Thứ Tư, 18 tháng 3, 2020

SỬ LIỆU VỀ CÁC BINH CHỦNG KỴ BINH DƯỚI TRIỀU LIÊU-KIM-TÂY HẠ, MÔNG CỔ-NGUYÊN VÀ SELJUQ

1- Giới Thiệu

Từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XIV là thời đại mà các dân tộc hiệt kiệt ở miền Bắc Trung Quốc hoành hành. Người Khiết Đan (契丹) và người Mông Cổ (蒙古) đều là những sắc tộc du mục. Từ nhỏ, họ đã quen với việc cưỡi ngựa bắn cung. Họ sống chết trên lưng ngựa, là những kỵ sĩ thiện xa bách phát bách trúng. Dân tộc Nữ Chân (Jurchen - 女真) và Đảng Hạng (Tangut - 党項) tuy không phải là một sắc tộc du mục, vì họ sống định cư, trồng trọt chăn nuôi và săn bắn, nhưng cũng rất giỏi kỵ xạ. Có một điều ít ai biết là các dân tộc này đều có binh chủng thiết kỵ, người ngựa đều được bọc giáp, cầm trường thương, xung kích trận địch theo chiến thuật vu hồi, xông vào đội hình địch rồi lại rút ra, hiệp sau lại xông vào tiếp cho đến khi đội hình địch tan rã. Những thiết kỵ này gây cho quân Tống nhiều phen khốn đốn. Người Tống gặp phải quân thiết kỵ thì có khí chưa đánh đã tan. Vì mười sáu châu Yên Vân (燕云十六州) đều sớm đã thuộc Liêu từ trước khi Tống Thái Tổ thống nhất Trung Quốc, nên nguồn nuôi ngựa chiến của nhà Tống rất hạn hẹp. Kỵ binh Tống do đó vừa không thiện chiến bằng quân du mục vừa ít hơn về quân số. Quân Tống thường chịu thương vong cao hơn so với quân địch. Bài viết này so sánh về chiến thuật và trang bị của các dân tộc sống ở miền Bắc Trung Quốc và Trung Á với dân tộc Thổ Seljuk sống ở phía Tây Á, chỉ ra sự khác biệt về binh chủng và trang bị. Như sẽ thấy, quân đội của bốn sắc tộc Khiết Đan, Mông Cổ, Nữ Chân và Đảng Hạng được phân làm hai phần chính, khinh kỵ trang bị nhẹ và thiết kỵ bọc giáp cả người lẫn ngựa. Sự hoành hành dựa vào việc phối hợp giữa hai loại quân kỵ này. 

2- Sử liệu về Thiết Lâm Tử của nhà Liêu 

Thiết Lâm Tử có thể cắt nghĩa là rừng sắt (tiếng Anh Iron Forest), là tên gọi của trọng kỵ nhà Liêu, Tống Sử hai trăm bảy mươi ba có ghi chép ngắn gọn về loại quân này:

Hán văn: 宋史卷273至道元年,契丹精騎數千夜襲城下,伐鼓縱火,以逼樓堞。承矩整兵出拒,遲明,列陣酣戰久之,斬馘甚眾,擒其酋所謂鐵林相公者,契丹遁去。
Dịch văn: Tống Sử, quyển 273: Năm đầu Chí Đạo (995), tinh kỵ Khiết Đan vài nghìn đêm đánh úp dưới thành, đánh trống phóng hỏa đển tiến sát thành lầu. Thừa Củ chỉnh binh ra chống cự. Đến khi sắp sáng, bày trận huyết chiến rất lâu, chém được rất nhiều thủ cấp, bắt được thủ lĩnh của chúng mang chức Thiết Lâm Tương Công, Khiết Đan bỏ trốn.

遼史卷34人鐵甲九事,馬韉轡,馬甲皮鐵,視其力;弓四,箭四百,長短槍、𨪷䤪、斧鉞、小旗、鎚錐、火刀石、馬盂、少一斗。少袋、搭釒毛傘各一,縻馬繩二百尺,皆自備。人馬不給糧草,日遣打草谷騎四出抄掠以供之。
Dịch văn: Liêu Sử, quyển 34:

3- Sử liệu về Thiết Diêu Tử của nhà Liêu và Tây Hạ



Thiết kỵ được bọc giáp cả người lẫn ngựa
Chú ý cung tên đặt phía sau, phù hợp với ghi chép

Thiết Diêu Tử (鐵鷂子) có thể cắt nghĩa là Diều hâu sắt (tiếng Anh Iron Sparrowhawk), là tên gọi thường gắn liền với thiết kỵ quân Tây Hạ. Tuy nhiên khảo bị sách Liêu Sử về nhà Liêu thì đã thấy có chức quan chứa tên này. Liêu Sử, quyển 82, “Tiêu Dương A truyện viết rằng:

Hán văn:《遼史卷82》(蕭陽阿)歷鐵林、鐵鷂、大鷹三軍詳穩
Dịch văn: Liêu Sử, quyển 82: (Tiêu Dương A) làm Thiết Lâm, Thiết Diêu, Đại Ưng Ba Quân Tường Ổn”.

Khảo bị quan chế nhà Liêu trong chương quan chế quyển 62 thì thấy có hai chức Tả Thiết Diêu Tử Tường Ổn Tư (左鐵鷂子軍詳穩司) và Hữu Thiết Diêu Tử Tường Ổn Tư (右鐵鷂子軍詳穩司). Như vậy có thể thấy rằng tên gọi này có từ đời Liêu, và do người Liêu dùng để chỉ một đơn vị kỵ binh của mình chứ không phải chỉ riêng của người Tây Hạ. Tiếp theo ta hãy khảo bị những mô tả về quân Thiết Diêu Tử này của người Tây Hạ xem họ được trang bị những gì, được dùng vào chỗ nào. Khảo sách “Tây Hạ Thư Sự” thì thấy có đoạn sau:

Hán văn: 《西夏书事》建议言:“自古行師,步騎並利。國家用'鐵鷂子以馳騁平原,用'步跋子'以逐險山谷,然一遇陌刀法,鐵騎難施;若遇神臂弓,步奚自溃。

Dịch văn: Tây Hạ Thư Sự: Kiến nghị nói: “Tự cổ việc binh, bộ kỵ đều có lợi. Quốc gia dùng Thiết Diêu Tử rong ruổi bình nguyên, dùng Bộ Bạt Tử ở sơn cốc, ấy vậy mà mỗi khi gặp Mạch Đao pháp, Thiết kỵ khó qua, nếu gặp cungThần Tý (đúng ra là nỏ), bộ tốt tự tan.”

Quân ấy được trang bị ra sao, tác chiến thế nào, và được dùng ở đâu, khảo Tống Sử, Tây Hạ Truyện sẽ rõ:

Hán văn: 《宋史•卷486 - 夏國傳》以鐵騎為前軍,乘善馬重甲,刺斫不入;用鈎索絞聯,雖死馬上不墜。遇戰則先出鐵騎沖宋陣、陣亂則沖擊之,步兵挾騎以進…
Dịch văn: Tống Sử quyển 486 Tây Hạ Truyện: Dùng thiết kỵ làm tiền quân, cưỡi ngựa khỏe đeo trọng giáp, đâm chém không vào, dùng dây xích lại, tuy chết trên ngựa mà không rơi xuống, lúc giáp trận thì xuất thiết kỵ phá thế trận quân Tống, trận loạn thì xung kích, bộ binh theo sau mà tiến.

Hán văn: 《宋史•卷486 - 夏國傳》翌日,夏兵漸逼,禧乃以七萬陣城下,坐譙門,執黃旗令衆曰:「視吾旗進止!」夏人縱鐵騎渡河,或曰:「此號‘鐵鷂子’,當其半濟擊之,乃可有逞,得地則其鋒不可當也。」禧不聽。鐵騎既濟,震盪衝突,大兵從之,禧師敗績。將校寇偉、李思古、高世才、夏儼、程博古及使臣十餘輩、士卒八百餘人盡沒。
Dịch văn: Ngày hôm sau, quân Tây Hạ từ từ tiến lên uy hiếp, (Từ) Hỷ (1035-1082) bèn dùng bảy vạn quân bày trận dưới thành, Hỷ ngồi trên lầu cao, cầm cờ vàng ra lệnh cho quân: "Xem cờ của ta mà tiến lui!". Người ta thả thiết kỵ vượt sông, có kẻ nói: "Quân này gọi là Thiết Diêu Tử, ngay khi chúng qua sông nửa chừng mà đánh thì có thể thắng được, nếu để chúng lên bờ thì quân tiên phong không thể chống đỡ được." Hi không nghe. Thiết kỵ qua sông rồi, tung hoành chém giết, đại quân theo sau, quân Hỷ đại bại. Tương Giáo (chức quan) Khấu Vỹ, Lý Tư Cổ, Cao Thế Tài, Hạ Nghiễm, Trình Bác Cổ cùng quần thần hơn mười người và hơn tám trăm sĩ tốt toàn bộ tử trận.

Qua đó có thể thấy quân Thiết Diêu Tử được trang bị trọng giáp cho cả người lẫn ngữa, lại dùng dây xích nối người với ngựa để cả hai không thể tách khỏi nhau. Ta có thể đoán định đội hình quân Tây Hạ chủ yếu dùng quân này đặt ở đằng đầu, tiên phong làm mũi nhọn chọc thủng đội hình địch. Liêu Sử, Tây Hạ ngoại ký cũng chép tương tự:

Hán văn: 《遼史•西夏外紀》「衣重甲,乘善馬,以鐵騎為前鋒,用鉤索絞聯,雖死馬上不落。」
Dịch văn: Liêu Sử Tây Hạ Ngoại Ký: Mặc trọng giáp, cưỡi ngựa tốt, lấy thiết kỵ làm tiền phong, dùng dây xích nối lại, tuy chết trên ngựa mà xác không rơi.”

Tống Sử quyển 190, binh chế 4 cũng ghi chép về Thiết Diêu Tử:

Hán văn:《宋史卷190》 有平夏騎兵,謂之『鐵鷂子』者,百里而走,千里而期,最能倏往忽來,若電擊雲飛。每於平原馳騁之處遇敵,則多用鐵鷂子以為沖冒奔突之兵。
Dịch văn: Tống Sử, quyển 190: Có Bình Hạ kỵ binh, gọi là Thiết Diêu Tử, đi được trăm lý, chờ đợi nghìn lý, thoắt đi thoắt đến, như sấm chớp mây bay. Mỗi khi ở bình nguyên rong ngựa gặp địch, thì đa phần dùng Thiết Diêu Tử làm quân xông pha đột phá địch.

4- Sử liệu về Thiết Phù Đồ của nhà Kim




Thiết kỵ nhà Kim, để ý viên chỉ huy đi đầu đứng một mình mang nón vành rộng, phù hợp với ghi chép

Thiết Phù Đồ (鐵浮圖) có thể cắt nghĩa là Chùa Sắt (tiếng Anh Iron Pagoda). Thi hào Trần Phu (陳孚) đời Nguyên có viết bài thơ Toàn Châu (全州) như thế này:
城郭依稀小畫圖,佛光猶照鐵浮屠。
Thành quách tựa như bức tranh nhỏ, Phật quang chiếu sáng ngôi chùa sắt.

Thiết Phù Đồ xuất hiện trong các sách đời Tống mấy lần, đại để được dùng trong hai trận chiến thắng của quân dân Nam Tống. Đó là chiến thắng Thuận Xương (順昌) bởi Lưu Kỷ (劉錡 1098-1162) và Yển Thành (郾城) bởi Nhạc Phi (1103-1142 )

Lần một là trong tác phẩm Thuận Xương Chiến Thắng Phá Tặc Lục (順昌戰勝破賊錄) của Dương Nhữ Dực (杨汝翼). Dực viết rất tường tận về trận chiến thắng Thuận Xương của tướng Lưu Kỷ.

Hán văn: 《順昌戰勝破賊錄》四太子披白袍,甲馬,往來指呼以渠,自將牙兵三千策應,皆重鎧全裝,虜號鐵浮圖。又號乞叉千戶,其精銳特甚,自用兵以來所向無前。至是以為官軍殺傷,先以檢槍揭去兜牟,即用刀斧斫臂,至有以手捽扯者,極力斗敵,自辰至戌,賊兵大敗。
Dịch văn: Thuận Xương Chiến Thắng Phá Tặc Lục: Tứ thái tử (tức Hoàn Nhan Tông Bật - 完顏宗弼, hay còn biết đến dưới tên Ngột Truật (兀朮) con thứ tư của Hoàn Nhan A Cốt Đả - 完颜阿骨, tức Kim Thái Tổ) mặc áo trắng, ngựa đeo giáp, đi lại thét lớn chỉ huy, tự đem theo nha binh ba nghìn ứng chiến, toàn thân đều đeo trọng giáp, giặc gọi là Thiết Phù Đồ, còn gọi là Khất Xoa Thiên Hộ, quân ấy rất tính nhuệ, tự lúc dùng binh đến nay chưa hề có. Đến đây bị quan quân đánh giết, trước hết dùng thương gạt đi mũ đâu mâu của địch, kế đến dùng đao riều chặt tay, sau đó dùng tay kéo, cực lực đấu với giặc, từ giờ thin đến giờ tuất, tặc binh đại bại.

Lần hai là trong tác phẩm Ngạc Vương Hành Thực Biên Niên (鄂王行實編年) được biên soạn bởi cháu của danh tướng Nhạc Phi là Nhạc Kha (岳珂), nay được thu vào sách Ngạc Quốc Kim Đà Túy Biên (鄂國金陀粹編). Đoạn nói về Thiết Phù Đồ khá chi tiết:

Hán văn: 《鄂王行實編年》初,兀朮有勁軍,皆重鎧,貫以為索,凡三人為聯,號“拐 子馬”,又號“鐵浮圖”,堵牆而進,官軍不能當,所至屢勝。是戰也,以萬五千騎來,諸將懼,先臣笑曰:“易耳!”乃命步人  以麻札刀入陣,勿仰視,第斫馬足。“拐子馬”既相聯合,一馬僨,二馬皆不能行,坐而待斃。官軍奮擊,僵屍如丘。兀朮大慟,曰:“自海上起兵,皆以此勝;今已矣!”
Dịch văn: Ngạc Vương Hành Thực Biên Niên: Ban đầu, Ngột Truật có quân tinh nhuệ, đều đeo trọng giáp, dùng dây xích ba người lại, gọi đó là “Quải Tử Mã”, còn gọi là “Thiết Phù Đồ”, tiến lên như bức tường, quan quân không thể đối phó, quân ấy đến thường thắng. Trận chiến này, lấy một vạn năm nghìn kỵ đến, chư tướng sợ. Tiên thần (tức danh tướng Nhạc Phi) nói: “Dễ thôi!”. Bèn sai quân bộ dùng Ma Trát Đao nhập trận, không nhìn lên, chặt chân ngựa. Quải Tử Mã mắc dính với nhau, một ngựa ngã, thì hai con kia không thể đi được, ngồi mà chờ chết. Quan quân phấn khích đánh, thây xác (giặc) chất thành gò. Ngột Truật gào khóc nói: “Từ lúc khởi binh trên biển, đều dùng quân này mà thắng, nay thế là hết.

Kỵ binh hạng nặng đời Tống trang bị giáp Sơn Văn cho cả người lẫn ngựa (山文甲)

Lần ba là trong sách Tam Triều Bắc Minh Hội Biên (三朝北盟會編) quyển hai trăm lẻ hai, viết cũng khá chi tiết:

Hán văn: 《三朝北盟會編卷二百二》兀朮所將,號常勝軍。其所將攻城士卒號鐵浮屠,又曰鐵塔兵,被兩重鐵兜牟,周匝皆綴長檐,其下乃有氈枕。三人為伍,以皮索相連。即用拒馬子,人進一步,移馬子一步,示不反顧。以鐵騎為左右翼號拐子馬,皆是女真充之。自用兵以來,所不能攻之城,即勾集此軍。
Dịch văn: Tam Triều Bắc Minh Hội Biên quyển hai trăm lẻ hai: Quân Ngột Truật chỉ huy gọi là “Thường Thắng Quân”. Sĩ tốt công thành mà y chỉ huy gọi là “Thiết Phù Đồ”, còn gọi là “Thiết Tháp Binh”, quân ấy mang nón đâu mâu sắt hai lớp, chung quanh khâu vành nón dài, .Ba người làm một đội, dùng dây da nối ba người lại với nhau. Còn dùng Cự Mã Tử, người tiến một bước, ngựa tiến một bước, lệnh cho không quay đầu lại. Thiết kỵ hai cánh tả hữu gọi là “Quải Tử Mã”, đều là do người Nữ Chân sung quân. Tự khi dùng binh đến giờ, thành nào không thể công, đều triệu tập quân này.

Nón của người Kim rất cứng, ở chỗ khác cùng quyển Tam Triều Bắc Minh Hội Biên cũng có ghi rõ thêm rằng:

Hán văn: 《三朝北盟會編卷三十》金賊兜鍪極堅,止露兩目。所以槍箭不能入,契丹昔用棍棒擊其頭項,多有墜馬者。
Dịch văn: Tam Triều Bắc Minh Hội Biên quyển hai trăm ba mươi: Mũ đâu mâu của giặc Kim rất cứng, chỉ lộ hai mắt. Vì thế mà thương đâm tên chọc không vào, Khiết Đan xưa dùng gậy đánh vào mũ đâu mâu của chúng, nhiều người té ngựa.

Ở một chỗ khác sách ấy cũng nói giáp trụ quân Kim rất nặng, khó mang:

Hán văn: 《三朝北盟會編二百三十》金人...其所造甲太沈重,披戴艱難...
Dịch văn: Tam Triều Bắc Minh Hội Biên quyển hai trăm ba mươi: Giáp mà người Kim làm quá nặng, mặc vào khó khăn...

Tên "Thiết Tháp Binh" cho ta thấy cách cắt nghĩa của chữ Thiết Phù Đồ là chùa sắt rất có lý, vì tháp ở đây chỉ tòa tháp. Những dòng sử liệu trên cho ta thấy Thiết Phù Đồ là một đơn vị quân rất tinh nhuệ, được trang bị giáp cho cả người và ngựa, nón sắt có tới hai lớp, là một đơn vị kỵ binh nặng bậc nhất thế giới lúc bấy giờ vì kỵ binh Châu Âu thời kỳ này chỉ có giáp khoen (mail armor), còn ngựa thì không được bọc giáp. Như sẽ thấy ở phần sau, kỵ binh của người Seljuk đa phần đều không bọc giáp ngựa, và cũng trang bị nhẹ hơn Thiết Diêu Tử và Thiết Phù Đồ.


Thiết kỵ đời lưỡng Tống

Ở dưới ta sẽ khảo sát trận pháp của quân Kim và Liêu, lấy đó làm ví dụ để có cái nhìn rõ hơn về cách đánh trận của các dân tộc phía Bắc Trung Quốc.




Giáp trụ toàn thân đời Tống, mũ vành rộng như mũ của viên chỉ huy kỵ binh ở hình

5- Cách tổ chức đội hình của quân Khiết Đan, Nữ Chân và Mông Cổ

Trước tiên ta hãy khảo cứu cách đánh trận của người Khiết Đan trước. Liêu sử binh vệ chế còn chép lại cách tổ chức quân đội của người Khiết Đan:

Hán văn: 遼史卷34...列騎為隊,每隊五、七百人,十隊為一道,十道當一面。各有主帥。最先一隊走馬大噪,沖突敵陣。得利,則諸隊齊進;若未利,引退,第二隊繼之。退者,息馬飲水料。諸道皆然。更退叠進,敵陣不動,亦不力戰。歷二三日,待其困憊,又令打草谷家丁馬施雙帚,因風疾馳,揚塵敵陣,更互往來。中既饑疲,目不相睹,可以取勝。
Dịch văn: Liêu sử quyển ba mươi tư: Bày kỵ binh thành đội, mỗi đội có năm đến bảy trăm người. Mười đội làm một đạo, mười đạo làm một diện. Mỗi đội, đạo, diện đều có chủ soái. Trước tiên cho một kỵ đội hô lớn, xung kích trận địch. Được lợi, thì chư đội cùng tiến, nếu chưa lợi, dẫn quân lui lại, đội thứ hai xông tiếp. Đội nào lui về thì cho ngựa nghĩ ngơi, uống nước. Các đạo cũng đều như thế, thay phiên lui tiến, trận địch không động, thì cũng không hết sức đánh. Qua hai ba ngày, chờ địch mệt mỏi, cho gia đinh đi cướp phá (1) hai cây chổi, theo gió ruỗi ngựa, quét tung đất cát lên trận địch, thay phiên qua lại. Bây giờ địch đã đói mệt, mắt không nhìn thấy nhau (do bụi), có thể chiến thắng.
(1) Chú: Nguyên văn là 打草谷家丁 (đả thảo cốc gia đinh). Đả thảo cốc  打草谷 là một từ thường thấy trong văn thư đời Liêu, ý chỉ cướp phá khắp nơi để có lương thực cung ứng cho quân đội. Như Liêu Sử, quyển ba mươi bốn nói: "人馬不給糧草,日遣打草穀騎四出抄掠以供之。" (Người ngựa không được cấp lương, hàng ngày sai quân kỵ đi cướp phá khắp nơi để cung ứng lương thực).

Tiếp theo ta tìm hiểu cơ cấu và trang bị của quân đội Nữ Chân:

Hán văn: 《三朝北盟會編卷三》其用兵,則戈為前行,人號曰硬軍,人馬皆全甲。刀棓自副,弓矢在後,設而不發,非五十步不射,弓力不過七斗,箭鏃至六七寸,形如鑿,入輒不可出,人㩦不滿百。隊伍之法,伍、什、伯皆有長。伍長擊柝,什長執旗,伯長挾鼓,千長則旗幟,金鼓悉備。伍長戰死,四人皆斬,什長戰死伍長皆斬,伯長戰死什長皆斬,負鬬戰之尸以歸,則得其家貲之半。凡為將皆自執旗,人視其所向而趨,自主帥至步卒,皆自取,無從者。
Dịch văn: Tam triều Bắc Minh Hội Biên quyển ba: Cách dụng binh của họ, giáo mác đi trước, người ta gọi đó là ngạch quân, người ngựa đều mang giáp, đeo đao, cung tên để phía sau, đặt mà không bắn, không tầm trong năm mươi bộ thì không bắn, cung lực không quá bảy đấu, đầu muỗi tên dài sáu thốn, hình như cái đục, đâm vào không lấy ra được. Phép ngũ đội như sau: mỗi ngũ, thập, bách đều có trưởng. Ngũ trưởng (người chỉ huy năm người) đánh chém, thập trưởng (chỉ huy mười người) cầm cờ, bách trưởng (chỉ huy trăm người) đánh trống, thiên trưởng (chỉ huy nghìn người) cầm cờ xí, trống bằng kim loại đầy đủ. Ngũ trưởng tử chiến thì bốn người đều bị chém, thập trưởng tử chiến thì ngũ trưởng bị chém, bách trưởng tử chiến thì thập trưởng bị chém, xác người chinh chiến mà được đem về thì được một nửa tiền tử tuất. Phàm tướng lĩnh đều cầm cờ, người người nhìn theo hướng cờ mà tiến, tự chủ soái đến bộ tốt (đoạn sau không rõ nghĩa, không biết dịch).

Hán văn: 《三朝北盟會編卷三》初叛之時,率皆騎兵,旗幟之外,各有字記,小大牌子繫馬上為號,每五十人分為一隊,前二十人金裝重甲持棍槍,後三十人輕甲操弓矢,每遇敵必有一二人躍馬而出,先觀陣之虛實,或向其左右、前後結隊而馳擊之。百步之內弓矢齊發,中者常多,勝則整隊而緩追,敗則復聚而不散,其分合出入、應變若神,人自為戰則勝。
Dịch văn: Lúc đầu làm phản ý· nói Kim Thái Tổ khởi nghĩa chống Liêu), chỉ huy đều là kỵ binh, ngoài cờ xi ra, còn có chữ viết (?), khiên nhỏ lớn buộc trên ngựa làm hiệu, cứ năm mươi người làm một đội, hai mươi người phía trước đều đeo trọng giáp cầm thương, phía sau ba mươi người mang giáp nhẹ cầm cung tên, mỗi lần gặp địch tất có một hai người nhảy lên ngựa mà ra, trước tiên (họ) xem thế trận thực hư ra sao (ý nói một hai người ra khỏi đội hình, thám thính trận giặc), hoặc kết thành đội hình theo hướng trái, phải, trước, sau kích đánh. Trong khoảng trăm bộ nhất tề trương cung bắn tên, trúng đích thường nhiều. Thắng thì chỉnh đốn hàng ngũ mà truy bức, bại thì tập họp mà không phân tán, cách phân hợp xuất nhập và ứng biến như thần, người tự lực chiến mà thắng.

Hán văn: 《三朝北盟會編卷九十九》...皆槍為前行,號曰:硬軍,人馬皆全副甲,腰錘八棱棍棒一條,或刀一口,槍長一丈二尺,刀如中國屠刀。此者驍衛之兵也。弓矢在後設而不發,弓力不過七斗。箭多者不滿百只,自大金兵外,其他國兵皆不帶甲,弓矢或有或無,皆旋斫道傍木,執之為兵。
Dịch văn: Tam Triều Bắc Minh Hội Biên quyển chín mươi chín: …thương đều đi trước, gọi đó là ngạch quân (quân cứng, tức tinh nhuệ), người ngựa đều mang giáp, đeo một cây chùy tám lăng và gậy, có đao một cây, trường thương một trượng hai thốn (khoảng ba mét), đao như đồ đao của Trung Quốc (đồ đao là đao giống dao mổ lợn). Đây là quân kiêu vệ (tinh nhuệ). Cung tên để đằng sau mà không bắn, cung lực không quá bảy đấu (ngày xưa tính lực cung keo căng bằng đấu). Tên nhiều không quá trăm cái, ngoài quân của Đại Kim ra, quân các nước khác không đeo giáp, cung tên người có người không, đều quay lại đẽo gỗ Đạo Bàng, cầm lấy làm binh khí.

Danh tướng Nam Tống Ngô Lân (吳璘 1102-1167) cũng nói đến bốn cái sở trường của quân Kim và cách khắc chế chúng:

Hán văn: 宋史卷三百六十六嘗著《兵法》二篇,大略謂:「金人有四長,我有四短,當反我之短,制彼之長。四長曰騎兵,曰堅忍,曰重甲,曰弓矢。吾集蕃漢所長,兼收而並用之,以分隊制其騎兵;以番休迭戰制其堅忍;制其重甲,則勁弓強弩;制其弓矢,則以遠克近,以強制弱。佈陣之法,則以步軍為陣心、左右翼,以馬軍為左右脅,拒馬布兩脅間;至帖撥增損之不同,則係乎臨機。」
Dịch văn: Tống sử quyển ba trăm sáu mươi sáu: Từng soạn sách "Binh Pháp" hai quyển, đại lược nói: "Người Kim có bốn cái sở trường, quân ta (tức Tống) có bốn cái sở đoản, nên tránh cái sở đoản của ta mà khống chế cái sở trường của địch. Bốn cái sở trường gồm kỵ binh, gồm kiên cường (sức chịu đựng cao), gồm trọng giáp, gồm cung tên. Ta chiêu tập sở trường của Hán binh và phiên binh, thâu lại mà dùng, dùng phân đội khống chế kỵ binh chúng, lấy sự luân phiên nghỉ ngơi để chế sự kiên cường của chúng, dùng cung cứng nỏ mạnh khắc chế trọng giáp chúng, đối với cung tên chúng thì lấy xa mà đánh gần, lấy mạnh chế yếu. Cách bố trận, lấy bộ binh làm trung tâm đội hình, kỵ binh bọc sườn hai cánh tả hữu, lấy cự mã mộc tử (hành rào chống kỵ) đặt ở giữa sườn, đến như lúc lâm thời tăng giảm binh lực khác nhau, thì tùy cơ ứng biến.

Sách Kim Lỗ Đồ Kinh của Trương Lệ (張棣) cũng nói:

Hán văn:《金虜圖經》虜流有言曰:'不能打一百餘個回合,何以謂馬軍?'蓋騎先貴衝突而已,遇敗亦不散去,則逐隊徐徐而退。弓力止七斗,箭極長,刀劍亦不取其快利。甲止半身,護膝微存,馬甲亦甚輕。
Dịch văn: Kim Lỗ Đồ Kinh: Tù binh truyền nhau câu "Không thể đánh hơn một trăm hiệp, sao có thể gọi là quân mã?" Cho nên quân kỵ trước tiên tiến lên xung kích mà thôi, gặp địch cũng không tản ra, mà kỵ đội từ từ lui. Cung lực chỉ bảy đấu, tên rất dài, đao kiếm cũng không chọn lấy loại sắc bén. Giáp chỉ bọc nửa thân, che tới đầu gối, giáp ngựa rất nhẹ.

Sau cùng, ta hãy điểm qua cách tổ chức đội hình của quân Mông Cổ. Sách Hắc Thát Sự Lược của Bành Đại Nhã (彭大雅) đời Nam Tống đi sứ Mông Cổ để bàn việc hợp công nước Kim năm 1232 mô tả khá kỹ về cách đánh trận của họ:

Hán văn: 黑韃事略其陣利野戰,不見利不進。動靜之間,知敵強弱;百騎不撓,可裏萬眾;千騎分張,可監百裏;推(摧)堅陷陣,全藉前鋒;衽革當先,例十之三。
Dịch văn: Hắc Thát Sự Lược: Cách đánh trận của họ lợi ở dã chiến, không thấy lợi thì không tiến. Nghe động tĩnh mà biết được địch mạnh hay yếu. Trăm kỵ không loạn, có thể bao được vạn người, nghìn kỵ phân tán, có thể rải khắp trăm lí. Họ toàn cậy vào quân tinh nhuệ làm tiền phong hãm trận, quân đeo giáp làm tiền phong,  chiếm ba phần mười.

Việc dùng chổi quét cho bụi bay mịt mù làm tầm nhìn địch bị hạn chế, người Mông Cổ cũng dùng thuật này như người Khiết Đan:

Hán văn:黑韃事略》待其兵寡,然後則先以土撒,後以木拖,使塵衝天地,疑兵眾,每每自潰...
Dịch văn: Hắc Thát Sự Lược: Nếu quân của họ ít thì trước hết lấy đất rải ra, sau đó lấy cây kéo, khiến cho bụi bay mù trời, địch nghi là quân đông, thường tự tan vỡ.

Qua đó ta thấy cách đánh trận của bốn tộc người trên đại để giống nhau, không khác là bao, thường đặt trọng kỵ phía trước, khinh kỵ phía sau, nhất tề xông phá trận địch. Quân địch núng thế thì tiến lên giết chết, còn nếu địch vẫn giữ vững đội hình thì tấn công vu hồi theo từng đợt, đợt này rút thì đợt sau lên. Cách tấn công như vậy khiến cho quân Tống vốn dùng bộ binh làm chủ đạo thất bại. Để có thể giữ vững hàng ngũ dưới áp lực kinh hoàng như vậy đòi hỏi kỷ luật sắt thép trong quân, mà quân Tống trong suốt 300 năm ít khi đạt tới. Trừ những quân Bối Ngôi thiện chiến (背嵬軍) của Nhạc Phi ra thì chắc không còn được mấy đạo như vậy.

6/ Kỵ binh hạng nặng của người Seljuk

7- Cách đánh trận của người Seljuk

Qua các sử liệu thu thập được về cách đánh trận của người Seljuk, ta thấy chiến thuật của họ cũng chủ yếu dựa vào kỵ. Cách đánh của họ là đồng loạt bắn tên vào đội hình địch, hết đợt này đến khác, làm bị thương hay giết chết địch, đợi đến khi quân địch núng thế, đội hình lỏng lẻo mớp giáp chiến trực tiếp. Còn nếu không họ tránh phải giao phong với địch tối đa. Đây là chiến thuật đánh và chạy (hit and run tactic). Để khảo sát chiến thuật này, ta dựa vào một trích đoạn của quyển History of Deeds Done Beyond the Sea (Tiếng Latin Historia rerum in partibus transmarinis gestarum) của William xứ Tyre (1130-1186). Ghi chép sau đây viết về trận đánh Dorylaeum diễn ra trong cuộc thập tự chinh lần thứ nhất (crusade):

Anh văn: As the army of Turks approached, the uproar in the camp became so great that hardly a word could be distinguished. The clang of armor, the neighing of horses, the trumpet’s blast, together with the awe-inspiring roll and the eager shouts of the soldiers which seemed to rise to the skies, struck terror to the hearts of the legions, unaccustomed as they were to such a scene.
Dịch văn: Khi quân đội của người Thổ đến gần, tiếng la hét trong trại lớn tới mức không thể làm rõ từng từ. Tiếng vang của áo giáp, tiếng ngựa hí, tiếng kèn thôi, cùng với tiếng la hét kinh hoàng của binh lính như thống lên trời, gây hoảng loạn trong lòng đoàn quân trước cảnh mà họ không quen.

Anh văn: As the Turkish lines hurled themselves upon our forces, they let fly a shower of arrows which filled the air like hail. Scarcely a man in the Christian ranks escaped without wound. The first shower had barely ceased when another no less dense followed. From this no one who had haply escaped from the former attack emerged unscathed. This method of fighting was strange to our men, and because they were unaccustomed to it, it seemed harder to endure. They saw their horses falling, yet were powerless to help, for they themselves were perishing as the result of blows coming from an unexpected and inescapable source.
Dịch văn: Khi quân Thổ lao mình vào lực lượng ta, chúng bắn một tràng tên lấp bầu trời như mưa. Không mấy ai trong hàng ngũ quân Cơ Đốc không bị thương. Tràng tên đầu tiên chưa dứt thì tràng thứ hai không kém dày đặc tiếp theo sau. Từ đây có lẽ không ai thoát khỏi cuộc tấn công kia mà không bị thương. Cách đánh trận này rất lạ đối với quân ta, và vì họ không quen với nói nên có lẽ nó khó chịu đựng. Họ thấy ngựa của mình chết, vậy mà không làm gì giúp được, vì họ cũng đang chết vì những trận đòn từ những nguồn không mong đợi và không thoát được.

Anh văn: Nevertheless, they continued to charge the foe with sword and lance and tried to drive them back. But the Turks, when unable to withstand the force of the onset, purposely opened their ranks to avoid the clash, and the Christians, finding no one to oppose, had to fall back deceived. Then as soon as our people returned to their own ranks unsuccessful, the Turks again closed their lines and again sent forth showers of arrows like rain. Scarcely a Christian escaped without receiving serious wounds. Protected by their breastplates, helmets, and shields, our men resisted as well as they could, but the horses and those who had no arms were felled to the ground without distinction. Almost two thousand men of note, both knights and foot soldiers, fell in that engagement.
Dịch văn: Tuy vậy, họ (tức quân thập tự) tiếp tục tấn công đối phương bằng kiếm và thương và tìm cách đánh lui chúng. Nhưng quân Thổ, không chịu được uy lực của đợt tấn công này, cố tình mở đường trong hàng ngũ của mình để tránh va chạm, và quân Cơ Đốc không thấy ai chống lại, phải rút lui vì bị lừa. Được bảo vệ bởi tấm hộ tâm, mũ đâu mâu và khi, người của ta chống cự hết sức có thể, nhưng ngựa và những ai không có vũ khi ngã xuống chết như nhau. Gần hai nghìn người quan trọng, cả hiệp sỹ lẫn bộ binh, ngã xuống trong trận chiến này.

Sử liệu sau đây lấy từ quyển "Những điều mà người Franks đã làm" (Deeds of the Franks-Gesta Francorum), vốn là một tác phẩm thác danh. Đoạn trích sau viết về quân Thổ đến giải vây thành Antioch:

Tiếng Latin: Et Agulani fuerunt numero tria milia; qui neque lanceas neque sagittas neque ulla arma timebant, quia omnes erant undique cooperti ferro et equi eorum, ipsique nolebant in bellum ferre arma nisi solummodo gladios.
Anh Văn: The Agulani were three thousand in number and feared neither lances, arrows, nor any kind of arms, because they and all their horses were fitted with iron all around, and they refused to carry any arms except swords into battle.
Dịch văn: Người Agulani có quân số ba nghìn và họ không sợ thương, tên hay bất cứ binh khí nào, vì họ và toàn con ngựa họ được bọc chung quanh bởi sắt, và họ cũng không đem binh khí nào trừ kiếm khi lâm trận.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HISTORY OF YUAN: BIOGRAPHY OF URYANGQADAI (CHAPTER 412): A TRANSLATION AND ANNOTATION (宋史孟珙傳注譯(卷412)注譯)

  1.   兀良合台,初事太祖。時憲宗為皇孫,尚幼,以兀良合台世為功臣家,使護育之。憲宗在潛邸,遂分掌宿衞。歲(乙)〔癸〕巳,[5]領兵從定宗征女真國,破萬奴於遼東。繼從諸王拔都征欽察、兀魯思、阿〔速〕、孛烈兒諸部。[6]丙午,又從拔都討孛烈兒乃、捏迷思部,平之。己酉,定宗崩。...