Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2020

NGUYÊN SỬ MIẾN (MIẾN ĐIỆN HAY MYANMAR) TRUYỆN (QUYỂN 210) CHÚ DỊCH (元史安緬傳(卷210)注譯)

Nguyên Sử quyển 210: Miến truyện (元史安緬傳卷210) và Nguyên Triều Chinh Miến Lục (元朝征緬錄)

Giới thiệu

Để hoàn thành đề án (project) dịch thuật phần truyền về các nước đời Nguyên, dịch giả quyết định chọn phần truyện của Myanmar để dịch và chú thích. Cuộc chiến giữa Pagan và Mông Nguyên đã được ghi chép không chỉ trong Nguyên Sử mà còn được nhắc đến trong quyển dù hành ký sự của Marco Polo. Người dịch đã cố gắng sử dụng tài liệu này để bổ sung cho phần truyện Myanmar của Nguyên Sử. 

Ngoài tài liệu này ra còn có một văn bản khác. Đó là quyển Hoàng Nguyên Chinh Miến Lục (皇元征緬錄) hay Nguyên Triều Chinh Miến Lục (元朝征緬錄). Tác phẩm thác danh này không biết do ai soạn ra vào đời Nguyên. Trong tác phẩm có dòng "臣作《政典》,見高麗有林衍、承化公、金通精之亂,今緬亦似之,皆蕞爾國而屢有弗靖,至煩朝廷兵鎮撫,可憐哉!" (Thần viết sách "Chính Điển", thấy Cao Li có loạn Lâm Diễn, Thừa Hóa Công, Kim Thông Tinh, nay Miến cũng giống nước ấy, nước bé xíu mà nhiều lần chưa yên, đến nỗi triều đình hưng binh trấn áp phủ dụ, đáng thương thay!). Không rõ sách Chính Điển là sách gì. Người dịch nghi rằng đó có thể là sách Nguyên Điển Chương (典章) hay Đại Nguyên Thánh Chính Quốc Triều Điển Chương (大元聖政國朝典章). So sánh giữa Nguyên Sử Miến Truyện và Nguyên Triều Chinh Miến Lục thì thấy Nguyên Sử đã sử dụng Nguyên Triều Chinh Miến Lục như là tài liệu gốc để chép lại. Tuy vậy có một số đoạn có Nguyên Triều Chinh Miến Lục mà không có trong Nguyên Sử. Ngược lại, có vài đoạn trong Nguyên Sử mà không có trong Nguyên Triều Chinh Miến Lục (xem đoạn 10, 11, 12, 13, 14). Tác giả Kha Thiệu Văn (柯劭忞), người biên soạn sách Tân Nguyên Sử (新元史) vào cuối đời Thanh đầu thời Dân Quốc đã tập họp tất cả các đoạn của Nguyên Triều Chinh Miến Lục bổ sung cho phần truyện của Miến Điện (quyển 252 卷二百五十二). Về đại để thì phần mà Kha Thiệu Văn trích từ Nguyên Triều Chinh Miến Lục để bổ sung cho Tân Nguyên Sử gần như hoàn toàn giống nhau, chỉ khác vài chữ để làm rõ nghĩa hơn mà thôi.

Trong khi dịch toàn bộ phần truyện của Miến Điện trong Nguyên Sử, người dịch đã đồng thời cố gắng dịch toàn bộ Nguyên Triều Chinh Miến Lục (phần dịch chữ màu đỏ) để đọc giả tiện so sánh. Trong khi dịch, người dịch đã mạo muội tự sắp xếp lại Nguyên Triều Chinh Miến Lục theo trình tự thời gian xen kẽ với Nguyên Sử để người đọc dễ theo dõi hơn. Điều này có nghĩa là có nhiều phân đoạn trong Nguyên Triều Chinh Miến Lục đáng lẽ có trước nhưng người dịch đã sắp xếp chúng ở phía sau. Để xem kết cấu gốc của Nguyên Triều Chinh Miến Lục, đọc giả có thể xem ở đây

Theo tất cả những gì người dịch biết, thì cho đến nay chỉ có một bộ phận Nguyên Triều Chinh Miến Lục được dịch sang tiếng Pháp bởi học giả Edouard Huber trong bài tiểu luận Études Indochinoise V: La fin de la dynastie de Pagan (Nghiên cứu Đông Dương phần 5: Sự kết thúc của triều đại Pagan), in trong Bulletin de l'École francaise d'Extrême-Orient (Tập san trường Viễn Đông), tập 9, năm 1909. Ngoài việc dịch Nguyên Triều Chinh Miến Lục, tác giả còn trích dịch biên niên sử của Miến Điện. Tác giả có nói viện Viễn Đông Pháp có giữ 3 bản biên niên sử của Miến Điện, gồm có:


Pagan Yazawin (bằng tiếng Miến)
Pokkaṃ-Maharajavaṃsa (bằng tiếng Pali)
Rājavaṃsajālini (bằng tiếng Miến)

Tuy không nói rõ, nhưng người dịch nghĩ rằng ông Edouard Huber chắc đã dịch biên niên sử cung điện bằng kính (Glass Palace Chronicle-Hmannan Yazawin) trong năm triều vua cuối cùng của triều đại Pagan. Biên niên sử xưa nhất của Miến Điện là cuốn Zatadawbon Yazawin, nhưng cuốn này không được dịch sang tiếng Anh hay tiếng Pháp nên người dịch không thể tham khảo được. Đây là chỗ đáng tiếc của dịch giả.

Phần chữ màu vàng là phần chú thêm lấy chủ yếu từ Nguyên Sử, Thế Tổ Bản Kỷ. Tuy thông tin ở đây không nhiều nhưng cũng đủ làm sáng tỏ thêm nhiều điểm. Có những sự kiện diễn ra không được ghi chép trong Nguyên Sử, Miến Điện Truyện. Song song đó cũng có nhiều nội dung liên quan đến Chiêm Thành và An Nam vì cuộc chinh phạt Miến diễn ra đồng thời với các cuộc bành trướng của Nguyên Triều sang An Nam và Chiêm Thành.

Nguyên văn, dịch văn và chú thích:

1.緬國為西南夷,不知何種。其地有接大理及去成都不遠者,又不知其方幾里也。其人有城郭屋廬以居,有象馬以乘,舟筏以濟。其文字進上者,用金葉寫之,次用紙,又次用檳榔葉,蓋騰譯而後通也。

Nước Miến là Tây Nam Di, không biết là chủng nào (). Đất Miến giáp với nước Đại Lý và cách Thành Đô (Tứ Xuyên) không xa, lại không biết đất rộng bao nhiêu lý. Dân nước ấy sống trong thành quách nhà cửa, có voi ngựa để cưỡi, có thuyền bè để đi lại (trên sông). Chữ viết dâng lên vua dùng lá vàng đế viết, kế đến dùng giấy, kế đến lại dùng lá cau, vì thế phải chuyển ngữ phiên dịch mới thông hiểu được

2.世祖至元八年,大理、鄯闡等路宣慰司都元帥府遣乞䚟脫因等使緬國,招諭其主內附。四月,乞脫因等導其使价博來,以聞。

(Nguyên) Thế Tổ Chí Nguyên năm thứ tám (1271), Đại Lý, Thiện Xiển Tuyên Úy Tư Đô Nguyên Sư Phủ sai Khất Đải Thoát Nhân (Kitai Toyin) đi sứ nước Miến, chiêu dụ vua nước ấy nội phụ. Tháng tư, bọn Khất Đải Thoát Nhân dẫn sứ nước ấy là Giới Bác đến, dâng tấu cho hoàng thượng biết.

至元八年,大理、鄯闡等路宣慰司遣乞臺脫因等使緬,招其內附,不得見其王,見其臣下,遣價博者偕來。

Chí Nguyên năm thứ tám (1271), Tuyên Úy Tư các lộ Đại Lý, Thiện Xiển sai bọn Khất Đài Thoát Nhân đi sứ Miến, chiêu dụ chúng nội phụ, không gặp được vua chúng, (chỉ) gặp bọn thần hạ, sai Gia Bác Giả cùng đến.

3.十年二月,遣勘馬剌失里、乞脫因等使其國,持詔諭之曰:「間者大理、鄯闡等路宣慰司都元帥府差乞脫因導王國使价博詣京師,且言嚮至王國,但見其臣下,未嘗見王,又欲觀吾大國舍利。朕矜憫遠來,即使來使覲見,又令縱觀舍利。益詢其所來,乃知王有內附意。國雖云遠,一視同仁。今再遣勘馬剌失里及禮部郎中國信使乞脫因、工部郎中國信副使小云失往諭王國。誠能謹事大之禮,遣其子弟若貴近臣僚一來,以彰我國家無外之義,用敦永好,時乃之休。至若用兵,夫誰所好王其思之

Năm thứ mười (1273) tháng hai, sai Khám Mã Lạt Thất Lý, Khất Đải Thoát Nhân (Kitai Toyin) đi sứ nước ấy, cầm chiếu dụ chúng rằng: "Gần đây Đại Lý, Thiện Xiển Lộ Tuyên Úy Tư Đô Nguyên Sư Phủ sai Khất Đải Thoát Nhân đưa sứ giả của quốc vương là Giới Bác đến kinh sư, hơn nữa nói đến được chỗ quốc vương nhưng chỉ gặp bề tôi, chưa được thấy quốc vương, lại muốn nhìn thấy Xá lợi của đại quốc (tức nhà Nguyên). Trẫm thương xót từ xa đến, lập tức cho sứ giả đến xem, rồi lệnh tùy úy xem Xá Lợi. Hỏi thêm sứ giả mục đích đến thì biết quốc vương có ý muốn nội phụ. Nước vương tuy là xa, nhưng trẫm đối xứ nhân ái như nhau (). Nay hai lần sai Khám Mã Lạt Thất Lý cùng Lễ Bộ Lang Trung Quốc Tín Sứ Khất Đải Thoát Nhân, Công Bộ Lang Trung Quốc Tín Phó Sứ Tiểu Vân Thất đến chiêu dụ quốc vương, nếu có thể theo lễ thành tâm phụng sự  đại quốc, sai con em hoặc thần liêu thân cận đến một lần, để biểu lộ cái nghĩa cả thiên hạ như một nhà (), vĩnh viễn hòa hảo, đấy là việc tốt đẹp. Đến như dụng binh thì ai là người ham thích. Vương hay suy nghĩ đi."

朝廷以至元十年始遣使招緬,不至。

Triều đình từ năm Chí Nguyên thứ mười (1273) bắt đầu sai sứ đi Miến, không tới.

十年,以乞臺脫因充禮部郎中,與勘馬剌失裏及工部郎中劉源、工部員外郎卜雲失充國信使副,持詔往諭,征其子弟大臣來朝。

Năm thứ mười (1273), lấy Khất Đài Thoát Nhân làm Lễ Bộ Lang Trung, cùng với Khảm Mã Lạt Thát Lý, Công Bộ Lang Trung Lưu Nguyên và Công Bộ Viên Ngoại Lang Bốc Vân Thất làm Tin Sứ Phó, cầm chiếu đến dụ, đòi con và đại thần đến triều.

Nguyên Sử Thế Tổ Bản Kỷ, quyển 13, bản kỷ 10:

十年 [...],二月, [...]丙申, [...]詔勘馬剌失裏、乞帶脫因、劉源使緬國,諭遣子弟近臣來朝。

Chiếu Khám Mã Lạt Thất Lý, Khất Đái Thoát Nhân, Lưu Nguyên đi sứ nước Miến, dụ gửi tử đề cận thần vào triều.

4.十二年四月,建寧路安撫使賀天爵言得金齒頭目阿郭之言曰:「乞脫因之使緬,乃故父阿必所指也。至元九年三月,緬王恨父阿必,故領兵數萬來侵,執父阿必而去。不得已厚獻其國,乃得釋之。因知緬中部落之人猶群狗耳。比者緬遣阿的八等九人至,乃候視國家動靜也。今白衣頭目是阿郭親戚,與緬為鄰。嘗謂入緬有三道,一由天部馬,一由驃甸,一由阿郭地界,俱會緬之江頭城。又阿郭親戚阿提犯在緬掌五甸,戶各萬餘,欲內附。阿郭願先招阿提犯及金齒之未降者,以為引道。」雲南省因言緬王無降心,去使不返,必須征討。六月,樞密院以聞。帝曰:「姑緩之。」十一月,雲南省始報:「差人探伺國使消息,而蒲賊阻道,今蒲人多降,道已通,遣金齒千額管阿禾探得國使達緬俱安。」

Năm thứ mười hai (1275) tháng tư, Kiến Ninh Lộ An Sứ Hạ Thiên Tước nói nghe được lời của thủ lĩnh tộc Kim Xỉ A Quách  như sau: "Khất Đải Thoát Nhân đi sứ  là do người cha quá cố A Tất chỉ đường cho. Chí Nguyên năm thứ chín (1272) tháng ba, vua Miến hận cha A Tất, cho nên lĩnh binh vài vạn đến chiếm, bắt cha tôi đi, bất đắc dĩ không dâng lê vật phong hậu, rồi được thả ra. Cho nên mới biết người bộ lạc trong nước Miến giống như một bầy chó. Gần đây nước Miến sai bọn A Đích Bát chín người tới, là để rình mò dò xét động tĩnh. Nay thủ lĩnh tộc Bạch Y là thân thích của A Quách, là láng giềng với nước Miến. Từng nói qua rằng vào đất Miến có ba đường, một từ Thiên Bộ Mã, một từ Phiếu Điện, một từ địa giới của A Quách, ba đường ấy đều hợp lại ở Giang Đầu Thành. Lại nói thân thích của A Quách là A Đề Phạm thống lĩnh năm điện, mỗi hộ vài vạn, đều muốn nội phụ. A Quách nguyện đi chiêu dụ A Đề Phạm và những người chưa hàng của tộc Kim Xỉ, để dẫn đường." Vân Nam Hành Tỉnh vì lời nói vua Miên không có tâm hàng, sứ giả phái đi không quay về, tất phải thảo phạt. Tháng sáu, Khu Mật Viện nhận sớ. Vua nói:"Tạm hoãn việc này." Thánh mười một, Vân Nam Hành Tỉnh bắt đầu báo: "Sai người thăm dò tin tức quốc sứ giả (sứ nhà Nguyên), nhưng mà giặc Bồ cản đường, nay nhiều người Bồ ra hàng, đường đã được thông, sai Thiên Ngạch Tổng Quản A Hòa thám thính quốc sứ thì được biết sứ đều đã đến Miến an toàn."

十二年四月,建寧路安撫使賀天爵言金齒人阿郭,知入緬三道,一由大部馬,一由縹甸,一由阿郭地,俱會緬之江頭城。又阿郭親戚阿提犯在緬掌五甸,各萬余,欲內附。阿郭願先招阿提犯及金齒之未降者,為引導。雲南省因言緬王無降心,去使不返,必須征討。聖旨姑緩之。十一月,雲南省始報:「差人探伺國信消息,蒲賊阻道。今蒲人漸多降者,道稍通,遣金齒千額總管阿禾探得國使已達緬,俱安。」

Năm thứ mười hai (1275) tháng tư, Kiến Ninh Lộ An Sứ Hạ Thiên Tước nói nghe được lời của thủ lĩnh tộc Kim Xỉ A Quách, vào đất Miến có ba đường, một từ Đại Bộ Mã, một từ Thiên Bộ Mã, một từ Phiếu Điện, một từ địa giới của A Quách, ba đường ấy đều hợp lại ở Giang Đầu Thành. Lại nói thân thích của A Quách là A Đề Phạm thống lĩnh năm điện, mỗi hộ vài vạn, đều muốn nội phụ. A Quách nguyện đi chiêu dụ A Đề Phạm và những người chưa hàng của tộc Kim Xỉ, để dẫn đường." Vân Nam Hành Tỉnh vì lời nói vua Miên không có tâm hàng, sứ giả phái đi không quay về, tất phải thảo phạt. Tháng sáu, Khu Mật Viện nhận sớ. Vua nói:"Tạm hoãn việc này." Thánh mười một, Vân Nam Hành Tỉnh bắt đầu báo: "Sai người thăm dò tin tức quốc sứ giả (sứ nhà Nguyên), nhưng mà giặc Bồ cản đường, nay nhiều người Bồ ra hàng, đường đã được thông, sai Thiên Ngạch Tổng Quản A Hòa thám thính quốc sứ thì được biết sứ đều đã đến Miến an toàn."

5.十四年三月,緬人以阿禾內附,怨之,攻其地,欲立寨騰越、永昌之間。時大理路蒙古千戶忽都、大理路管信苴日、把千戶脫羅脫孩奉命伐永昌之西騰越、蒲、驃、阿昌、金齒未降部族,駐劄南甸。阿禾告急,忽都等晝夜行,與緬軍遇一河邊,其衆約四五萬,象八百,馬萬匹。忽都等軍僅七百人。緬人前乘馬,次象,次步卒;象被甲,背負戰樓,兩旁挾大竹筩,置短槍數十於其中,乘象者取以擊刺。忽都下令:「賊衆我寡,當先衝河北軍。」親率二百八十一騎為一隊,信苴日以二百三十三騎傍河為一隊,脫羅脫孩以一百八十七人依山為一隊。交戰良久,賊敗走。信苴日追之三里,抵寨門,旋濘而退。忽南面賊兵萬餘,繞出官軍後。信苴日馳報,忽都復列為三陣,進至河岸,擊之,又敗走。追破其十七寨,逐北至窄山口,轉戰三十餘里,賊及象馬自相蹂死者盈三巨溝。日暮,忽都中傷,遂收兵。明日,追之,至千額,不及而還。捕虜甚衆,軍中以一帽或一兩靴一氊衣易一生口。其脫者又為阿禾、阿昌邀殺,歸者無幾。官軍負傷者雖多,惟蒙古軍獲一象不得其性被擊而斃,餘無死者。

Năm thứ mười bốn (1277) tháng ba, người Miến vì A Hòa nội phụ mà oán giận y, tấn công đất của y, muốn lập trại ở giữa Đằng Việt và Vĩnh Xương. Bấy giờ Đại Lý Lộ Mông Cổ Thiên Hộ Hốt Đô (Qudu), Đại Lý Tổng Quản Tín Tư Nhật, Tổng Bả Thiên Hộ Thoát La Thoát Hài phụng mệnh chinh phạt các tộc chưa hàng ở tây nam Vĩnh Xương như Đằng Việt, Bồ, Phiếu, A Xương, Kim Xỉ, đóng quân ở Nam Điện. A Hòa cáo cấp, bọn Hốt Đô ngày đêm tiến quân, gặp quân Miến cách một con sông, quân chúng đông bốn năm vạn, voi bốn trăm con, ngựa vạn con. Quân bọn Hốt Đô chỉ có bảy trăm người. Người Miến hàng đầu cưỡi ngựa, kế đến voi, tiếp theo là bộ binh, voi đeo giáp, trên lưng đeo chiến lầu (1), hai bên đều kẹp ống trục, đặt giáo ngắn mười mấy cây ở giữa, người cỡi voi lấy giáo đâm. Hốt Đô hạ lệnh: "Giặc nhiều ta ít, nên trước hết đánh thẳng vào quân ở phía Bắc sông." Hốt Đô thân lĩnh hai trăm tám mươi mốt kỵ làm một đội, Tín Tư Nhật lĩnh hai trăm bao mươi ba kỵ cạnh sông làm một đội, Thoát La Thoát Hài lĩnh một trăm tám mưới bảy người dựa vào núi làm một đội. Giao chiến hồi lâu, giặc thua chạy. Tín Tư Nhật đuổi theo chúng ba lý, đến cửa trại, chốc sau gặp đường lầy lội phải quay về. Bỗng đâu giặc ở mặt nam đi đường vòng đến phía sau quan quân. Tín Tư Nhật sai người cấp báo cho Hốt Đô, Hốt Đo lại bày làm ba trận, tiến đến bờ sông đánh, giặc lại thua chạy. (Quan quân) truy phá bảy mươi trại của chúng, rồi đi hướng bắc tới Trách San Khẩu, chuyển chiến hơn ba mươi lí, giặc cùng voi ngựa tự giẫm lên mà chết nhiều đến mức lấp đầy ba cái hào. Lúc chiều, Hốt Đô bị thương, bèn thu binh lại. Qua ngày hôm sau, truy chúng, đến Thiên Ngạch không theo kịp nên về. Tù binh bắt được rất nhiều, trong quân lấy một cái nón hoặc một đổi một tên tù. Những kẻ thoát được lại bị A Hòa, A Xương chặn giết, quay về được không còn bao nhiêu. Quan quân kẻ bị thương tuy nhiều, duy có một lính Mông Cổ bắt được một con voi, không biết tính voi nên bị húc chết, còn lại không ai chết.


Bản đồ thể hiện các trận đánh giữa quân Nguyên và quân Miến (nguồn wiki)

(1) Chiến lầu mà voi đeo trên lưng tiếng Anh gọi là howdah.

Lời bình: Trận đánh mà đoạn văn trên mô tả được biết với tên gọi là trận Battle of Ngasaunggyan, diễn ra vào năm 1277. Trận đánh được mô tả chi tiết trong cuốn sách du hành ký của nhà du hành xứ Venice Marco Polo. Sách của ông dành hẳn một chương để mô tả trận đánh này. Theo Nguyên Sử thì quân số của Hốt Đô (Qudu) chỉ có 700, trong khi quân Miến có tới 40,000-50,000 bộ binh, 800 voi chiến, 10,000 kỵ binh. Đây rõ ràng là phóng đại để khuyếch trương thanh thế của trận đánh này. Marco Polo đưa ra con số 12,000 quân cho quân Mông Nguyên. Dù thế nào thì kết quả trận này vẫn là quân Nguyên thắng, quân Miến thua. Hơn nữa, có một điều chắc chắn là quân Miến đông hơn quân Nguyên.

Du Hành Ký của Marco Polo (The Book of Ser Marco Polo, the Venetian), bản dịch của Henry Yule, quyển 2, chương 52, mang tựa "Of the Battle That Was Fought By the Great Kaan's Host and His Seneschal Against the King of Mien" (Về trận đánh giữa cận thần của đại Hãn và vua nước Miến):

And when the Captain of the Tartar host had certain news that the king aforesaid was coming against him with so great a force, he waxed uneasy, seeing that he had with him but 12,000 horsemen. Natheless he was a most valiant and able soldier, of great experience in arms and an excellent Captain; and his name was NESCRADIN.[1] His troops too were very good, and he gave them very particular orders and cautions how to act, and took every measure for his own defence and that of his army. And why should I make a long story of it? The whole force of the Tartars, consisting of 12,000 well-mounted horsemen, advanced to receive the enemy in the Plain of Vochan, and there they waited to give them battle. And this they did through the good judgment of the excellent Captain who led them; for hard by that plain was a great wood, thick with trees. And so there in the plain the Tartars awaited their foe. Let us then leave discoursing of them a while; we shall come back to them presently; but meantime let us speak of the enemy.

After the King of Mien had halted long enough to refresh his troops, he resumed his march, and came to the Plain of Vochan, where the Tartars were already in order of battle. And when the king's army had arrived in the plain, and was within a mile of the enemy, he caused all the castles that were on the elephants to be ordered for battle, and the fighting-men to take up their posts o[n them, and he arrayed his horse and his foot with all skill, like a wise king as he was. And when he had completed all his arrangements he began to advance to engage the enemy. The Tartars, seeing the foe advance, showed no dismay, but came on likewise with good order and discipline to meet them. And when they were near and nought remained but to begin the fight, the horses of the Tartars took such fright at the sight of the elephants that they could not be got to face the foe, but always swerved and turned back; whilst all the time the king and his forces, and all his elephants, continued to advance upon them.[2]

And when the Tartars perceived how the case stood, they were in great wrath, and wist not what to say or do; for well enough they saw that unless they could get their horses to advance, all would be lost. But their Captain acted like a wise leader who had considered everything beforehand. He immediately gave orders that every man should dismount and tie his horse to the trees of the forest that stood hard by, and that then they should take to their bows, a weapon that they know how to handle better than any troops in the world. They did as he bade them, and plied their bows stoutly, shooting so many shafts at the advancing elephants that in a short space they had wounded or slain the greater part of them as well as of the men they carried. The enemy also shot at the Tartars, but the Tartars had the better weapons, and were the better archers to boot.

And what shall I tell you? Understand that when the elephants felt the smart of those arrows that pelted them like rain, they turned tail and fled, and nothing on earth would have induced them to turn and face the Tartars. So off they sped with such a noise and uproar that you would have trowed the world was coming to an end! And then too they plunged into the wood and rushed this way and that, dashing their castles against the trees, bursting their harness and smashing and destroying everything that was on them.

So when the Tartars saw that the elephants had turned tail and could not be brought to face the fight again, they got to horse at once and charged the enemy. And then the battle began to rage furiously with sword and mace. Right fiercely did the two hosts rush together, and deadly were the blows exchanged. The king's troops were far more in number than the Tartars, but they were not of such metal, nor so inured to war; otherwise the Tartars who were so few in number could never have stood against them. Then might you see swashing blows dealt and taken from sword and mace; then might you see knights and horses and men-at-arms go down; then might you see arms and hands and legs and heads hewn off: and besides the dead that fell, many a wounded man, that never rose again, for the sore press there was. The din and uproar were so great from this side and from that, that God might have thundered and no man would have heard it! Great was the medley, and dire and parlous was the fight that was fought on both sides; but the Tartars had the best of it.[3]

In an ill hour indeed, for the king and his people, was that battle begun, so many of them were slain therein. And when they had continued fighting till midday the king's troops could stand against the Tartars no longer; but felt that they were defeated, and turned and fled. And when the Tartars saw them routed they gave chase, and hacked and slew so mercilessly that it was a piteous sight to see. But after pursuing a while they gave up, and returned to the wood to catch the elephants that had run away, and to manage this they had to cut down great trees to bar their passage. Even then they would not have been able to take them without the help of the king's own men who had been taken, and who knew better how to deal with the beasts than the Tartars did. The elephant is an animal that hath more wit than any other; but in this way at last they were caught, more than 200 of them. And it was from this time forth that the Great Kaan began to keep numbers of elephants.


So thus it was that the king aforesaid was defeated by the sagacity and superior skill of the Tartars as you have heard.

[1] Nescradin for Nesradin, as we had Bascra for Basra.

This NASRUDDIN was apparently an officer of whom Rashiduddin speaks, and whom he calls governor (or perhaps commander) in Karajang. He describes him as having succeeded in that command to his father the Sayad Ajil of Bokhara, one of the best of Kublai's chief Ministers. Nasr-uddin retained his position in Yun-nan till his death, which Rashid, writing about 1300, says occurred five or six years before. His son Bayan, who also bore the grandfather's title of Sayad Ajil, was Minister of Finance under Kublai's successor; and another son, Hala, is also mentioned as one of the governors of the province of Fu-chau. (See Cathay, pp. 265, 268, and D'Ohsson, II. 507-508.)

Nasr-uddin (Nasulating) is also frequently mentioned as employed on this frontier by the Chinese authorities whom Pauthier cites.

[Na-su-la-ding [Nasr-uddin] was the eldest of the five sons of the Mohammedan Sai-dien-ch'i shan-sze-ding, Sayad Ajil, a native of Bokhara, who died in Yun-nan, where he had been governor when Kublai, in the reign of Mangu, entered the country. Nasr-uddin "has a separate biography in ch. cxxv of the Yuen-shi. He was governor of the province of Yun-nan, and distinguished himself in the war against the southern tribes of Kiao-chi (Cochin-China) and Mien (Burma). He died in 1292, the father of twelve sons, the names of five of which are given in the biography, viz. Bo-yen-ch'a-rh [Bayan], who held a high office, Omar, Djafar, Hussein, and Saadi." (Bretschneider, Med. Res. I. 270-271). Mr. E.H. Parker writes in the China Review, February-March, 1901, pp. 196-197, that the Mongol history states that amongst the reforms of Nasr-uddin's father in Yun-nan, was the introduction of coffins for the dead, instead of burning them.--H.C.]

[2] In his battle near Sardis, Cyrus "collected together all the camels that had come in the train of his army to carry the provisions and the baggage, and taking off their loads, he mounted riders upon them accoutred as horsemen. These he commanded to advance in front of his other troops against the Lydian horse.... The reason why Cyrus opposed his camels to the enemy's horse was, because the horse has a natural dread of the camel, and cannot abide either the sight or the smell of that animal.... The two armies then joined battle, and immediately the Lydian warhorses, seeing and smelling the camels, turned round and galloped off." (Herodotus, Bk. I. i. p. 220, Rawlinson's ed.)--H.C.]

[3] We are indebted to Pauthier for very interesting illustrations of this narrative from the Chinese Annalists (p. 410 seqq.). These latter fix the date to the year 1277, and it is probable that the 1272 or MCCLXXII of the Texts was a clerical error for MCCLXXVII. The Annalists describe the people of Mien as irritated at calls upon them to submit to the Mongols (whose power they probably did not appreciate, as their descendants did not appreciate the British power in 1824), and as crossing the frontier of Yung-ch'ang to establish fortified posts. The force of Mien, they say, amounted to 50,000 men, with 800 elephants and 10,000 horses, whilst the Mongol Chief had but seven hundred men. "When the elephants felt the arrows (of the Mongols) they turned tail and fled with the platforms on their backs into a place that was set thickly with sharp bamboo-stakes, and these their riders laid hold of to prick them with." This threw the Burmese army into confusion; they fled, and were pursued with great slaughter.
The Chinese author does not mention Nasr-uddin in connection with this battle. He names as the chief of the Mongol force Huthukh (Kutuka?), commandant of Ta-li fu. Nasr-uddin is mentioned as advancing, a few months later (about December, 1277), with nearly 4000 men to Kiangtheu (which appears to have been on the Irawadi, somewhere near Bhamo, and is perhaps the Kaungtaung of the Burmese), but effecting little (p. 415).

[I have published in the Rev. Ext. Orient, II. 72-88, from the British Museum Add. MS. 16913, the translation by Mgr. Visdelou, of Chinese documents relating to the Kingdom of Mien and the wars of Kublai; the battle won by Hu-tu, commandant of Ta-li, was fought during the 3rd month of the 14th year (1277). (Cf. Pauthier, supra.)--H.C.]

These affairs of the battle in the Yung-ch'ang territory, and the advance of Nasr-uddin to the Irawadi are, as Polo clearly implies in the beginning of ch. li., quite distinct from the invasion and conquest of Mien some years later, of which he speaks in ch. liv. They are not mentioned in the Burmese Annals at all.

Sir Arthur Phayre is inclined to reject altogether the story of the battle near Yung-ch'ang in consequence of this absence from the Burmese Chronicle, and of its inconsistency with the purely defensive character which that record assigns to the action of the Burmese Government in regard to China at this time. With the strongest respect for my friend's opinion I feel it impossible to assent to this. We have not only the concurrent testimony of Marco and of the Chinese Official Annals of the Mongol Dynasty to the facts of the Burmese provocation and of the engagement within the Yung-ch'ang or Vochan territory, but we have in the Chinese narrative a consistent chronology and tolerably full detail of the relations between the two countries.

[Baber writes (p. 173): "Biot has it that Yung-ch'ang was first established by the Mings, long subsequent to the time of Marco's visit, but the name was well known much earlier. The mention by Marco of the Plain of Vochan (Unciam would be a perfect reading), as if it were a plain par excellence, is strikingly consistent with the position of the city on the verge of the largest plain west of Yuennan-fu. Hereabouts was fought the great battle between the 'valiant soldier and the excellent captain Nescradin,' with his 12,000 well-mounted Tartars, against the King of Burmah and a large army, whose strength lay in 2000 elephants, on each of which was set a tower of timber full of well-armed fighting men.

"There is no reason to suppose this 'dire and parlous fight' to be mythical, apart from the consistency of annals adduced by Colonel Yule; the local details of the narrative, particularly the prominent importance of the wood as an element of the Tartar success, are convincing. It seems to have been the first occasion on which the Mongols engaged a large body of elephants, and this, no doubt, made the victory memorable.

"Marco informs us that 'from this time forth the Great Khan began to keep numbers of elephants.' It is obvious that cavalry could not manoeuvre in a morass such as fronts the city. Let us refer to the account of the battle.

"'The Great Khan's host was at Yung-ch'ang, from which they advanced into the plain, and there waited to give battle. This they did through the good judgment of the captain, for hard by that plain was a great wood thick with trees.' The general's purpose was more probably to occupy the dry undulating slopes near the south end of the valley. An advance of about five miles would have brought him to that position. The statement that 'the King's army arrived in the plain, and was within a mile of the enemy,' would then accord perfectly with the conditions of the ground. The Burmese would have found themselves at about that distance from their foes as soon as they were fairly in the plain.

"The trees 'hard by the plain,' to which the Tartars tied their horses, and in which the elephants were entangled, were in all probability in the corner below the 'rolling hills' marked in the chart. Very few trees remain, but in any case the grove would long ago have been cut down by the Chinese, as everywhere on inhabited plains. A short distance up the hill, however, groves of exceptionally fine trees are passed. The army, as it seems to us, must have entered the plain from its southernmost point. The route by which we departed on our way to Burmah would be very embarrassing, though perhaps not utterly impossible, for so great a number of elephants."--H.C.]

Between 1277 and the end of the century the Chinese Annals record three campaigns or expeditions against MIEN; viz. (1) that which Marco has related in this chapter; (2) that which he relates in ch. liv.; and (3) one undertaken in 1300 at the request of the son of the legitimate Burmese King, who had been put to death by an usurper. The Burmese Annals mention only the two latest, but, concerning both the date and the main circumstances of these two, Chinese and Burmese Annals are in almost entire agreement. Surely then it can scarcely be doubted that the Chinese authority is amply trustworthy for the first campaign also, respecting which the Burmese book is silent; even were the former not corroborated by the independent authority of Marco.


Indeed the mutual correspondence of these Annals, especially as to chronology, is very remarkable, and is an argument for greater respect to the chronological value of the Burmese Chronicle and other Indo-Chinese records of like character than we should otherwise be apt to entertain. Compare the story of the expedition of 1300 as told after the Chinese Annals by De Mailla, and after the Burmese Chronicle by Burney and Phayre. (See De Mailla, IX. 476 seqq.; and J.A.S.B. vol. vi. pp. 121-122, and vol. xxxvii. Pt. I. pp. 102 and 110.)

Nguyên Triều Chinh Miến Lục chép:

十四年春,緬人犯邊,偏將忽都、土官信苴日輩大敗之。十月,行省遣納速剌丁破其三百餘砦,然皆方面疆場之事。

Năm thứ mười bốn, xuân, người Miến phạm biên, bọn Thiên Tướng Hốt Đô, Thổ Quan Tín Tư Nhật đánh chúng đại bại. Tháng mười, Hành Tỉnh sai Nột Tốc Lạt Đinh phá hơn ba trăm trại của chúng, nhưng ...sự chiến trường.

十四年三月,緬人以阿禾內附,怨之,攻其地,欲立砦騰越、永昌之間。時大理路蒙古千戶忽都、大理路總管信苴日、總把千戶脫羅脫孩奉命伐永昌之西騰越、蒲、驃、阿昌、金齒之未降部族,駐南甸。阿禾告急,忽都等晝夜行,與緬軍遇一河邊,其眾約四五萬,象八百,馬萬匹。我軍僅七百人。緬人前乘馬,次象,次步卒;象被甲,背負戰樓,兩傍挾大竹筒,置短槍數十於其中,乘象者取以擊刺。忽都下令:「賊眾我寡,當先沖河北軍。」親率二百八十一騎為一隊,信苴日以二百三十三騎傍河為一隊,脫羅脫孩以一百八十七人依山為一隊。交戰良久,賊敗走。信苴日追之三里,抵塞門,旋濘而退。忽南面賊兵萬余,繞出我軍後。信苴日馳報,忽都復列為三陣,進至河岸,擊之,又敗走。追破其十七砦,逐北至窄山口,轉戰三十餘里,賊及象、馬自相蹂死者盈三巨溝。日暮,忽都中傷,遂收兵。明日,追之,至千額,不及而還。捕虜甚眾,軍中以一帽或一兩靴、一氈衣易一生口。其脫者,又為阿禾、阿昌邀殺,歸者無幾。而官軍負傷者雖多,惟一蒙古軍擊獲一象,不得其性,被擊而斃,余無死者。

Năm thứ mười bốn (1277) tháng ba, người Miến vì A Hòa nội phụ mà oán giận y, tấn công đất của y, muốn lập trại ở giữa Đằng Việt và Vĩnh Xương. Bấy giờ Đại Lý Lộ Mông Cổ Thiên Hộ Hốt Đô (Qudu), Đại Lý Tổng Quản Tín Tư Nhật, Tổng Bả Thiên Hộ Thoát La Thoát Hài phụng mệnh chinh phạt các tộc chưa hàng ở tây nam Vĩnh Xương như Đằng Việt, Bồ, Phiếu, A Xương, Kim Xỉ, đóng quân ở Nam Điện. A Hòa cáo cấp, bọn Hốt Đô ngày đêm tiến quân, gặp quân Miến cách một con sông, quân chúng đông bốn năm vạn, voi bốn trăm con, ngựa vạn con. Quân bọn Hốt Đô chỉ có bảy trăm người. Người Miến hàng đầu cưỡi ngựa, kế đến voi, tiếp theo là bộ binh, voi đeo giáp, trên lưng đeo chiến lầu (1), hai bên đều kẹp ống trục, đặt giáo ngắn mười mấy cây ở giữa, người cỡi voi lấy giáo đâm. Hốt Đô hạ lệnh: "Giặc nhiều ta ít, nên trước hết đánh thẳng vào quân ở phía Bắc sông." Hốt Đô thân lĩnh hai trăm tám mươi mốt kỵ làm một đội, Tín Tư Nhật lĩnh hai trăm bao mươi ba kỵ cạnh sông làm một đội, Thoát La Thoát Hài lĩnh một trăm tám mưới bảy người dựa vào núi làm một đội. Giao chiến hồi lâu, giặc thua chạy. Tín Tư Nhật đuổi theo chúng ba lý, đến cửa trại, chốc sau gặp đường lầy lội phải quay về. Bỗng đâu giặc ở mặt nam đi đường vòng đến phía sau quan quân. Tín Tư Nhật sai người cấp báo cho Hốt Đô, Hốt Đo lại bày làm ba trận, tiến đến bờ sông đánh, giặc lại thua chạy. (Quan quân) truy phá bảy mươi trại của chúng, rồi đi hướng bắc tới Trách San Khẩu, chuyển chiến hơn ba mươi lí, giặc cùng voi ngựa tự giẫm lên mà chết nhiều đến mức lấp đầy ba cái hào. Lúc chiều, Hốt Đô bị thương, bèn thu binh lại. Qua ngày hôm sau, truy chúng, đến Thiên Ngạch không theo kịp nên về. Tù binh bắt được rất nhiều, trong quân lấy một cái nón, một đôi giày ủng hoặc một cái nón dạ đổi lấy một tù binh. Những kẻ thoát được lại bị A Hòa, A Xương chặn giết, quay về được không còn bao nhiêu. Quan quân kẻ bị thương tuy nhiều, duy có một lính Mông Cổ bắt được một con voi, không biết tính voi nên bị húc chết, còn lại không ai chết.

6.十月,雲南省遣雲南諸路宣慰使元帥納速剌丁率蒙古、爨、僰、摩些軍三千八百四十餘人征緬,至江頭,深蹂酋首細安立寨之所,招降其磨欲等三百餘寨土官曲蠟蒲折戶四千、孟磨愛呂戶一千、磨柰蒙匡里荅八剌戶二萬、蒙忙甸土官甫祿堡戶一萬、木都彈禿戶二百,凡三萬五千二百戶,以天熱還師。

Tháng mười, Vân Nam (Hành) Tỉnh sai Vân Nam Chư Lộ Tuyên Úy Sứ, Nguyên Sư Nạp Tốc Lạt Đinh chỉ huy các quân Mông Cổ, Khoán, Bặc, Ma, gồm hơn ba nghìn tám trăm bốn mươi người chinh phạt Miến. Đến Giang Đầu, đến chỗ tù trưởng Tế An (bộ) Thâm Nhựu lập trại, chiêu hàng ba trăm trại Ma Dục cùng thổ quan Khúc Lạp Bồ Chiết bốn nghìn hộ, Mạnh Ma Ái Lữ một nghìn, Ma Nại, Mông Khuông, Lí Đáp, Bát Lạt hai vạn hộ, Mông Mang Điện thổ quan Phủ Lộc Bảo một vạn hộ, Mộc Đô Đạn Thốc hai trăm hộ, tổng cộng ba vạn năm nghìn hai trăm hộ. Vì trời nóng nên rút quân.

十月,雲南省遣某道宣慰使、都元帥納速剌丁率蒙古、爨、僰、摩些軍三千八百人征緬,至江頭,深蹂酋首細安立砦之所,招降其木乃、木要、蒙帖、木巨、木禿、磨欲等三百餘砦土官曲臘、蒲折民四千,孟磨、愛呂民一千,磨柰、蒙匡、黑答、八刺民二萬,蒙古甸、甫祿保民一萬,木都彈禿民二百,以天熱還師。

Tháng mười, Vân Nam (Hành) Tỉnh sai Mỗ Đạo Tuyên Úy Sứ, Nguyên Sư Nạp Tốc Lạt Đinh chỉ huy các quân Mông Cổ, Khoán, Bặc, Ma, gồm hơn ba nghìn tám trăm người chinh phạt Miến. Đến Giang Đầu, đến chỗ tù trưởng Tế An (bộ) Thâm Nhựu lập trại, chiêu hàng Mộc Nãi, Mộc Yếu, Mông Thiếc, Mộc Cự, Mộc Thốc, Ma Dục cùng thổ quan Khúc Lạp Bồ Chiết bốn nghìn (hộ), Mạnh Ma, Ái Lữ dân một nghìn, Ma Nại, Mông Khuông, Hắc Đáp, Bát Lạt dân hai vạn hộ, Mông Cổ Điện, Phủ Lộc Bảo dân một vạn hộ, Mộc Đô Đạn Thốc dân hai trăm hộ. Vì trời nóng nên rút quân.

7.十七年二月,納速剌丁等上言:「緬國輿地形勢皆在臣目中矣。先奉旨,若重慶諸郡平,然後有事緬國。今四川已底寧,請益兵征之。」帝以問丞相脫里奪海,脫里奪海曰:「陛下初命發合剌章及四川與阿里海牙麾下士卒六萬人征緬,今納速剌丁止欲得萬人。」帝曰:「是矣。」即命樞密繕甲兵,修武備,議選將出師。五月,詔雲南行省發四川軍萬人,命藥剌海領之,與前所遣將同征緬。十九年二月,詔思、播、敘諸郡及亦奚不薛諸蠻夷等處發士卒征緬。

Năm thứ mười bảy (1280), tháng hai, bọn Nột Tốc Lạt Đinh dâng tấu nói: "Nước Miến địa lý hình thế đều năm trong mắt thần. Trước phụng chỉ, nếu như các quận Trùng Khánh bình định được, thì sau đó chinh phạt nước Miến. Nay Tứ Xuyên đã an định, xin tăng binh chinh phạt Miến." Vua hỏi Thừa Tướng Thoát Lý Đoạt Hải, Thoát Lý Đoạt Hải nói: "Bệ hạ ban đầu mệnh phát quân của Hợp Lạt Chương, quân Tứ Xuyên cùng quân của thủ hạ của A Lý Hải Nha sáu vạn người đi đánh Miến, nay Nột Tốc Lạt Đinh chỉ muốn được vạn người." Đế nói: "Được vậy!" Lập tức lệnh cho Khu Mật Viện tu bổ giáp binh, chuẩn bị võ bị, bàn việc tuyển tướng xuất binh. Tháng năm, chiếu Vân Nam Hành Tỉnh phát quân Tứ Xuyên bốn vạn người, lệnh Dược Lạt Hải thống lĩnh chúng, cùng với các tướng đã sai đi trước chinh phạt Miến. Năm thứ mười chín tháng hai, chiếu  các quận Tư, Bá, Tự cùng với các xứ Man Di Diệc Hề Bất Tiết xuất sĩ tốt chinh Miến.

8.二十年十一月,官軍伐緬,克之。先是,詔宗王相吾荅兒、右丞太卜、參知政事也罕的斤將兵征緬。是年九月,大軍發中慶。十月,至南甸,太卜由羅必甸進軍。十一月,相吾荅兒命也罕的斤取道於阿昔江,達鎮西阿禾江,造舟二百,下流至江頭城,斷緬人水路;自將一軍從驃甸徑抵其國,與太卜軍會。令諸將分地攻取,破其江頭城,擊殺萬餘人。別令都元帥袁世安以兵守其地,積糧餉以給軍士,遣使持輿地圖奏上。

Năm thứ hai mươi (1283), tháng mười một, quan quân đánh Miến, thắng chúng. Trước đó, chiếu Tông Vương Tương Ngô Đáp Nhi, Hữu Thừa Thái Bộc, Tham Chính Tri Sự Dã Hãn Đích Cân chỉ huy quân chinh Miến. Năm này, tháng chín, đại quân xuất phát từ Trùng Khánh. Tháng mười, đến Nam Điện, Thái Bộc từ La Tất Điện tiến quân. Tháng mười một, Tương Ngô Đáp Nhi mệnh Dã Hãn Đích Cân chiếm đường đi ở sông A Tích, đến Trấn sông Tây A Hòa, đóng thuyền hai trăm chiếc, theo hạ lưu đến Giang Đầu Thành, cắt đường thủy của người Miến, (Tương Ngô Đáp Nhi) tự chỉ huy một (cánh) quân theo đường Phiếu Điện đến nước ấy, cùng với Thái Bộc hội quân. Lệnh chư tướng phân quân đánh chiếm, phá Giang Đầu THành của chúng, đánh giết hơn vạn người. Biệt lệnh Đô Nguyên Sư Viễn Thế An lấy binh phòng thủ đất ấy, tích trữ lương hướng để cung cấp cho quân sĩ, sai sứ cầm bản đồ dâng lên cho vua.

二十年十一月,王師伐緬,克之。先是,詔宗王相吾答兒、右丞太卜、參知政事也罕的斤將兵征緬。二十年九月一日,大軍發中慶。十月二十七日,至南甸,太卜由羅必甸進軍。十一月二日,相吾答兒命也罕的斤取道於阿昔江,達鎮西阿禾江,造舟二百,下流至江頭城,斷緬人水路;自將一軍,從驃甸徑抵其國。十一日,與太卜軍會。十三日,令諸將分地攻取。十九日,破其江頭城,擊殺萬餘人。別令都元帥袁世安以兵守其地,積糧餉以給軍士,遣使持輿地圖奏上。

Năm thứ hai mươi (1283), tháng mười một, vương sư đánh Miến, thắng chúng. Trước đó, chiếu Tông Vương Tương Ngô Đáp Nhi, Hữu Thừa Thái Bộc, Tham Chính Tri Sự Dã Hãn Đích Cân chỉ huy quân chinh Miến. Năm thứ hai mươi, tháng chin, ngày một, đại quân xuất phát từ Trùng Khánh. Tháng mười, ngày hai mươi bảy, đến Nam Điện, Thái Bộc từ La Tất Điện tiến quân. Tháng mười một, ngày hai, Tương Ngô Đáp Nhi mệnh Dã Hãn Đích Cân chiếm đường đi ở sông A Tích, đến Trấn sông Tây A Hòa, đóng thuyền hai trăm chiếc, theo hạ lưu đến Giang Đầu Thành, cắt đường thủy của người Miến, (Tương Ngô Đáp Nhi) tự chỉ huy một (cánh) quân theo đường Phiếu Điện đến nước ấy. Ngày mười một cùng với Thái Bộc hội quân. Ngày mười ba, lệnh chư tướng phân quân đánh chiếm. Ngày mười chín, phá Giang Đầu Thành của chúng, đánh giết hơn vạn người. Biệt lệnh Đô Nguyên Sư Viễn Thế An lấy binh phòng thủ đất ấy, tích trữ lương hướng để cung cấp cho quân sĩ, sai sứ cầm bản đồ dâng lên cho vua.

Nguyên Sử Thế Tổ Bản Kỷ, quyển 13, Thế Tổ bản kỷ 10:

二十一年春正月[...]丁卯,建都王、烏蒙及金齒一十二處俱降。建都先為緬所製,欲降未能。時諸王相吾答兒及行省右丞太卜、參知政事也罕的斤分道征緬,於阿昔、阿禾兩江造船二百艘,順流攻之,拔江頭城,令都元帥袁世安戍之。遂遣使招諭緬王,不應。建都太公城乃其巢穴,遂水陸並進,攻太公城,拔之,故至是皆降。

Năm thứ hai mươi mốt (1284), mùa xuân, tháng giêng [...] đinh mão, Kiến Đô Vương, Ô Mông, Ô Mông cùng bộ Kim Xỉ mười hai nơi đều hàng. Kiến Đô trước vì bị Miến khống chế, muốn hàng chưa được. Bấy giờ chư vương Tương Ngô Đáp Nhi cùng Hành Tỉnh Hữu Thừa Thái Bộc, Tham Tri Chính Sự Dã Hãn Đích Cân chia đường chinh phạt Miến, đóng thuyền hai trăm chiếc ở hai sông A Tích, A hòa, thuận dòng công Miến, đánh hạ Giang Đầu Thành, lệnh Đô Nguyên Soái Viên Thế An đóng giữ thành ấy. Lại sai sứ chiêu dụ vua Miến, không theo. Kiến Đô Thái Công Thành là sào huyệt của hắn, bèn thủy lục cùng tiến, công Thái Công Thành, công hạ thành ấy, cho nên đến này đều hàng.

夏四月[...]庚子,忽都鐵木兒征緬之師為賊沖潰。

Hạ, tháng tư, canh tử, quân chinh phạt Miến của Hốt Đô Thiết Mộc Nhi bị địch xung kích tan vỡ.

9.二十二年十一月,緬王遣其鹽井大官阿必立相至太公城,欲來納款,為孟乃甸白衣頭目塞阻道,不得行,遣謄馬宅者持信搭一片來告,驃甸土官匿俗乞報上司免軍馬入境,匿俗給榜遣謄馬宅回江頭城招阿必立相赴省,且報鎮西、平緬、麗川等路宣慰司、宣撫司,差三摻持榜至江頭城付阿必立相、忙直卜筭二人,期以兩月領軍來江頭城,宣撫司率蒙古軍至驃甸相見議事。阿必立相乞言於朝廷,降旨許其悔過,然後差大官赴闕。朝廷尋遣鎮西平緬宣撫司達魯花赤兼招討使怯烈使其國。

Năm thứ hai mươi hai (1285), tháng mười một, vua Miến sai Diểm Tỉnh Đại Quan là A Tất Lập Tương đến Thái Công Thành, muốn đến nạp khoản, bị đầu mục trại là Mạnh Nãi của Điện Bạch Y cản đường, không đi được, sai Đằng Mã Trạch một lá thư đến bào, Phiếu Điện Thổ Quan là Nặc Tục xin báo với quan trên miễn việc binh mã nhập cảnh, Nặc Tục đưa bảng yết cáo sai Đằng Mã Trạch quay về Giang Đầu Thành gọi A Tất Tương đến (Hành Tỉnh), lại báo cho Tuyên Úy Tư, Tuyên Phủ Tư các lộ Trấn Tây, Bình Miến, Lệ Xuyên, sai Tam Sam cầm bảng yết cáo đến Giang Đầu Thành giao cho bọn A Tất Lập Tương và Mang Trực Bốc hai người, hẹn lấy hai tháng lĩnh quân đến Giang Đầu Thành, Tuyên Phủ Tư sai quân Mông Cổ đến Phiếu Điện gặp nhau bàn việc. A Tất Lập Tương xin nói với triều đình, xuống chỉ hứa là sẽ hối lỗi, sau đó sai Đại Quan đến cửa khuyết. Triều đình tìm sai Trấn Tây Bình Miến Tuyên Phủ Tư Đạt Lỗ Hoa Xích kiêm Chiêu Thảo Sứ Khiếp Liệt đi sứ đến nước Miến.

Nguyên Sử Thế Tổ Bản Kỷ, quyển 13, Thế Tổ bản kỷ 10:

秋七月[...]乙未,雲南行省言:「今年未暇征緬,請收獲秋禾,先伐羅北甸等部。」從之。

Thu, tháng bảy, ất vị, Vân Nam Hành Tỉnh nói: "Năm nay không có thời gian chinh phạt Miến, xin thu hoạch lúa thóc mùa thu, đánh các bộ La Bắc Điện" Hoàng đế nghe theo.

[...]九月,永昌、騰沖二城在緬國、金齒間,摧圮不可禦敵,敕修之。敕:「自今貢物惟地所產,非所產者毋輒上。」

Tháng chín, hai thành Vĩnh Xương, Đằng Trùng ở giữa nước Miến và (bộ) Kim Xỉ, đổ nát không thể phòng thủ địch được, xuống chỉ sửa các thành ấy. Sắ chỉ nói: "Từ nay cống vật chỉ là sản vật địa phương, không phải sản vật đừng dâng lên."

二十二年十一月,緬王遣其鹽井大官阿必立相至太公城,欲來納款,為孟乃甸白衣頭目■〈礙,角代石〉塞阻道,不得行,遣膽馬宅者持信搭一片來告。縹甸土官匿俗乞報上司免軍馬入境,匿俗給榜遣膽馬宅,回江頭城招阿必立相赴省,且報鎮西、平緬、麗川等路宣慰司、宣撫司,差三摻持榜至江頭城,付阿必立相、忙直卜弄二人,期以兩月領軍來江頭城。宣撫司率蒙古軍至驃甸,相見議視事。阿必立相先乞言於朝廷,降旨許其悔過,然後差大官赴闕。朝廷尋遣鎮西平緬宣撫司達魯花赤兼招討使怯烈使其國。

Năm thứ hai mươi hai (1285), tháng mười một, vua Miến sai Diểm Tỉnh Đại Quan là A Tất Lập Tương đến Thái Công Thành, muốn đến nạp khoản, bị đầu mục trại là Mạnh Nãi của Điện Bạch Y cản đường, không đi được, sai Đằng Mã Trạch một lá thư đến bào, Phiếu Điện Thổ Quan là Nặc Tục xin báo với quan trên miễn việc binh mã nhập cảnh, Nặc Tục đưa bảng yết cáo sai Đằng Mã Trạch quay về Giang Đầu Thành gọi A Tất Tương đến (Hành Tỉnh), lại báo cho Tuyên Úy Tư, Tuyên Phủ Tư các lộ Trấn Tây, Bình Miến, Lệ Xuyên, sai Tam Sam cầm bảng yết cáo đến Giang Đầu Thành giao cho bọn A Tất Lập Tương và Mang Trực Bốc hai người, hẹn lấy hai tháng lĩnh quân đến Giang Đầu Thành, Tuyên Phủ Tư sai quân Mông Cổ đến Phiếu Điện gặp nhau bàn việc. A Tất Lập Tương xin nói với triều đình, xuống chỉ hứa là sẽ hối lỗi, sau đó sai Đại Quan đến cửa khuyết. Triều đình tìm sai Trấn Tây Bình Miến Tuyên Phủ Tư Đạt Lỗ Hoa Xích kiêm Chiêu Thảo Sứ Khiếp Liệt đi sứ đến nước Miến.

10.二十三年十月,以招討使張萬為征緬副都元帥,也先鐵木兒征緬招討司達魯花赤,千戶張成征緬招討使,並虎符。敕造戰船,將兵六千人征緬,俾禿滿帶為都元帥之。雲南王以行省右丞愛魯奉旨征收金齒、察罕迭吉連地,撥軍一千人。是月,發中慶府,繼至永昌府,與征緬省官會,經阿昔甸,差軍五百人護送招緬使怯烈至太公城。二十四年正月,至忙乃甸。緬王為其庶子不速速古里所執,囚於昔里怯荅剌之地,又害其嫡子三人,與大官木浪周等四人為逆,雲南王所命官阿難荅等亦受害。二月,怯烈自忙乃甸登舟,留元送軍五百人于彼。雲南省請今秋進討,不聽。既而雲南王與諸王進征,至蒲甘,喪師七千餘,緬始平,乃定歲貢方物。

Năm thứ hai mươi ba (1286), tháng mười, lấy Chiêu Thảo Sứ Trương Vạn làm Chinh Miến Phó Đô Nguyên Soái, Dã Tiên Thiết Mộc Nhi (Esen Temür) làm Chinh Miến Chiêu Thảo Ty Đạt Lỗ Hoa Xích, Thiên Hộ Trường Thành làm Chinh Miến Chiêu Thảo Sứ, đều ban cho hổ phù. Sắc mệnh cho đóng chiến thuyền, chỉ huy quân sáu nghìn người chinh Miến, cho Tỉ Thốc Mãn Đái làm Đô Nguyên Sứ thống soái chúng. Vân Nam Vương lấy Hành Tỉnh Hữu Thừa Ái Lỗ phụng chỉ chinh phạt thâu phục đất Kim Xỉ, Sát Hãn Điện Cáo Liên, cấp cho một nghìn quân. Trong tháng đó, (tức tháng mười), xuất phát từ Trung Khánh Phủ, nối tiếp tới Vĩnh Xương Phủ, cùng Chinh Miến Tỉnh Quan hội họp, vượt qua A Tích Điện, sai quân năm trăm người hộ tống Chiêu Miến Sứ Khiếp Liệt đến Thái Công Thành. Năm thứ hai mươi bốn (1287), tháng giêng, đến Mang Nãi Điện. Vua Miến bị con thứ là Tốc Tốc Cổ Lý bắt, giam ở đất Tích Lí Khiếp Đáp Lạt, lại hãm hại đích tử (con của vợ cả) ba người, cùng với bọn Đại Quan Mộc Lãng Đồng bốn người phản nghịch, bọn A Nan Đáp mà Vân Nam Vương mệnh cũng bị hại. Tháng hai, Khiếp Liệt tự Mang Nãi Điện lên thuyền, lưu quân hộ tống năm trăm người ở đấy. Vân Nam (Hành) Tỉnh xin mùa thu năm nay tiến quân thảo phạt, nhưng không được chuẩn tấu. Không lâu sau, Vân Nam Vương cùng chư vương tiến quân chinh phạt, đến Bồ Cam, quân mất hơn bảy nghìn, (nước) Miến mới bình được, lại định mỗi năm cống phương vật.

Nguyên Sử Thế Tổ Bản Kỷ, quyển 14, Thế Tổ bản kỷ 11:

二十三年,[...]壬子,樞密院納速剌丁言:「前所統漸丁軍五千人往征打馬國,其力已疲,今諸王復籍此軍征緬,宜取進止。」帝曰:「茍事力未損,即遣之。」仍諭納速剌丁分阿剌章、蒙古軍千人,以能臣將之,赴交趾助皇子脫歡。

Năm thứ hai mươi ba (1286), [...] nhâm tử, Khu Mật Viện Nạp Tốc Lạt Đinh nói: "Quân dự bị năm nghìn người mà trước chỉ huy đi chinh phạt nước Đả Mã, sức lực của chúng đã mệt mỏi, nay chư vương lại thu quân ấy chinh Miến, nên để hoàng thượng quyết định." Hoàng đế nói: "Nếu như sức chiến đấu chưa bị tổn hao, thì phái chúng đi." Bèn dụ Nạp Tốc Lạt Đinh phân quân A Lạt Chương và quân Mông Cổ nghìn người, lấy năng thần (quan võ có khả năng) chỉ huy chúng, đi Giao Chỉ giúp hoàng tử Thoát Hoan.

六月辛酉,遣鎮西平緬等路招討使怯烈招諭緬國

Tháng sáu, tân dậu, sai Trấn Tay Bình Miên các lộ Chiêu Thảo Sứ Khiếp Liệt chiểu dụ nước Miến.

二十四年正月,緬王為其庶子不速速古裏所執,囚於昔裏怯答剌之地。又害其嫡子三人,與大官木浪周等四人同為逆。雲南省請今秋進討,奉旨不聽。既而雲南王與諸王進征,至蒲甘,喪師七千餘,始平定,歲貢方物。

Năm thứ hai mươi bốn (1287), tháng giêng, vua Miến bị con thứ là Bất Tốc Tốc Cổ Lý bắt, giam ở đất Tích Lí Khiếp Đáp Lạt, lại hãm hại đích tử (tức con vợ cả) ba người, cùng  bọn Đại Quan Mộc Lãnh Đồng phản nghịch. Vân Nam (Hành) Tỉnh xin mùa thu năm nay tiến quân thảo phạt, tấu chỉ không được phê chuẩn. Không lâu sau Vân Nam Vương cùng chư vương tiến quân chinh phạt, đến Cam Bồ, quân mất hơn bảy nghìn, mới bình định được, (định) hàng năm cống phương vật.

Nguyên Sử Thế Tổ Bản Kỷ, quyển 15, Thế Tổ bản kỷ 12:

二十六年,[...]緬國遣委馬剌菩提班的等來貢方物。

Năm thứ hai mươi sáu (1289), [...]Nước Miến sai bọn Ủy Mã Lạt Bồ Đề Ban Đích đến cống phương vật.

Nguyên Sử Thành Tông Bản Kỷ, quyển 18, Thành Tông bản kỷ 1:

元貞元年[...],二月[...]丁亥,雲南行省平章也先不花言:「敢麻魯有兩夷未附,金齒亦叛服不常,乞調兵六千鎮撫金齒,置驛入緬。」從之。

Năm đầu Nguyên Trinh (1295), tháng hai, đinh hợi, Vân Nam Hành Tỉnh Bình Chương Dã Tiên Bất Hoa nói: "Cảm Ma Lỗ có hai (tộc) Di chưa hàng phục, (bộ) Kim Xỉ cũng phản phục bất thường (tức lúc phản lúc phục), xin đều binh sáu nghìn trấn áp vỗ về Kim Xỉ, đặt dịch trạm vào đất Miến." Đế nghe theo. 

[...]戊子,思州田曷剌不花、雲南夷卜木、四川洞主查閭王、金齒帶梅混冬等來見。緬國阿剌紥高微班的來獻舍利、寶玩。

[...] Mậu tử, Tư Châu Điền Hạt Lạt Bất Hoa, người Di ở Vân Nam là Bốc Mộc, Động Chủ Tứ Xuyên Tra Lư Vương cùng bọn Kim Xỉ Đái Mai Hỗn Đông đến cầu kiến. Vua Miến A Lạt Trát Cao Vi Ban Đích đến dâng xá lợi và đồ chơi quý.

八月[...]辛酉,緬國進馴象三。

Tháng tám [...], tân dậu, nước Miến dâng voi thuần chủng.

Nguyên Sử Thành Tông Bản Kỷ, quyển 12, Thành Tông bản kỷ 2:

二年[...]十一月[...]壬辰,[...]緬王遣其子僧伽巴叔撒邦巴來貢方物。


Năm thứ hai (1298), [...] tháng mười một, nhâm thìn, [...]vua Miến sai con là Tăng Cà Ba Thúc Tát Bang Ba đến cống phương vật.

11.大德元年二月,以緬王的立普哇拿阿迪提牙嘗遣其子信合八的奉表入朝,請歲輸銀二千五百兩、帛千匹、馴象二十、糧萬石,詔封的立普哇拿阿迪提牙為緬王,賜銀印,子信合八的為緬國世子,賜以虎符。

Năm đầu Đại Đức (1297), tháng hai, vì vua Miến Đích Lập Phổ Oa Nã A Địch Đề Nha đã sai con là Tín Hợp Bát Đích dâng biểu vào triều, xin mỗi năm nộp hai nghìn năm trăm lượng bạc, vải nghìn cuộn, voi đã thuần phục nuôi dưỡng hai mươi con, lương thực hai vạn thạch, chiếu phong Đích Lập Phổ Oa Nã A Địch Đề Nha làm vua Miến, tặng ấn bạc, phong con là Tin Hợp Bát Đích làm thế tử nước Miến, tặng hổ phù.

大德元年,緬王遣其子僧加八的來朝,賜王爵印,封僧加八的為世子。

Năm đầu Đại Đức (1297), vua Miên sai con mình là Tăng Gia Bát Đích đến triều cống, tặng tước vương cùng ấn, phong Tăng Gia Bát Đích làm thế tử.

Nguyên Sử Thành Tông Bản Kỷ, quyển 12, Thành Tông bản kỷ 2:


大德元年[...] 二月[...]己未,[...]封的立普哇拿阿迪提牙為緬國王,且詔之曰:「我國家自祖宗肇造以來,萬邦黎獻,莫不畏威懷德。向先朝臨御之日,爾國使人稟命入覲,詔允其請。爾乃遽食前言,是以我帥閫之臣加兵於彼。比者爾遣子信合八的奉表來朝,宜示含弘,特加恩渥,今封的立普哇拿阿迪提牙為緬國王,賜之銀印;子信合八的為緬國世子,錫以虎符。仍戒飭雲南等處邊將,毋擅興兵甲。爾國官民,各宜安業。」又賜緬王弟撒邦巴一珠虎符,酋領阿散三珠虎符,從者金符及金幣,遣之。

Năm đầu Đại Đức (1297), [...] tháng hai, [...] kỷ vị, phong Đích Lập Phổ Oa Nã A Địch Đề Nha làm vua nước Miến, lại xuống chiếu cho hắn rằng: "Quốc gia ta từ lúc tổ tông gầy dựng đến giờ, vạn bang (hàng vạn nước) bách tính hiền tài, không có ai mà không sợ uy nhớ đức. Trước đây lúc tiền triều (tức triều vua Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt) chấp chính, nước ngươi sai người nhận lệnh vào hầu, xuống chiếu chấp thuận cho lời cầu của ngươi. Ngươi lại nuốt lời nói trước, cho nên bậc hạ thần soái phủ (nguyên văn là 帥閫 "sư khổn" nghĩa là bộ chỉ huy quân sự) của ta mới dụng binh với ngươi. Gần đây ngươi sai con Tín Hợp Bát Đích dâng biểu đến triều, nên (trẫm) thể hiện sự khoan hồng, đặc cách thêm ân trạch, nay phong Đích Lập Phổ Oa Nã A Địch Đề Nha làm vua nước Miến, tặng hắn ấn bạc, con là Tín Hợp Bát Đích làm thế tử nước Miến, ban tặng hổ phù. Nên (trẫm) tuyên cáo với biên tướng các sứ Vân Nam, không được tự tiện hưng binh giáp. Quan dân nước người, mỗi người nên an nghiệp." Lại tặng em vua Miến Đệ Tát Bang Ba một thanh hổ phù, tặng tù trưởng A Tán ba thanh hổ phù, tặng những kẻ đi theo kim phù và tiền bằng bạc, rồi gửi chúng đi.

大德二年,其臣阿散哥也復擅廢立。

Năm Đại Đức thứ hai (1298), bề tôi của hắn là A Tán Ca Dã lại chiếm phế ngôi.

二年,雲南省先遣管竹思加使登籠國,其國王遣其舅兀剌合、兀都魯新合二人從管竹思加赴闕。二月至蒲甘,緬王帖滅的令可瓦力引軍登舟,縛去兀剌合、兀都魯新合,劫掠貢物以去。六月,管竹思加至太公城,緬人阿只不伽闌等來言:「舊緬王帖滅的實行劫奪於爾,今已去位。鄒聶為王,遣我輩召爾,議遣人赴朝。」管竹思加至蒲甘,鄒聶曰:「帖滅的引八百媳婦軍破我甘當、散當、只麻剌、班羅等城,又劫奪爾登籠國人物。爾等回朝,不知其故,必加兵於我。今帖滅的已廢,特差大頭目密得力、信者、章者思力三人,奉貢入朝。」又移文雲南省,稱:「木連城土官阿散哥也,皇帝命佩大牌子為官人。初實無罪,前緬王欲殺之。聖旨令安治僧民,前緬王卻通叛人八百媳婦,引兵來,壞甘當、散當、只麻剌、班羅四族百姓,又劫奪登籠國貢物。是故阿散哥也、阿剌者僧吉藍、僧哥速等廢前緬王,令我為王。」行省以聞。

Năm thứ hai (1298), Vân Nam (Hành) Tỉnh trước sai Quản Trúc Tư Gia Sứ Đăng Lộng Quốc, Quốc vương hắn sai cậu hắn Ngột Lạt Hợp, Ngột Đô Hợp Tân Hợp hai người theo Quản Trúc Tư Gia đến cửa khuyết. Tháng hai đến Cam Bồ, vua Miến Thiếp Diệt Đích  lệnh cho Khả Ngõa Lực dẫn quân lên thuyền, trói lấy Ngột Lạt Hợp và Ngột Đô Lỗ Tân Hợp, cướp lấy cống vật rồi đi. Tháng sáu, Quản Trúc Tư Gia đến Thái Công Thành, người Miến là bọn A Chỉ Bất Cà Lan đến nói: "Ngày trước vua Miến Thiếp Diệt Đích  thực đã cướp đoạt ở ông, nay rời vương vị. Trâu Nhiếp làm vua (mới), sai bọn tôi vời ông đến, bàn cử người vào triều." Quản Trúc Tư Gia đến Cam Bồ, Trâu Nhiếp nhói: "Thiếp Diệt Đích  quân nước Bát  Bách Tức Phụ phá các thành Cam Đương, Tan Đương Chỉ Ma Lạt Ban La của tôi, lại cướp đoạt cống vật từ ông Đăng Lộng Quốc. Các ông quay về triều (tức triều nhà Nguyên), không biết lý do (tại sao cướp), tất tăng quân đánh tôi. Nay Thiếp Diệt Đích đã bị phế, đặc cách sai Đại Đầu Mục Mật Đắc Lực, Tín Giả, Chương Giả Tư Lực ba người, dâng cống vật vào triều. " Lại đưa văn thư cho Vân Nam (Hành) Tỉnh, nói: "Mộc Liên Thành Thô Quan là A Tán Ca Dã, hoàng đế lệnh cho đeo mộc bài lớn làm quan nhân. Ban đầu thật không có tội, vua Miến trước (tức Thiếp Diệt Đích) muốn giết hắn. Thánh chỉ lệnh cho an trị tăng (các nhà sư) dân (cùng dân chúng), vua Miến trước khước từ (thánh chỉ), lại thông đồng với (nước) Bát Bách Tức Phụ làm phản, dẫn binh đến phái hủy bách tính bốn tộc Cam Đương, Tán Đương, Chỉ Ma Lạt, Ban La, lại cướp cống vật (từ tay) Đăng Lộng Quốc. Vì lí do đó mà bọn A Tán Ca Dã, A Lạt Giả Tăng Cát Lãm, Tăng A Tốc phế vua Miến trước, lệnh cho tôi làm vua." Hành tỉnh dâng tấu.

12.三年三月,緬復遣其世子奉表入謝,自陳部民為金齒殺掠,率皆貧乏,以致上供金幣不能如期輸納。帝憫之,止命間歲貢象,仍賜衣遣還。四年四月,遣使進白象。

Năm thứ ba (1299), tháng ba, Miến lại sai thế tử dâng biểu vào tạ, tự trần thuật rằng bộ dân bị Kim Xỉ cướp giết, đại khái đều nghèo khó thiếu thốn, đến nỗi kim tệ (tức ngân bạc) dâng cống không được nhiều như phần cống nạp hẹn trước. Hoàng đế thương xót chúng, chỉ lệnh giữa năm cống voi, lại tặng áo sai đem về. Năm thứ tư, tháng tư, sai sứ tiên cống voi trắng.

三年八月,太公城總管細豆,移文江頭站頭目逮的剌必塞馬加剌,言「阿散哥也兄弟三人領軍三萬,謂答麻剌的微緬王及其世子曰:『自歸大元之後,使我多負勞費。』殺緬王以下世子、妻妾、父師、臣僕百餘人。雲南行省問其持文書來者,我文哥言緬王就弒時,謂阿散哥也曰:『我祖以來,不死於刃,可投我水中或縊死。』遂縊之。埋死所屋下,七日風雨不止,夢其國人曰:『吾埋不得其地,若焚屍棄骨於水,則晴。』從之,果然。我文哥出十餘日,又聞世子及逃出次子之母,與父師、臣僕,與前此隨國信使,留緬回回、畏吾兒、漢人百餘輩,皆被害。阿散哥也又逼淫新王之母。」是月,緬王之子古馬剌加失八颯耽八者裏及其師來奔,陳辭於雲南省,乞復仇。大概謂「阿巴民叛,緬王乞師朝廷伐定之。叛人怒,謂王求軍殺掠我為人奴,遂修城聚兵,謀廢其王。又,僧可速左右及阿剌者僧吉藍從人,相繼從叛者,殺害密裏都邦加郎等族,王謂其兄阿散哥也:『可勸汝兄弟勿爾。』對曰:『我說必聽。不聽,我親伐之。』王悉以其民付,阿散哥也因此力眾遂生二心。王執而囚之。僧哥速等於不甘雨宿吉老亦之地,築大城拒守,水陸進兵,來逼蒲甘。王釋阿散哥也,令百官乘象、馬從阿散哥也出見。僧哥速等奪象、馬,掠百官,求錢物,燒城池,鎖王足,置豕牢中,分其妻妾。王為皇帝奴,冤苦如此,望拯救。」雲南行省左丞忙兀都魯迷失又上言:「緬王歸朝十一年矣,未嘗違失。今其臣阿散哥也兄弟三人,以三罪加其身,置父子縲紲,又通新王之母,據舊王之妻妾。假三罪皆實,亦當奏從朝廷區處。乃敢擅權廢立,豈有此理!今其子來求救,且小甸叛人劫虜官民,尚且赴救。答麻刺的微王乃上命為國主,叛臣囚之,豈可不救,抑使外國效尤為亂,將至大患。」行省以聞。已而又聞新主亦被弒,阿散哥也篡立,九月中書聞於上。上曰:「忙兀都魯迷失之言是也,速議奏行。」十二月,阿剌哥也犯邊,攻阿真谷、馬來城,距太公城二十里駐兵,尋退。

Năm thứ ba (1299), tháng tám, Thái Công Thành Tổng Quản Tế Đậu đưa thư cho Đầu Mục của Giang Đầu Trạm Đãi Đích Lạt Tất Tắc Mã Gia Lạt, nói rằng: "Anh em A Tán Ca Dã ba người lĩnh quân ba vạn, nói là Đáp Ma Lạt Đích giấu vua Miến cùng thế tử, nói: "Từ sau khi quy phục Đại Nguyên, khiến ta chịu nhiều lao khổ." Giết Miến Vương, thế tử, thê thiếp, phụ sư, thần bộc hơn trăm người." Vân Nam Hành Tỉnh hỏi người đưa thư đến, Ngã Văn Kha nói vua Miến lúc sắp bị giết nói với A Tán Ca Dã rằng: "Từ tổ tiên ta tới nay, không chết dưới lưỡi đao, có thể dìm ta xuống nước hoặc thắt cổ ta chết", cho nên thắt cố vua Miến. Cái nhà nơi chôn tử thi (vua Miến), bảy ngày mưa gió không ngừng, (A Tán Ca Dã) mơ thấy người trong nước nói: "Ta không chôn được ở đất này, nếu đốt xác bỏ xương vào nước thì mưa tạnh." (A Tán Ca Dã) làm theo, quả nhiên như thế. Ngã Văn Kha thoát ra hơn mười ngày, lại nghe nói Thế Tử cùng mẹ của con (vừa) thứ thoát ra, cùng phụ sư, thần bộc, cùng Tùy Quốc Tín Sứ trước đó, người Hồi Hồi, người Úy Ngô Nhi (nghi là người Uyghur), người Hán lưu lại ở nước Miến hơn trăm người đều bị hại. A Tán Ca Dã lại bức dâm mẹ của tân vương. Tháng này (tức tháng tám), con vua Miến Cổ Lã Mạt Gia Thất Bát Táp Đam Bát Giả Lý cùng thầy hắn trốn đến, trần tình với Vân Nam (Hành) Tỉnh, xin phục thù, đại khái nói: "Dân A Ba làm phản, vua Miến xin quân triều đình đánh yên chúng. Bọn phản giận, nói vua xin quân cướp giết khiến (ta thành) nô lệ, bèn sửa chữa thành, tụ tập binh lính, toan phế vua chúng. Tả hữu theo Tăng Khả (nguyên văn là chữ 可, nhưng ở dưới dùng nhiều chữ , nghi là viết sai) Tốc cùng A Lạt Giả Tăng Cát Lam nối tiếp nhau theo bọn phản, giết hại các tộc Mật Lý Đô Bang Gia Lang. Vua nói với A Tán Ca Dã rằng: "Có thể khuyên anh em ngươi không nên như thế" A Tán Ca Dã đáp:"Tôi nói chúng tất nghe, không nghe đích thân tôi sẽ đánh chúng." Vua đều giao dân hết cho A Tán Ca Dã, A Tán Ca Dã do vậy có lực lượng đông đúc mà sinh hai lòng. Vua bắt nhốt hắn. Bọn Tăng Ca Tốc xây thành ở đất Cam Vũ Túc Cát Lão Diệc, quân thủy bộ cùng tiến, đến sát Cam Bồ. Vua thả A Tán Ca Dã, lệnh trăm quan cưỡi voi và ngựa theo A Tán Ca Dã ra gặp. Bọn Tăng Ca Tốc đoạt lấy voi ngựa, cướp của trăm quan (), đòi tiền tài báu vật, đốt thành trì, xiềng chân vua (Miến) lại, bỏ vua vào chuồng heo, chia nhau thê thiếp (của vua). Vua là gia nô của hoàng đế (tức hoàng đế nhà Nguyên), oan khổ đến như thế, mong được cứu giúp." Vân Nam Hành Tỉnh Tả Thừa Mang Ngột Đô Lỗ Mê Thất lại dâng tấu nói: "Vua Miến quy phục triều đình đã mười một năm, chưa từng trái mệnh, nay bề tôi của hắn là anh em A Tán Ca Dã ba người, vì thân phạm ba tội (tức vua Miến phạm ba tội), bắt nhốt cha con, lại thông (dâm) với mẹ tân vương, chiếm lấy thê thiếp của cựu vương. Giả như ba tội này đều là thật, cũng nên tấu lên triều đình để xử trí, lại dám chuyên quyền phế lập, há có cái lí ấy! Nay con hắn (vua Miến) đến xin cứu giúp, hơn nữa bọn phản ở tiểu Điện cướp lấy quan dân, vẫn còn kêu cứu. Đáp Ma Lạt Đích Vi Vương nhậm mệnh (hoàng đế nhà Nguyên) là quốc chủ, phản thần lại giam hắn, sao có thể không cứu, nếu để các nước bên ngoài bắt chước làm loạn, thì đại hoạn (nỗi lo lớn) sẽ đến." Hành Tỉnh dâng tấu. Không lâu sau lại nghe nói tân chúa (hay tân vương) cũng bị giết, A Tán Ca Dã soán ngôi. Tháng chín Trung Thư (Tỉnh) báo cho hoàng đế (nhà Nguyên). Hoàng đế nói: "Lời của Mang Ngột Đô Lỗ Mê Thất đúng đấy, tức tốc nghị tấu mà làm." Tháng mười hai, A Tán Ca Dã phạm biên, công A Chân Cốc và Mã Lai Thành, đồn binh cách Thái Công Thành hai mươi lí, rồi rút quân.

四年正月,召忙兀都魯迷失赴闕議兵事。五月,故緬王婿馬來城土官納速剌上言:「大德元年朝廷遣尚書教化迪伴送世子僧加八的還國,國王集眾聽詔,惟阿刺者僧吉藍、僧哥速不至。二年二月,二人興兵叛,來駐蒲甘近境。王亦整兵,諭叛賊之兄阿剌哥也曰:『爾二弟不聽詔,又敢為亂。爾今退兵,從命則已,否則是爾同謀。』阿剌哥也諭之,不從。王遂囚阿剌哥也。二人引兵逼城,王遣納速剌等出戰。納速刺敗,被禽。王令國中諸僧出謂二人曰:『毋徒苦百姓,爾欲害我乎?若無此心,當釋爾兄,復乃職。否則明以告我。』阿散哥也及二弟皆曰:『王是我主,豈有異心。如不信,請如大寺為重誓。』從之。誓畢,釋之,賊退,納速剌亦得歸。至五月,三人合兵攻蒲甘,執王及世子僧加八的、次子朝乞力朝普,囚於木連城,凡十有一月。三年四月十日,阿剌哥也令弟阿難答速殺緬王並二子,餘子康吉弄古馬剌加失巴遁去。放世子於蒲甘而奪其妻。又分據王妻妾,共立王孽弟鄒聶,方十六歲,誅不附己者。十二月,又攻破阿真國、馬來兩城,納速剌逃來。」五月十五日,中書樞密奏征緬事,忙兀都刺迷失請用六千人。臣等謂緬與八百媳婦通好,力大,非一萬人不可。奉旨所擬猶少,可增為一萬二千人。又奏忙兀都魯迷失乞與薛超兀兒、劉都元帥德祿同事,及求雲南土官高阿康從軍。又請命親王闊闊監軍,以振兵威。皆從之。上曰:「闊闊雖去,勿令預事。」四年閏八月,雲南平章政事薛超兀兒、忙兀都魯迷失等,發軍中慶,期至大理西永昌騰沖會集。十月入緬。十二月五日至馬來城大會。十五日,至阿散哥也兄弟三人所守木連,三城相接。賊出戰,敗之。賊閉門拒守。忙兀都魯迷失、劉左丞據城東北面,薛超兀兒、高阿康參政據西面,正南無軍守之,賊日出戰,城內四面立三梢單梢炮向外攻擊。官軍尋立排沙圍其城。

Năm thứ tư (1300), tháng giêng, gọi Mang Ngột Đô Lỗ Thất Mê đến cửa khuyết bàn việc binh. Tháng năm, con rể của vua Miến quá cố, thổ quan Mã Lai Thành, là Nột Tốc Đinh dâng thư nói: "Năm đầu Đại Đức (1297), triều đình sai Thượng Thư Giáo Hóa Địch theo hộ tống Thế Tử Tăng Gia Bát Đích về nước, Quốc Vương tụ tập quần chúng nghe chiếu, chỉ có A Thứ Giả Tăng Cát Lam và Tăng Ca Tốc không đến. Năm thứ hai (1301), tháng hai, hai ngươi hưng binh làm phản, đến đóng quân gần vùng Cam Bồ. Vua (Miến) cũng chỉnh binh, dụ anh của phản tặc là A Lạt Ca Dã rằng: "Em hai ngươi không nghe chiếu, lại dám làm loạn, ngươi nay lui binh, nghe lệnh (của ta) thì thôi, còn nếu không thì người đồng mưu (với chúng)." A Lạt Ca Dã dụ chúng, không theo. Vua (Miến) giam A Lạt Ca Dã. Hai người dẫn binh đến bức thành, vua sai bọn Nạp Tốc Đinh xuất chiến, Nạp Tốc Đinh thua, bị bắt. Vua lệnh cho các tăng trong nước nói với hai người rằng: "Chớ làm khố bách tính, các ngươi muốn hại ta sao? Nếu không có tâm như thế, thì (ta) thả anh ngươi ra, phục chức cũ (cho hắn), còn nếu không thì nói rõ cho ta biết." A Tán Ca Dã cùng hai em nói: "Vua là chúa của ta, há dám có lòng khác, nếu không tin, xin vào ngôi chùa lớn làm lời thề lớn." Vua nghe theo. Thề xong, thả hắn (tức A Lạt Ca Dã), giặc lui, Nạp Tốc Đinh được quay về. Đến tháng năm, ba người hợp binh công Cam Bồ, bắt vua cùng Thế Tử Tăng Gia Bát Đích cùng con thứ Triều Khất Lực Triều Phổ, giam ở Đại Liên Thành, cả thảy mười một tháng. Năm thứ ba (1299), tháng tư, A Lạt Ca Dã lệnh A Nan Đáp Tốc giết vua Miến cùng hai con, người con khác là Khang Cát Lộng Cổ Mã Lạt Gia Thất Ba trốn thoát. (Chúng) thả thế tử ở Cam Bồ, rồi cướp vợ y, lại phân nhau cướp lấy thê tử (của vua Miến), cùng lập con của vợ thứ làm vua, mới mười sáu tuổi, rồi giết những ai không quy phục. Tháng mười hai, lại công nước A Chân Quốc, Mã Lai hai thành. Nạp Tốc Đinh bỏ chạy," Tháng năm, ngày mười lăm, Trung Thư (Tỉnh) Khu Mật (Viện) tấu việc chinh phạt Miến: "Mang Ngột Đô Thứ Mê Thất xin dùng sáu nghìn người, bọn thần nói Miến thông hảo với nước Bát Bách Tức Phụ, không một vạn người thì không được." Phụng chỉ nếu ước chừng còn ít, thì có thể tăng thêm một vạn hai nghìn người. Lại tấu rằng Mang Ngột Đô Lỗ Mê Thất xin cùng với Tiết Siêu Ngột Nhi, Đô Nguyên Soái Lưu Đức Lục cùng chỉ huy quân sự, lại cho thổ quan Vân Nam là Cao A Khang tòng quân. Lại mệnh cho thân vương Khoát Khoát coi quân, để làm tăng binh uy. Hoàng đế (nhà Nguyên) đều nghe theo. Hoàng đế nói: "Tuy Khoát Khoát đi theo, nhưng không cho y can dự vào việc (quân)." Năm thứ tư (1300), nhuần tháng tám, Vân Nam Bình Chương Chính Sự là bọn Tiết Siêu Ngột Nhi và Mang Ngột Đô Lỗ Mê Thất xuất quân từ Trung Khánh, hẹn đến phía Tây Đại Lý vùng Vĩnh Xương, Đằng Trùng hội tập quân binh. Tháng mười, vào nước Miến. Tháng mười hai, ngày năm, đến Mã Lai Thành đại hội. Ngày mười lăm, đến Mộc Liên (Thành) mà ba anh em A Tán Ca Dã đang thủ, ba thành liền giáp nhau. Giặc xuất chiến, đánh bại chúng. Giặc đóng cửa chống cự. Mang Ngột Đô Lỗ Mê Thất và Lưu Tả Thừa (tức Lưu Đức Lục) chiếm mặt Đông Bắc (thành), Tiết Siêu Ngột Nhi và Cao A Khang Tham Chính chiếm mặt Tây Nam. Mặt Nam không có quân thủ. Giặc ngày ngày xuất chiến, trong thành bốn mặt dựng máy bắn đá ba cần bắn ra ngoài, quan quân lập bãi cát vây quanh thành chúng.

四年,命宗王闊闊、雲南省平章政事薛超兀兒、忙兀都魯迷失等率師問罪,功不就而還。臣作《政典》,見高麗有林衍、承化公、金通精之亂,今緬亦似之,皆蕞爾國而屢有弗靖,至煩朝廷兵鎮撫,可憐哉!

Năm thứ tư (1300), lệnh Tông Vương Khoát Khoát, Vân Nam Hành Tỉnh Bình Chương Chính Sự Tiết Siêu Ngột Nhi, Mang Ngột Đô Lỗ Mê Thất thống lĩnh quân sư hỏi tội, đánh không thắng mà về. Thần viết sách "Chính Điển", thấy Cao Li có loạn Lâm Diễn, Thừa Hóa Công, Kim Thông Tinh, nay Miến cũng giống nước ấy, nước bé xíu mà nhiều lần chưa yên, đến nỗi triều đình hưng binh trấn áp phủ dụ, đáng thương thay!

13.五月,的立普哇拿阿迪提牙為其弟阿散哥也等所殺,其子窟麻剌哥撒八逃詣京師。令忙完禿魯迷失率師往問其罪。蠻賊與八百媳婦國通,其勢張甚。忙完禿魯迷失請益兵,又命薛超兀而等將兵萬二千人征之,仍令諸王闊闊節制其軍。六月,詔立窟麻剌哥撒八為王,賜以銀印。秋七月,緬賊阿散哥也弟者蘇等九十一人各奉方物入朝,命餘人置中慶,遣者蘇等來上都。八月,緬國阿散吉牙等昆弟赴闕,自言殺主之罪,罷征緬兵。

Tháng năm, Đích Lập Phổ Oa Nã A Địch Đề Nha bị em là bọn A Tán Ca Dã giết, con hắn là Quật Ma Lạt Ca Tát Bát chạy trốn đến kinh sư. Lệnh Mang Hoàn Thốc Lỗ Mê Thất lĩnh quân đến hỏi tội hắn. Giặc Man thông đồng với nước Bát Bách Tức Phụ, thế chúng rất mạnh. Mang Hoàn Thốc Lỗ Mê Thất xin tăng thêm binh, lại mệnh cho bọn Tiết Siêu Ngột Nhi chỉ huy quân một vạn hai nghìn người chinh thảo chúng, rồi lệnh cho chư vương Khoát Khoát tiết chế quân ấy. Tháng sáu, chiếu lập Quật Ma Lạt Ca Tát Bát làm vua, tặng ấn bạc. Thu tháng bảy, em giặc Miến A Tán Ca Dã là bọn Giả Tiết (Siêu Ngột Nhi) chín mươi mốt người mỗi người dâng phương vật vào triều, lệnh an trí những người còn lại ở Trung Khánh, sai bọn Giả Tiết đến Thượng Đô. Tháng tám, người từ nước Miến là anh em bọn A Tán Cát Nha đến cửa khuyết, tự nói là đã mang tội giết vua Miến, bãi quân chinh Miến.

五年正月,分軍破其石山寨,又召白衣催糧軍二千助圍其城南。十九日,城上發矢石擂木,殺官軍五百餘人。二月二日,阿散哥也令十餘人呼曰:「我非叛人,乃皇帝良民。以緬王作違理三事,我等收之。彼自飲藥而死,非我等殺之。我等蒙古人無甚作惡,若許我投降,省官鑒之。」賊遂使人持金銀禮物出見,省官諭賊:「三人親出方可,不然難信。若一年不出,我軍亦住—年。」賊竟不肯親出。二十七日,萬戶章吉察兒等,狀陳:「天熱瘴發,軍勞苦不還,實懼死傷獲罪。若令我等住夏瘴死,不如赴上前就死。若明白有旨,孰敢不住?在口法傳聖旨勿行,我等今當回軍。」二十八日,分省官方議軍事,章吉察兒等俱領軍起營回。二十九日,分省官亦回。三月五日,至阿占國城,追及章吉察兒等。忙兀都魯迷失移文,稱:「大事未成,豈可回軍?若爾等果不肯住,可留一半軍或三千當職當住夏守賊。」平章薛超兀兒、劉左丞、高參政皆言:「平章可住,我輩亦可住。我輩皆願住夏。」遍告軍官,俱令住夏。是日,新王之母,乘象追及分省官,訴:「賊拘我於木連城,今始放出。若大軍五日不回,必出降。惜乎回早!」章吉察兒等宣言:「病軍皆已先行,我等明日亦去,無可議者。」分省官命追回先行軍,皆言:「已去遠,何可及?」次日,將校皆回。分省官亦由蒙來路歸。薛超兀兒、忙兀都魯迷失上言:「賊兵困屈,旦夕出降。參政高阿康、土官察罕不花、軍官章吉察兒等同稱:『軍多病,不可住,擬合回軍。』下令留之,不聽。恃親典兵權,引軍而回。彼既行矣,分省亦不能住。」又言:「朝廷所立緬王,已送至其父舊所居城中,報賊脅從者已少,皆從我矣。若可住,當遣人再報。若不可住,我亦走出。」又言:「賊饋阿康酒食,阿康受之。疑是寶貨。又軍回五程,阿康出銀三千兩曰:『此阿散哥也賂諸將校者。』薛超兀兒等言:『此銀爾實受之,我輩未嘗知也。欲與諸將,爾自處之。』蓋因阿康與察罕不花等預此行,故攻不成,乞置對以懲後。」八月八日,丞相完澤等奏奉旨遣河南平章政事二哥等赴雲南雜問之,蓋自宗王闊闊、平章政事薛超兀兒、忙兀都魯迷失、左丞劉德祿、參知政事高阿康,下至一二大將校,幕官令史,皆受賊賂。難瓜已至兵中,復縱之。共為金八百餘兩,銀二千二百餘兩,遂不能號令偏裨。阿康因與察罕不花令諸將抗言不能住夏,擅回,阿康、察罕不花伏誅,忙兀都魯迷失前死,薛超兀兒、劉德祿遇赦,皆追奪宣敕,永不敘用。忙兀都魯迷失子不得蔭,首沮軍事,萬戶咬咬忽都不丁、千戶脫脫木兒,真決有差,皆奪所居官,籍其家產之半。余將校各以輕重被笞。察罕不花者,麗江路軍民宣撫使也。

Năm thứ năm (1301) tháng một, phân quân phá trại Thạch Sơn. Ngày mười chín, trên thành bắn tên ném đá, giết quan quân hơn năm trăm người. A Tán Ca Dã lệnh hơn mười người hô lớn: "Tôi không phải là kẻ làm phản, là lương dân của hoàng đế. Vì vua Miến làm ba việc trái đạo lý nên bọn tôi bắt giữ hắn, hắn tự uống thuốc độc mà chết, không phải do bọn tôi giết. Bọn tôi không làm điều gì xằng bậy với người Mông Cổ, nếu để tôi đầu hàng, thì để Hành Quan giám xét." Giặc bèn sai người cầm vàng bạc lễ vật ra gặp, Hành Quan mới dụ chúng rằng: "Ba người đích thân đến mới được, nếu không như vậy rất khó tin. Nếu một năm không ra, thì quân ta sẽ đóng ở đây một năm." Giặc rốt cuộc không chịu đích thân ra. Ngày hai mươi bảy, vạn hộ Chương Cát Sát Nhi trần tình rằng: "Trời bóc chướng khí, quân binh mệt mỏi khổ sở không quay về, thực sợ tử thương mắc tội. Nếu lệnh bọn tôi trú qua mùa hạ mà chết vì chướng khí, thì không bằng để bọn tôi xông lên phía trước mà chết. Nếu rõ ràng có thánh chỉ, ai dám không trú lại? Thánh chỉ truyền miệng chưa tới (?) Chúng ta nay nên hồi quân." Ngày hai mươi tám, Hành Quan đang bàn việc quân thì bọn Chương Cát Sát Nhi đều nhổ doanh quay về. Ngày hai mươi chín, Hành Quan cũng quay về. Tháng ba, ngày năm, đến thành nước A Chiêm, đuổi kịp bọn Chương Cát Sát Nhi. Mang Ngột Đô Lỗ Mê Thất đưa thư nói: "Đại sự chưa thành, sao có thể hồi quân? Nếu bọn người quả không muốn trú lại, có thể để lại một nửa quân hoặc ba nghìn quân đương chức để trú hạ phòng thủ địch." Bình Chương Tiết Siêu Ngột Nhi, Lưu Tả Thừa, Cao Tham Chính đều nói: "Bình chương nếu ở lại, thì bọn tôi cũng ở lại, bọn tôi đều nguyện trú lại mùa hạ." Bèn báo khắp quan quân, đều lệnh trú qua hạ. Ngày hôm ấy, mẹ của tân vương cưỡi voi đuổi đến chỗ Hành Quan kể rằng: "Giặc bắt tôi ở Mộc Liên Thành, hôm nay mới thả ra. Nếu đại quân năm ngày không về, chúng tất ra hàng. (Nếu không) tiếc là về sớm quá." Bọn Chương Cát Sát Nhi nói rõ rằng: "Quân binh bị bệnh đều đã về trước, Bọn tôi ngày mai cũng về. Không thể bàn cãi gì nữa." Hành Quan mệnh truy hồi quân đã đi trước, thì (chúng) đều nói: "Đã đi xa, làm sao đuổi kịp." Ngày hôm sau, Tương Giáo đều quay về, Hành Quan cũng từ đường vừa đến quay về. Bọn Tiết Siêu Ngột Nhi và Mang Ngột Đô Lỗ Mê Thất nói: "Tặc binh khốn đốn, nay mai sẽ ra hàng. Bọn Tham Chính Cao A Khang, Thổ Quan Sát Hãn Bất Hoa, Quân Quan Chương Cát Sát Nhi đều cùng nói: "Quân bệnh nhiều, không thể trú lại, nên hợp quân quay về."" (Hành Quan) hạ lệnh giữ lại, không nghe, cậy thân nắm binh quyền, dẫn quân quay về. Hắn đi rồi, Hành (Quan) cũng không thể trú lại, lại nói: "Vua Miến mà triều đình lập, đã đưa tới vào thành mà cha hắn từng ở, báo rằng người bị ép buộc theo giặc đã ít, đều theo ta cả. Nếu có thể trú lại, thì nên sai người đến báo lẫn nữa, nếu không thể trú lại, thì ta cũng ra." Lại nói: "Giặc tặng A Khang rượu và đồ ăn, A Khang nhận lấy, nghi đấy là đồ quý báu. Quân quay về được năm trình, A Khang lấy ba nghìn lạng bặc ra, nói: "Đây là của đút lót mà A Tán Ca Dã hối lội cho Tương Giáo." Bọn Tiết Siêu Ngột Nhi nói: "Số bạc này ông thực đã nhận lấy, Bọn ta vẫn chưa hay biết gì. Ta muốn ông đưa số ấy cho chư tướng, ông tự xử trí lấy." Vì vậy nên giam bọn A Khang và Sát Hãn Bất Hoa lại vì can dự vào việc này. Cho nên công bất thành, xin chất vấn đề trừng trị sau." Tháng tám, ngày tám, bọn Thừa Tướng Hoàn Trạch tấu phụng chỉ cử bọn Hà Nam Bình Chương Chính Sự Nhị Ca thẩm tra chúng, cho nên tự Tông Vương Khoát Khoát, Bình Chương Chính Sử Tiết Siêu Ngột Nhi, Mang Ngột Đô Lỗ Mê Thất, Tả Thừa Lưu Đức Lộc, Tham Tri Chính Sự Cao A Khang, dưới xuống tới một hai Tương Giáo, Mạc Quan Lệnh Sử, đều của đút lót...Tổng cộng có vàng tám trăm lượng, bạc hơn hai nghìn hai trăm lượng, rốt cuộc không thể hiệu lệnh cho tì tướng. A Khang bèn cùng Sát Hãn Bất Hoa lệnh chư tướng chống chế rằng vì không thể trú hạ nên tự tiện lui quân. A Khang và Sát Hãn Bất Hoa bị xử tử. Mang Ngột Đô Lỗ Mê Thất chết trước. Tiết Siêu Ngột Nhi và Lưu Đức Lộc được tha, đều bị truy vấn xuống lệnh vĩnh viễn không được tiến dùng nữa. Con của Mang Ngột Đô Lỗ Mê Thất không được hưởng tập ấm nữa, vì cản trở việc quân (?). Vạn Hộ Giảo Giảo Hốt Đô Bất Đinh, Thiên Hộ Thoát Thoát Mộc Nhi quyết thật có tội, đều bị đoạt lại chức quan (?), tịch thu một nửa gia sản. Các Tương Giáo khác mỗi người vì tội nặng nhẹ bị chịu đòn, Lệ Giang Lộ Quân Dân Tuyên Sứ (?)

14.五年九月,雲南參知政事高慶、宣撫使察罕不花伏誅。初,慶等從薛超兀而圍緬兩月,城中薪食俱盡,勢將出降,慶等受其重賂,以炎暑瘴疫為辭,輒引兵還。故誅之。十月,緬遣使入貢。

Năm thứ năm (1301), tháng chín, Vân Nam Tham Tri Chính Sự Coa Khánh, Tuyên Phủ Sứ Sát Bất Hoa bị giết. Trước đó, bọn Khánh theo Tiết Siêu Ngột Nhi vây Miến hai tháng, trong thành lương thực đều hết, tình thế sắp phải ra hàng, bọn Khánh nhận của hối lộ, lấy cớ trời nóng nực bệnh tật, liền dẫn binh quay về. Cho nên bị giết. Tháng mười, người Miến sai người vào cống.

八百媳婦者,夷名景邁。世傳其長,有妻八百,各領一寨,故名。自古不通中國。

Nước Bát Bách Tức Phụ, người Di gọi là Cảnh Mại. Truyền ngôi cho con trưởng, có tám trăm thê tử, mỗi người lĩnh một trại, cho nên có tên đó. Tự cổ đã không thông giao với Trung Quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HISTORY OF YUAN: BIOGRAPHY OF URYANGQADAI (CHAPTER 412): A TRANSLATION AND ANNOTATION (宋史孟珙傳注譯(卷412)注譯)

  1.   兀良合台,初事太祖。時憲宗為皇孫,尚幼,以兀良合台世為功臣家,使護育之。憲宗在潛邸,遂分掌宿衞。歲(乙)〔癸〕巳,[5]領兵從定宗征女真國,破萬奴於遼東。繼從諸王拔都征欽察、兀魯思、阿〔速〕、孛烈兒諸部。[6]丙午,又從拔都討孛烈兒乃、捏迷思部,平之。己酉,定宗崩。...