Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

BÀN THÊM VỀ QUÂN SỐ NHÀ NGUYÊN TRONG 3 CUỘC CHIẾN NGUYÊN VIỆT


QUÂN SỐ QUÂN NGUYÊN TRONG LÂN 1

Quân số quân Nguyên trong lần 1 được ghi chép một cách sơ sài nhất. Đến nay vẫn chưa có nguồn sử liệu nào ghi rõ quân Nguyên vào Đại Việt với bao nhiêu quân. Nhìn tổng thể, toàn bộ chiến dịch thành công trong việc đánh sập nhà nước Đại Lý và buộc vua Đoàn Hưng Trí hàng Mông. Thành Thiện Xiển trở thành căn cứ địa vững chắc để quân Mông đánh vào mạn Nam nhà Nam Tống, hội họp với quân của Hốt Tất Liệt.

Sử tập của Rashid ad-Din là nguồn sử duy nhất viết về cánh quân do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy đánh xuống nước ta. Bản dịch sau là hai bản dịch sang tiếng Anh và tiếng Nga:

"Previous to this, Mongke Qa'an had sent against the other side of Nangiyas, an army amounting to 3 ttimens, led by Uriyangqadai, the son of Siibedei Bahadur; with him he had sent Abishqa, a grandson of Chaghatai, and fifty of the princes of the left hand.33 And since the roads were difficult and the places and castles hard to capture, they had repeatedly given battle, and entry and exit had been made difficult for them. Moreover, on account of the unhealthy climate, many of that army had fallen sick and died, so that of their total number more than five thousand had perished."

(The Successors of Genghis Khan, dịch bởi John Andrew Boyle, do nhà xuất bản đại học Columbia (Columbia University Press) ấn hành, trang 248)

Bản dịch của sử tập (Сборник летописей) sang tiếng Nga ở Liên Xô năm 1952 viết về quân số của Uryangqadai khi xuống Vân Nam như thế này: 

А еще раньше Менгу-каан послал войско приблизительно в три тумана с другой стороны Нангяса. Предводителем его [был] Урянхадай, сын Субэдай-бахадура. С ними он послал пятьдесят царевичей левого крыла, а из потомков Чагатая [одного] по имени Абишка. Так как дороги были тяжелые, а местности и крепости трудно доступные, то они неоднократно вступали в бой; продвижение оказалось для них трудным. Из-за гнилого и скверного воздуха многие из того войска заболели и умерли, так что всего их осталось не больше пяти тысяч.

"Và thậm chí sớm hơn, hãn Menggu (tức Mông Kha-Mongke) phái một đạo quân gồm 3 tumens đến một hướng khác của Nangyas (Nam Tống). Chỉ huy của họ là Uryanqadai, con trai của Subutai Bahadur. Với họ, Hãn gửi 50 thân vương ở cánh quân trái, và trong số các hậu duệ của Chagatai, có một người tên Abishka. Vì đường xá khó đi, địa hình và thành lũy khó vượt qua, họ liên tục tham chiến, việc tiến lên chứng tỏ khó khăn với họ. Vì không khí ẩm móc và xấu, nhiều binh sĩ ngã bệnh và chết, đến nỗi tất cả bọn họ chỉ còn không quá 5000." 

Bản dịch có chỗ mâu thuẫn, vì ở bản của Boyle, ý của câu "so that of their total number more than five thousand had perished." chỉ rằng quân Mông mất 5000 người trong chiến dịch này. Bản tiếng Nga lại ghi rõ " так что всего их осталось не больше пяти тысяч." (Trong số họ còn lại không quá 5000 người.)

Theo học giả Hà Văn Tấn, quân Nguyên còn lại chỉ 5000 người. Người viết cũng cho rằng bản dịch tiếng Nga chuẩn xác hơn dầu không biết và không có điều kiện tham khảo bản gốc tiếng Ba Tư trung đại.

Như vậy, nếu mỗi tumen là trung vạn hộ, tức có khoảng 5000-7000 người, thì 3 tumens có khoảng 15,000-21,000 quân.

Ngoài số quân có lẽ gốc Mông Cổ này ra, ta còn biết rằng quân Mông sau khi chinh phục được Đại Lý, đã nhận được khoảng 2 vạn quân người Đại Lý do Đoàn Hưng Trí, làm quân tiên phong cho Ngột Lương Hợp Thai:

Nguyên Sử Tín Thư Nhật (信苴日), quyển 166 có đoạn:

興智遂委國任其弟信苴日,自與信苴福率僰、爨軍二萬為前鋒,導大將兀良合台討平諸郡之未附者,攻降交趾。入朝,興智在道上卒。

Hưng Trí bèn giao việc nước cho em là Tín Thư Nhật, tự cùng Tín Thư Phúc đem hai vạn quân Bặc Thoán làm tiền phong, dẫn đường cho đại tướng Ngột Lương Hợp Thai thảo phạt bình định các bộ chưa nội phụ, công hàng Giao Chỉ. Vào triều, Hưng Trí chết trên đường.

Như vậy ta có khoảng 20,000 quân người Đại Lý sang đánh ta.

Cộng tổng số quân Nguyên lần này lại, ta có khoảng 35,000-41,000 quân, một số quân không nhỏ. Tuy vậy, vì đường vận lương khó khăn và cần chia quân canh giữ nên lực lượng trực tiếp tham chiến có lẽ chỉ bằng nửa số ấy. Sau khi thua trận Bình Lệ Nguyên có lẽ quân Nguyên đã mỏi mệt do nhiều năm chinh chiến nên quyết định rút lui.

QUÂN SỐ QUÂN NGUYÊN TRONG LÂN 3

Quân số trong lần dụng binh thứ ba này được ghi chép đầy đủ nhất, đáng tin cậy nhất trong tất cả các lần quân Nguyên đánh An Nam vì các nguồn sử liệu đều nhất quán với nhau. Song con số đưa ra sau đây chỉ là một phần trong tổng số quân, vì còn nhiều thành phần tham chiến mà ta không biết rõ quân số.

An Nam Chí Lược, quyển 4, Chinh Thảo Vận Hướng chép:

上命平章鄂羅齊等將江淮湖 廣雲南四省蒙古漢軍、廣西峒兵、海南黎兵,海道運糧 ,萬戶張文虎等十萬師受鎮 南王節製。冬九月師興自鄂 十月二十八日己酉,至來賓 。分道:參政烏瑪喇、樊楫 率萬八千人,馬未及、張玉 、劉圭等統兵數萬、戰船五 百、運船七十艘,由欽州進 

Hoàng-Thượng sai Bình-Chương Áo-Lỗ-Xích đem Mông-Cổ và Hán quân của bốn tỉnh Giang-Hoài, Giang- Tây, Hồ-Quảng và Vân-Nam, động-binh của Quảng-Tây, lê-binh của Hải-Nam do đường bể vận lương; bọn Vạn-Hộ Trương-Vằn-Hổ suất mười vạn quân, theo mệnh-lệnh của Trấn-Nam-Vương. Tháng 9 mùa đông khởi binh từ châu Ngạc. Ngày Ất-Dậu, 28 tháng 10, đến huyện Lai-Tân, chia đường tiến quân: Tham-Chính Ô-Mã-Nhi cùng Phàn-Tiếp suất quân 18.000 người; bọn Ô-Vị, Trương-Ngọc và Lưu-Khuê cầm quân vài vạn, chiến thuyền 500 chiếc, thuyền chở đồ 70 chiếc, bắt đầu từ Khâm-Châu mà tiến.

Ghi chép của An Nam Chí Lược rất quan trọng vì nó bổ khuyết cho những chỗ mà Nguyên Sử chưa ghi rõ, và ngược lại. Trước tiên là thành phần "động binh của Quảng Tây", như học giả Hà Văn Tấn đã chỉ ra. Cộng hết tất cả các số quân từ Nguyên Sử ta chỉ mới được 92,000 người, nhưng An Nam Chí Lược lại ghi có đến 100,000 quân, vậy số động binh Quảng Tây ấy ắt phải thêm vào trong đó. Nguyên Sử lại chỉ cho ta biết thủy quân có 500 truyền mà không rõ là thuyền gì, An Nam Chí Lược giúp ta biết luôn số ấy chính là thuyền chiến, còn cho ta biết thêm thuyền vận tải có 70 chiếc chở 17 vạn thạch lương. 

Địa Phương
Loại quân
Số lượng
Không rõ
Tân Phụ (*)
1000
Giang Hoài, Giang Tây, Hồ Nghiểm
Mông Cổ, Hán(**), Khoán (***)
70,000
Vân Nam
Thoán () hay Jang
6,000
Hải Nam
Lê ()
15,000
Quảng Tây
Choang hay Tráng ( )
Không rõ, ước khoảng 8000
Không rõ
Trung Vệ Thân Quân
1000

Con số 100,000 quân này được lặp lại trong một tài liệu mới mà các tác giả nghiên cứu Việt-Nguyên chiến tranh (nhất là Hà Văn Tấn tiên sinh) chưa có, Đó là bài hành trạng của viên tướng Phàn Tiếp soạn bởi nhà thơ Phó Nhược Kim (
傅若金) (1303-1342) còn lưu li trong tập Phó Dữ Lệ Văn Tập (傅與礪文集), quyn 9. Nhược Kim tng đi s An Nam vào năm 1335 (đời Nguyên ThuĐế - Trn Minh Tông). Vì Nhược Kim sinh sau nên bài bia ông son cho Phàn Tiếp phi sau cuc chiếđến 30-40 năm, không rõ ông có tham kho chép li ni dung quyển An Nam Chí Lược hay không: 

Phó Dữ Lệ Văn Tập, quyển 9: 

冬,十月,鎮南王㑹諸道軍十萬於來賔,遂分道而入,約俱至瀘江濟師。公與參政烏馬兒以舟師出欽州。

Đông, tháng 10, Trấn Nam Vương hội các đạo quân gồm 10 vạn ở Lai Tân (Quảng Tây), rồi phân đạo mà tiến, hẹn tất cả đến Lư Giang. Ông (Phàn Tiếp) cùng Tham Chính Ô Mã Nhi dẫn chu sư ra khỏi Khâm Châu.

(*)Tân phụ quân là quân các cấp thuộc Nam Tống cũ. 
(**) Hán quân là quân các cấp mộ từ miền Bắc, chủng tộc đa dạng, có thể là người Khiết Đan (Qidan) nổi dậy chống nhà Kim năm xưa, hoặc các nghĩa binh trung thành với sĩ quan, quan lại hay tù trưởng bỏ Kim theo Mông Cổ. Điển hình như 10,000 Thanh Lạc Quân của Sử Thiên Ni (清樂軍). Kế đến là nhng người phía Bc Trung Hoa b bt tòng chinh.
(***) Nguyên Sử dùng chữ Khoán này không rõ ràng, mà Hà Văn Tấn tiên sinh cũng không chú thích. Khoán quân có hai loại là Sinh Khoán (生券) và Thuc Quán (熟券). Sinh Khoán ch quân lính có thể tự cung cấp lương thực khí giới, được điều khỏi vùng mình sống đền biên cương đồn trú, nhiệm vụ chủ yếu là trực tiếp tham chiến. Thuộc Quán lại chỉ binh sĩ ở ngay tại địa phương, chủ yếu đảm trách làm đồn điền, song cả hai khác biệt không rõ ràng. Nếu có việc quân thì tham chiến, không có thì làm ruộng. Cả hai loại đều thuộc Tân Phụ quân, cho nên không rõ Nguyên Sử ghi vậy ý gì. Song về sau quân Nguyên xây dựng công sự rào gỗ trên núi Phả Lại tích lương, ắt phải dùng đến phu, vậy Khoán ở đây có thể là quân nhân làm những việc ấy, gần giống với công binh vậy. (Tham khảo từ bài Tống Nguyên thời kỳ Sinh Khoán Quân dữ Thuộc Khoán Quân Khảo (宋元时期生券军与熟券军考) ca (艾萌).

Ngoài những thành phần trên, chúng ta còn thấy Nguyên Sử, A Bát Xích truyện có đề cập đến 1000 Thân Trung Vệ Quân đi mở đường cho Trấn Nam Vương:

九月,領中衛親軍千人,翊導皇子至思明州。

Tháng 9, lệnh Trung Vệ Thân Quân nghìn người dẫn đường cho hoàng tử đến Châu Tư Minh.

Nguyên Sử không ghi rõ là 1000 quân túc vệ này có theo Thoát Hoan sang đánh An Nam không, nhưng người dịch cho rằng là có. Vì sau khi rút về nước, tháng 10, năm 1285, có chỉ lưu lại 100 quân Mông Cổ và 400 quân Hán ở lại làm túc vệ cho Thoát Hoan.

敕征交趾諸軍,除留蒙古軍百、漢軍四百為鎮南王脫歡宿衛,余悉遣還。

Sắc dụ các quân đánh Giao Chỉ, trừ quân Mông Cổ một trăm, Hán quân bốn trắm là hộ vệ cho Trấn Nam Vương, còn lại đều cho về.

Người dịch nghi rằng số quân Trung Vệ Thân Quân chắc là số quân túc vệ này sau khi được bổ túc thêm 600 quân nữa.

Trung Vệ Thân Quân là một vệ trong hệ thống Sở Vệ (
宿衛), tc cm quân ca triều Nguyên, thường đồn trú ở những thành thị lớn. Năm 1260, Hãn Qublai triệu 6500 người vào cung để làm cận vệ cho mình, đặt thành Vũ Vệ Quân (武衛軍), đến năm 1274 chia thành ba v T, Hu và Trung. Cho đến khi Hãn chết thì có c thy 12 v, v sau tăng thành 34 vệ. Tả, Hữu, Trung, Tiền và Hậu đa số là người Hán. Các vệ khác nhiều nhất là người Sắc Mục, kế đến là người Mông Cổ. Đức đầu mỗi Vệ là Chỉ Huy Sứ Tư, như Trung Vệ Thân Quân Đô Chỉ Huy Sứ Tư (中衛親軍都指揮使司).

Thủy quân lại không được mô tả chi tiết như lục quân, vì ta không biết số thủy thủ là bao nhiêu cho cả thuyền chiến lẫn thuyền lương.

(1) Lời bình: Nguyên Sử An Nam Truyện không chép đến của hai viên tướng chỉ huy động binh:

Nguyên Sử quyển 133 - Tích Đô Nhi (Šiktur)  Truyện chép:

二十四年,[...]是年秋七月,領洞軍從鎮南王征交趾。

Năm thứ hai mươi bốn, [...]. Năm này thu tháng bảy, lĩnh động binh theo Trấn Nam Vương chinh phạt Giao Chỉ.

Nguyên Sử quyển 122 - Ái Lỗ (Aruq) Truyện chép:

鎮南王征交趾,詔愛魯將兵六千人從之。

Trấn Nam Vương chinh phạt Giao Chỉ, chiếu cho Áo Lỗ Xích lĩnh quân sáu nghìn tòng chinh.

QUÂN SỐ QUÂN NGUYÊN TRONG LẦN 2


Trong danh tác của Hà tiên sinh không thấy khảo cứu về số quân của nhà Nguyên. Nguyên Sử cũng không ghi gì rõ ràng về việc này. Việc ước tính quân số cho lần này rốt cuộc phải dựa vào phương pháp đếm số tướng Nguyên giữ chức Vạn hộ. "Vạn Hộ" tiếng Mông Cổ là tümen, nghĩa là 10,000. Tổng số quân cho mỗi tümen trước này đều được cho là 10,000.

Chức quan vạn hộ được baidu định nghĩa như sau:

https://baike.baidu.com/item/%E4%B8%87%E6%88%B7/6772997

官名。金初设置,为世袭军职。统领千户(猛安)、百户(谋克),隶属于都统。元代相沿,其军制设万户为万夫之长,隶属于中央枢密院;驻扎各路者,则分属于行省。设万户府以统领千户所:统兵七千以上称上万户府;五千以上称中万户府;三千以上称下万户府。诸路万户府各设达鲁花赤一员,万户一员。

Tên chức quan, thiết lập đầu đời Kim, là chức vụ quân đội, thống lĩnh thiên hộ (mãnh an), bách hộ (mưu khắc)(*), dưới sự tiết chế của đô thống. Đời Nguyên cũng bắt chước, quân chế đặt vạn hộ làm trưởng của vạn hộ phu, thuộc sự quản lý của Khu Mật Viện trung ương, đồn trú ở các lộ, phân thuộc hành tỉnh. Đặt vạn hộ phủ để thống lĩnh thiên hộ sở, chỉ huy trên 7000 quân gọi là thượng vạn hộ phủ, trên 5000 quân gọi là trung hộ phủ, trên 3000 quân gọi là hạ hộ phủ. Mỗi lộ vạn hộ phủ đặt một người Đạt Hoa Lỗ Xích.

Sử liệu gốc (primary source) cho ta thấy:

Nguyên Sử Binh Chế 1, quyển 98:

萬戶、千戶、百戶分上中下
Vạn hộ, thiên hộ, bách hộ phân thành thượng, trung, hạ.

Nguyên Sử Binh Chế 1, quyển 91:

上萬戶府,管軍七千之上。
中萬戶府,管軍五千之上。
下萬戶府,管軍三千之上。

Thượng vạn hộ phủ, quản trên 7000 quân

Trung vạn hộ phủ, quản trên 5000 quân
Hạ vạn hộ phủ, quản trên 3000 quân.

Nguyên Sử Binh Chế 1, quyển 91:


上千戶所,管軍七百之上。

中千戶所,管軍五百之上。
下千戶所,管軍三百之上。

Thượng thiên hộ sở, quản trên 700 quân


Trung thiên hộ sở, quản trên 500 quân

Hạ thiên hộ sở, quản trên 300 quân


Như vậy ta có thể thấy là thượng vạn hộ từ 7000-10,000, trung vạn hộ từ 5000-7000, hạ vạn hộ từ 3000-5000.


Một số ví dụ để cho thấy binh lực của thương vạn hộ và hạ vạn hộ là:


Nguyên Sử, Binh Chí 2, quyển 99 ghi rằng:


二十六年二月,命萬戶劉得祿以軍五千人,鎮守八番。

Năm (Chí Nguyên) thứ 26 (1289), tháng 2, mệnh Vạn hộ Lưu Đức Lục lấy 5000 quân trấn thủ Bát Phiên.

近以鎮守建康、太平保定萬戶府全翼軍馬七千二百一十二名,調屬湖廣省,乞分兩淮戍兵,於本省沿海鎮遏。


Gần đây, trấn thủ Kiến Khang, Thái Bình Bảo Định Vạn hộ phủ toàn quân mã có 7212 được điều đi Hồ Quảng Hành Tỉnh.

Vậy thì có bao nhiêu viên Vạn hộ trong lần 2. Điểm qua Nguyên Sử, đây là danh sách: Cánh quân Thoát Hoan và A Lý Hải Nha (Ariq Qaya): 
1) Triệu Tu Kỷ (趙修己) 
2) Lý Bang Hiến (李邦憲) 
3) Lưu Thế Anh (劉世英) 
4) Mangqudai 
5) Bolqadar (Bột La Hợp Đáp Nhi 孛羅哈荅兒) 
6) Nghê Nhuận (倪閏) (t tr Lưu Thôn, gn Vn Kiếp) 
7) Mã Vinh (馬榮) 
8) Lưu Khuê (劉圭)

Tất cả có 8 vạn hộ. Giả sử cả 8 vạn hộ đều là thượng vạn hộ thì ta có tổng số quân khoảng 80,000. Nếu tất cả đều là trung vạn hộ thì ta có số quân 56,000. Nếu tất cả đều là hạ vạn hộ thì ta có 30,000.


Xét quân số nhà Trần có đến 200,000, mà quân Nguyên khi mới vào thắng giòn giã, nên ta phải tin là quân Nguyên khó có thể thấp còn 21,000. Vậy thì ta có thể ước đoán quân số của quân Nguyên khoảng 56,000-80,000 quân.

Để tham khảo thêm, người dịch dẫn dụ 2 ví dụ về phương pháp ước tính quân số:

Some scholars have attempted to calculate a more exact figure for Hülegü's army: 15-17 tümens (units of theoretically 10,000 men), ca.150-170,000 Mongol and Turkish troops to which a slightly smaller number of local auxilliaries was eventually added, for a grand total of some 300,000 troops under Hülegü's command.

Một số học giả đã cố gắng tính toán một con số chính xác cho quân đội của Hülegü (Húc Liệt Ngột - 旭烈兀): 15-17 tümens (đơn vị trên lý thuyết 10,000 người), khoảng 150,000-170,000 quân Mông Cổ và Thổ. Một số quân trợ chiến nhỏ hơn được thêm vào, tổng cổng là khoảng 300,000 quân.


Trích từ Reuven Amitai-Preiss, Mongols and Mamluks (the Mamluk-Ilkhanid War, 1260-`1281), trang 15.


Một ví dụ khác cho cách tính này là bài viết về chiến dịch Liêu Đông giữa quân Minh và quân Mãn của học giả Ray Huang:


Also, after the battle, Nuharci handed out awards to 220 niru commanders. Since each niru contained 300 bodied men, 220 niru constituted a reservoir of 66,000 soldiers.


Cũng vậy, sau trận đánh, Nuharci ban thưởng cho 220 viên chỉ huy niru. Vì mỗi niru chứa khoảng 300 người, 220 niru có 66,000 binh sĩ.



Trích từ Ray Huang, The Liao-tung Campaign of 1619, Oriens Extremus, trang 33

2 nhận xét:

  1. Về cơ cấu và quân số trong lần xâm lược thứ hai của quân Nguyên, đang sử dụng cách đếm từ số vạn hộ, và đang liệt kê được 8 viên vạn hộ. Xin có hai ý kiến:
    1) Có một viên vạn hộ là Hạ Chỉ, khi đến châu Tư Minh (chắc là chưa qua biên giới) được lưu lại với 2.500 quân (như một hạ vạn hộ sở) để bảo vệ xe chở quân nhu.
    2) Ngoài 8 viên vạn hộ được kể, thì có Trương Ngọc là tướng thủy quân, thượng vạn hộ, chết trong trận Bạch Đằng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À em đọc không kĩ nên có nhầm lẫn. Việc kiểm số vạn hộ để tạm ước tính quân số là của lần xâm lược thứ hai. Còn hai viên vạn hộ Hạ Chỉ và Trương Ngọc là tham gia lần xâm lược thứ ba. Do đọc không kĩ nên tưởng là bài viết kê sót. Chân thành xin lỗi ạ.

      Xóa

HISTORY OF YUAN: BIOGRAPHY OF URYANGQADAI (CHAPTER 412): A TRANSLATION AND ANNOTATION (宋史孟珙傳注譯(卷412)注譯)

  1.   兀良合台,初事太祖。時憲宗為皇孫,尚幼,以兀良合台世為功臣家,使護育之。憲宗在潛邸,遂分掌宿衞。歲(乙)〔癸〕巳,[5]領兵從定宗征女真國,破萬奴於遼東。繼從諸王拔都征欽察、兀魯思、阿〔速〕、孛烈兒諸部。[6]丙午,又從拔都討孛烈兒乃、捏迷思部,平之。己酉,定宗崩。...