi không phải do nước tôi. Xin đừng làm trái với chiếu trước, thu hồi đại quân, nước tôi sẽ có công vật dâng tặng, cống vật sẽ khác lạ hơn cả trước kia." Hành Tỉnh viết thư cho chúng: "Triều đình điều binh chinh phạt Chiêm Thành, nhiều lần đưa thư cho thế tử, bảo mở đường, chuẩn bị lương thực, nào ngờ trái mệnh triều đình, để bọn Hưng Đạo Vương đem quân nghênh chiến, bắn quân ta bị thương, khiến cho sinh linh An Nam gặp họa, đó là do nước người làm vậy. Nay đại quân đi qua nước ngươi thảo phạt Chiêm Thành, đó là thánh chỉ. Thế tử hãy nghỉ cho kĩ, nước ngươi quy phục đã lâu, nên vì cái đức khoan hồng từ bi của hoàng đế mà ra lệnh rút quân mở đường, khuyên bảo trăm họ ai nấy cứ sinh sống làm ăn, quân ta đi qua sẽ không gây chút phiền nhiễu nào, thế tử hãy ra nghênh tiếp Trấn Nam Vương, cùng bàn việc quân. Nếu không, đại quân sẽ dừng ở An Nam mở phủ. Nhân đó lệnh cho sứ giả chúng là Nguyễn Văn Hàn đem thư đến cho chúng.

(1) Lời bình: Như đã thấy ở trên, quân Nguyên chia thành hai đạo Đông-Tây tiến sâu hơn vào đất An Nam. Đoạn này Nguyên Sử viết rằng "Không lâu sau, bọn Tản Tháp Nhi Đải (Satartai-Satardai), Lý Bang Hiến, Tôn Hựu nói rằng...". Dựa trên sử liệu của An Nam Chí Lược thì thấy đây là lời thuật lại của các tướng chỉ huy đạo phía Đông tiến từ Khâu Cấp Lĩnh sau khi đã phá quân Trần ở ải Động Bản.

An Nam Chí Lược, quyển 4, Chinh Thảo Vận Hướng chép:


東兵破可利隘嬰兒關, 獲間諜杜偉等斬之。

Quân phía Đông phá ải Khả Lợi và cửa Anh Nhi, bắt được bọn gián điệp Đỗ Vĩ  (Nguyên Sử thì chép Đỗ Vĩ và Đỗ Hựu là Quản Quân Phụng Ngự).


An Nam Chí Lược lại bỏ qua trận ở ải Động Bản, nơi mà tướng Tần Sâm tử chiến.

Dựa vào sử liệu từ Nguyên Sử và An Nam Chí Lược, ta có thể thấy những trận đánh đầu tiên khi quân Nguyên tiến vào biên cảnh An Nam là những trận đụng độ với các thủ lĩnh bộ tộc miền núi, vốn đã liên minh hợp tác với triều đình nhà Trần ở vùng đồng bằng sông Hồng. Vì nhân lực của mỗi thủ lĩnh chỉ có hạn nên việc họ bị đánh bại rất có thể là do ưu thế quân số tuyệt đối nghiêng về phía quân Nguyên. Nhiệm vụ của các thủ lãnh rõ ràng là vừa làm lớp vành đại phòng vệ đầu tiên, vừa làm tiền quân trinh sát cho Hưng Đạo Vương.


(2) Lời bình: Về việc quân Nguyên chia thành sáu cánh tấn công vào các ải, khiến quân Trần thất trận, phải lui về Vạn Kiếp, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có chép rõ hơn:

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Kỷ Nhà Trần, Nhân Tông Hoàng Đế chép:

二十六日,賊犯永州、内旁、鉄略、支棱等関。官軍與戰不利退屯萬刼津。

Ngày 26 (1-2-1285), giặc đánh vào các ải Vĩnh Châu, Nội Bàng, Thiết Lược, Chi Lăng, quan quân đánh bất lợi lui về đóng ở bến Vạn Kiếp.

An Nam Chí Lược, quyển 4, Chinh Thảo Vận Hướng cũng chép rằng:

二十七日庚午,大軍擊破,退守諒江州,又敗走,獲船數十船。西兵破支棱隘,即老鼠關。

Ngày thứ 27, ngày Canh Ngọ (2-2-1285), đại quân đến đánh phá, Hưng Đạo Vương rút giữ Châu Lượng Giang, lại thua chạy, quân Nguyên bắt được thuyền bè mấy mươi chiếc. Quân phía Tây phá ải Chi Lăng, tức Lão Thử Quan (cửa Lão Thử).


Hai chữ "đại quân" ở đây, có lẽ chỉ rằng cánh quân phía Đông do Satartai và Lý Bang Hiến chỉ huy sau khí phá xong quân Trần ở ải Động Bản, hợp nhất với đại quân phía sau do Thoát Hoan và A Lý Hải Nha (Arïq Qaya)  chỉ huy. Đạo quân này lại phân thành 6 cánh tấn công các ải dẫn vào Vạn Kiếp. Còn nhánh phía Tây do Bolqadar chỉ huy thì tiến công ải Chi Lăng. Trần Hưng Đạo chắc hẳn chỉ huy quân chủ lực đóng giữ ở ải Nội Bàng, các ải khác do các nhánh quân khác phòng thủ. Quân Nguyên tấn công ồ ạt, quân Trần chống không nổi thua rút về giữ Vạn Kiếp.


Bolqadar sau đó có lẽ đã hợp quân với đại quân của Thoát Hoan, vì đến khi quân Nguyên chiếm Thăng Long thì mới thấy tên ông ta xuất hiện trở lại, vậy có lẽ Bolqadar đã cùng đại quân tấn công Vạn Kiếp.


(3) Lời Bình: Đoạn này chỉ quân Nguyên sau khi đã đánh bại quân Trần do Hưng Đạo Vương chỉ huy ở ải Nội Bàng đóng quân cách Vạn Kiếp không xa. Hà Văn Tấn tiên sinh trong quyển "Cuộc Kháng Chiến Chống Xâm Lược Nguyên Mông Thế Kỷ Thứ XIII", chương VI, trang 198 (Bản năm 1968 do nhà xuất bản khoa học xã hội ấn hành) viết rằng: "Bọn xâm lược đã tiến vào ải Nội Bàng ngày 2 tháng 2 năm 1285 mà mãi mười ngày sau, chúng mới đánh Vạn Kiếp. Không thể nói quân Thoát Hoan tiến từ Nội Bàng đến Vạn Kiếp mất mười ngày, trong khi sự kháng cự của ta ở mạn trên không đáng kể." Ông Tấn sở dĩ suy diễn như vậy là vì thấy khoảng cách giữa Nội Bàng và Vạn Kiếp không xa, nên cho rằng quân Nguyên đã vấp phải sự chống cự ác liệt của quân Trần. Kỳ thực không phải như vậy, Nguyên Sử đã chỉ ra rõ ràng, quân Nguyên biết Hưng Đạo Vương đóng quân cách Vạn Kiếp 10 lí (10 lí đời Tống tương đương khoảng 5 cây số thời nay) thì cho quân tìm ván gỗ, lập công trường đóng thuyền. Việc quân Nguyên sửa soạn thuyền bè, lại tuyển chọn thủy quân trong đám quân Nguyên cho thấy công việc chuẩn bị mất khá nhiều thời gian. Nếu các sử liệu chép đúng thì trong vòng mười ngày đó, quân Nguyên đang chuẩn bị đánh lớn ở Vạn Kiếp.


28.及官軍獲生口,乃稱日烜調其聖翊等軍,船千餘艘,助興道王拒戰。鎮南王遂與行省官親臨東岸,遣兵攻之,殺傷甚衆,奪船二十餘艘。興道王敗走,官軍縛筏為橋,渡富良江北岸。日烜沿江布兵船,立木柵,見官軍至岸,即發砲大呼求戰。至晚,又遣其阮奉御奉鎮南王及行省官書,請小却大軍。行省復移文責之,遂復進兵。日烜乃棄城遁去,仍令阮效銳奉書謝罪,并獻方物,且請班師。行省復移文招諭,遂調兵渡江,壁於安南城下。

Lúc quan quân bắt được tù binh, có kẻ nói rằng Nhật Huyền điều các quân Thánh Dực, thuyền hơn nghìn chiếc, đến giúp Hưng Đạo Vương cự chiến. Trấn Nam Vương cùng quan Hành tỉnh đích thân Đông Ngạn, sai quân tấn công chúng, giết được rất nhiều, bắt được hai mươi chiếc thuyền. Hưng Đạo Vương thua chạy (1). Quan quân buộc bè làm cầu, vượt sông Phú Lương sang bờ bắc, Nhật Huyền bày binh thuyền, dựng rào gỗ ven sông, thấy quan quân lên bờ lập tức bắn pháo hô lớn thách đánh (2). Đến chiều, lại sai quan Phụng ngự Nguyễn đến dâng thư cho Trấn Nam Vương và Hành Tỉnh Quan Thư, xin rút đại quân. Hành Tỉnh lại viết thư trách hắn, rồi lại tiến binh. Nhật Huyền bèn bỏ thành chạy đi, vẫn sai Nguyễn Hiệu Duệ phụng thư tạ tội, rồi hiến phương vật, xin ban sư. Hành tỉnh viết thư chiêu dụ, rồi điều quân vượt sông, đóng dưới thành An Nam.

(1) Lời bình: Đoạn này ghi lại việc quân Nguyên bắt đầu mở cuộc tiến công lớn vào Vạn Kiếp. Đoạn trước có câu "Ô Mã Nhi Bạt Đô làm thống lĩnh (Omar Ba'atur), đánh nhau với chúng vài lần, đều đánh bại." là để chỉ việc Ô Mã Nhi chỉ huy thủy quân tấn công vào vùng Vạn Kiếp. Câu này đáng lẽ nên đặt ở đoạn này.

Sử liệu chép về trận Vạn Kiếp, Bài Than không rõ ràng, Trước tiên xin trích dịch các sử liệu có liên quan:

Về quân số của quân Trần tại vùng Vạn Kiếp, Toàn Thư ghi:

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Kỷ Nhà Trần, Hoàng đế Trần Nhân Tông

興武王巘、明憲王蔚、興讓王顙、興智王現督旁河、那岑、茶鄕、安生、龍眼等處軍二十萬,來會萬刼,聽興道王節度,以拒元人。

Hưng Vũ Vương Nghiễn, Minh Hiến Vương Uất, Hưng Nhượng Vương Tảng, Hưng Trí Vương Hiện đốc suất 20 vạn quân các xứ Bàng Hà, Na Sầm, Trà Hương, Yên Sinh, Long Nhãn đến hội ở Vạn Kiếp, theo quyền điều khiển của Hung Đạo Vương để chống quân Nguyên. 

Nguyên Sử, Thế Tổ Bản Kỷ, Quyển 13 có chép rõ hơn:


安南興道王以兵拒於萬劫,進擊敗之,萬戶倪閏戰死於劉村。

An Nam Hưng Đạo Vương dẫn binh chống cự ở Vạn Kiếp, tiến đánh bại chúng, Vạn Hộ Nghê Nhuận tử trận ở thôn Lưu.

是月壬午,烏馬兒領兵與安南興道王遇,擊敗之,兵次富良江北。乙酉,安南世子陳日烜領戰船千余艘以拒。丙戌,與戰,大破之,日烜遁去,入其城。

Ngày Nhâm ngọ tháng này (14-2-1285), Ô Mã Nhi lĩnh binh gặp phải quân của An Nam Hưng Đạo Vương, đánh bại chúng, quân tiến đến bờ Bắc sông Phú Lương. Ất Dậu (17-2-1285), An Nam Thế Tử Trần Nhật Huyền lĩnh chiến thuyền hơn nghìn chiến đến chống cự quân ta. Bính tuất (18-2-1285), đánh nhau, đại phá chúng, Nhật Huyền bỏ chạy, tiến vào kinh thành (Thăng Long).

An Nam Chí Lược, quyễn 4, Chinh Thảo Vận Hướng thì chép:


至元乙酉正月九日壬午,世子自將十萬衆,大戰於排灘。元帥烏馬兒、招討納海、鎮撫孫林德,以所獲船破之。十三日丙戌,世子退守瀘江,又潰走。鎮南王度江宴其宫殿,獻俘受馘。

Năm Chí Nguyên Ất Dậu chính nguyệt tháng chín, Nhâm ngọ (14-2-1285), Thế tử tự chỉ huy mười vạn quân, đại chiến ở Bài Than. Nguyên Soái Ô Mã Nhi (Omar), Chiêu Thảo Nạp Hải (Naqai), Trấn Phủ Tôn Lâm Đức dùng các thuyền đã lấy được từ trước phá chúng. Ngày mười ba Bính tuất18-2-1285), Thế Tử chạy về thủ Lư Giang, lại thua chạy. Trấn Nam Vương đặt tiệc tại cung điện (ở Thăng Long), người thì hiến tù binh, kẻ thì dâng thủ cấp đã chém.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Kỷ Nhà Trần, Hoàng đế Trần Nhân Tông thì chép khác ngày rằng:


乙酉七年九月以後重興元年元至元二十二年,春,正月六日,元烏馬兒犯萬刼、普頼山、等處官軍奔潰。

Ất Dậu, [Thiệu Bảo] năm thứ 7 [1285], (từ tháng 9 về sau là Trùng Hưng năm thứ nhất, Nguyên Chí Nguyên năm thứ 22). Mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng 6 (11-2-1285), tướng Ô Mã Nhi đánh vào các xứ Vạn Kiếp và núi Phả Lại, quan quân tan vỡ bỏ chạy.


Kinh Thế Đại Điển Tự Lục, mục Chinh Thảo, An Nam thì chép:

...
進至萬刼興道王又敗走,官軍至富良江,日烜親拒戰,敗棄城走天長府。

...(Quan quân) tiến đến Vạn Kiếp, Hưng Đạo Vương lại thua chạy, quan quân đến sông Phú Lương, Nhật Huyền thân chinh lại cự chiến, thua phải bỏ thành chạy về phủ Thiên Trường.


Nguyên Sử Thế Tổ Bản Kỷ thì ghi quân Ô Mã Nhi đụng độ quân Trần Hưng Đạo vào ngày 14-2, ắt hẳn đây là trận Vạn Kiếp. Kinh Thế Đại Điển tự lục cũng nói quân Nguyên đến Vạn Kiếp đánh lui quân Trần Hưng Đạo. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép quân Trần thua ở Vạn Kiếp sớm hơn ba ngày (11-2). Duy nhất chỉ có An Nam Chí Lược là chép trận Bài Than (Bình Than) diễn ra vào ngày 14-2. Các sử liệu khác đều không có ghi trận này..

Tuy nhiên, Đại Việt Sử Ký trước đó còn ghi "Hưng Vũ Vương Nghiễn, Minh Hiến Vương Uất, Hưng Nhượng Vương Tảng, Hưng Trí Vương Hiện đốc suất 20 vạn quân các xứ Bàng Hà, Na Sầm, Trà Hương, Yên Sinh, Long Nhãn đến hội ở Vạn Kiếp, theo quyền điều khiển của Hung Đạo Vương để chống quân Nguyên." Nếu quả thật tại Vạn Kiếp quân Trần có đến 20 vạn quân, quân Nguyên chắc gì lại dễ dàng đánh tan quân Trần ở Vạn Kiếp như thế. Cho nên chỗ này có thể nghi vấn Toàn Thư đã phóng đại số quân của chư vương khi hội họp với quân của Hưng Đạo Vương.

Đối với chi tiết này, Hà Văn Tấn tiên sinh đưa ra nhận định: 

"Nhiều tài liệu chép rằng quân Trần đã tan vỡ nhưng đó là do đã đứng trên lập trường của kẻ thù, huênh hoang khoác lác (An Nam Chí Lược, Nguyên Sử) hoặc chỉ nhìn một cách hời hợt mặt ngoài (Toàn Thư). Quân Nguyên chiếm được Vạn Kiếp và các địa điểm trên sông Bình Than không phải là do chúng đã "đánh tan" được quân ta mà là do quân ta đã chủ động rút lui để bảo toàn lực lược." (Sách đã dẫn, trang 201). 


Tuy nhiên đây là cách nói gỡ gạc, đặc biệt là chối bỏ ghi chép của Đại Việt Sử Ký Toàn Thư khẳng định quân Trần đã tan rã ở Vạn Kiếp.


Ông Tấn cho rằng vì Toàn Thư ghi quân Nguyên tấn công vào Nội Bàng vào ngày 11-2, khác với các sử liệu khác ghi vào ngày 14-2, thì cho nên Toàn Thư đã chép nhầm, rằng ngày 11-2 chỉ là ngày Ô Mã Nhi bắt đầu tấn công vào Vạn Kiếp và núi Phả Lại. Nhưng đây không phải là cách suy diễn duy nhất. Sự chênh lệch ngày tháng giữa các sử liệu vẫn rất hay thường diễn ra. Ông Tấn lại không xét đến những khả năng khác. Nếu Đại Việt Sử Ký chép sai ngày thì sao? (Sai biệt về ngày tháng trong các văn bản sử liệu là điều hết sức thường thấy).


Cứ cho rằng Đại Việt Sử Ký Toàn Thư không nhầm lẫn ngày tháng, thì có thể diễn giải rằng khi thủy quân Nguyên tập kích Vạn Kiếp, quân Trần do Hưng Đạo Vương chỉ huy bị tan vỡ, vua Trần Nhân Tông mới đem thêm 10 vạn quân sĩ (trong đó có các đạo quân Thánh Dực) và binh thuyền đến chi viện cho Trần Quốc Tuấn. Quân thủy nhà Nguyên đụng độ với quân Trần ở Bình Than, đánh một trận kịch chiến, rồi quân Trần mới rút đi
vì đại quân của Thoát Hoan còn ở phía sau.. Như vậy hoàn cảnh của quân Trần ở đây khá nguy cấp chứ không có chuyện "chủ động rút quân" như Hà Văn Tấn tiên sinh nói. Mặt khác, An Nam Chí Lược cho rằng quân Nguyên đã đánh tan quân chi viện của vua Trần tại Bình Than là nhận định sai lầm. Vì vua Trần rõ ràng có trong tay 10 vạn binh sĩ cùng 1000 chiến thuyền, thì làm sao Ô Mã Nhi chỉ dùng các thuyền vừa bắt được từ trước cùng thuyền mà ông ta cho đóng trước khi tấn công Vạn Kiếp đánh bại được? Khả năng tác giả quyển An Nam Chí Lược phóng đại tổng số quân và thuyền của vua Trần tại trận Bài Than đặng khuếch trương chiến thắng của quân Nguyên là rất lớn.

Trong quyển "Quân Thủy Trong Lịch Sử Chống Ngoại Xâm" do các ông Nguyễn Việt, Vũ Minh Giang và Nguyễn Mạnh Hùng (do nhà xuất bản quân đội nhân dân ấn hành năm 1983) có đoạn sau đây:


"Sau loạt trận chặn giặc ở biên giới, Trần Quốc Tuấn lui về giữ Vạn Kiếp, là vùng được coi như trọng điểm phòng thủ phía bắc của quân Trần. Theo thế trận truyền thống, Trần Hưng Đạo bố trí nhiều điểm chốt quân trên bộ, như Phả Lại, Vạn Kiếp, đồng thời có khoảng một nghìn thuyền đóng ở các bến cảng hỗ trợ.


Có một điểm mới trong lực lượng địch, đó là việc xuất hiện một số thuyền chiến trong cánh quân Thoát Hoan. Đây là thuyền quân Nguyên vừa chiếm được trong loạt trận biên giới, được bổ sung thêm những thuyền mà Thoát Hoan vừa cho quân dừng lại mười ngày để tìm kiếm và đóng thêm. Đơn vị quân thủy dã chiến này được trao cho Ô Mã Nhi, Nạp Hải, Tôn Lâm Đức chỉ huy, sẵn sàng phối hợp đánh xuống Vạn Kiếp. Chính trong tình hình mới đó, quân thủy của ta ở Lục Đầu không thể bị động chỉ làm nhiệm vụ chờ quân rút lui mà trở thành một bộ phận phòng thủ mặt sông, vừa giữ thuyền, vừa chặn không cho quân thủy Nguyên vòng sau lưng đánh vào trận bộ của ta. Để đảm nhiệm tốt nhiệm vụ này, vua Trần đã chuẩn bị hơn một nghìn chiến thuyền từ Thăng Long sẵn sàng ứng cứu.


Ngày 11-2-1285, từ địa điểm tập kết của chúng cách Vạn Kiếp mười dặm, quân Nguyên đi cả đường thủy, đường bộ xuôi theo dòng sông Thương, tiến công vào loạt cứ điểm chốt giữ của ta trên bộ như Vạn Kiếp, núi Phả Lại. Quân ta chống giữ anh dũng trong suốt ba ngày. Sang ngày 14-2-1285, có lẽ thấy tình hình các điểm chốt trên bộ khó giữ được, Trần Quốc Tuấn cho quân rút xuống thuyền. Thuyền chiến của bọn Ô Mã Nhi tập trung lực lượng đánh phá kế hoạch rút lui của ta. Trước tình hình đó, vua Trần tung lực lượng dự bị ở Thăng Long, với mười vạn quân và hơn 1.000 thuyền chiến đến ngã ba Đại Than, nơi sông Đuống đổ ra Lục Đầu để trợ chiến cho quân thủy của Trần Hưng Đạo, đồng thời chặn đường không cho quân thủy Nguyên theo đường sông Đuống thọc vào Thăng Long.


Theo Nguyên sử, quyển 209, quân Nguyên bắt được một số quân Trần, họ đã nói rằng; “Nhật Huyên (tức Trần Thánh Tôn) điều đạo quân Thánh Dực, hơn một nghìn thuyền giúp Hưng Đạo Vương cự chiến”. An Nam chí lược cũng chép tương tự: “Ngày nhâm ngọ, mồng 9 tháng giêng (tức ngày 14-2-1285), thế tử (tức vua Trần) đem mười vạn quân, đại chiến ở Bài Than. Nguyên súy Ô Mã Nhi, chiêu thảo Nạp Hải, trấn thủ Tôn Lâm Đức đem những thuyền bắt được từ trước đánh tan được”.


Như vậy cả quân thủy của Trần Hưng Đạo lẫn quân thủy của vua Trần đều chạm trán với quân thủy Nguyên. Một trận thủy chiến lớn đã diễn ra trên khúc sông Lục Đầu. Dĩ nhiên, không phải dễ dàng mà đám quân thủy Nguyên dã chiến, với chừng vài trăm thuyền là cùng (số thuyền quân Nguyên cướp được trên biên giới được chép lại là vài chục chiếc – theo An Nam chí lược), lại đánh bại được quân Trần ở đó có tới hai nghìn thuyền, như Lê Trắc đã khoác lác. Chắc chắn là quân Trần đã chủ động tạm rút lui bảo toàn lực lượng về Thăng Long."


Ý kiến của các ông có vẻ ổn thỏa hơn cách giải thích gắng gượng của Hà Văn Tấn tiên sinh, và gần với cách hiểu của dịch giả. Cũng theo hai ông, quân Nguyên đã thủy lục cùng tiến công phá Vạn Kiếp, vậy cũng có thể cho rằng Thoát Hoan và Binh Chương Chính Sự A Lý Hải Nha cũng chỉ huy lục quân tập kích quân Trần, dù các sử liệu không trực tiếp nêu ra. Cách diễn giải theo kiểu "rút lui có chiến lược", hay "chủ động rút lui" của học giả Hà Văn Tấn cũng bỏ qua những ý tứ viết trong Toàn Thư thể hiện tình trạng hiểm nghèo, khi quân binh trong nước tạm thời chống không nổi quân của Thoát Hoan và Arïq Qaya, ví dụ như "thế binh bức bách" (賊兵勢逼). 

(2) Lời bình: Theo cách diễn giải của học giả Hà Văn Tấn, thì chữ "pháo" () là b thch , b thch ch đá đây có nghĩa là quân Trn dùng máy bđá bn sang quân Nguyên thách đánh. Ch pháo nếu có b h thì mi ch ha khí (súng đại bác chng hn). Cách gii thích này là sai, e rằng Hà tiên sinh hẳn phải dựa theo tài liệu "Phát minh hỏa dược và Tây truyền" (火药的发明和西传) ca hc gi Phng Gia Thăng (冯家升). Nhưng trong c s, ch này ban đầu dùng để ch các loi máy bđá, v sau li dùng để ch các loi súng đúc bng đồng hay bằng gang bắn đạn tròn. Mãi cho đến thời Minh, các loại súng pháo này dần dà thế chỗ cho các cỗ máy bắn đá vẫn dùng chữ  ch không phi ch , như H Độn Pháo (虎蹲砲), pháo h ngi; Đại Tướng Quân Pháo (大將軍砲); Công Nhung Pháo (攻戎砲) v.v.

Minh sử quyển 92, Binh chí quyển 4 (
明史.92 - 兵志四) có ghi rõ định nghĩa về pháo như thế này: 古所謂砲,皆以機發石。元初得西域砲,攻金蔡州城,始用火。 Đời c gi "pháo", đều dùng để ch máy bđáĐầđời Nguyên lđược pháo Tây Vc (có l là Tây H chăng?), công thành Thái Châu ca nhà Kim, mới bắt đầu dụng lửa. Chữ  mâđọc là "bào", tuyt không có nghĩa là máy bđá hay súng đồng bđạn tròn. "Bào" có nghĩa là "thiêu; đốt" hay bào chế thuc. Không rõ t đời nào dùng thay cho ch . Như vy, tht không rõ  đây "pháo" ca quân Trn là một loại máy bắn đá, hay là súng bắn đạn đá tròn. Song, thời này súng pháo vẫn chưa phát triển rộng rãi, chưa thấy được dùng lan tràn ở vùng Đông Á nên ta đoán hẳn phải là máy bắn đá vậy.

29.明日,鎮南王入其國,宮室盡空,惟留屢降詔敕及中書牒文,盡行毀抹。外有文字,皆其南北邊將報官軍消息及拒敵事情。日烜僭稱大越國主憲天體道大明光孝皇帝陳威晃,禪位于皇太子,立太子妃為皇后,上顯慈順天皇太后表章,於上行使「昊天成命之寶」。
Ngày hôm sau, Trấn Nam Vương vào kinh thành, cung thất trống không, duy chỉ còn lại mấy tờ chiếu sắc và điệp văn của Trung thư, ngoài ra còn có một số công văn, đều do các biên tướng nam bắc báo cáo tin tức và tình hình chống địch. Trần Nhật Huyên tiếm xưng Đại Việt Quốc Chủ Thiên Thể Đạo Minh Quang Đại Minh Quang Hiếu Hoàng Đế Trần Uy Hoảng (tức Trần Thánh Tông), nhường ngôi cho Thái tử, lập vợ cả thái tử làm hoàng hậu, lên Thượng Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng Thái Hậu biểu chương, phía trên gọi là "Hạo Thiên Hành Mệnh Chi Bảo".

30.日烜即居太上皇之位,見立安南國王係日烜之子,行紹寶年號。所居宮室五門,額書大興之門,左、右掖門;正殿九間書天安御殿;正南門書朝天閣。又諸處張榜云:「凡國內郡縣,假有外寇至,當死戰。或力不敵,許於山澤逃竄,不得迎降。」其險隘拒守處,俱有庫屋以貯兵甲。其棄船登岸之軍猶衆,日烜引宗族官吏於天長、長安屯聚,興道王、范殿前領兵船復聚萬劫江口,阮盝駐西路永平。
Nhật Huyên lên làm Thái thượng hoàng rồi, kiến lập An Nam Quốc Vương là con của Nhật Huyền (tức Trần Nhân Tông). Cung thất mà vua Trần ở có năm cửa, ngạch trên cửa đề là "Đại Hưng Chi Môn", "Tả, Hữu Dịch Môn", chánh điện có chín gian gọi là Thiên An Ngự Điện, cửa chính ở phía Nam đề là "Triều Thiên Các". Lại dán các bảng yết thị ở mọi nơi rằng: "Phàm các quận huyện trong nước, giả như có giặc đến, thì phải liều chết đánh, nếu sức đánh không nổi, thì cho phép chạy trốn vào núi đầm, không được đầu hàng." Chúng phòng thủ ở các nơi hiểm yếu đều, có nhà kho để chứa binh giáp, mà quân chúng bỏ thuyền lên bờ cũng rất đông, Nhật Huyên dẫn tông tộc quan lại đến Thiên Trường, Trường An đồn quân tụ hội, Hưng Đạo Vương, Phạm Điện Tiền lĩnh binh thuyền lại tập hợp ở cửa sông Vạn Kiếp, Nguyễn Lộc đóng quân ở đường phía Tây Vĩnh Bình.(1)

Lời Bình: Khi đại quân rút khỏi Thăng Long, tướng Trần Bình Trọng vẫn ở lại giao chiến với quân Nguyên. Đại Việt Sử Ký viết lại lời nói nổi tiếng của Trần Bình Trọng:

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Kỷ Nhà Trần, Hoàng đế Trần Nhân Tông chép:

保義王陳平仲〈王黎大行之後,瑞宝公主醮也。祖父於太宗時賜姓〉再與賊戰於拖幙洲〈即天幕今幔幬洲是〉,死之。時王被擒不食。賊詰國事,不答。曰:「為北王乎?」王厲聲曰:「寕為南鬼,不為北王。」遂遇害。

Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng (Vương là dòng dõi Lê Đại Hành, chồng sau của công chúa Thuỵ Bảo, ông cha làm quan đời Thái Tông, được ban quốc tính) đánh nhau với giặc ở bãi Đà Mạc, nay là bãi Mạn Trù) bị chết. Khi bị bắt, Vương không chịu ăn, giặc hỏi việc nước, Vương không trả lời, giặc hỏi Vương:" Có muốn làm vương đất Bắc không?". Vương thét to:"Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất bắc", rồi bị giết.

Nguyên sử Thế Tổ Bản Kỷ quyển 13 ghi việc Arïq Qaya xin thêm viện binh:

三月[...],癸未[...],荊湖占城行省請益兵,時陳日烜所逃天長、長安二處兵力復集,興道王船千餘艘聚萬劫,阮盝在永平,而官兵遠行久戰,懸處其中,唆都 、唐古帶之兵又不以時至, 故請益兵。帝以水行為危, 令遵陸以往。

Tháng 3, Quý mùi (16-4-1285), Kinh Hồ Chiêm Thành Hành Tỉnh (Arïq Qaya) xin tăng binh. Bấy giờ ở hai xứ Thiên Trường, Trường Yên mà Trần Nhật Huyền trốn đến, binh lực lại tập họp. Hưng Đạo Vương tụ tập hơn 1000 chiếc thuyền ở Vạn Kiếp, Nguyễn Lộc ở Vĩnh Bình, mà quan quân đi xa, đánh lâu, lơ lững giữa những nơi ấy, quân mà Toa Đô và Đường Cổ Đái (Tang'utai) thống lĩnh lại không đến đúng kỳ hạn, cho nên xin tăng binh. Vua cho rằng đi đường thủy nguy hiểm, mệnh theo đường bộ mà tới.

Tờ cáo của A Lý Hải Nha (Arïq Qaya) có lẽ đến tháng 4 mới đến được kinh đô nhà Nguyên, không rõ viện binh bao nhiêu, số phận ra sao.

31.行省整軍以備追襲,而唐兀 與唆都等兵至自占城與大軍會合。自入其境,大小七戰,取地二千餘里、王宮四所。初,敗其昭明王兵,擊其昭孝王、大僚護皆死,昭明王遠遁不敢復出。又於安演州、清化、長安獲亡宋陳尚書壻、交趾梁奉御及趙孟信、葉郎將等四百餘人。
Hành tỉnh chỉnh đốn quân binh chuẩn bị truy tập, mà quân bọn Đường Ngột và Toa Đô từ Chiêm Thành cùng đại quân hội họp. Từ lúc vào biên cảnh nước chúng, bảy lần đánh nhau lớn nhỏ, chiếm đất hơn hai nghìn lí, vương cung các nơi. Trước đó, đã đánh bại quân của Chiêu Minh Vương, đánh quân của Chiêu Hiếu Vương, đại liêu ban (1) đều chết, Chiêu Minh Vương chạy trốn không dám ra nữa. Lại ở châu An Diễn, Thanh Hóa, Trường An bắt được con rể của quan Thượng thư Trần nhà vong Tống, người Giao Chỉ như Lương Phụng Ngự, Triệu Mạnh Tín cùng Diệp Lang Tướng cả thảy bốn trăm người.

Bài trên chuông Thông Thánh quán (Bạch Hạc) (白鶴通聖觀鐘記) viết về trận đánh giữa Trần Nhật Duật và đạo sĩ Hứa Tông Đạo như sau: 

甲申冬季,北寇來侵!時開國王鎮守宣光諸路,同許宗道曾於乙酉上元,在白鶴江剪髮立誓與神為盟盡以心忠其報君上。遂率左右,單騎前趍。纔歷蠻獠韃軍後至,八刻之內,彼此不逢。直至御前朝侍駕右率集軍士斬馘唆都。

仲夏中旬,韃軍敗散,皆托神王之福蔭也。

Cuối mùa đông năm Giáp Thân (1284), giặc Bắc đến xâm chiếm! Bấy giờ Khai Quốc Vương (Trần Nhật Duật) trấn thủ các lộ Tuyên Quang, cùng Húa Tông Đạo vào ngày thượng nguyên năm Ất Dậu (1285), cắt tóc ăn thề với thần linh hết lòng báo chúa thượng (vua Trần). Bèn lĩnh tả hữu, đơn kị xông lên trước.  Vừa qua vùng Man Lão Thác quân Thát (Mông Cổ) đã đến sau, trong vòng tám khắc, hai bên không chạm mặt. Đến thẳng trước vua, chầu hầu bên phải ngự giá, soái lĩnh tập họp quân sĩ chém đầu Toa Đô.

Trung tuần tháng năm, quân Thát thua chạy, đều do phúc ấm của thần vương.

Chi tiết quân Trần vừa qua vùng Man Lão không thấy Hà Văn Tấn tiên sinh nhắc đến, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư cũng nói rằng Toa Đô dẫn 50 vạn quân đi từ Vân Nam qua Lão Qua đến thẳng Chiêm Thành:

唆都元帥領兵五十萬,由雲南經老撾直至占城,與元人會于烏里州,尋冦驩、愛,進駐西結,期以三年削平我國。

Nguyên soái Toa Đô đem 50 vạn quân từ Vân Nam qua nước Lão Qua868 , thẳng đến Chiêm Thành869 , hội với quân Nguyên ở Châu Ô Lý rôi cướp châu Hoan, châu Ái, tiến đóng ở Tây Kết , hẹn trong ba năm sẽ san phẳng nước ta. (Nguyên văn là 削平, nghĩa là bình định, chứ không phải san phẳng.)

32.萬戶李邦憲、劉世英領軍開道自永平入安南,每三十里立一寨,六十里置一驛,每一寨一驛屯軍三百鎮守巡邏。復令世英立堡,專提督寨驛公事。
Vạn hộ Lý Bang Hiến (1), Lưu Thế Anh lĩnh quân mở đường từ Vĩnh Bình vào An Nam, cứ mỗi ba trăm dặm thì lập một trại, sáu mươi dặm thì đặt một trạm dịch (trạm ngựa), mỗi trại mỗi trạm có ba trăm quân trấn giữ tuần tra. Lại lệnh cho Thế Anh xây thành, chuyên đôn đốc việc trại trạm.

(1) Khảo bị Tống Sử, Bản Kỷ Quyển 47 thấy rằng vào đầu năm 1276 có một viên tướng Nam Tống tên Cao Bang Hiến vì chống cự quân Nguyên không nổi nên bỏ thuyền mà chạy, bị bắt, Lý Bang Hiến ở đây phải chăng là họ Cao trong Tống Sử? 

都統高邦憲屯馬家渡,棄舟走被執。

Đô Úy Cao Bang Hiến đồn quân ở Mã Gia Đô, bỏ thuyền trốn bị bắt.

Cũng có lẽ là không phải, vì khác cùng tên đệm và tên cũng có, như Phạm Văn Hổ (tướng chinh Cao Ly và Nhật Bản) và Trương Văn Hổ là hai người khác nhau.


33.右丞寬徹引萬戶忙古䚟 、孛羅哈荅兒由陸路,李左丞引烏馬兒拔都由水路,敗日烜兵船,禽其建德侯陳仲。日烜逃去,追至膠海口,不知所往。其宗族文義侯、父武道侯及子明智侯、壻彰懷侯并彰憲侯、亡宋官曾參政、蘇少保子蘇寶章、陳尚書子陳丁孫,相繼率衆來降。唐兀、劉珪皆言占城無糧,軍難久駐。鎮南王令唆都引元軍於長安等處就糧。日烜至安邦海口,棄其舟楫甲仗,走匿山林。官軍獲船一萬艘,擇善者乘之,餘皆焚棄,復於陸路追三晝夜。

Hữu thừa Khoan Triệt dẫn vạn hộ Mang Cổ Đãi (Mangqudai), Bột La Hợp Đáp Nhi (Bolqadar) theo đường bộ, Tả thừa Lý (Hằng) dẫn Ô Mã Nhi Bạt Đô theo đường thủy, đánh bại binh thuyền của Nhật Huyên, bắt được Kiến Đức Hầu là Trần Trọng. Nhật Huyên chạy mất, đuổi đến  cửa Giao Hải thì không biết đã trốn về đâu. Tông tộc chúng Văn Nghĩa Hầu, cha là Phụ Đạo Hầu cùng con là Minh Trí Hầu, con rể là Chương Hoài Hầu cùng Chương Hiến Hầu, quan Tham chính họ Tằng nhà vong Tống cùng con Thượng thư họ Trần là Trần Đinh Tôn lần lượt đem dân đến hàng. Đường Ngột Đái, Lưu Khuê đều nói ở Chiêm Thành không có lương, quân khó lòng đóng lâu.(1) Trấn Nam Vương lệnh cho Toa Đô dẫn quân Nguyên ở các xứ Thiên Trường kiếm lương. Nhật Huyên đến cửa biển An Bang, bỏ thuyền và giáp trượng, chạy trốn lên núi rừng. Quan quân lấy được một vạn chiến thuyền, chọn tốt để đi, còn lại thì đốt đi, lại đuổi theo đường bộ ba ngày ba đêm.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép về việc vua Trần đi thuyền nhỏ ra Tam Trĩ Nguyên, sai người dùng thuyền nhỏ ra Tháp Sơn để lừa quân Nguyên:

賊兵勢逼,二帝潜御小舟幸三峙源。命引御舶出玉山,以疑賊情。

Thế giặc bức bách, hai vua ngầm đi chiếc thuyền nhỏ đến Tam Trĩ nguyên, sai người đưa thuyền ngự ra Ngọc Sơn để đánh lừa giặc.

(1) An Nam Chí Lược Quyển Bốn Chinh Thảo Vận Hướng chép về việc quân Nguyên truy đuổi vua Trần:

三月九日壬午,峻竒、唐古戴,舟師入海,圍世子於三峙,幾獲之,勁率阮強等與世子免,獲其金帛子女。

Ngày Nhâm-Ngọ mồng 9 tháng 3, Giảo-Cơ và Đường-Cổ-Đái đem thuỷ-quân ra biển vây Thế-Tử ở Tam-Tri, gần bắt được, nhưng nhờ bọn Nguyễn Cường phò vua Trần thoát khỏi. Quan-quân thu được vàng bạc, tơ lụa, đàn ông và đàn bà rất nhiều.

34.獲生口稱上皇、世子止有船四艘,興道王及其子三艘,太師八十艘,走清化府。唆都亦報:日烜、太師走清化。烏馬兒拔都以軍一千三百人、戰船六十艘,助唆都襲擊其太師等兵。復令唐兀沿海追日烜,亦不知所往。

Tù binh bắt được nói rằng Thượng hoàng cùng Thế tử chỉ có bốn chiến thuyền, Hưng Đạo Vương cùng con ba chiếc, Thái sư tám mươi chiếc, chảy vào phủ Thanh Hóa. Toa Đô cũng báo: Nhật Huyên, Thái sư chạy vào Thanh Hóa. Ô Mã Nhi Bạt Đô lấy quân một nghìn tám trăm người, chiến thuyền sáu mươi chiếc, giúp Toa Đô tập kích các quân của Thái sư. Lại sai Đường Ngột Đải men theo ven biển đuổi theo Nhật Huyên, cũng không biết đã đi đâu.

An Nam Chí Lược Quyển Bốn Chinh Thảo Vận Hướng chép về mặt trận Chiêm Thành phía Nam:

時,大王峻竒、右丞索多、左丞唐古戴、參政赫德,奉旨由占城進兵,入布政府,攻其後。世子遣弟昭文王陳遹、侯鄭廷瓉拒於乂安,敗走。

Lúc đó, đại-vương Giảo-Kỳ, Hữu-Thừa Toa-Đô, Tã-Thừa Đường-Cổ-Đái, Chính-Hắc-Đích, vâng lời chiếu chỉ, do Chiêm-Thành kéo quân tới, vào phủ Bố-Chính, đánh mặt sau. Thế-Tử sai em là Chiêu-Văn-Vương Trần-Duật-Hầu, Trịnh-Đình-Toản chống cự ở Nghệ An, nhưng bị thua chạy.

35.日烜弟昭國王陳益稷率其本宗與其妻子官吏來降。乃遣明里昔班等送彰憲侯、文義侯及其弟明誠侯、昭國王子義國侯入朝。文義侯得北上,彰憲侯、義國侯皆為興道王所殺,彰憲侯死,義國侯脫身還軍中。

Em Nhật Huyền là Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc đem họ hàng mình cùng vợ và quan lại đến hàng, sai bọn Minh Lý Tích Ban (Manglai Siban) hộ tống Chương Hiến Hầu, Văn Nghĩa Hầu cùng em hắn là Minh Thành Hầu, con Chiêu Quốc Vương là Nghĩa Quốc Hầu vào triều (về kinh đô Qanbaliq nhà Nguyên). Văn Nghĩa Hầu lên được phía Bắc thì Chương Hiến Hầu, Nghĩa Quốc Hầu đều bị Hưng Đạo Vương giết, Chương Hiến Hầu chết, Nghĩa Quốc Hầu thoát thân quay về trong quân.

An Nam Chí Lược Quyển Bốn Chinh Thảo Vận Hướng chép về việc Chương Hiến Hầu Trần Kiện và Lê Trắc đầu hàng quân Nguyên:

世子勢急,遣兄子張憲侯陳鍵迎戰於清化。持久,力弱無援,張憲遂與崱等以其兵降。

Thế-Tử, thế đã nguy cấp, sai con người anh là Chương-Hiến-Hầu Trần-Kiện nghênh-chiến tại Thanh-Hoá, dằng dai lâu ngày rồi sức yếu, lại không có quân tiếp-viện, Chương-Hiến Hầu bèn cùng bọn Lê-Tắc kéo quân đầu hàng.

二月二日乙巳,峻竒率騎兵涉衞布涇口,破彼衆,殺其將丁奢、阮漆桶。

Ngày Ất-Tỵ mồng 2 tháng 2, Giảo-Kỳ đem quân kỵ-binh lội qua sông Vệ-Bố, phá quân nhà Trần, giết được hai tướng Đinh-Xa và Nguyễn-Tất-Dũng.

三日丁巳,鎮南王破世子兵於大黃江,其宗子文義侯陳季峻以全家降。

Ngày Đinh-Tỵ mồng 3, Trấn-Nam-Vương đánh phá quân vua Trần tại sông Đại-Hoàng. Tôn-Tử là Văn-Nghĩa-Hầu Trần-Tú-Tuấn suất cả nhà ra đầu hàng.

六日己酉,峻竒率張憲等破國弟大師陳啟兵於富津渡,斬首千級。

Ngày Kỷ-Dậu mồng 6, Giảo-Kỳ suất bọn Chương-Hiến-Hầu đánh phá quân của người em Thế-Tử là Thái-Soái (nguyên văn dùng chữ đại 大) Trần-Khải tại bến đò Phú-Tân, chém ngàn người, Thanh-Hoá và Nghệ-An đều đầu hàng. (Bản tiếng Hán người dịch dùng không có dòng "Thanh-Hóa và Nghệ-An đều đầu hàng).

世子懼,遣宗人忠憲侯陳陽請和。繼遣近侍官陶堅奉國妹南王乞解。艾千戶往諭,既欲請和,曷不躬自來議。世子不聽。

Vua Trần sợ, khiến người trong họ là Trung-Hiến-Hầu Trần-Dương xin hoà. Lại sai kẻ cận-thị là Đào-Kiên đưa bà chúa em vua cho Trấn-Nam-Vương xin hoà giải. Nhà Nguyên khiến Ngại-Thiên-Hộ qua tuyên lời dụ nói: đã muốn xin hoà, sao không thân-hành tới mà bàn luận. Thế-Tử không nghe.

Bài bia ở chùa Hưng Phúc (興福寺碑) dựng năm 1340 chép về việc Đại Liêu Ban Lê Mạnh (大僚班黎孟) chống quân Toa Đô ở hương Yên Duyên (Quảng Xương, Thanh Hóa). Bia này được sao lưu và chú thích trong quyển "Việt Nam Hán Nôm Minh Văn Hội Biên, tập 2, nhà Trần (越南漢喃銘文匯編·第二集陳朝) xuất bản bởi công ty Tân Văn Phong (新文豐出版公司), trang 169-176.

紹寶間,胡虜南下,虜右相唆都整軍海道,間於古溪,由其鄉。公率鄉人禦於古筆渡,於虜交戰,虜機不返。顧乃鄉猾降於虜,因鄉道,合其盧舍為所焚蕩,事遂不果。

Giữa năm Thiệu Bảo (niên hiệu đời vua Trần Nhân Tông, tức năm 1285), Hữu Tướng giặc là Toa Đô chỉnh binh đi đường biển, xen vào ở Cổ Khê, theo đường hương ấy. Ông (tức Đại Liêu Ban Lê Mạnh) chỉ huy người trong hương phòng ngự bến Cổ Bút, giao chiến với giặc, giặc gần như không thể lui. Ngặt nỗi trong hương có kẻ gian trá hàng giặc, dẫn đường cho giặc, nên nhà cửa đều bị đốt phá, do vậy sự tình không thành.

36.官軍聚諸將議:「交人拒敵官軍,雖數敗散,然增兵轉多;官軍困乏,死傷亦衆,蒙古軍馬亦不能施其技。」遂棄其京城,渡江北岸,決議退兵屯思明州。鎮南王然之,乃領軍還。是日,劉世英與興道王、興寧王兵二萬餘人力戰。

Quan quân tập họp các tướng bàn rằng: "Người Giao chống cự quan quân, tuy mấy lần thua tan, nhưng quân tăng càng đông, quan quân khốn đốn, quân mã Mông Cổ cũng không thể thi thố tài nghệ". Rồi bỏ kinh thành vượt sông đến bờ Bắc, thống nhất việc lui binh về đóng ở Châu Tư Minh. Trấn Nam Vương ưng cho, vậy nên đem quân về. Tháng đó, Lưu Thế Anh cùng quân của Hưng Đạo Vương, Hưng Ninh Vương hơn hai vạn người hết sức đánh.

An Nam Chí Lược Quyển Bốn Chinh Thảo Vận Hướng chép ngắn gọn về việc quân Trần vây và thành công láy lại Thăng Long:

夏四月,安南乗勢攻復羅城。

Trong tháng 4, mùa hạ, An-nam thừa cơ quân ta đề phòng chỉnh mãng, đánh lấy lại La-Thành.

An Nam Chí Lược Quyển Bốn Chinh Thảo Vận Hướng chép về việc Giảo Kỳ cùng một Vạn Hộ không nêu tên phục kích quân Trần ở Thăng Long (trong cung điện vua Trần) rồi hội quân với Thoát Hoan ở sông Lư Giang:

五月五日丁丑,峻竒與萬户囊弩伏兵其宮,擊散,乃渡瀘江㑹鎮南王。

Ngày Đinh-Sửu mồng 5 tháng 5, Giảo-Kỳ cùng Vạn-Hộ phục binh đánh vào cung điện vua Trần, đánh tan rồi, đến sông Lư-Giang hội họp với Trấn-Nam-Vương.

Bổ sung: Nguyên Văn Loại, quyển 41, Kinh Thế Đại Điển Tự Lục, mục Chinh Phạt, phần An Nam có chép rõ hơn như sau:

四月,交兵大起,其興道王功萬戶劉世英于阿魯堡,忠誠王功萬戶馬榮與江口,皆殺退。既而水陸功大營城圍數匝,雖多死增兵轉從,官軍朝暮鏖戰困乏,器械皆盡,逐棄其京城渡江屯駐,尋班師。

Tháng tư, quân Giao dấy quân lớn, Hưng Đạo Vương tấn công Vạn Hộ Lưu Thế Anh ở đồn A Lỗ, Trung Thành Vương đánh Vạn Hộ Mã Vinh ở Giang Khẩu, đều đánh chúng lui(1). Không lâu sau, thủy bộ địch đến công đại doanh, vây thành mấy vòng, tuy chết nhiều nhưng quân tăng thêm mỗi lúc một đông, quan quân sớm tối kịch chiến mệt mỏi, khí giới đều đã dùng hết, nên bỏ kinh thành chúng vượt sông đồn trú, bãi quân.

Bổ sung: Nguyên Sử Ký Sự Bản Mạt, quyển 5: Chiêm Thành An Nam Dụng Binh lược chép tương tự:

脫歡聚諸將義,交人拒敵官軍,雖數敗散,然增兵轉盛,官軍疾疼,死傷也衆,占城不可逹。乃謀引軍還。


Thoát Hoan họp các tướng bàn rằng: "Người Giao kháng cự quan quân, tuy mấy lần thua tan (1), nhưng binh tăng thành ra đông, quan quân người bệnh tật, kẻ tử thương cũng nhiều, mà Chiêm Thành thì không thể tới. Nên định mang quân quay về.

Bổ sung: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép về loạt trận đánh vào đồn quân Nguyên ven sông Hồng và đoạt lại Thăng Long:

帝與群臣議曰:「賊眾積年遠行,萬里輜重,勢必疲弊。以逸待勞,先奪其氣,破之必矣。」夏四月,帝命昭成王〈缺名〉、懷文侯國瓚、將軍阮蒯等領㨗兵迎戰于西結步頭。官軍與元人交戰于鹹子關,諸軍咸在。惟昭文王日燏軍有宋人,衣宋衣執弓矢以戰。上皇恐諸軍或不能辨,使人諭之曰:「此昭文韃也,當審識之。」盖宋與韃聲音衣服相似,元人見之,皆驚曰:「有宋人來助!」因此敗北。初,宋亡,其人㱕我。日燏納之,有趙忠者為家將。故敗元之功,日燏居多。


Vua bàn với bầy tôi rằng: "Bọn giặc nhiều năm phải đi xa, lương thảo chuyên chở hàng vạn dặm, thế tất mỏi mệt. Lấy nhàn chống mệt, trước hết hãy làm chúng nhụt chí, thì ắt là đánh bại được chúng". Mùa hạ, tháng 4, vua sai bọn Chiêu Thành Vương (khuyết danh), Hoài Văn hầu Quốc Toản, tướng quân Nguyễn Khoái đem tiệp binh đón đánh giặc ở bến Tây Kết. Quan quân giao chiến với quân Nguyên ở Hàm Tử Quan. Các quân đều có mặt. Riêng quân của Chiêu Văn Vương Nhật Duật có cả người Tống, mặc quần áo Tống, cầm cung tên chiến đấu. Thượng hoàng sợ các quân có thể không phân biệt được, sai người dụ rằng: "Đó là quân Thát của Chiêu Văn đấy, phải nhận kỹ chúng". Vì người Tống và người Thát, tiếng nói và y phục giống nhau. Quân Nguyên trông thấy [quân Tống] đều rất kinh hãi, bảo nhau là người Tống sang giúp, vì thế thua chạy. Trước kia, nhà Tống mất, nhiều người Tống theo ta, Nhật Duật thu nạp họ, có Triệu Trung làm gia tướng. Cho nên chiến công đánh bại giặc Nguyên, Nhật Duật lập được nhiều hơn cả.

十日,有自賊處逃赴御營,奏報云上相光啓、懷文侯國瓚及陳聰、阮可臘與弟阮傳率諸路民兵敗賊于京城、章陽等處。賊軍大潰。太子脱驩、平章阿剌等奔過瀘江。

Ngày mồng 10, có người từ chỗ giặc trốn về đến ngự doanh tâu báo: Thượng tướng Quang Khải, Hoài Văn Hầu Quốc Toản và Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp cùng em là Nguyễn Truyền đem dân binh các lộ đánh bại quân giặc ở các xứ Kinh Thành, Chương Dương. Quân giặc tan vỡ lớn. Bọn thái tử Thoát Hoan, Bình chương A Lạt rút chạy qua sông Lô.

37.又官軍至如月江,日烜遣懷文侯來戰,行至冊江,繫浮橋渡江,左丞唐兀䚟等軍未及渡而林內伏發,官軍多溺死,力戰始得出境。唐兀䚟等馳驛上奏。七月,樞密院請調兵以今年十月會潭州,聽鎮南王及阿里海牙擇帥緫之。

Rồi quan quên đến sông Như Nguyệt, Nhật Huyền sai Hoài Văn Hầu (Trần Quốc Toản) đến đánh (1)(2) đi đến sông Sách, buộc cầu phao sang sông, các quân tả thừa Đường Ngột Đải (Tangutai) chưa đến kịp thì quân mai phục trong rừng đổ ra, quan quân nhiều người bị chết đuối, hết sức đánh mới thoát khỏi. Tangutai chạy ngựa trạm dâng tấu. Tháng bảy, Khu Mật Viện xin điều binh hội hợp ở Đàm Châu tháng mười năm nay, đều nghe theo sự thống suất của Trấn Nam Vương và A Lí Hải Nha.

(1) Lời bình: Kinh Thế Đại Điển Tự Lục ở đây lại chép về cái chết của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản ngay tại lúc này:

至如月江,日烜遣其懷文侯來追,殺之。至冊江,伏發官軍蹋/斷浮橋多溺死。七月,事聞樞宻院請以兵五千期今年十月㑹潭州征之。

Đến sông Như Nguyệt, Nhật Huyền sai Hoài Văn Hầu đến truy bức, giết hắn. Đến sông Sách, phục binh lại nổi lên, quan quân giày xéo lên nhau, cầu nổi bị đứt, nhiều người chết đuối. Tháng bảy, nghe được việc ấy, Khu Mật Viện xin lấy binh năm nghìn hẹn năm nay tháng mười hội quân ở Đàm Châu xuất chinh nước ấy (Giao Chỉ).

(2) An Nam Chí Lược Quyển Bốn Chinh Thảo Vận Hướng

翌日班師。安南兵追至南柵江,右丞李恒殿擊,退之,斬興道王義勇陳紹。

Ngày sau, kéo quân về. Quân An-Nam đuổi theo tới sông Nam-Sách, quan Hữu-Thừa là Lý-Hằng đánh lui được, chém tên nghĩa-dũng, quan hầu của Hưng-Đạo-Vương, là Trần-Thiệu.

(3) Nguyên sử An Nam Truyện không chép gì về số phận của Toa Đô, Nguyên Sử quyển 129, An Nam Chí Lược và Toàn Thư đều ghi chép khá rõ, xin trích dẫn:

Nguyên Sử quyển 129 - trích từ phần tiểu sử của Toa Đô:

脫歡命唆都屯天長以就食,與大營相距二百余裡。俄有旨班師,脫歡引兵還,唆都不知也。交趾使人告之,弗信,及至大營,則空矣。交趾遮之於乾滿江,唆都戰死。

Thoát Hoan mệnh cho Toa Đô đóng ở Thiên Trường để kiếm ăn, cách đại doanh hơn 200 lí. Lúc ấy có lệnh bãi quân, Thoát Hoan dẫn quân về, Toa Đô không biết vậy. Giao Chỉ sai người báo cho biết, không tin, đến đại doanh thì trống không. Giao Chỉ ngăn ở sông Càn Mãn (sông Cầu), Toa Đô tử trận.  

Học giả Hà Văn Tấn đặt nghi vấn "Phải chăng Toa Đô đã đến được đại doanh Thoát Hoan (Thăng Long hoặc Gia Lâm) khi Thoát Hoan đã rút sau đó, về đến sông cầu, Toa Đô mới bị giết chết?". Thực ra Toa Đô đâu cần dẫn toàn bộ quân dến, chỉ cần sai người đi trinh sát là biết được sự tình vậy.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép:


十七日,唆都與烏馬兒自海再來犯天幕江,欲會兵京師相為援。游兵至扶寕縣,本縣輔導子何特上峙山固守。賊屯巨陀洞。特以竹編作大人形,衣以衣,暮夜引出入,又鑚大樹,取大箭𢮿入其中,使賊疑射力之貫。賊惧,不敢與戰。我軍遂奪擊破之。特追戰至阿臘,為浮橋渡江,酣戰死之。弟彰為賊所獲,盗得賊旗幟衣服迯回,以之上進,請用彼旗假為賊軍就賊營。賊不意我軍,遂大破之。二十日,二帝進次大忙步,元總管張顯降。是日敗賊于西結,殺傷甚眾,斬元帥唆都首。夜半,烏馬兒遁過清化江口。二帝追之不及,獲其餘黨五萬餘以㱕。烏馬兒僅以單舸駕海得脱。

Ngày 17 (21-6-1285), Toa Đô và Ô Mã Nhi lại từ biển đánh vào sông Thiên Mạc, muốn hội quân ở Kinh sư, để chi viện cho nhau. Du binh giặc đến huyện Phù Ninh, viên phụ đạo huyện ấy là Hà Đặc lên núi Trĩ Sơn cố thủ. Giặc đóng ở động Cự Đà. Hà Đặc lấy tre đan thành những hình người to lớn, cho mặc áo, cứ đến chiều tối thì dẫn ra dẫn vào. Lại dùi thủng cây to, cắm tên người lớn vào giữa lỗ để giặc ngờ là sức bắn khoẻ xuyên suốt được. Giặc sợ không dám đánh nhau với Đặc. Quân ta hăng hái xông ra đánh bại được giặc. Đặc đuổi đánh đến A Lạp, bắc cầu phao qua sông, hăng đánh quá bị tử trận. Em là Chương bị giặc bắt, lấy trộm được cờ xí , y phục của giặc trốn về, đem dâng lên, xin dùng cờ ấy giả làm quân giặc, đến doanh trại giặc. Giặc không ngờ là quân ta, do vậy ta cản phá được chúng. Ngày 20 (24-6-1285), hai vua tiến đóng ở Đại Mang Bộ. Tổng quản giặc Nguyên là Trương Hiển đầu hàng. Hôm đó, ta đánh bại giặc ở Tây Kết, giết và làm bị thương rất nhiều, chém đầu Nguyên Soái Toa Đô. Nửa đêm Ô Mã Nhi trốn qua cửa sông Thanh Hoá, hai vua đuổi theo nhưng không kịp bắt được hơn 5 vạn dư đảng giặc (a) đem về, Ô Mã Nhi chỉ còn một chiếc thuyền vượt biển trốn thoát.

(a) Con số này rõ ràng là phóng đại từ phía sử Việt.

An Nam Chí Lược Quyển Bốn Chinh Thảo Vận Hướng:

時索多聞大兵既還,始自清 化回。軍沿途日夜與彼戰。 擒其將陳佗之、阮盛等。至 拜星,索多部將禮腳張叛, 率彼衆與我戰。索多躍馬墮水死,軍遂陷。惟烏瑪喇、 萬戶劉圭,以輕舟脫。獨小李戰拒,單舸於後,戰不勝 自刎。世子義令人救治而厚 遇之。

Khi ấy Toa-Đô nghe đại-binh đã kéo về, mới từ Thanh-Hoá lui quân, dọc đường ngày đêm không nghỉ và phải đánh cùng quân An-nam, bắt được mấy tướng là TrầnĐà- Phạp và Nguyễn-Thạnh. 
Đến đất Bái-Khanh, tướng của Toa-Đô là Lễ-cước-Trương làm phản, suất quân An-nam đánh với quân Nguyên, Toa-Đô nhảy ngựa rơi xuống nước chết đuối, quân lính bị tan rã, duy Ô-Mã-Nhi và Vạn-Hộ Lưu-Khuê, đi thuyền nhỏ trốn thoát, chỉ Tiểu-Lý đi chiếc thuyền cô-đơn mà đánh theo sau, bị thua rồi tự đâm họng, Thế-Tử cảm trung-nghĩa của y, sai người cứu sống và đãi đằng tử-tế.

二十三年正月,詔省臣共議,遂大舉南伐。二月,詔諭安南官吏百姓,數日烜罪惡,言其戕害叔父陳遺愛及弗納達魯花赤不顏鐵木兒等事。以陳益稷等自拔來歸,封益稷為安南國王,賜符印,秀為輔義公,以奉陳祀。申命鎮南王脫懽、左丞相阿里海牙平定其國,以兵納益稷。五月,發忙古䚟臺麾下士卒合鄂州行省軍同征之。官兵入其境,日烜復棄城遁。

38.Năm thứ hai mươi ba (1286), chính nguyệt, xuống chiếu lệnh các tỉnh thần cùng thương nghị, rồi cử đại quân nam phạt. Tháng hai, chiếu dụ quan lại bách tính An Nam, kể tội ác của Nhật Huyền, nói đến việc chú mình Trần Di Ái và không dâng nộp Đạt Lỗ Hoa Xích Bấc Nhan Thiết Mộc Nhi. Vì bọn Trần Ích Tắc tự thân suất chúng đến quy hàng, nên phong Ích Tắc làm An Nam Quốc Vương, ban phù ấn, phong Tú Viễn làm Phụ Nghĩa Công, để phụng việc tế tự họ Trần. Lại lệnh cho Trấn Nam Vương Thoát Hoan cùng Tả Thừa Tướng A Lý Hải Nha (Arïq Qaya) bình định nước An Nam, lấy binh hộ tống Ích Tắc về nước. Tháng năm, khiến thủ hạ sĩ tốt chỉ huy bởi Mang Cổ Đãi (Mangqudai) hội họp với quân của Hành tỉnh ở Đàm Châu cùng đi đánh An Nam. Quan quân vào trong nước ấy, Nhật Huyền lại bỏ thành chạy.

39.六月,湖南宣慰司上言:「連歲征日本及用兵占城,百姓罷於轉輸,賦役煩重,士卒觸瘴癘多死傷者,群生愁嘆,四民廢業,貧者棄子以偷生,富者鬻產而應役,倒懸之苦日甚一日。今復有事交趾,動百萬之衆,虛千金之費,非所以恤士民也。且舉動之間,利害非一,又兼交趾已嘗遣使納表稱藩,若從其請以甦民力,計之上也。無已,則宜寬百姓之賦,積糧餉,繕甲兵,俟來歲天時稍利,然後大舉,亦未為晚。」湖廣行省臣線哥是其議,遣使入奏,且言:「本省鎮戍凡七十餘所,連歲征戰,士卒精銳者罷於外,所存者皆老弱,每一城邑,多不過二百人。竊恐姦人得以窺伺虛實。往年平章阿里海牙出征,輸糧三萬石,民且告病,今復倍其數。官無儲畜,和糴於民間,百姓將不勝其困。宜如宣慰司所言,乞緩師南伐。」樞密院以聞,帝即日下詔止軍,縱士卒還各營。益稷從師還鄂。

Tháng sáu, Tuyên Úy Ti Hồ Nam dâng sớ rằng: "Liền năm chinh phạt Nhật Bổn và dụng binh Chiêm Thành, trăm họ đã mỏi mệt vì chuyển vận, thuế khóa lao dịch nặng nề, quân sĩ gặp phải chướng lệ chết rất nhiều, dân chúng kêu than, tứ dân bỏ nghiệp, kẻ nghèo phải bỏ con để kiếm sống, người giàu phải bán sản nghiệp để ứng dịch, nỗi khổ treo ngược ngày một tăng thêm. Nay lại có việc phạt Giao Chỉ, điều động đến trăm vạn người, hao phí đến nghìn vàng, đó chẳng phải là việc thương xót quân dân. Vả lại trong khi cử động, lợi hại không phải một. Hơn nữa Giao Chỉ thường sai sứ dâng biểu xin làm phiên thuộc, nếu theo lời thỉnh cầu này để hồi phục sức dân thì là kế hay nhất. Không được nữa thì nên nới lỏng thuế cho trăm họ, tích trữ lương hướng, sửa sang giáp binh, đợi năm sau thiên thời lợi hơn chút rồi hãy cất quân cũng chưa muộn." Hồ Quảng Hành Tỉnh Thần Tuyến Kha cho đồng ý với lời nghị ấy, sai sứ vào tấu rằng: "Bổn tỉnh trấn thủ gồm hơn bảy mươi sở, liền năm chinh chiến, quân sĩ tinh nhuệ đều mệt nhọc ở ngoài, kẻ ở lại đều già yếu, mỗi thành ấp nhiều không quá hai trăm người. thiết nghĩ sợ rằng kẻ gian dò biết được thực hư. Năm ngoái Bình Chương A Lí Hải Nha xuất chinh, thu lương ba vạn thạch, dân đã than khổ, nay lại thu gấp bội số ấy, quan không có tích trữ, còn mua lại thóc trong dân gian, trăm họ sẽ chịu khổ khôn xiết. Nên như lời Tuyên Úy Ti nói, xin hoãn quân nam phạt" 

Bổ sung: Nguyển Sử quyển 168 - trích từ phần tiểu sử về Lưu Tuyên- bài tấu của ông

二十三年,入為禮部尚書,遂遷吏部。時將伐交趾,宣上言曰:「連年日本之役,百姓愁戚,官府擾攘,今春停罷,江浙軍民歡聲如雷。安南小邦,臣事有年,歲貢未嘗愆期。邊帥生事興兵,彼因避竄海島,使大舉無功,將士傷殘。今又下令再征,聞者莫不恐懼。自古興兵,必須天時,中原平土,猶避盛夏,交廣炎瘴之地,毒氣害人,甚於兵刃。今以七月,會諸道兵于靜江,比至安南病死必衆,緩急遇敵何以應之。又交趾無糧,水路難通,無車馬牛畜 載,不免陸運。一夫擔米五斗,往還自食外,官得其半;若十萬石,用四十萬人,止可供一二月。軍糧搬載,船料軍須,通用五六十萬衆。廣西、湖南調度頻數,民多離散,戶令供役,亦不能辦。況湖廣密邇,溪洞寇盜常多。萬一姦人伺隙,大岳一出,乘虛生變,雖有留後,人馬疲弱衰老,卒難應變。何不與彼中軍官深知事體者,論量萬全方略,不然將復蹈前轍矣。」

Năm thứ hai mươi ba (1286), vào triều làm Lễ Bộ Thượng Thư, rồi chuyển sang làm Lại Bộ. Lúc sắp đánh Giao Chỉ, Tuyên dâng sớ tâu rằng: "Liền năm chinh phạt Nhật Bổn, trăm họ oán sầu, quan phủ nhiễu nhương. Xuân năm nay bãi binh, quân dân Giang Chiết reo mừng như sấm. An Nam nước nhỏ, thần phục đã nhiều năm, tuế cống chưa hề sai hạn. Vì tướng ở biên giới sinh sự hưng binh, kẻ kia phải chạy ra hải đảo, khiến cất đại quân mà không được công tích gì, tướng sĩ thương tổn, nay lại hạ lệnh đi đánh nữa, ai nghe thấy đều không khỏi sợ hãi. Từ xưa hưng binh, tất phải theo thiên thời, trung nguyên là đất bằng phẳng mà còn phải tránh giữa mùa hạ, Giao Quảng là đất viêm chướng, khí độc hại người còn hơn cả binh đao. Nay định tháng bảy họp các đạo quân ở Tĩnh Giang, quân ấy đến An Nam tất nhiều người bệnh chết, lúc gặp giặc cần gấp lấy gì ứng phó đây. Ở Giao Chỉ lại không có lương, đường thủy khó đi, không có xe ngựa trâu bỏ để vận chuyển thì không tránh được phải vận chuyển bằng đường bộ. Mỗi phu gánh được năm đấu gạo, đi về ăn hết một nửa, quan quân chỉ được một nửa. Nếu mang theo mười vạn, dùng bốn mươi vạn người cũng chỉ cung cấp được lương thực trong vòng một hai tháng. Chuyên chở quân lương, đóng thuyền, phục dịch trong quân thường dùng đến năm sáu chục vạn người. Quảng Tây, Hồ Nam điều động nhiều lần, dân li tán nhiều, lệnh cho cung dịch cũng không sao làm được. Huống chi Hồ-Quảng rất gần khe động, trộm cướp thường nhiều, vạn nhất kẻ gian dò được, chờ khi đại quân đi khỏi, thừa lúc trống vắng mà sinh biến, tuy có quân mã lưu lại phía sau nhưng lại là người già yếu, khó mà ứng biến. Sao không cùng người biết rõ sự thể trong quan quân bên kia bàn bạc phương lược vẹn toàn, nếu không sẽ lại giẫm phải vết xe cũ."




Bản đồ cuộc xâm lược lần ba của quân Nguyên (nguồn wiki tiếng Việt)

40.二十四年正月,發新附軍千人從阿八赤討安南。又詔發江淮、江西、湖廣三省蒙古、漢、券軍七萬人,船五百艘,雲南兵六千人,海外四州黎兵萬五千,海道 運糧萬戶張文虎、費拱辰、陶大明運糧十七萬石,分道以進。置征交趾行尚書省,奧魯赤平章政事,烏馬兒、樊楫參知政事緫之,並受鎮南王節制。五月,命右丞程鵬飛還荊湖行省治兵。六月,樞密院復奏,令烏馬兒與樊參政率軍士水陸並進。九月,以瓊州路安撫使陳仲達、南寧軍民緫管謝有奎、延欄軍民緫管符庇成出兵船助 征交趾,並令從征。日烜遣其中大夫阮文通等入貢。

Năm thứ hai mươi bốn (1287), chính nguyệt, phát quân Tân Phụ nghìn người, theo A-Bát-Xích đánh An Nam. Lại chiếu phát quân Mông Cổ, Hán, Khoán bảy vạn người ở ba tỉnh Giang Hoài, Giang Tây, Hồ Nghiểm, thuyền năm trăm chiếc, quân Vân Nam sáu nghìn người, Lê binh bốn châu ngoài biển một vạn năm nghìn người (1), Hải Đạo Vận Lương Vạn Hộ Trương Văn Hổ, Phí Củng Thìn, Đào Đại Minh chở mười bảy vạn thạch lương, phân đường để tiến. Đặt Chinh Giao Chỉ Hành Thượng Thư Tỉnh, đều do Bình Chương Chính Sự Áo Lỗ Xích (Aγuruγc̆i), Tham Tri Chính Sự Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp trông coi, đều chịu sự tiết chế của Trấn Nam Vương. Tháng sáu, Khu Mật Viện lại tấu, lệnh Ô Mã Nhi cùng Tham Chính Phàn Tiếp lĩnh suất quân sĩ thủy lục cùng tiến. Tháng chín, sai Quỳnh Châu Lộ An Phủ Sứ Trần Trọng Đạt, Nam Ninh Quân Dân Tổng Quản Tạ Hữu Khuê, Duyên Lan Quân Dân Tổng Quản Phù Tí Thành xuất binh thuyền giúp đánh Giao Chỉ, đều lệnh theo chinh phạt. Nhật Huyền sai bọn Trung Đại Phu Nguyễn Văn Thông vào cống. (2)

(1) Lời bình: Quân số trong lần dụng binh thứ ba này được ghi chép đầy đủ nhất, đáng tin cậy nhất trong tất cả các lần quân Nguyên đánh An Nam vì các nguồn sử liệu đều nhất quán với nhau. Song con số đưa ra sau đây chỉ là một phần trong tổng số quân, vì còn nhiều thành phần tham chiến mà ta không biết rõ quân số.

An Nam Chí Lược, quyển 4, Chinh Thảo Vận Hướng chép:

上命平章鄂羅齊等將江淮湖 廣雲南四省蒙古漢軍、廣西峒兵、海南黎兵,海道運糧 ,萬戶張文虎等十萬師受鎮 南王節製。冬九月師興自鄂 十月二十八日己酉,至來賓 。分道:參政烏瑪喇、樊楫 率萬八千人,馬未及、張玉 、劉圭等統兵數萬、戰船五 百、運船七十艘,由欽州進 

Hoàng-Thượng sai Bình-Chương Áo-Lỗ-Xích đem Mông-Cổ và Hán quân của bốn tỉnh Giang-Hoài, Giang- Tây, Hồ-Quảng và Vân-Nam, động-binh của Quảng-Tây, lê-binh của Hải-Nam do đường bể vận lương; bọn Vạn-Hộ Trương-Vằn-Hổ suất mười vạn quân, theo mệnh-lệnh của Trấn-Nam-Vương. Tháng 9 mùa đông khởi binh từ châu Ngạc. Ngày Ất-Dậu, 28 tháng 10, đến huyện Lai-Tân, chia đường tiến quân: Tham-Chính Ô-Mã-Nhi cùng Phàn-Tiếp suất quân 18.000 người; bọn Ô-Vị, Trương-Ngọc và Lưu-Khuê cầm quân vài vạn, chiến thuyền 500 chiếc, thuyền chở đồ 70 chiếc, bắt đầu từ Khâm-Châu mà tiến.

Ghi chép của An Nam Chí Lược rất quan trọng vì nó bổ khuyết cho những chỗ mà Nguyên Sử chưa ghi rõ, và ngược lại. Trước tiên là thành phần "động binh của Quảng Tây", như học giả Hà Văn Tấn đã chỉ ra. Cộng hết tất cả các số quân từ Nguyên Sử ta chỉ mới được 92,000 người, nhưng An Nam Chí Lược lại ghi có đến 100,000 quân, vậy số động binh Quảng Tây ấy ắt phải thêm vào trong đó. Nguyên Sử lại chỉ cho ta biết thủy quân có 500 truyền mà không rõ là thuyền gì, An Nam Chí Lược giúp ta biết luôn số ấy chính là thuyền chiến, còn cho ta biết thêm thuyền vận tải có 70 chiếc chở 17 vạn thạch lương. 

Địa Phương
Loại quân
Số lượng
Không rõ
Tân Phụ (*)
1000
Giang Hoài, Giang Tây, Hồ Nghiểm
Mông Cổ, Hán(**), Khoán (***)
70,000
Vân Nam
Thoán () hay Jang
6,000
Hải Nam
Lê ()
15,000
Quảng Tây
Choang hay Tráng ( )
Không rõ, ước khoảng 8000
Không rõ
Trung Vệ Thân Quân
1000

Con số 100,000 quân này được lặp lại trong một tài liệu mới mà các tác giả nghiên cứu Việt-Nguyên chiến tranh (nhất là Hà Văn Tấn tiên sinh) chưa có, Đó là bài hành trạng của viên tướng Phàn Tiếp soạn bởi nhà thơ Phó Nhược Kim (
傅若金) (1303-1342) còn lưu li trong tập Phó Dữ Lệ Văn Tập (傅與礪文集), quyn 9. Nhược Kim tng đi s An Nam vào năm 1335 (đời Nguyên ThuĐế - Trn Minh Tông). Vì Nhược Kim sinh sau nên bài bia ông son cho Phàn Tiếp phi sau cuc chiếđến 30-40 năm, không rõ ông có tham kho chép li ni dung quyển An Nam Chí Lược hay không: 

Phó Dữ Lệ Văn Tập, quyển 9: 

冬,十月,鎮南王㑹諸道軍十萬於來賔,遂分道而入,約俱至瀘江濟師。公與參政烏馬兒以舟師出欽州。

Đông, tháng 10, Trấn Nam Vương hội các đạo quân gồm 10 vạn ở Lai Tân (Quảng Tây), rồi phân đạo mà tiến, hẹn tất cả đến Lư Giang. Ông (Phàn Tiếp) cùng Tham Chính Ô Mã Nhi dẫn chu sư ra khỏi Khâm Châu.

(*)Tân phụ quân là quân các cấp thuộc Nam Tống cũ. 
(**) Hán quân là quân các cấp mộ từ miền Bắc, chủng tộc đa dạng, có thể là người Khiết Đan (Qidan) nổi dậy chống nhà Kim năm xưa, hoặc các nghĩa binh trung thành với sĩ quan, quan lại hay tù trưởng bỏ Kim theo Mông Cổ. Điển hình như 10,000 Thanh Lạc Quân của Sử Thiên Ni (清樂軍). Kế đến là nhng người phía Bc Trung Hoa b bt tòng chinh.
(***) Nguyên Sử dùng chữ Khoán này không rõ ràng, mà Hà Văn Tấn tiên sinh cũng không chú thích. Khoán quân có hai loại là Sinh Khoán (生券) và Thuc Quán (熟券). Sinh Khoán ch quân lính có thể tự cung cấp lương thực khí giới, được điều khỏi vùng mình sống đền biên cương đồn trú, nhiệm vụ chủ yếu là trực tiếp tham chiến. Thuộc Quán lại chỉ binh sĩ ở ngay tại địa phương, chủ yếu đảm trách làm đồn điền, song cả hai khác biệt không rõ ràng. Nếu có việc quân thì tham chiến, không có thì làm ruộng. Cả hai loại đều thuộc Tân Phụ quân, cho nên không rõ Nguyên Sử ghi vậy ý gì. Song về sau quân Nguyên xây dựng công sự rào gỗ trên núi Phả Lại tích lương, ắt phải dùng đến phu, vậy Khoán ở đây có thể là quân nhân làm những việc ấy, gần giống với công binh vậy. (Tham khảo từ bài Tống Nguyên thời kỳ Sinh Khoán Quân dữ Thuộc Khoán Quân Khảo (宋元时期生券军与熟券军考) ca (艾萌).

Ngoài những thành phần trên, chúng ta còn thấy Nguyên Sử, A Bát Xích truyện có đề cập đến 1000 Thân Trung Vệ Quân đi mở đường cho Trấn Nam Vương:

九月,領中衛親軍千人,翊導皇子至思明州。

Tháng 9, lệnh Trung Vệ Thân Quân nghìn người dẫn đường cho hoàng tử đến Châu Tư Minh.

Nguyên Sử không ghi rõ là 1000 quân túc vệ này có theo Thoát Hoan sang đánh An Nam không, nhưng người dịch cho rằng là có. Vì sau khi rút về nước, tháng 10, năm 1285, có chỉ lưu lại 100 quân Mông Cổ và 400 quân Hán ở lại làm túc vệ cho Thoát Hoan.

敕征交趾諸軍,除留蒙古軍百、漢軍四百為鎮南王脫歡宿衛,余悉遣還。

Sắc dụ các quân đánh Giao Chỉ, trừ quân Mông Cổ một trăm, Hán quân bốn trắm là hộ vệ cho Trấn Nam Vương, còn lại đều cho về.

Người dịch nghi rằng số quân Trung Vệ Thân Quân chắc là số quân túc vệ này sau khi được bổ túc thêm 600 quân nữa.

Trung Vệ Thân Quân là một vệ trong hệ thống Sở Vệ (
宿衛), tc cm quân ca triều Nguyên, thường đồn trú ở những thành thị lớn. Năm 1260, Hãn Qublai triệu 6500 người vào cung để làm cận vệ cho mình, đặt thành Vũ Vệ Quân (武衛軍), đến năm 1274 chia thành ba v T, Hu và Trung. Cho đến khi Hãn chết thì có c thy 12 v, v sau tăng thành 34 vệ. Tả, Hữu, Trung, Tiền và Hậu đa số là người Hán. Các vệ khác nhiều nhất là người Sắc Mục, kế đến là người Mông Cổ. Đức đầu mỗi Vệ là Chỉ Huy Sứ Tư, như Trung Vệ Thân Quân Đô Chỉ Huy Sứ Tư (中衛親軍都指揮使司).

Thủy quân lại không được mô tả chi tiết như lục quân, vì ta không biết số thủy thủ là bao nhiêu cho cả thuyền chiến lẫn thuyền lương.

(1) Lời bình: Nguyên Sử An Nam Truyện không chép đến của hai viên tướng chỉ huy động binh:

Nguyên Sử quyển 133 - Tích Đô Nhi (Šiktur)  Truyện chép:

二十四年,[...]是年秋七月,領洞軍從鎮南王征交趾。

Năm thứ hai mươi bốn, [...]. Năm này thu tháng bảy, lĩnh động binh theo Trấn Nam Vương chinh phạt Giao Chỉ.

Nguyên Sử quyển 122 - Ái Lỗ (Aruq) Truyện chép:

鎮南王征交趾,詔愛魯將兵六千人從之。

Trấn Nam Vương chinh phạt Giao Chỉ, chiếu cho Áo Lỗ Xích lĩnh quân sáu nghìn tòng chinh.

41.十一月,鎮南王次思明,留兵二千五百人命萬戶賀祉統之,以守輜重。程鵬飛、孛羅合荅兒以漢、券兵萬人由西道永平,奧魯赤以萬人從鎮南王由東道女兒關 以進。阿八赤以萬人為前鋒,烏馬兒、樊楫以兵由海道,經玉山、雙門、安邦口,遇交趾船四百餘艘,擊之,斬首四千餘級,生擒百餘人,奪其舟百艘,遂趨交趾。 程鵬飛、孛羅合荅兒經老鼠、陷沙、茨竹三關,凡十七戰,皆捷。

Tháng mười một, Trấn Nam Vương đến Châu Tư Minh, lưu binh hai nghìn năm trăm người lệnh vạn hộ Hạ Chỉ chỉ huy chúng, để phòng vệ các xe chở quân nhu. Trình Bằng Phi (1), Bột La Hợp Đáp Nhi lấy một vạn quân Hán, Khoán từ đường phía Tây Vĩnh Bình, Áo Lỗ Xích chỉ huy một vạn người theo Trấn Nam Vương từ đường phía Đông cửa Nữ Nhi cùng tiến. A Bát Xích lấy vạn người làm tiên phong. Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp chỉ huy binh từ hải đảo đi qua Ngọc Sơn, Song Môn, cửa An Bang, gặp thuyền Giao Chỉ hơn bốn trăm chiếc, đánh chúng, chém đầu hơn bốn nghìn, bắt hơn trăm tù binh, chiếm được thuyền chúng trăm chiếc, rồi tiến vào Giao Chỉ. Trình Bằng Phi, Bột La Hợp Đáp Nhi qua ba cửa Lão Thử, Hãm Sa, Tì Trúc, đụng độ cả thảy mười bảy trận, đều thắng.

(1) Khảo Tống Sử thì thấy Trình Bằng Phi là một hàng tướng của Nam Tống

Tống Sử Bản Kỷ quyển 47 chép:

丙辰,都統程鵬飛鏖戰,被重創,歸鄂州[...]

Bính thần, Đô Thống Trình Bằng Phi chiến đấu quyết liệt, bị trọng thương, quay về Ngạc Châu...

程鵬飛及權守張晏然以城降[...]

Trình Bằng Phi cùng Quyền Thủ Trương Yến Nhiên đem thành ra hàng...

42.十二月,鎮南王次茅羅港,交趾興道王遁,因攻浮山寨,破之。又命程鵬飛、阿里以兵二萬人守萬劫,且修普賴山及至靈山木柵。命烏馬兒將水兵,阿八赤將陸兵,徑趨交趾城。鎮南王以諸軍渡富良江,次城下,敗其守兵。日烜與其子棄城走敢喃堡,諸軍攻下之。

Tháng mười hai, Trấn Nam Vương đến cảng Mao La, Giao Chỉ Hưng Đạo Vương bỏ chạy, nhân đó công phá được trại Phù San. Lại mệnh Trình Bằng Phi, A Lí lấy hai vạn quân phòng thủ Vạn Kiếp, lại sửa chữa rào gỗ trên núi Vạn Kiếp và núi Chí Linh. Sai Ô Mã Nhi chỉ huy thủy binh, A Bát Xích chỉ huy lục quân tiến về thành Giao Chỉ. Trấn Nam Vương cho các quân qua sông Phú Lương, đến dưới thành, đánh bại quân thủ thành. Nhật Huyền cùng con bỏ thành chạy ra thành Nam Bảo, chư quân đánh hạ thành ấy.

43.二十五年正月,日烜及其子復走入海。鎮南王以諸軍追之,次天長海口,不知其所之,引兵還交趾城。命烏馬兒將水兵由大滂口迓張文虎等糧船,奧魯赤、阿八赤等分道入山求糧。聞交趾集兵箇沉、箇黎、磨山、魏寨,發兵皆破之,斬萬餘級。

Năm thứ hai mươi lăm (1288), chính nguyệt, Nhật Huyền cùng con lại chạy ra biển. Trấn Nam Vương cùng chư quân đuổi theo, đến cửa biển Thiên Trường thì không biết ở đâu cả, dẫn binh quay về thành Giao Chỉ. Sai Ô Mã Nhi chỉ huy thủy quân từ của Đại Bàng đón thuyền lương của bọn Trương Văn Hổ. Bọn Áo Lỗ Xích (Aγuruγc̆i), A Bát Xích thì chia đường vào núi tìm lương. Nghe thấy Giao Chỉ tập trung binh ở các trại Cá Trầm, Cá Lê, Ma San, Ngụy Trại, phát quân đánh chúng, chém hơn vạn tên.

44.二月,鎮南王引兵還萬劫。阿八赤將前鋒,奪關繫橋,破三江口,攻下堡三十二,斬數萬餘級,得船二百艘、米十一萬三千餘石。烏馬兒由大滂口趨塔山,遇 賊船千餘,擊破之;至安邦口,不見張文虎船,復還萬劫,得米四萬餘石。普賴、至靈山木柵成,命諸軍居之。諸將因言:「交趾無城池可守、倉庾可食,張文虎等 糧船不至,且天時已熱,恐糧盡師老,無以支久,為朝廷羞,宜全師而還。」鎮南王從之。命烏馬兒、樊楫將水兵先還,程鵬飛、塔出將兵護送之。三月,鎮南王以 諸軍還。

Tháng hai, Trấn Nam Vương dẫn binh quay về Vạn Kiếp, A Bát Xích làm tiên phong, chiếm được cầu phao ở cửa quan, phá cửa Tam Giang, đánh hạ ba mươi hai thành lũy, chém vài vạn tên, bắt được hai trăm thuyền, được một vạn ba nghìn thạch gạo. Ô Mã Nhi từ cửa Đại Bàng tiến đến Tháp Sơn, gặp thuyền giặc hơn nghìn chiếc, đánh phá chúng. Đến cửa An Bang, không thấy thuyền Trương Văn Hổ, lại quay về Vạn Kiếp (1)(2), được hơn bốn vạn thạch gạo. Xây thành gỗ trên núi Phả Lại và Chí Linh, sai chư quân đóng ở đó. Chư tướng do vậy nói: "Giao Chỉ chẳng có thành trì nào có thể giữ được, không có kho lương tiếp tế lương thực, vả lại thời tiết đã nóng, sợ rằng hết lương binh mỏi, không thể ở lâu, làm xấu mặt triều đình, nên cho toàn quân quay về." Trấn Nam Vương nghe theo, sai Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp chỉ huy thủy binh về trước, Trình Bằng Phi cùng Tháp Xuất lấy bộ binh hộ tống chúng. Tháng ba, Trấn Nam Vương cho chư quân về. 

45.張文虎糧船以去年十二月次屯山,遇交趾船三十艘,文虎擊之,所殺略相當。至綠水洋,賊船益多,度不能敵,又船重不可行,乃沉米於海,趨瓊州。費拱辰糧船以 十一月次惠州,風不得進,漂至瓊州,與張文虎合。徐慶糧船漂至占城,亦至瓊州。凡亡士卒二百二十人、船十一艘、糧萬四千三百石有奇。
Thuyền lương Trương Văn Hồ từ tháng mười hai năm ngoái đến Đồn Sơn, gặp thuyền Giao Chỉ ba mươi chiếc, Văn Hổ đánh chúng, hai bên giết được tương đương. Đến Lục Thủy Dương, thuyền giặc thêm nhiều, nhắm không thể chống lại, thuyền lại nặng không thể đi, nên gạo đều chìm xuống biển, đến Quỳnh Châu. Thuyền lương Phí Củng Thìn từ tháng mười một đến Huệ Châu, gặp gió ngược không thể tiến, trôi dạt đến Quỳnh Châu, hội hợp với Trương Văn Hổ. Thuyền lương của Từ Khánh thì trôi dạt đến Chiêm Thành, cũng đến Quỳnh Châu, sĩ tốt chết cả thảy hai trăm hai mươi người, thuyền còn mười một chiếc, lương còn hơn một vạn bốn nghìn tám trăm thạch. (1)

(1) Lời bình: Trận Vân Đồn được Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và An Nam Chí Lược chép khá chi tiết, xin ghi dưới đây để bổ sung cho Nguyên Sử

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép:

二十八日,判首上位仁德侯璇以舟師戰於多某灣。賊溺死甚眾,獲四十人及舟船馬疋噐械以献。

Ngày 28 (2-1-1288), Phán thủ thượng vị Nhân Đức hầu Toàn đem thuỷ quân đánh ở vụng Đa Mỗ giặc chết đuối rất nhiều, ta bắt sống 40 tên và thu được thuyền ngựa, khí giới đem dâng.


時元舟師犯雲屯,興道王一以邉務委雲屯副將仁惠王慶餘。慶餘戰失利。上皇聞之,遣中使鎖慶餘問闕。慶餘謂中使曰:「以軍憲論,甘受罪譴,願假二三日,以圖後效,㱕伏斧櫍未晚。」中使從其請。慶餘料知虜師已過,運船必在後,乃收集殘卒待之。少頃,運船果至。擊敗之,獲虜軍糧噐械不可勝計,俘虜亦甚多。即馳書以聞,上皇釋前罪不問。曰:「元兵所資者,粮草噐械。今旣為我獲,恐彼未知,猶或陸梁。」乃縱其所獲人至元營具告,元人果退。故是年百姓瘡痍非前年之慘,慶餘預有功焉。

Khi ấy, thủy quân Nguyên đánh vào Vân Đồn, Hưng Đạo Vương giao hết công việc biên thùy cho Phó tướng Vân Đồn là Nhân Huệ Vương Khánh Dư. 
Khánh Dư đánh thất lợi thượng hoàng được tin, sai trung sứ xiềng Khánh Dư giải về kinh. Khánh Dư nói với trung sứ: "Lấy quân pháp mà xử, tôi cam chịu tội, nhưng xin khất hai, ba ngày, để mưu lập công rồi về chịu tội búa rìu cũng chưa muộn". Trung sứ theo lời xin đó. Kháng Dư liệu biết quân giặc đã qua, thuyền vận tải tất theo sau, nên thu thập tàn binh đợi chúng. Chẳng bao lâu thuyền vận tải quả nhiên đến, [Khánh Dư] đánh bại chúng, bắt được quân lương khí giới của giặc nhiều không kể xiết, tù binh cũng rất nhiều. Lập tức sai chạy ngựa mang thư về báo. Thượng hoàng tha cho tội trước không hỏi đến và nói: "Chỗ trông cậy của quân Nguyên là lương thảo khí giới, nay đã bị ta bắt được, sợ nó chưa biết, có thể còn hung hăng chăng?". Bèn tha những tên bị bắt về doanh trại quân Nguyên để báo tin. Quân Nguyên quả nhiên rút lui. Cho nên, năm này, vết thương không thảm như năm trước, Khánh Dư có phần công lao trong đó.

An Nam Chí Lược chép:

十一月十一日戊戌,舟師先進,經萬寧祿水口。彼將仁德侯陳椰伏兵浪山,將斷我後。覺之,即夜圍山,乗月擊。走。弱死者衆,擒數百人、獲船數十艘。烏瑪喇乗勝前驅,不顧糧船居後。失援糧,陷。

Ngày 11 tháng 11 Mậu-Tuất (17-2-1287), thuỷ quân tiến trước qua cửa sông Vạn-Ninh. Tướng An-nam (nguyên văn là tướng kia) là Nhân-Đức-Hầu Trần-Da phục binh tại Lãng-Sơn toan đánh đứt mặt sau quân ta, quân ta dò biết, trong lúc ban đêm vây núi Lãng-Sơn, sáng ngày sau, đánh đuổi đi, quân Nam chết đuối vài trăm người, bắt được ghe thuyền vài mươi chiếc; Ô-Mã-Nhi thừa thắng tiến quân, không nghĩ tới thuyền lương thực ở sau, không có viện binh, khiến cho bao nhiêu lương thực chìm sạch.

十一日丙申,與彼戰於多魚口。潮落而散,張文虎先遇敵於安邦口。糧陷。乗單舸 走還欽州。

Ngày 11, Bính-Tý, cùng quân Nam đánh tại cửa sông Đa-Ngư, nhân thuỷ-triều xuống rồi tan. Trương-Văn-Hổ gặp quân địch tại cửa sông An-Bang, bị chìm thuyền mất lương-thực, rồi đi chiếc ghe nhỏ, chạy về Khâm-Châu.


46.鎮南王次內傍關,賊兵大集,王擊破之。命萬戶張均以精銳三千人殿,力戰出關。諜知日烜及世子、興道王等,分兵三十餘萬,守女兒關及丘急嶺,連亙百餘里,以 遏歸師。鎮南王遂由單己縣趨盝州,間道以出,次思明州。命愛魯引兵還雲南,奧魯赤以諸軍北還。日烜尋遣使來謝,進金人代己罪。十一月,以劉庭直、李思衍、 萬奴等使安南,持詔諭日烜來朝。
Trấn Nam Vương đến cửa Nội Bàng, quân binh tập trung đông, vương đánh phá chúng. Sai Vạn Hộ Trương Quân lấy quân tinh nhuệ năm nghìn người bảo vệ hậu quân, lực chiến ra khỏi cửa quan. Dò biết Nhật Hoàn cùng thế tử và bọn Hưng Đạo Vương phân binh ba mươi vạn giữ cửa Nữ Nhi và đèo Khâu Cấp, liên thông dài suốt hơn trăm lí, nên ngăn cấm không được lui quân. Trấn Nam Vương bèn từ huyện Kỷ Đan đến Lộc Châu, theo đường nhỏ mà ra, về đến Châu Tư Minh. Mệnh cho Ái Lỗ dẫn quân quay về Vân Nam, Ái Lỗ Xích cho chư quân quay về phương Bắc. Nhật Huyền sai người đến tạ, đưa người vàng để tạ lỗi của mình. Tháng mười một, sai bọn Lưu Đình Trực, Lí Tử Diễn, Vạn Nô đi sứ An Nam, cầm chiếu dụ Nhật Huyền đến chầu.

Nguyên Sử quyển 129 - trích từ phần tiểu sử của tướng Lai A Bát Xích (cùng theo Thoát Hoan)

賊據高險,射毒矢,將士裹瘡以戰,諸軍護皇子出賊境,阿八赤中毒矢三,首項股皆腫,遂卒。

Giặc chiếm núi cao, bắn tên độc, tướng sĩ phải buộc vết thương mà đánh, chư quân hộ vệ hoàng tử ra khỏi đất địch, A Bát Xích trúng tên độc ba chỗ, đầu cỗ đều sưng vù, rồi chết. 

Lời Bình: Nguyên sử An Nam Truyện không thấy viết gì về chiến thắng Bạch Đằng của Trần Hưng Đạo, Ta phải tham khảo nhiều liệt truyện khác ở Nguyên Sử để tìm ra manh mối. Trước tiên ta tìm hiểu sử ta viết thế nào về trận này:

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Kỷ Nhà Trần, Nhân Tông Hoàng Đế chép:

二月十九日,烏馬兒犯安興寨。三月八日,元軍會白藤江,迎張文虎等粮船,不遇。興道王擊敗之。先是,王已植樁於白藤,覆叢草其上。是日乘潮漲時挑戰佯北,賊眾來追。我軍力戰。水落,賊船盡膠。阮蒯領聖翊勇義軍與賊戰,擒平章奥魯赤。二帝將軍継至,縱兵大戰。元人溺死不可勝計,江水為之盡赤。及文虎至,两岸伏兵奮擊。又敗之。潮退甚急,文虎粮船閣樁上,傾覆殆盡。元溺死甚眾,獲哨船四百餘艘。内明字杜衡獲烏馬兒、昔戾基玉,献于上皇。上皇命引登御舶,同坐與語,歡飲之酒。脱驩及阿台領眾遁㱕,思明土官黃詣擒之以献。二帝駕回龍興府。十七日,俘賊將昔戾基玉,元帥烏馬兒,參政岑段、樊楫田、元帥、萬戶、千戶献捷于昭陵。

Tháng 2, ngày 29, Ô Mã Nhi đánh vào trại Yên Hưng. Tháng 3, ngày mồng 8, quân Nguyên hội ở sông Bạch Đằng để đón thuyền lương của bọn Trương Văn Hổ nhưng không gặp. Hưng Đạo Vương đánh bại chúng. Trước đó, Vương đã đóng cọc ở sông Bạch Đằng, phủ cỏ lên trên. Hôm ấy, nhân lúc nước triều lên, Vương cho quân khiêu chiến rối giả cách thua chạy, bọn giặc đuổi theo, quân ta cố sức đánh lại. Nước triều xuống, thuyền giặc vướng cọc hết. Nguyễn Khoái chỉ huy quân Thánh dực dũng nghĩa đánh nhau với giặc, bắt sống Bình chương Áo Lỗ Xích. Hai vua đem quân tiếp đến, tung quân đánh lớn, quân Nguyên chết đuối nhiều không kể xiết, nước sông do vậy đỏ ngầu cả. Đến khi Văn Hổ tới quân mai phục hai bên bờ hăng hái xông ra đánh, lại đánh bại chúng. Nước triều rút nhanh, thuyền lương của Văn Hổ mắc trên cọc, nghiêng đắm gần hết. Quân Nguyên chết đuối rất nhiều. Bắt được 400 chiếc thuyền. Nội Minh tự Đỗ Hành bắt được Ô Mã Nhi và Tích Lê Cơ Ngọc. Thượng hoàng sai dẫn lên thuyền ngự, cùng ngồi nói chuyện với chúng và uống rượu vui vẻ. Thoát Hoan và A Thai dẫn quân trốn về Tư Minh, thổ quan là Hoàng Nghệ bắt được đem dâng. Hai vua trở về phủ Long Hưng. Ngày 17, đem các tướng giặc bị bắt là Tích Lệ Cơ Ngọc, Nguyên soái Ô Mã Nhi, Tham chính Sầm Đoàn, Phàn Tiếp, Nguyên soái Điền, các Vạn hộ, Thiên hộ làm lễ dâng thắng trận ở Chiêu Lăng.

Như Hà Văn Tấn tiên sinh nhận xét, đoạn này của Toàn Thư chưa nhiều sai lầm. Thuyền lương của Trương Văn Hổ đã bị đánh đắm ở trận Vân Đồn, sao có thể ở sông Bạch Đằng. Kế nữa Áo Lỗ Xích (Aγuruγc̆i) cũng đã thoát chứ không bị bắt như Toàn Thư nói:

Nguyên Sử, Quyển 131 Áo Lỗ Xích Truyện chép:

至交趾,啓王分軍為三,因險制變,蠻不能支,竄匿海島。餘寇扼師歸路,奧魯赤轉戰以出。

Đến Giao Chỉ, bày cho vương (Trấn Nam Vương Thoát Hoan) phân quân làm ba, dựa theo tình hình nguy hiểm mà ứng biến, quân Man không thể chống đỡ, chạy trốn ra hải đảo. Giặc cướp còn lại đánh chặn đường lui quân. Áo Lỗ Xích chuyển chiến mà thoát. Xem sách của Hà tiên sinh trang 249 bản in năm 2019 bởi nhà xuất bản Hồng Đức.

Hiện nay người dịch đã tìm ra được bài hành trạng viết cho Phàn Tiếp bởi Phó Dữ Lệ. Tài liệu này đã không được Hà Văn Tấn tiên sinh dùng nên đây là sử liệu quý. Sách này đã dẫn ở trên, cũng trong quyển 9 ta tìm được một số chi tiết có ích cho trận Bạch Đằng:

Phó Dữ Lệ Văn Tập, quyển 9 chép:

三月壬辰,至白藤江,聞日烜以精兵數千出我後。公亟㑹將士逆戰,天忽大風,潮水遽落,舟不得進退,賊乗風以小舟數百合步卒翼兩岸擊我軍,四面矢下如雨。公被大創十餘,猶奮臂督將士力戰而賊益滋,軍䧟,公遂執念不死必滅安南。明年使者至求公等㑹公已被毒...

Tháng ba nhâm thìn, đến sông Bạch Đằng, nghe nói Nhật Huyền sai tinh binh vài nghìn tiến ra phía sau ta. 
Ông gấp gáp lệnh tướng sĩ nghịch chiến, bỗng nhiên trời nổi gió to, thủy triều rút xuống, thuyền không thể tiến lui được, giặc theo gió dùng thuyền nhỏ vài trăm chiếc hợp cùng bộ binh hai cánh ở hai bên bờ đánh quân ta, bốn bề tên rơi như mưa. Ông bị thương nặng hơn mười chỗ, ông gắng sức đôn đốc quân sĩ hết sức đánh nhưng giặc tăm thêm, quân bị hãm, ông thầm nghĩ nếu không chết tất diệt An Nam. Năm sau sứ giả đến xin ông về thì ông đã bị bỏ độc chết...

Rải rác một số truyện khác cũng cho ta biết thêm về trận Bạch Đằng:

Nguyên Sử quyển 166, Phàn Tiếp truyện chép:

楫與烏馬兒將舟師還,為賊邀遮白藤江。潮下,楫舟膠,賊舟大集,矢下如雨,力戰,自卯至酉,楫被創,投水中,賊鉤執毒殺之。

Tiếp cùng với Ô Mã Nhĩ chỉ huy thủy quân quay về, bị giặc đón đánh ở sông Bạch Đằng. Thủy triều xuống, Thuyền Tiếp bị mắc cạn, thuyền giặc tập trung đông, tên rơi như mưa, hết sức đánh từ giờ Mão đến giờ Dậu (theo Hà Văn Tấn tiên sinh thì từ năm giờ sáng tới bảy giờ tối (chính xác thì giờ Mão là từ năm giờ sáng đến bảy giờ sáng là Mão, từ năm giờ đến bảy giờ tối là Dậu), Tiếp bị thương, nhảy xuống sông, giặc dùng câu liêm vớt lên rồi hạ độc chết.

Rõ ràng ở đây chép Tiếp điều khiển thủy quân, vậy mà An Nam Chí Lược lại chép là Tiếp chiếm núi cao làm hỗ trợ Ô Mã Nhi, sử liệu do vậy có chỗ bất nhất:

An Nam Chí Lược Quyển Bốn Chinh Thảo Vận Hướng: 

樊參政、獲峯為應。潮退,軍陷。

Phàn Tham Chính chiếm núi cao làm ứng. Thủy triều rút, quân bị hãm.

Nguyên Sử quyển 166, Trương Ngọc truyện, phụ Trương Vĩnh Thực truyện chép:

二十五年,師還,安南以兵迎戰,大戰連日,水涸舟不能行,玉死焉。

Năm thứ hai mươi lăm, quân quay về, An Nam lấy quân ứng chiến, đại chiến liền ngày, nước rút thuyền không thể đi được, Ngọc chết ở đấy.

Trong các ghi chép về trận Bạch Đằng, Từ Khê Văn Cảo (
滋溪文稿) ca Tô Thiên Tước (蘇天爵) còn lưu gi bài bia ca Lý Thiên Hu ghi rng quân ta dàn chiến hm, có v như ý mun nói ta đánh gic Nguyên trực diện. Chiến hạm chỉ thuyền lớn, không rõ là thuyền do ai chỉ huy.

Từ Khê Văn Cảo, quyển 8, bài bia của Lý Thiên Hựu:

三月,次白藤港,交人橫戰艦江中,以拒我師。值潮退,舟不能進,兵潰。侯等被執...

Thánh ba, đến cảng Bạch Đằng, người Giao bày chiến hạm ngang giữa sông để chống cự quân ta. 
Đến khi thủy triều xuống, thuyến không tiến lên được, quân ta tan rã, bọn hầu (tức Lý Thiên Hựu) bị bắt...


Lời bình: Đây là lần thứ hai, quân Việt dùng chiến thuật đóng cọc để làm thuyền đối phương không di chuyển được. Lần một diễn ra vào 938, do Ngô Quyền chỉ huy.

Tân Ngũ Đại Sử, quyển 65, chép về trận Bạch Đằng thứ nhất như sau:

龑封洪操交王,出兵白藤以攻之。龑以兵駐海門,權已殺公羨,逆戰海口,植鐵橛海中,權兵乘潮而進,洪操逐之,潮退舟還,轢橛者皆覆,洪操戰死,龑收餘眾而還。

(Lưu) Nghiễm phong Hoằng Tháo làm Giao Vương, xuất binh ở sông Bạch Đằng công hắn (tức Ngô Quyền). Nghiễm trú binh ở cửa biển, Quyền đã giết (Kiều) Công Tiễn, nghịch chiến ở cửa biển, dựng cọc sắt ở dưới biển. Quân Quyền thuận theo hải triều mà tiến, Hoằng Tháo đuổi theo, nước triều rút thuyền quay về, va phải cọc đều đổ, Hoằng Tháo tử trận, Nghiễm thu thập dư binh quay về.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Ngoại Kỷ, quyển 5 chép nhiều hơn:

冬十二月,廷藝牙将吳權自愛州舉兵攻公羡。公羡遣使以賂求救於漢。主龔欲因其亂而取之,乃以其子萬王弘操為靜海軍節度使,徙封交王,将兵救公羡。漢主自将屯海門,為之聲援。問策於崇文使蕭益,益曰:「今霖雨積旬,海道險遠,吳權桀黠,未可輕也。大軍當持重,多用鄕導,然後可進。」不聽,命弘操将舟師自白滕江入,欲攻權,而權已誅公羡矣。權聞弘操且至,謂将佐曰:「弘操一癡兒耳,将兵遠來,士卒疲弊,又聞公羡死無内應,氣已先奪。吾眾以力待疲,破之必矣。然彼利於艦,不先為之備,則勝負之形未可知也。若使人先於海門潜植大杙鉄,其首冒之,以紩彼船,隨潮漲入杙内,然後我易制,無有出此者。」計定,遂植杙海口两徬。潮漲,權使人以輕舟挑戰,佯北以致之。弘操果進兵。至舟師既入杙内。潮退杙露,權乃進兵擊之,皆殊死戰。不暇治舟而潮退甚急,舟皆着杙以襨,蒼黃崩潰,士卒溺死太半。權乘勝追擊,擒弘操殺之。漢主慟哭,收餘眾而退。

Mùa đông, tháng 12, nha tướng của Đình Nghệ là Ngô Quyền từ Ái Châu cất quân đánh Công Tiễn. Công Tiễn sai sứ sang đút lót để cầu cứu với nhà Hán. Vua Hán là Cung muốn nhân khi nước ta có loạn chiếm lấy nước, bèn cho con là Vạn Vương Hoằng Tháo làm Tĩnh Hải quân tiết độ sứ, đổi tước phong là Giao Vương, đem quân sang cứu Công Tiễn. Vua Hán tự làm tướng, đóng ở Hải Môn để làm thanh viện. Vua Hán hỏi kế ở Sùng văn sứ là Tiêu Ích, Ích nói: "Nay mưa dầm đã mấy tuần, đường biển thì xa xôi nguy hiểm, Ngô Quyền lại là người kiệt hiệt, không thể khinh suất được. Đại quân phải nên thận trọng chắc chắn, dùng nhiều người hướng đạo rồi sau mới nên tiến". Vua Hán không nghe, sai Hoằng Tháo đem chiến thuyền theo sông Bạch Đằng mà vào, muốn đánh Quyền, nhưng Quyền đã giết Kiều Công Tiễn rồi.Quyền nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, bảo các tướng tá rằng: "Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không phòng bị trước thì thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát". Định kế rồi, bèn cho đóng cọc ở hai bên cửa biển. Khi nước triều lên, Quyền sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua chạy để dụ địch đuổi theo. Hoằng Tháo quả nhiên tiến quân vào. Khi binh thuyền đã vào trong vùng cắm cọc, nước triều rút, cọc nhô lên, Quyền bèn tiếng quân ra đánh, ai nấy đều liều chết chiến đấu. [Quân Hoằng Tháo] không kịp sửa thuyền mà nước triều rút xuống rất gấp, thuyền đều mắc vào cọc mà lật úp, rối loạn tan vỡ, quân lính chết đuối quá nữa. Quyền thừa thắng đuổi đánh, bắt được Hoằng Tháo giết đi. Vua Hán thương khóc, thu nhặt quân lính còn sót rút về.

47. 二十六年二月,中書省臣奏旣罷征交趾,宜拘收行省符印。四月,日烜遣其中大夫陳克用等來貢方物。

Năm thứ hai mươi sáu (1289), tháng hai, Trung Thư Tỉnh thần tấu đã bãi việc chinh Giao Chỉ, nên thu lại phù ấn của hành tỉnh. Tháng tư, Nhật Huyền sai Trung Đại Phu Nguyễn Khắc Dụng đến cống phương vật.


Sau khi quân Nguyên rút về nước, triều đình nhà Trần đã định công tội với quan lại cũng như thần dân. 

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Kỷ Nhà Trần, Nhân Tông Hoàng Đế chép:

夏四月,定平元之功。進封興道王為大王,興武王為開國公,興讓王為節度使,有大功者賜國姓。克終預焉,仍授大行遣。杜行止封關内侯,以擒烏馬兒時不献於官家而献于上皇也。興智王不許進秩,以有詔元人㱕諸將勿遏,而猶邀擊之也。授諒江蠻長梁蔚為㱕化寨主,何畢能為冠服侯,以能率蠻人討賊故也。賞爵旣行,猶有觖望者。上皇諭之曰:「卿等果知胡虜不復入冦,則為朕明言之,雖躋極品,朕所不惜。如其不然,遽行優賞,萬一胡虜再驚,而卿等又有功效,朕將何以待之,以為天下勸乎。」眾皆悅服。


Mùa hạ, tháng 4, định công dẹp giặc Nguyên. Tiến phong Hưng Đạo Vương làm Đại Vương, Hưng Vũ Vương làm Khai Quốc công, Hưng Nhượng Vương làm Tiết độ sứ. Người nào có công lớn thì được ban quốc tính. Khắc Chung được dự trong số đó, lại được nhận chức Đại hành khiển. Đỗ Hành chỉ được phong Quan nội hầu, vì khi bắt được Ô Mã Nhi không dâng lên quan gia, lại dâng lên Thượng hoàng. Hưng Trí Vương không được thăng trật, vì đã có chiếu cho người Nguyên về nước, các tướng không được cản trở, mà lại còn đón đánh chúng. Cho Man trưởng Lạng Giang Lương Uất làm trại chủ Quy Hóa. Hà Tất Năng làm Quan phục hầu vì đã chỉ huy người Man đánh giặc. Việc thưởng tước đã xong, vẫn còn có người chưa bằng lòng. Thượng hoàng dụ rằng: "Nếu các khanh biết chắc là giặc Hồ không vào cướp nữa thì nói rõ cho trẫm biết, dù có thăng đến cực phẩm trẫm cũng không tiếc. Nếu không thế mà đã vội thưởng hậu, vạn nhất giặc Hồ trở lại, và các khanh lại lập công nữa thì trẫm lấy gì mà thưởng để khuyến khích thiên hạ". Mọi người đều vui vẻ phục tùng.

五月,治降賊皆罪。惟軍民免死,運木石、造宫殿贖罪。官員犯者,隨輕重論。以馮士周為行遣。士周茶鄕古了人。初,元人來,帝命士周筮之,占云必有大勝。帝喜之。果如其言,當有重賞。賊平,帝曰:「天子無戲言。」故有是命。士周為人孝忠,有文藝,官至少傅,號巽齋先生。


Tháng 5, trị tội những kẻ đã hàng giặc. Chỉ quân lính và dân thường được miễn tội chết, nhưng bắt chở gỗ đá, xây cung điện để chuộc tội, quan viên phạm tội [57b] [hàng giặc] thì tùy tội nặng nhẹ mà xét xử. Lấy Phùng Sĩ Chu làm Hành hiển. Sĩ Chu người [xã] Cổ Liễu, Trà Hương. Khi người Nguyên sang, vua sai Sĩ Chu bói. Sĩ Chu đoán rằng: "Thế nào cũng đại thắng". Vua mừng bảo; "Nếu đúng như lời đoán, sẽ có trọng thưởng". Giặc yên, vua nói: "Thiên tử không có nói đùa". Do đấy, có lệnh này. Sĩ Chu là người trung hiếu, có tài văn nghệ, làm quan đến Thiếu phó, hiệu là Tốn Trai tiên sinh.

加封阮蒯為列侯。賜湯沐一郡名曰蒯路,後改為快〈今快州府是也〉。

Gia phong Nguyễn Khoái làm liệt hầu, ban cho một quận thang mộc, gọi là Khoái Lộ?, sau đổi thành Khoai Lộ? (nay là phủ Khoái Châu).

定前後諸功臣,有先登破陣奇功者,著在《中興實録》,仍命圖形焉。

Định các công thần [đánh Nguyên] lần trước và lần sau. Người nào xông lên trước phá trận giặc, lập kỳ công thì chép vào tập Trung hưng thực lục lại sai vẽ hình.

徒巴點、旁河两鄕軍民為湯沐兵,不得入仕,除賜宰臣為差使宏。

Xử tội đồ quân dân hai hương Ba Điểm và Bàng Hà, làm thang mộc binh910 , không được làm quan, ban cho tể thần làm sai sử hoành

初,元人入冦,王侯臣僚多送欵虜營。及賊敗,獲降表一篋。上皇命焚之,以安反側。惟向之降者,雖身在虜庭,亦遙議以流死,田產没官,去其國姓。如陳鍵、靖國之子改姓為枚。餘以例改如枚弄之軰。益稷以骨肉之親,治罪雖同,不忍改姓,及斥名,乃命曰妸陳,謂其柔懦似婦人也。故當時記載皆稱妸陳、枚鍵焉。

Trước kia, người Nguyên vào cướp, vương hầu, quan lại nhiều người đến doanh trại giặc xin hàng. Đến khi giặc thua [58a] bắt được cả một hòm biểu xin hàng. Thượng hoàng sai đốt hết đi để yên lòng những kẻ phản trắc. Chỉ có kẻ nào đầu hàng trước đây, thì dẫu bản thân ở triều đình giặc, cũng kết án vắng mặt, xử tội đi đày hoặc tử hình, tịch thu điền sản, sung công, tước bỏ quốc tính. Như Trần Kiện là con của Tĩnh Quốc thì đổi làm họ Mai. Người khác cứ theo lệ ấy mà đổi, như bọn Mai Lộng, Ích Tắc là chỗ tình thân cốt nhục, tuy trị tội cũng thế, nhưng không nỡ đổi họ xóa tên, chỉ gọi là Ả Trần, có ý chê hắn hèn nhát như đàn bà vậy. Vì thế, những ghi chép đương thời đều gọi là Ả Trần, Mai Kiện...

48. 二十七年,日烜卒,子日燇遣使來貢。

Năm thứ hai mươi bảy (1290), Nhật Huyền chết, con là Nhật Tuấn tức vua (Trần Anh Tông) sai sứ đến cống.(1)  

(1) Lời bình: Ở đây Nguyên Sử rõ ràng đã chép nhầm. Năm ấy là năm vua Trần Thánh Tông mất chứ không phải Trần Nhân Tông. Vua Trần Nhân Tông đến năm 1308 (năm Hoàng Long thứ 16, niên hiệu vua Anh Tông) mới băng.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép việc Thánh Tông băng:

五月二十五日,上皇崩于仁壽宫。

Tháng 5, ngày 25, Thượng hoàng băng ở cung Nhân Thọ.

Năm ấy sử còn ghi rõ việc Nhân Tông thân đánh phủ đầu Ai Lao:

庚寅六年〈元至元二十七年〉春二月,選文官分治諸路。帝親征哀牢。朝臣諫曰:「胡虜初退,瘡痍未定,豈可興兵。」帝曰:「祗可以此時出兵耳。夫虜退後,三境必未我土,馬物故勢不能振,將有内侮,故大舉以示威。」群臣咸曰:「豈不知民勞為可慮,所可慮者有大於此。聖人遠圖,非臣等所及也。」


Canh Dần, [Trùng Hưng] năm thứ 6 [1290], (Nguyên Chí Nguyên năm thứ 27). Mùa xuân, tháng 2, chọn quan văn chia đi cai trị các lộ. Vua thân đi đánh Ai Lao. Triều thần can rằng: "Giặc Hồ vùa rút, vết thương chưa lành, đâu đã có thể dấy binh đao!". Vua nói: "Chỉ có thể lúc này ra quân thôi. Vì sau khi giặc rút, ba cõi tất cho là lính tráng, ngựa chiến của ta đã chết cả, thế không thể lên nổi, sẽ có sự khinh nhờn từ bên trong, cho nên phải cất quân lớn để thị uy". Bầy tôi đều nói: "Nhà vua há chẳng biết làm nhọc dân là việc đáng lo, nhưng còn có việc đáng lo lớn hơn [59a] thế nữa. Thánh nhân lo xa, bọn thần không thể nghĩ đến được".

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Kỷ Nhà Trần, Anh Tông Hoàng Đế chép việc Nhân Tông băng:

冬十一月 [...]。三日,上皇崩于安子山卧雲庵。

(Tháng 11 Âm lịch) Ngày mồng 3, Thượng hoàng (Trần Nhân Tông) băng ở am Ngọa Vân núi Yên Tử. 

Việc Nhân Tông nhường ngôi cho con cũng chỉ xảy ra vào năm 1293 (Chí Nguyên năm thứ 30), vậy nên chuyện cho người sang Nguyên triều xin tiến phong cho vua Anh Tông chỉ có thể xảy ra từ năm ấy trở đi.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép:

癸巳九年〈三月以後英宗興隆元年,元至元三十年〉春三月九日,帝禪位于皇太子烇即皇帝位。改元興隆元年,大赦。稱英皇。尊上皇曰憲堯光聖太上皇帝,保聖皇后為欽慈保聖皇太后。羣臣上尊號曰應天廣運仁明聖孝皇帝,封妃為文德夫人,尋廢。納文德妹為聖姿夫人。

Quý Tỵ, [Trùng Hưng] năm thứ 9 [1293], Mùa xuân, tháng 3, ngày mồng 9, vua nhường ngôi cho Hoàng thái tử Thuyên. [Hoàng thái tử Thuyên] lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Hưng Long năm thứ 1, đại xá, tự xưng là Anh Hoàng, tôn Thượng hoàng làm Hiến Nghiêu Quang Thánh Thái Thượng Hoàng Đế, tôn Bảo Thánh hoàng hậu làm Khâm Từ Bảo Thánh hoàng thái hậu.

Nguyên Sử như vậy đã nhầm ngày mất của Thánh Tông với Nhân Tông, năm 1290 triều Trần chỉ có thể sai người sang báo tang vua Thánh Tông mà thôi.

49.二十八年十一月,鎮守永州兩淮萬戶府上千戶蔡榮上書,言軍事大要,以朝廷賞罰不明,士不用命,將帥不和,坐失事機,其弊有不可勝言者。書上,不報。


Năm thứ hai mươi tám (1291), tháng mười một, Trấn Thủ Vĩnh Châu Lưỡng Hoài Vạn Hộ Phủ Thượng Thiên Hộ Sái Vinh dâng thư nói việc quân rất quan trọng, vì triều đình thưởng phạt không rõ ràng, sĩ tốt không nghe lệnh, tướng tá bất hòa, làm thất cơ lỡ vận, những điều tệ hại của chúng không sao kể hết. Thư dâng lên mà chưa thấy hồi báo.

50.二十九年九月,遣吏部尚書梁曾、禮部郞中陳孚持詔再諭日燇來朝。詔曰:「省表具悉。去歲禮部尚書張立道言,曾到安南,識彼事體,請往開諭使之來朝。因遣立道往彼。今汝國罪愆旣已自陳,朕復何言。若曰孤在制,及畏死道路不敢來朝,且有生之類寧有長久安全者乎。天下亦復有不死之地乎。朕所未喩,汝當具聞。徒以虛文歲幣,巧飾見欺,於義安在。」


Năm thứ hai mươi chín (1292), tháng chín, sai Lại Bộ Thượng Thư Lương Tăng, Lễ Bộ Lang Trung Trần Phu cầm chiếu lại dụ Nhật Huyền vào chầu. Chiếu nói: "Hành Tỉnh tấu biểu đều đã rõ. Năm ngoái Lễ Bộ Thượng Thư Trương Lập Đạo (1) nói rằng Tăng đến An Nam hiểu biết sự tình bên ấy, vậy xin cho hắn đi khai dụ khiến kẻ kia đến chầu. Nhân đó sai Lập Đạo đến đấy. Nay nước ngươi đã tự trần tình tội trạng, trẫm không cần nói lại. Nếu nói vì là cô nhi chịu tang, lại sợ chết dọc đường không dám vào cống, thì hề là loài có sinh mệnh há có thể được trường cửu an toàn. Thiên hạ cũng chẳng có nời nào là không chết cả. Những điều trẫm chưa nói ra đây, ngươi tất đã biết rồi. Nếu lại lấy văn thư sao rỗng cùng tuế cống để che đậy dối lừa, thì nghĩa ở đâu."

(1) Nguyên Sử, Trương Lập Đạo truyện có chép chi tiết việc Lập Đạo đi sứ An Nam hai năm trước (Chí Nguyên năm thứ 27, tức năm 1290), xin trích dịch: 

Nguyên Sử, Quyển 167, Trương Lập Đạo Truyện chép:

二十七年,[...]安南世子陳日燇遣其臣嚴仲維、陳子良等詣京師告襲爵。先是,其國主陳日烜累召不至,僅遣其族父遺愛入貢,朝廷因封為安南王。遺愛還,日烜陰害之。遣使問罪,日烜拒使者不受命,遂遣將討之,失利而還。帝怒,欲再發兵,丞相完澤、平章不忽木言:「蠻夷小邦,不足以勞中國。張立道嘗再使安南有功,今復使往,宜無不奉命。」帝召至香殿,諭之曰:「小國不恭,今遣汝往諭朕意,宜盡乃心。」立道對曰:「君父之命,雖蹈水火不敢辭,臣愚恐不足專任,乞重臣一人與俱,臣為之副。」帝曰:「卿朕腹心臣,使一人居卿上,必敗卿謀。」遂授禮部尚書,佩三珠虎符,賜衣段、金鞍、弓矢以行。

Năm thứ hai mươi bảy, thế tử An Nam Trần Nhật Huyên sai sứ thần là bọn Nghiêm Trọng Duy, Trần Tử Lương đến kinh sư bái kiến báo việc xin tập tước (kế thừa tước vị từ tiên vương, tức tước hiệu An Nam Quốc Vương). Trước đó, nhiều lần chiếu vua nước này là Trần Nhật Huyên vào triều mà không đến, chỉ sai chú mình là Di Ái vào cống, triều đình nhân đấy phong y làm An Nam Vương. Di Ái về, Nhật Huyên ngầm hại y. Sai sứ hỏi tội, Nhật Huyền cự tuyệt sứ giả không tuân mệnh, bèn sai tướng đánh hắn, gặp bất lợi mà về. Vua giận, muốn lại phát binh, thừa tướng Hoàn Trạch, Bình Chương Bất Hốt Mộc nói: "Man di nước nhỏ, không đủ làm Trung Quốc lao lực. Trương Lập Đạo từng hai lần đi sứ An Nam có công, nay lại mệnh đi sứ, An Nam sẽ không thể không tuân mệnh." Vua chiếu đến Lập Đạo đến hương điện, dụ hắn rằng: "Tiểu quốc bất kính, nay sai ngươi đi sứ dụ ý trẫm, nên hết sức tận tâm", Lập Đạo trả lời rằng: "Lệnh của bệ hạ, dù có phải lao vào nước với lửa, cũng không dám chối từ, thần chỉ sợ thần ngu si không làm tròn trọng trách, xin phái trọng thần một người đi cùng, thần làm phó sứ. Vua nói: "Khanh là bề tôi tâm phúc của ta, sai một người khác đứng trên, tất làm hỏng việc của khanh". Bèn cho Lập Đạo làm Lễ Bộ Thượng Thư, đeo hổ phù có ba ngọc, tặng y phục, yên ngựa bằng kim loại, cung tên cho đi.

至安南界,謂郊勞者曰:「語爾世子,當出郭迎詔。」日燇乃率其屬,焚香伏謁道左。旣抵府,日燇拜跪,聽詔如禮。立道傳上命,數其罪,為書曉之。日燇曰:「比三世辱公使,公大國之卿,小國之師也,何以敎我?」立道曰:「昔鎮南王奉詞致討,汝非能勝之也,由其不用嚮導,率衆深入,不見一人,遲疑而還,曾未出險,風雨驟至,弓矢盡壞,衆不戰而自潰,天子亦旣知之。汝所恃者,山海之險、瘴癘之惡耳。且雲南與嶺南之人,習俗同而技力等,今發而用之,繼以北方之勁卒,汝復能抗哉?汝戰不利,不過遁入海中,島夷乘釁,必來寇抄汝,汝食少不能支,必為彼屈,汝為其臣,孰若為天子臣乎?今海上諸夷,歲貢於汝者,亦畏我大國之爾與也。聖天子有德於汝甚厚。前年之師,殊非上意,邊將讒汝爾。汝曾不悟,不能遣一介之使,謝罪請命,輒稱兵抗拒,逐我使人,以怒我大國之師,今禍且至矣,惟世子計之。」

Đến biên giới An Nam, đến ngoài thành ủy lạo sứ giả rằng: "Nói với thế tử nhà ngươi nên ra khỏi thành nhận chiếu." Nhật Huyên bèn sai thuộc hạ ra, đốt hương bái phục ở phía trái đường. Vào phủ rồi, Nhật Huyên bái lạy, nghe chiếu theo lễ. Lập Đạo truyền mệnh của vua, kể từng tội của y, còn viết rõ thành văn tự bao cho y biết. Nhật Huyên nói:"Như ba đời khiến ngài nhọc công đi sứ, ngài là bề tôi của nước lớn, là bậc tôn sư của nước nhỏ, ngài có điều gì chỉ giáo tôi?". Lập Đạo nói: "Trước Trấn Nam Vương phụng mệnh đi chinh phạt, bọn ông không thể thắng được Vương, do Vương không dùng hướng đạo, sai quân vào sâu, không thấy một người nào, do dự mà quay về (1), chưa thể ra khỏi chỗ hiểm, gió mưa chợt đến, cung tên đều bị hư, binh sĩ không đánh mà tự tan, thiên tử cũng biết việc này rồi. Ông chỉ cậy vào núi biển hiểm trở, lam chướng quái ác mà thôi. Thế nhưng người Vân Nam và Lĩnh Nam thông tục giống nhau và tài nghệ như nhau, nay lấy quân ấy ra dùng, sau lại dùng tinh binh từ miền Bắc, ông sao có thể chống được? Ngài đánh bất lợi, chẳng qua trốn ra biển, bọn Di ở hải đảo thừa cơ gây hán, tất đến cướp phá ông, ông thiếu lương không thể chống nổi, tất phải khuất phục chúng. Ông làm bề tôi của chúng, sao bằng làm bề tôi của thiên tử. Nay bọn Di ngoài biển đến tuế cống chỗ ông, cũng là vì sợ cái uy của nước lớn chúng tôi. Thiên tử có đức giày với ông, quyết không phải ý của thiên tử, là do biên tướng gièm pha các ông, Ông vẫn không hiểu, không thể một sai sứ để tạ tội nghe lệnh. liền khởi binh kháng cự, đuổi sứ giả nước tôi, khiến cho quân sư nước lớn nổi giận. Nay tội ông đã đến mức ấy, xin ông suy tính cho kỹ."

(1) Ở chỗ này Hà Văn Tấn tiên sinh dịch là "sinh nghi rồi trở về", tiên sinh đã dịch sai hai chữ "trì nghi" (遲疑) thành sinh nghi. Đây là từ ghép, nghĩa là do dự.

日燇拜,且泣涕而言曰:「公之言良是也,為我計者,皆不知出此。前日之戰,救死而已,寧不知懼天子使,公來必能活我。」北面再拜,誓死不敢忘天子之德。遂迎立道入,出奇寶為賄,立道一無所受,但要日燇入朝。日燇曰:「貪生畏死,人之常情,誠有詔貸以不死,臣將何辭。」乃先遣其臣阮代之、何惟巖等隨立道上表謝罪,修歲貢之禮如初,且言所以願朝之意。廷臣有害其功者,以為必先朝而後赦。日燇懼,卒不敢至,議者惜之。

Nhật Huyền bái lạy, còn rơi nước mắt mà nói: "Lời ngài nói đúng lắm, bọn bày kế cho tôi, đều không biết mọi việc xuất phát từ chỗ ấy (tức do biên tướng gièm pha). Chiến sự ngày trước, chỉ là để cứu chết mà thôi, chứ sao dám không biết sợ sứ của thiên tử, ngài đến tất có thể cứu sống tôi." Nhật Huyên hướng ra phía Bắc lạy, thề chết không dám quên đức của thiên tử. Bèn đón Lập Đạo vào, lấy vật lạ quý mà hối lộ, Lập Đạo quyết không nhận, nhưng muốn Nhật Huyên vào triều. Nhật Huyên nói: "Tham sống sợ chết, là lẽ thường của người, thực có chiếu tha chết, thần sao có thể thoái thác." Bèn trước tiên lệnh cho bề tôi là bọn Nguyễn Đại Chi, Hà Duy Nham theo Lập Đạo dâng biểu tạ tội, theo lệ tuế cống như trước, còn nói ý muôn triều cống. Đình thần có kẻ đố kỵ công của Lập Đạo, cho rằng tất phải trước vào chầu sau mới tha. Nhật Huyên sợ, rút cục không dám đến, những kẻ dị nghị lấy thế làm tiếc.

51.三十年,梁曾等使還,日燇遣陪臣陶子奇等來貢。廷臣以日燇終不入朝,又議征之。遂拘留子奇於江陵,命劉國傑與諸侯王亦(里吉)〔吉里〕䚟等同征安南,敕至鄂州與陳益稷議。八月,平章不忽木等奏立湖廣安南行省,給二印,市蜑船百斛者千艘,用軍五萬六千五百七十人、糧三十五萬石、馬料二萬石、鹽二十一萬斤,預給軍官俸津、遣軍人水手人鈔二錠,器仗凡七十餘萬事。國傑設幕官十一人,水陸分道並進。又以江西行樞密院副使徹里蠻為右丞,從征安南,陳巖、趙修己、雲從龍、張文虎、岑雄等亦令共事。益稷隨軍至長沙,會寢兵而止。


Năm thứ ba mươi (1293), bọn Lương Tằng đi sứ về, Nhật Tôn sai bồi thân Đào Tử Kỳ đến cống. Triều thần vì chuyện Nhật Tôn rốt cục không sang cống nên bàn đánh hắn. Bèn bắt giữ Tử Kỳ ở Giang Lăng, mệnh Lưu Quốc Kiệt và bọn vương hầu Diệc Cát Lý Đãi (Čigilïtai) cùng chinh phạt An Nam, sai đến Ngạc Châu cùng bàn với Trần Ích Tắc. Tháng tám, bọn Bình Chương Bất Hốt Mộc (Buqumü) tấu lập Hồ Quảng An Nam Hành Tỉnh, đưa hai ấn, mua từ người Đản thuyền trăm hộc nghìn chiếc, dụng quân năm vạn sáu nghìn năm trăm bảy mươi người, lương ba mươi lăm vạn thạch, đồ ăn cho ngựa hai vạn thạch, muối hai mươi mốt vạn cân, dự cấp cho quan quân bổng lộc, cho quân nhân thủy thủ hai thỏi tiền, khi trượng cả thảy bảy mươi vạn thứ. Quốc Kiệt chiêu mộ quan được mười một người, thủy lộ phân đạo cùng tiến. Lại sai Giang Tây Khu Mật Viện Phó Sứ Triệt Lý Man làm tả thừa, theo đánh An Nam. Bọn Trần Nham, Triệu Tu Kỷ, Vân Tòng Long, Trương Văn Hổ, Sầm Hùng cũng được lệnh giúp việc. Ích Tắc theo quân đến Trường Sa, khi ấy đình chiến mà chấm dứt. 

52.三十一年五月,成宗卽位,命罷征。遣陶子奇歸國。日燇遣使上表慰國哀,幷獻方物。六月,遣禮部侍郞李衎、兵部郞中蕭泰登持詔往撫綏之,其略曰:「先皇帝新棄天下,朕嗣守大統,踐祚之始,大肆赦宥,無間遠近。惟爾安南,亦從寬宥,已敕有司罷兵,遣陪臣陶子奇歸國。自今以往,所以畏天事(天)〔大〕者,其審思之。」


Năm thứ bai mươi mốt (1294) tháng năm, Thành Tông (Temür Öljeytü Khaghan) lên ngôi, mệnh bãi việc chinh phạt, rồi cho Đào Tử Kỳ về nước. Nhật Tôn sai sứ dâng biểu chia buồn quốc tang, lại hiến phương vật. Tháng sáu, sai Lễ Bộ Thị Lang Lý Diễn, Binh Bộ Lang Trung Tiêu Thái Đăng cầm chiếu đến an ủi nước ấy, đại lược nói: "Tiên hoàng đế vừa rời bỏ thiên hạ, trẫm nối ngôi giữ dòng đại thống, vừa mới lên ngôi, hết sức rộng lượng không kể gần xa, ngay cả nước An Nam các ngươi cũng được khoan hồng, trẫm đã có lệnh bãi quân, cho bồi thần Đào Tử Kỳ về nước. Từ nay về sau, nên sợ trời phụng sự nước lớn, ngươi hãy nghĩ về điều ấy." 

53.大德五年二月,太傅完澤等奏安南來使鄧汝霖竊畫宮苑圖本,私買輿地圖及禁書等物,又抄寫陳言征收交趾文書,及私記北邊軍情及山陵等事宜,遣使持詔責以大義。三月,遣禮部尚書馬合馬、禮部侍郞喬宗亮持詔諭日燇,大意以「汝霖等所為不法,所宜窮治,朕以天下為度,敕有司放還。自今使价必須選擇;有所陳請,必盡情悃。向以虛文見紿,曾何益於事哉,勿憚改圖以貽後悔」。中書省復移牒取萬戶張榮實等二人,與去使偕還。


Đại Đức năm thứ năm, tháng hai, bọn Thái Phó Hoàn Trạch tâu rằng An Nam Lại Sứ Đặng Nhữ Lâm lén vẽ bản đồ cung uyên, ngầm mua địa đồ và các loại sách cấm, sao chép các văn thư cũ  đã thu lại nói về việc chinh Giao Chỉ, lại còn ngầm chép lại tình hình quân đội ở biên cương phương Bắc cùng địa thế sơn lăng, sai sứ cầm chiếu lấy nghĩa lớn mà trách. Tháng ba, sai Lễ Bộ Thượng Thư Mã Hợp Mã , Lễ Bộ Thị Lang Kiều Tông Lượng cầm chiếu dụ Nhật Tôn, đại ý nói: "Việc bọn Nhữ Lầm làm là trái pháp tắc, nên trị tội triệt để, trẫm vì thiên hạ tha cho, đã lệnh cho quan Hữu tư thả về. Từ nay sai sứ phải tuyển chọn, có việc thì phải trần tình", hết sức thành tâm. Trước đã lấy lời văn sáo rỗng lừa đối, há có ích gì, chớ có kiêng dè thay đổi bản đồ để phải hối hận về sau." Trung Thư Tỉnh là đưa điệp văn cho hai người Vạn Hộ Trương Vinh Thực, cùng với sứ trước mà về. 

52.武宗卽位,下詔諭之,屢遣使來貢。至大四年八月,世子陳日㷃遣使奉表來朝。

Võ Tông (Külüg qaγan) lên ngôi, hạ chiếu dụ nước ấy. An Nam nhiều lần sai sứ đến cống. Chí Đại năm thứ tư, tháng tám, thế tử Trần Nhật sai sứ dâng biểu sang cống.

54.仁宗皇慶二年正月,交趾軍約三萬餘衆,馬軍二千餘騎,犯鎮安州雲洞,殺掠居民,焚燒倉廩廬舍,又陷祿洞、知洞等處,虜生口孳畜及居民貲產而還,復分兵三道犯歸順州,屯兵未退。廷議俾湖廣行省發兵討之。四月,復得報:交趾世子親領兵焚養利州官舍民居,殺掠二千餘人,且聲言,「昔右江歸順州五次劫我大源路,掠我生口五千餘人;知養利州事趙珏禽我思浪州商人,取金一碾,侵田一千餘頃,故來讎殺」。

Tháng giêng năm Hoàng Khánh thứ hai  (1313), đời Nguyên Nhân Tông (Buyantu qaγan), quân Giao Chỉ khoảng hơn ba vạn người, kỵ binh hơn hai nghìn quân phạm vào châu Trấn An Vân Động (1), cướp giết dân cư, đốt hủy kho tàng nhà cửa, lại vây các xứ Lục Động, Tri Động, bắt bớ dân chúng, gia súc cùng tiền của rồi về, rồi lại phân binh thành ba đường phạm vào châu Quy Thuận (2), đồn binh không rút. Triều đình bàn nghị sai Hồ Quảng Hành Tỉnh phát binh đánh chúng. Tháng tư, lại nhận được tin báo rằng: "Thế tử Giao Chỉ thân lĩnh binh đốt phá quan phủ nhà dân ở châu Dưỡng Lợi (3), cướp giết hơn hai nghìn người, lại nghe phao tin rằng: "Xưa châu Quy Thuận Tả Giang năm lần cướp lộ Đại Nguyên (4) của ta, bắt đi hơn năm nghìn người; Tri Dưỡng Lợi Châu Sự là Triệu Giác bắt thương nhân châu Tư Lương của ta, lấy đi một niễn vàng, xâm chiếm hơn một nghìn khoảnh ruộng, vậy nên ta đến giết để trả thù."

Lời Bình:
(1)(2)(3) Châu Trấn An, châu Quy Thuận, châu Dưỡng Lợi, đều thuộc Hồ Quảng Trung Thư Hành Tỉnh đời Nguyên, nay là tỉnh Quảng Tây. Trấn Nam Châu nay là thuộc  thành phố cấp địa khu Bách Sắc huyện Na Pha (那坡县). VâĐộng theo sách Na Pha Huyn Chí (那坡县志) thì nay là hương Bách Hp (百合) ca huyn này. Quy Thuận Châu nay thuộc thành phố Bách Sắc (百色) huyn Tnh Tây (靖西), trn Tân Tnh (新靖). Dưỡng Li Châu nay thuc huyĐại Tân (大新县), thành ph cđịa khu Sùng T (崇左市). , khu t tr người Choang tnh Qung Tây. Các châu nàđều giáp tnh Cao Bng nước ta.

(5) Nghi rằng Nguyên Sử viết nhầm chữ Thái () thành ch Đại (), tc trn Thái Nguyêđời Trn.

55.六月,中書省俾兵部員外郞阿里溫沙,樞密院俾千戶劉元亨,同赴湖廣行省詢察之。元亨等親詣上、中、下由村,相視地所,詢之居民農五,又遣下思明知州黃嵩壽往詰之,謂是阮盝世子太史之奴,然亦未知是否。於是牒諭安南國,其略曰:「昔漢置九郡,唐立五管,安南實聲敎所及之地。況獻圖奉貢,上下之分素明;厚往薄來,懷撫之惠亦至。聖朝果何負於貴國,今胡自作不靖,禍焉斯啟。雖由村之地所係至微,而國家輿圖所關甚大。兼之所殺所虜,皆朝廷係籍編戶,省院未敢奏聞。然未審不軌之謀誰實主之?」安南回牒云:「邊鄙鼠竊狗偷輩,自作不靖,本國安得而知?」且以貨賂偕至。元亨復牒責安南飾辭不實,却其貨賂,且曰:「南金、象齒,貴國以為寶,而使者以不貪為寶。來物就付回使,請審察事情,明以告我。」而道里遼遠,情辭虛誕,終莫得其要領。元亨等推原其由:因交人向嘗侵永平邊境,今復倣效成風。兼聞阮盝世子乃交趾跋扈之人。為今之計,莫若遣使諭安南,歸我土田,返我人民,仍令當國之人正其疆界,究其主謀,開釁之人戮於境上,申飭邊吏毋令侵越。却於永平置寨募兵,設官統領,給田土牛具,令自耕食,編立部伍,明立賞罰,令其緩急首尾相應,如此則邊境安靜,永保無虞。事聞,有旨,俟安南使至,卽以諭之。


Tháng sáu, Trung Thư Tỉnh sai Binh Bộ Viên Ngoại Lang A Lý Ôn Sa (Arïq Unša), Khu Mật Viện sai Thiên  Hộ Lưu Nguyên Hanh cùng đến Hồ Quảng Hành Tỉnh để truy hỏi việc này. Bọn Nguyên Hanh đích thân đến các thôn thượng, trung hạ, xem xét địa thế, hỏi han nông dân ở đấy năm lần. Lại sai Tri Châu Hoàng Tung Thọ đến gạn hỏi, bảo rằng là do nô tỳ của Thái Sử Thái Tử Nguyễn Lộc gây nên, nhưng cũng không biết đúng sai thế nào. Cho nên viết thư dụ nước An Nam, đại lược nói "Xưa nhà Hán lập chín quận, nhà Đường lập năm quản, An Nam thực là đất giáo hóa truyền đến. Huống chi còn dâng bản đồ triều cống, trên dưới phân biệt rạch ròi, quan hệ qua lại nồng ấm, ân huệ vỗ về cũng đến. Thánh triều há có chỗ nào phụ quý quốc. Nay hàm hồ tự tác không yên, họa tất ập tới." Tuy đất Do Thôn nhỏ như cái đấu, nhưng có quan hệ với đất đai của quốc gia rất lớn. Vả lại những kẻ bị bắt bị giết đều được triều đình biên vào hộ tịch, Tỉnh Viện chưa dám tấu báo. Rốt cục vẫn chưa xét ra kẻ nào thực sự chủ mưu tác loạn." An Nam gửi thư trả lời: "Vùng biên bọn chuột trộm chó cướp, tự tác không yên, bổn quốc làm sao mà biết được?" Vả lại gửi tiền hối lộ đến. Nguyên Hanh gửi thư trách An Nam dối trá không thực, cự tuyệt của hối lộ của chúng, lại nói "Vàng và ngà voi quý quốc cho là quý như sứ giả không tham làm trọng. Vật đến trả về ngay. Mong hãy xét rõ sự tình, rồi báo rõ cho ta biết." Nhưng đường xá xa xôi, lời lẽ khống ngụy, rốt cục cũng không biết được gì chính xác. Bọn Nguyên Hành truy xét căn nguyên sự tình rằng: Nguyên do người Giao Chỉ trước thường xâm lấn biên cảnh Vĩnh Bình, nay lại bắt chước làm theo. Lại nghe nói thế tử Nguyễn Lộc là kẻ bá đạo ở Giao Chỉ. Vậy thì kế ngày nay không chi bằng sai sứ giả đến dụ An Nam, bắt trả lại ruộng đất cho ta, trả lại dân chúng cho ta, vẫn lệnh người nước ấy sửa lại cương vực, truy tìm kẻ chủ mưu, giết kẻ gây hấn ở biên cương, dặn dò quan ở biên ải không được ra lệnh xâm lấn. Lại đặt trại mô binh ở Vĩnh Bình, đặt quan thống lĩnh, cấp cho ruộng đất nông cụ trâu bò để tự cày cấy, biên lập đội ngũ, thưởng phạt nghiêm minh, lệnh chúng gặp lúc nguy khốn phải đầu đuôi cứu nhau. Nếu cứ như thế này thì biên phòng vô sựu, vĩnh viễn vô ưu. Sự tình được tấu lên, có thánh chỉ. Về sau sứ An Nam đến, theo đó dụ chúng.
  
56.自延祐初元以及至治之末,疆埸寧謐,貢獻不絕。泰定元年,世子陳日爌遣陪臣莫節夫等來貢。

Từ đầu năm Diên Hưu đến cuối năm Chí Trị, cương vực yên ổn, triều cống không dứt. Đầu năm Thái Định, Thế Tử  Trần Nhật Hoảng sai bồi thần Mạc Tiết Phu đến cống.

57.益稷久居於鄂,遙授湖廣行省平章政事;當成宗朝,賜田二百頃;武宗朝,進銀靑榮祿大夫,加金紫光祿大夫,復加儀同三司。文宗天曆二年夏,益稷卒,壽七十有六,詔賜錢五千緡。至順元年,諡忠懿王。

Ích Tắc ở lâu ở đất Ngạc (Ngạc Châu), trên danh nghĩa nhận chức Hồ Quảng Hành Tỉnh Binh Chương Chính Sự cũng lâu. Vào triều Thành Tông, tặng hai trăm khoảnh ruộng. Đời Võ Tông, tiến cử làm Ngân Thanh Vinh Lộc Đại Phu, thêm chức Kim Lộc Quang Lục Đại Phu, lại ban thêm Nghi Đồng Tam Ti. Mùa hạ năm Thiên Lịch thứ hai đời Văn Tông, Ích Tắc mất, thượng thọ bảy mươi sáu tuổi, chiếu ban cho năm nghìn khoanh tiền. Đến năm Thuận Nguyên, tặng thụy Trung Úy Vương.

58.三年夏四月,世子陳日㷆遣其臣鄧世延等二十四人來貢方物。
Mùa hạ năm thứ ba, tháng tư, Thế Tử Trần Nhật Hỏa sai bề tôi là bọn Đặng Thế Diên và hai mươi bốn người đến cống phương vật. 

Phụ Lục: Bảng tra cứu tên các nhân vật người Mông Cổ và các dân tộc khác
Bảng này được xếp theo thứ tự chữ cái (xem cột tên tiếng Việt). Trừ ba tên mà người dịch khôi phục dựa trên cách dịch âm của Hà Văn Tấn tiên sinh thì các tên còn lại đều lấy từ quyển sách của tiên sinh. Ba tên đó là A Lý Ôn Sa (Arïq Unša), Bất Hốt Mộc (Buqumü) và Diệc Cát Lý Đãi (Čigilïtai). Phần chữ đỏ là phần chữ của Christopher Atwood. Các dấu hiệu của ông như sau:
? : marks where I wasn't able to actually find attested that name in particular or its elements. In those cases, I guessed based on attested roots or other examples. Hence there's an element of uncertainty. In some cases, if we had info on the character (ethnicity, etc.) that might be helpful.
/ : with names that are Perso-Arabic in origin, I give first the Mongolian spelling, which was the origin of the Chinese transcription, and then the Persian or Arabic form that lies behind the Mongolian. You could use one or the other.
(< ) : in these cases, I have transcribed the name as it was evidently pronounced, but marked that this is a dialect pronunciation, giving the standard form in parentheses.
~ : In one case, the Chinese is ambiguous -- the characters could record two names quite different in origin. In that case, you should try to corroborate from non-Chinese sources which one it is and use that.
ġ : I prefer this to the usual γ -- I think γ is unecessarily confusing -- but if you want to use γ, you can just substitute it.
ï : Turkic distinguishes "front" i and "back" ï -- Mongolian didn't, but this distinction is often implied because so many scribes in the Mongol empire were actually Turkic. Where it seemed necessary I have used it, but you could replace it with i if you want.
ś : In the Uyghur-Mongolian script the "sh" sound can be indicated by adding two dots. But in front of an -i- the s- in native Mongolian automatically becomes "sh" without the dots. For reasons that are a little bit compllicated, I think the two "sh's" -- one with the dot, and one without -- should be distinguished at least in transcribing Middle Mongolian and use š for with two dots and ś for "pronounced like sh but without the two dots. If this distinction seems unnecessary to you, you can just use š for both.

Tiếng Hán
Tên tiếng Việt
Tên khôi phục tiếng Mông Cổ
阿八赤
A Bát Xích
Abači 
阿里
A Lý
Alī/Alī 
阿里海牙
A Lý Hải Nha
Arïq Qaya
阿里溫沙
A Lý Ôn Sa
Arïq Unša/Ari’un-Ša/Ari’un-Shāh
阿深
A Thâm
(có thể là) Atsim/Ašïm 
阿朮
A Truật
Aǰu
愛魯
Ái Lỗ
Aruq/Ayiruq 
奧魯赤
Áo Lỗ Xích
Aγuruγc̆i/A’uruqc̆i 
不花
Bất Hoa
Buqa
不忽木
Bất Hốt Mộc
Buqumü/Buqum (< Boqum) 
卜顏鐵木兒
Bốc Nhan Thiết Mộc Nhi
Buyan Tämür/Buyan-Temür 
孛羅哈荅兒
Bột La Hợp Đáp Nhi
Bolqadar/Bolġadar (&lt; Bulġadar) 
哈剌脫因
Cáp Lạt Thoát Nhân
Qara Toyin
亦吉里䚟
Diệc Cát Lí Đãi
Čigilïtai/Ikiredei
式捏為
Diệc Thức Niết
Yäšinä /Śine’ui 
唐古帶
Đường Cổ Đái
Tang’utai/Tangġutai 
赫德
Hắc Đích
Qäsä/? Hedeyt/Hidāyat 
合撒兒海牙
Hợp Sát Nhi Hải Nha
Qasar-Qaya
忽籠海牙
Hốt Lung Hải Nha
Qurung Qaya/Qulung-Qaya (< Qulun-Qaya)
寬徹
Khoán Triệt
Könčak/Könček 
忽哥兒
Hốt Kha Nhi
Qugär/Hüker 
曲烈
Khúc Liệt
Qulai/Küre’e 
忙古䚟
Mang Cổ Đài
Mangudai/Mangġudai 
明里昔班
Minh Lý Tích Ban
Manglai Siban/Mïnglïġ-Sïban
兀良
Ngột Lương
Uryang/Uriyang (missing a syllable?)
兀良合台
Ngột Lương Hợp Thai
Uryangkhadai/Uriyangqadai 
聶只陌丁
Nhiếp Chỉ Mạch Đinh
Neǰim ud-Din/Neǰimedin/Najm al-Dīn 
訥剌丁
Nột Lạt Đinh
Nur ud-Din/Nuradin/Nūr al-Dīn 
忙古䚟
Mang Cổ Đãi
Mangqudai/Nuradin/Nūr al-Dīn 
烏馬兒
Ô Mã Nhi
‘Omar/Nuradin/Nūr al-Dīn 
撒答兒䚟
Tản Tháp Nhi Đải
Satartai-Satardai/? Satardai 
塔海撒里
Tháp Hải Tản Lí
Taqai Sarïq/Taġai-Sarïq 
脫歡
Thoát Hoan
Toγan/Toġan 
昔戾基
Tích Lệ Cơ
Širägi/Siregi~Sirgis (ambiguous)
唆都
Toa Đô
Sögätu/Sö’etü 
徹徹都
Triệt Triệt Đô
Čäkčäkdu/Čečektü 

10 nhận xét:


  1. Cảm ơn bạn rất nhiều. Đam mê và có tâm với lịch sự dân tộc như này thì đáng quý lắm ạ. Chúc bạn nhiều sức khỏe để tiếp tục phát huy hơn nữa niềm đam mê của bạn

    Trả lờiXóa
  2. Những gì bạn viết chứng tỏ bạn là 1 nhà nghiên cứu rất chuẩn mực, và vô cùng hiểu biết, cám ơn bạn đã dày công nghiên cứu ra đc tài liệu tuyệt vời như này, mình đã đọc trước tác của cụ Hà Văn Tấn, h đọc bài viết này của bạn, mình thật sự thán phục sự nghiên cứu uyên thâm của bạn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đa phần là do Hà Văn Tấn tiên sinh đó bạn, mình chỉ lần theo phần chú thích của tiên sinh, sau đó cũng mầy mò tìm hiểu thêm để thu được sử liệu mới.

      Xóa
  3. Cảm ơn bạn rất nhiều, thực sự làm rất có tâm, khôi phục ra cả tên tiếng Mông Cổ của nhân vật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không phải của mình mà là của Hà Văn Tấn tiên sinh, mình chỉ khôi phục 3 tên thôi bạn.

      Xóa
  4. Bạn cho mình hỏi thế tử Nguyễn Lộc đánh vào biên giới nhà Nguyên là ai vậy ạ? Mình tra không ra

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo như mình biết, Nguyễn Lộc không được ghi nhiều chi tiết trong sử ta hay sử nhà Nguyên. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư về cơ bản chỉ có phần bản kỷ, còn phần liệt truyện không có, do vậy không đầy đủ như sử Trung Quốc.

      Xóa
  5. Bái nghiên cứu rất hay và công phu. Mình xin góp ý là Trần Quang Bính trong Nguyên sử là vua Trần Thái Tông, Trần Nhật Huyên là vua Trần Thánh Tông

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây nói chính là bản dịch thôi bạn, chứ không phải bài nghiên cứu

      Xóa

HISTORY OF YUAN: BIOGRAPHY OF URYANGQADAI (CHAPTER 412): A TRANSLATION AND ANNOTATION (宋史孟珙傳注譯(卷412)注譯)

  1.   兀良合台,初事太祖。時憲宗為皇孫,尚幼,以兀良合台世為功臣家,使護育之。憲宗在潛邸,遂分掌宿衞。歲(乙)〔癸〕巳,[5]領兵從定宗征女真國,破萬奴於遼東。繼從諸王拔都征欽察、兀魯思、阿〔速〕、孛烈兒諸部。[6]丙午,又從拔都討孛烈兒乃、捏迷思部,平之。己酉,定宗崩。...