Thứ Năm, 9 tháng 4, 2020

MÔNG THÁT BỊ LƯỢC CHÚ DỊCH (蒙韃備錄注譯)


Mông Thát Bị Lược Chú Dịch (蒙韃備錄注譯)

Giới thiệu:

"Mông Thát Bị Lược" là một tác phẩm được viết vào khoảng năm Gia Định thứ 10 đời Tống Ninh Tông (1221). Tác giả của tác phẩm được biết tới là Mạnh Củng. Theo nghiên cứu của quốc học đại sư đời mạt Thanh đến dân quốc Vương Quốc Duy thì tra khảo phần truyện của danh tướng Mạnh Củng thấy ông chưa từng đi sứ trong suốt cuộc đời, mà chỉ chỉ huy quân Nam Tống cùng quân Mông hợp công tận diệt nhà Kim. Như vậy nhân vật Mạnh Củng này phải là một người khác. Nay theo khảo cứu của Vương Quốc Duy (王國維) thì thấy sách Tề Đông Dã Ngữ (齊東野語) quyển 19 có đoạn: 

賈涉爲淮東制閫,嘗遣都統司計議官趙珙往河北𫎇古軍前議事,久之,珙歸,得其大將撲鹿花所獻皇帝恭膺天命之寶玉璽一座,并元符三年寶樣一冊,及鎭江府諸軍副都統制翟朝宗所獻寶檢一座,並繳進於朝,詔下禮部太常寺討論受寶典禮,此嘉定十四年七月也。

Cổ Thiệp làm Hoài Đông Chế Khổn, từng sai Đô Thống Tư Kế Nghị Quan Triệu Củng ra Hà Bắc nghị sự cùng tiền quân Mông Cổ nghị sự, lâu sau, Củng quay về, được Đại Tướng của họ là Phác Lộc Hoa (Muqali) tặng một chiếc ấn chương bằng ngọc quý "Hoàng Đế Cung Ứng Thiên Mệnh ", lại có một văn thư năm Nguyên Phù thứ ba (1098-1100), cùng một tham bảo kiếm mà Trấn Giang Phủ Chu Quân Đô Thống Chế Triêu Tống hiến, cùng dâng lên ở triều, chiếu Hạ Lễ Bộ Thái Thương Thi Thi thảo luận nhận bảo vật điển lễ, đó là năm Gia Định thứ 14 tháng bảy (1221).

Theo như những gì mà Vương Quốc Duy khảo chứng thì Triệu Củng này chính là Mạnh Củng. Lý do họ của tác giả bị thay đổi là do người đời sau nhầm Triệu Củng với danh tướng Mạnh Củng, thành ra tựa sách mới đề là Mạnh Củng.

Mông Thát Bị Lược được chia theo đề mục. Có tổng cộng 16 mục, gồm:

Lập Quốc
Nguồn Gốc Thát Chủ (tức Thành Cát Tư Hãn)
Quốc Hiệu, Niên Hiệu
Thái Tử Chư Vương
Chư Tướng Công Thần
Nhâm Tướng
Quân Chính
Mã Chính
Lương Thực
Chinh Phạt
Quan Chế
Phong Tục
Quân Trang Khí Giới
Phụng Sứ
Tế Tự
Phụ Nhân
Yến Tụ Vũ Nhạc

Sách được viết bởi chính những điều tai nghe mắt thấy, cùng với Hắc Thát Sự Lược là hai tác phẩm quý báu lưu giữ về nhiều phương diện của xã hội, kinh tế, văn hóa và tổ chức quân sự của đế quốc Mông Cổ đầu thế kỷ XIII. Qua những dòng trình bày của Triệu Củng, ta thấy không lạ khi Oa Khoát Đài khả hãn chết vì rượu, hay xã hội du mục Mông Cổ vẫn thừa kế truyền thống trọng trẻ khinh già của các đế chế du mục trước. Cả một bức tranh lớn được tái hiện dưới ngòi bút của tác giả.

Các phiên bản chú giải và dịch:

Vương Quốc Duy (王國維):


Vương Quốc Duy

Nhà sử học lỗi lạc sinh cuối thời Thanh và mất đầu thời dân quốc Vương Quốc Duy (1877-1927) tiến hành hiệu đính và chú giải năm 1925 dưới cái tên Mông Thát Bị Lược Tiên Chứng (蒙韃備錄箋證). Sau đó sách được gọp chung lại vào bộ Mông Cổ Sử Liệu Giao Chú Tứ Chủng (蒙古史料校注四種) vào tháng tám năm 1926. Sau đó sách được chỉnh sửa bổ sung và đính chính. Sách được in bởi Thanh Hoa Học Hiệu Nghiên Cứu Viện Ấn Hành. Sau khi Vương Quốc Duy mất năm 1927, sách được gọp vào bộ Hải Ninh Vương Tĩnh An Tiên Sinh Dĩ Thư.

Vương tiên sinh không hổ là bậc quốc học đại sư, đã sử dụng nhiều tài liệu đương thời như Trường Xuân Chân Nhân Tây Du Ký để chú thích, bổ sung và giải thích nhiều phần trong Mông Thát Bị Lược. Nhờ tiên sinh mà dịch giả có thể hiểu được nhiều từ mà ngày nay không biết nên tra ở đâu để hiểu nghĩa.

Nikolai  Tsyrendorzhievich Munkuev (Николай Цырендоржиевнч Мункуев):


Munkuev

Munkuev là nhà Mông Cổ học và Hán học nổi tiếng người Mông Cổ-Liên Xô. Ông sinh năm 1922 tại làng Ombonulus trong một gia đình nông dân nghèo người Buryat. Ông vào trường năm 10 tuổi, khá muộn so với trang lứa. Năm 1939 đến năm 1941, ông học ở trường cấp hai Selengisk. Năm 1942, ông tham gia Hồng Quân Liên Xô và tham chiến trong Đệ Nhị Thế Chiến. Năm 1943-1945, ông tham gia ở mặt trận Đông Âu và chứng kiến sự giải phong nước Tiệp Khắc khỏi Đức Quốc Xã.

Sau Thế Chiến, ông theo học tại trường Viện Ngoại Ngữ Quân Sự từ năm 1945-1950. Ông học và nghiên cứu tiếng Nhật, tiếng Mông Cổ, tiếng Anh, tiếng Đức và sau này cả tiếng Pháp. 

Luận văn tiến sĩ của ông có nhan đề "Một vài vấn đề lịch sử Mông Cổ thế kỷ thứ XIII dựa trên sử liệu mới, nghiên cứu sử liệu Nam Tống" (Некоторые проблемы истории монголов ХШ в. по новым материалам. Исследование южносунскихисточников"). Đây là một công trình được đánh giá cao do sự nghiên cứu sâu sắc sử liệu phức tạp Trung Hoa. 

Ngoài việc biên soạn khảo cứu lịch sử Mông Cổ, ông còn là dịch giả các tác phẩm như Mông Thát Bị Lược, Hắc Thát Sự Lược và bia đá của Da Luật Sở Tài.

Mông Thát Bị Lược được ông dịch xong cùng với phần chú thích đồ sộ gồm 641 notes được xuất bản năm 1975. Ông còn dịch luôn cả phần hiệu đính và chú giải của Vương Quốc Duy sang tiếng Nga, khiến cho cuốn sách của ông rất đầy đủ và đồ sộ.


Mông Thát Bị Lược, dịch và chú giải bởi Munkuev năm 1975. xuất bản bởi nhà xuất bản Khoa Học

Tiểu sử Munkuev dựa theo trang này

Quy tắc:

Phần chữ màu xám đen: chính văn và dịch văn
Phần chữ màu đỏ: chú thích của người dịch
Phần đánh số La Mã là chú thích của người dịch cho Munkuev
Phần chữ màu vàng đất: chú thích của Munkuev. Trang này là bản dịchchú thích của Munkuev. (Người dịch không thể dịch hết phần chú thích của Munkuev vì nó quá nhiều và khó, người dịch chỉ chọn ra những chú thích nào quan trọng làm sáng tỏ chính văn và dịch văn của người dịch)
Phần chữ màu: chú giải của Vương Quốc Duy.

Chính văn và chú dịch:

立國

韃靼始起,地處契丹之西北,族出於沙陀別種,案:「出於沙陀別種」者,白達達。《元史阿刺兀思剔吉忽里傳》云:係出陀別雁門之後故於歷代無聞焉。其種有三:曰黑、曰白、曰生。建炎以來朝野雜記乙集卷十九韃靼款塞條》:韃靼之人皆勇悍善戰。近漢地者謂之熟韃靼,能種秫穄,以平底瓦釜煮而食之。遠者謂之生韃靼,止以射獵為生,無器甲矢用骨鏃而已。所謂生韃靻者。又有白黑之别。今忒没真乃黑韃靼也。《建炎以來繫年要錄卷一百三十三》:紹興九年,金主亶以其叔呼喇美為招討使,提點夏國、塔坦兩國市場。塔坦者在金國之西北,其近漢地謂之熟塔坦,食其粳稻;其遠者謂之生塔坦,止以射獵為生。案:此區分自古有之,五代史四商附錄遣宿州刺史薛敬忠以所获契丹团牌二百五十及弓箭数百赐云州生界」《遼史天祚紀耶律大石過黑水,見白達稳牀古兒。」此生韃靼、白韃靼之始見載籍者。所謂白韃靼者,顏貌稍細,為人恭謹而孝,遇父母之喪,則嫠其面而哭。嘗與之聯轡,每見貌不醜惡,其腮有刀痕者,問曰:白韃靼否?曰:然。凡掠中國子女,教成卻歸之,與人交言有情。今彼部族之後,其國乃韃主成吉思之公主必姬權管國事。《元史阿剌兀思剔吉忽里》云:幼子孛要合尚阿剌海別吉公主。公主明睿有智略,車駕征伐四出,嘗使留守,軍國大政,諮禀而後行」是謂公主監蒙古國事。此錄則謂管白韃靼國事。近者入聘於我宋副使速不罕者,元朝秘史續集卷》:在後,成吉思差使臣主卜罕等,通好於宋,被金家阻當了。以此成吉思狗兒年再征金國。」此卜罕」即主卜罕,其在使宋,當在辛巳。劉時舉《續宋中興資治通鑒》十五:「嘉定十四年辛巳,韃靼國使葛合赤孫來議事」耶律溪醉隱集》二《凱歌凱樂詞注》云:昔我太祖皇帝出師問罪西域,辛巳歲夏駐蹕鐵門關。宋主寧宗遣國信使苟夢玉通好乞和,太祖皇帝許之,敕宣差噶哈護送苟夢玉還其國」葛合孫即噶哈也,時速不蓋為其最後使者葛合赤孫之副。此事在此錄之歲,故云:「近者聘於我(宋)二副使速不」也。其最後使宋被殺,則在太宗三年,《元史太宗紀》:三年「使搠不干使宋假道,宋殺之。溪醉隱集》二《凱歌凱樂詞注》自注:辛卯冬,我太祖皇帝南征女真,詔睿宗皇帝遣信使綽布乾等使宋,宋人殺之。」又引《理宗實錄》:紹定四年辛卯,北使蘇巴爾罕來,以假道合兵為辭,青野原沔州統制張宣誘蘇巴爾罕殺之。案:主不罕、搠不干綽布干、蘇巴爾罕之對音,其初聘於宋,當以木華黎之命至淮東制置司,故史不書。乃白韃靼也。每聯轡間,速不罕未嘗不以好語相陪奉慰勞,且曰:辛苦無管待,千萬勿怪」。所謂生韃靼者,甚貧且拙,且無能為,但知乘馬隨眾而已。今成吉思皇帝及將相大臣,皆黑韃靼也。大抵韃人身不甚長,最長者不過五尺二三。亦無肥厚者。其面橫闊,而上下有顴骨,眼無上紋,髪須絕少,行狀頗丑。惟今韃主忒沒真者,其身魁偉而廣顙長髯,人物雄壯,所以異也。成吉思乃舊牌子頭結婁之子,此自傳間之誤。婁,説郛本作牌子頭者,乃彼國千人之長也,今為創國之主,譯曰:成吉思皇帝東征西討,其國強大。

Lập quốc

Thát Đát (1)(2) ban đầu, lãnh thổ ở phía Tây Bắc Khiết Đan, Xét tộc ấy bắt nguồn tự một chủng (3) tộc riêng (4) của Sa Đà (5), Xét cái gọi là "bắt nguồn từ một chủng tộc riêng của Sa Đà", là Bạch Đạt Đạt. "Nguyên Sử A Thứ Ngột Tư Dịch Cát Hốt Lí (Ala'us-digit Quri) Truyện" viết: "là hậu thế của Sa Đà Nhạn Môn"  cho nên qua các đời đều không nghe thấy họ. Chủng tộc ấy có ba loại, gọi là Hắc, Bạch, Sinh. "Kiến Viêm Dĩ Lai Triều Dã Tạp Kí Ất Tập Quyển 10 Cửu Thát Đát Khoản Tắc Điều" ghi: "Người Thát Đát đều dũng mãnh thiện chiến. Những kẻ ở gần đất Hán gọi là Thục Thát Đát, có thể trồng lúa nếp, dùng nồi đất đáy bằng nấu ăn. Những kẻ ở xa gọi là Sinh Thát Đát, chỉ lấy việc săn bắt làm kế sinh sống, không có khí giáp, tên dùng xương mà thôi. Lại có phân biệt Hắc, Bạch. Nay Thắc Một Chân là người Hắc Thát Đát. "Kiến Viêm Dĩ Lai Hệ Niên Yếu quyển 133 ghi "Năm Thiệu Hưng thứ chí, chúa Kim Đản lấy chú mình là Thúc Hô Lạt Mĩ làm Chiêu Thảo Sứ, thương lượng chợ mua bán với hai nước Hạ Quốc, Tháp Thản. Nước Tháp Thản nằm ở Tây Bắc nước Kim. Gần với đất Hán gọi là Thục Tháp Thản, họ ăn lúa gié, ở xa thì gọi là Sinh Tháp Thản, chỉ săn bắt kiếm sống." Cách phân biệt này đã có từ thời cổ, sách "Ngũ Đại Sử Tứ Thương Phụ Lục" ghi: "Sai Túc Châu Thứ Sử Tiết Kính Trung lấy hai trăm năm mươi cái khiên và vài trăm cung tên lấy được của Khiết Đan tặng cho Sinh Thát Đát ở địa giới Vân Châu." Sách "Liêu Sử Thiên Tộ Kỷ" ghi: "Da Luật Đại Thực vượt qua Hắc Thủy, thấy Bạch Đạt Đạt (tức Thát Đát) Ổn Sàng Cổ Nhi." Đây là những ghi chép đầu tiên trong thư tịch về người Sinh, Bạch Thát Đát. Những người mà gọi là Bạch Thát Đát, dáng người hơi nhỏ, cung kính với người mà có hiếu, gặp lúc tang cha mẹ, thì tự rạch mặt mà khóc. Từng cùng cưỡi ngựa với họ, mỗi khi gặp người có diện mạo không xấu, bên má có dấu đao, hỏi rằng: "Phải người Bạch Thát Đát không?" Đáp rằng: "Phải." Phàm trai gái bị bắt, dạy dỗ chúng xong lại trả về, nói chuyện với người có cái tình. Nay họ đều là hậu duệ bộ tộc ấy. Nước họ thì công chúa con của Thát Chủ Thành Cát Tư tạm quản việc nước. "Nguyên Sử A Thứ Ngột Tư Dịch Cát Hốt Lí (Ala'us-digit Quri) Truyện" viết: "Con út Bột Yếu Hợp lấy công chúa A Lạt Hải Biệt Cát, công chúa sáng suốt có trí lược, quân mã chinh phạt khắp nơi, thường cho (công chúa) là Lưu Thủ, việc quân và việc triều chính, đều trình bày hỏi han rồi sau (mới) làm." Đây nói công chúa giám sát việc nước. Quyển (Mông Thát Bị) Lục này lại nói quản quốc sự nước Bạch Thát Đát. Gần đây người tìm đến hỏi thăm nước Tống ta là phó sứ Tốc Bất Hãn, "Nguyên Triều Mật Sử Tiếp Tập Lục" ghi: "Sau đó, Thành Cát Tư Sai Sứ Thần Chủ là bọn Bốc Hãn, thông hảo với nhà Tống, nhưng bị nhà Kim cản trở. Vì thế Thành Cát Tư vào năm con chó (1214) lại chinh phạt nước Kim." "Tốc Bốc Hãn" tức này là Tốc Bất Hãn, việc đi sứ nhà Tống, nên rơi vào năm Tân Tỵ. Sách "Tiếp Tống Trung Hưng Tư Trị Thông Giám Thông Giám" quyển 5 của Lưu Thì Cử ghi rằng: "Gia Định năm thứ mười, Tân Tỵ, sứ giả nước Thát Đát Hợp Xích Tôn đến bàn việc." Sách "Song Khê Tùy Ẩn Tập" phần 2, "Khải Ca Khải Nhạc Từ Chú" của Da Luật Chú ghi rằng: "Xưa Thái Tổ Hoàng Đế của ta xuất sư hỏi tội Tây Vực, mùa hạ năm Tây Tỵ trú ở Thiết Môn Quan. Tống chủ Ninh Tông sai Quốc Tín Sứ Cẩu Mộng Ngọc thông hảo xin hòa, Thái Tổ Hoàng Đế đồng ý, sắc chỉ Tuyên Sai Cát Cáp hộ tống Cẩu Mông Ngọc quay về nước ấy." Cát Hợp Xích Tôn tức là Cát Cáp. Bấy giở Tốc Bất Hãn rõ là phó sứ cuối cùng của Cát Hợp Xích Tôn. Việc này diễn ra năm viết quyển (Mông Thát Bị) Lục này, cho nên mới ghi: "Gần đây người tìm đến hỏi thăm nước Tống ta là nhị phó sứ Tốc Bất Hãn". Sau cùng đi sứ nước Tống bị giết, "Song Khê Tùy Ẩn Tập" phần 2, "Khải Ca Khải Nhạc Từ Chú" tự chú giải rằng: "Mùa đông Tân Mão, Thái Tổ Hoàng Đế của ta nam chinh Nữ Chân, chiếu cho Huệ Tông Hoàng Đế sai Tín Sứ là bọn Xước Bố Can đi sứ nhà Tống, người Tống giết họ." Lại dẫn "Lý Tông Thực Lục" rằng: "Thiệu Định năm thứ tứ Tân Mão, Bắc Sứ Tô Ba Nhĩ Hãn đến, lấy việc giả đạo hợp binh là kế, Thanh Dã Nguyên Miện Châu Trương Tuyên dụ Tô Ba Nhĩ Hãn giết hắn." Xét "Chủ Bất Hãn", "Sóc Bất Can", "Xước Bố Can", "Tô Bã Nhi Hãn" đều là đối âm, ban đầu thăm nhà Tống, có lẽ thụ mệnh Mộc Hoa Lê làm Hoài Đông Chế Trí Tư, cho nên sử không ghi. là người Bạch Thát. Mỗi lần cùng cưỡi ngựa, Tốc Bất Hãn chưa từng không dùng lời hay cung kính thăm hỏi, còn nói: "Vất vả không tiếp đãi, vạn nhất đừng trách móc." Những người mà gọi là Sinh Thát Đát, rất nghèo và vụng về, lại không làm được gì, chỉ biết cưỡi ngựa theo chúng mà thôi. Nay Thành Cát Tư Hoàng Đế cùng tể tướng đại thần đều là người Hắc Thát Đát. Đại để người Thát thân không cao lắm, người cao nhất không quá năm xích hai ba thốn. Cũng không có người béo mập. Mặt họ ngang rộng, trên dưới có xương gò má, mắt không có lông mày, râu ria rất ít, dáng người rất xấu. Duy có Thát Chủ ngày nay Thắc Một Chân, thân cao lớn mà trán rộng râu dài, nhân vật hùng tráng, cho nên khác người. Thành Cát Tư là con của "Bài Tử Đầu" cũ..., Đây là lỗi truyền bản, bản thuyết phu dùng chữ lâu ()"Bài Tử Đầu", là người đứng đầu một nghìn người của nước ấy, nay là quân chủ kiến quốc, dịch là "Thành Cát Tư Hoàng Đế" đông chinh tây thảo, nước ấy lớn mạnh.

(1) Thát Đát (Да-да (tata[r]) 

(2) Tatar: Mông Thát là tên của tựa quyển sách này. Mông Thát là cách viết hợp nhất (viết tắt) của hai tộc danh (tên dân tộc ethnonyms), Mông Cổ (Monγol) và Thát Đát (Tatar). Tên Mông Cổ xuất hiện lần đầu tiên trong sử liệu Trung Quốc Cựu Đường Thư (hoàn thành năm 945) dưới dạng Mông Ngột Thất Vi (I) (Cựu Đường Thư, chương 199, phần 2, I, 10a). Trong sách Tân Đường Thư (soạn từ năm 1045-1061), tộc danh này được chuyển thành Mông Ngõa Bộ (Bộ tộc Mông Ngõa) (Tân Đường Thư, chương 219, I, 7a). (II) Xem thêm ở Paul Pelliot: "À propos des Comans" (III) (trang 146, khoảng đoạn 1, 1a) và Vương Quốc Duy. Trong sách Cựu Đường Thư và Tân Đường Thư thì Mông Ngột và Mông Ngõa là một phần của bộ Thất Vi. Để đọc bản dịch những sử liệu này, xem P. Rachnevsky "Les Che-wei etaient ils des Mongols?" (IV) Mélanges Sinologie, I, Extrait, Paris, 1966, trang 235-237, 237-238 (đề cập đến Ngột và Ngõa ở trang 237-238). Theo Paul Pelliot và Rachnevsky thì "Mông Ngõa" là dạng viết sai về mặt hình thức của chữ "Ngột" (Paul Pelliot, L'édition Collectives, trang 126; P. Rachnevsky, Những người Thất Vi, trang 228, chú thích 2 và trang 238, chú thích 5). Về (hai chữ) Thất Vi, xem Vương Quốc Duy (Hắc Sa Tử Thất Vi Khảo, "Dĩ thư", quyển 6, II, 1a-3b (V); H.V.Kuhner Chinese news about the peoples of South Siberia, Central Asia and the Far East, M., 1961, trang 60 - 64, 301 - 302, 351; P. Rachnevsky, Les Che-wei, trang 225 - 251. Về những bài viết về ngôn ngữ của tổ tiên người Mông Cổ, xem P. Rachnevsky, Les Che-wei, trang 225 - 226. Paul Pelliot nhấn mạnh rằng người Thất Vi là tộc nói tiếng Mông Cổ (P. Pelliot, A propos des Comans, trang. 146). Rachnevsky tin rằng các tộc Thất Vi lang thang các thung lũng và sông Argun (VI) có thể là người Mông Cổ. Vasiliev tin rằng người Mông Cổ ở thời kỳ tiền Thành Cát Tư Hãn không có điểm chung nào với những người Mông Cổ mà tên của họ được tìm thấy trong sử liệu Trung Quốc ở các bi ký và rằng sự sao chép tên Mông Cổ, khác với các tên trước đó và được sử dụng khi liên quan đến Thành Cát Tư Hãn mang nghĩa nôm na là "nhận được từ người xưa", va là tên duy nhất của triều đại Thành Cát Tư Hãn. Tên ấy được sử dụng bắt chước các hoàng đế Trung Hoa (V.P. Vasiliev, История и древности, trang 159 - 161) (VII). Năm 1890, ông đề xuất ý kiến cho rằng Thành Cát Tư Hãn lấy tên của vương triều Mông Cổ (quay về với người xưa) do chịu ảnh hưởng từ người Khiết Đan (V.P Vasiliev, К хронологии Чингисхана и его преемников. Вопросы и сомнения, — отд. отт. из ЗВОРАО, т. IV [1890], стр. 6).(VIII)

Hiện tại, lời giải thích nêu trên của Vasiliev về ghi chép tên Mông Cổ không thể được chấp nhận, cũng như khẳng định của ông cho rằng chữ Mông Cổ (Mongol) dưới dạng Mangu mà ông nói từng tồn tại trước đó, khác với Mongol (tên của một bộ tộc sinh sống ở Mãn Châu, xuất xứ từ tiếng Mãn, muke (nước), bị thay đổi bởi người Trung Quốc trở thành mo-he hay ma-he, và cuối cùng đạt đến dạng Mongu. (V.P. Vasiliev, История и древности, trang 159 - 160) .

Dorzhi Banzaraov (1822-1855) đã có thời gian xuất bản một bài viết mang tựa đề “О происхождении имени монгол” (Д. Банзаров, Собрание сочинений, стр. 167 — 174). Tuy nhiên nguồn gốc của từ Mông Cổ đề xuất bởi Banzarov cũng không thể chấp nhận được (ibid., P. 306, note 274 by G. N. Rumyantsev). Mông Cổ, như được biết đến, là sự phiên đội âm từ chữ Mongol, vốn là tên của bộ tộc nhóm họp lại xung quanh Thành Cát Tư Hãn cuối thế kỷ 12 và đầu thế kỷ 13. Có thể là mongöol là dạng số nhiều cổ xưa (cf. A. Mostaert, Sur quelques passages de l'Histoire secrete des Mongols, - HJAS, vol. 13, 1950, p. 292). Về mặt này, có thể chấp nhận được rằng danh tộc tiếng Mông Cổ Sarta'ul-Sartul, rõ ràng cũng là số nhiều cổ dạng -ul, vì ở Rashid ad-Din (Rashid-ad-Din, vol. III, p. 195) ta tìm thấy từ "sart" - dạng số ít của từ này.

Về người Mông Cổ trước thời Thành Cát Tư Hãn, xem Vương Quốc Duy, quyển 6, II. 1a-13b; H. Ya. Bichurin "Những thông tin về người sống ở Trung Á vào thời xưa, phần 1 L., 1950, pp. 378 - 380; Palladium, Old Mongolian Legend, pp. 172 - 174, approx. 47 and 78; G.E. Grumm-Grzhimailo, Western Mongolia and Uryankhai Territory, vol. II, L., 1926, p. 282, approx. 1 (lời khẳng định chứa trong chú thích của G.E. Grumm-Grzhimailo 1 rằng tộc danh Men-gu được tìm thấy dưới dạng Man-go sớm đến như trong sách Hậu Hán Thư là một hiểu nhầm); H.V. Kuhner, Chinese News of the Peoples, p. 63; K. A. Wittfogel and Feng Chia-sheng, History, trang 346, 361, 592.

Tên bộ tộc Tatar, như trong chú giải của Vương Quốc Duy (Mông Đại Bắc Lược, II, 1a-b) cũng được phiên âm sang tiếng Hán dưới dạng Thát Đát và ta-tan. Trong số các phiên bản phiên âm người ta có thể chỉ ra Thát Đát và ta-tan (P. Pelliot, A propos des Comans, trang 143, chú thích I, trang 147 - 148, chú thích 1). Từ Tatars xuất hiện lần đầu tiên trong by ký Orkhon của Kul-Tegin năm 731-732 (IX)  (W. Radioff, Die Altturkischen Inschriften der Molgolei (X), St.-Pbg., 1895, trang 5, 11, 45, 64; V. Thomsen, Inscriptions de l'Orkhon, dechiffrees par ..., Helsingfors, 1896, trang. 102, 126, 140; CE Malov, Monuments of ancient Turkic writing, M. - L., 1951, trang 30). Về sử liệu Trung Quốc, Paul Pelliot phát hiện ra rằng tộc danh đang xét xuất hiện trong lá thư Lý Đức Dụ (李德) gửi cho người Uyghurs Ormuzd (P. Pelliot, A propos des Comans, trang 143, chú thích 1). Về vấn đề này, xem thêm Vương Quốc Duy, Thát Đát Khảo, "Dĩ thư", cuốn. 6, trang 6b - 7 và P. Pelliot, L'edition collective, trang 125. Về những người Tartar xem TIM (E. Haenisch, Worterbuch, p. 182); Thánh Võ Thân Chinh Lục, II. 6b và seq., Nguyên Sử, chương 1, II. 1b Rashid ad-din, tập I, quyển 1, pp. 140-143; Vương Quốc Duy, Thát Đát Khảo, ll. 6b - 32b; him, Mông Cổ Khảo, ll. 1a - 13b; H. Ya. Bichurin, Collection of information, part I, pp. 376 - 378 (N.Ya. lý luận của Bichurin về nguồn gốc của Chernorechensk Mohe và người Mông Cổ không đứng vững trước các chỉ trích phê bình); Palladium, Old Mongolian Legend, pp. 169 - 174, approx. 47 and 48; G. E. Grumm-Grzhimailo, Western Mongolia and Uryankhai Territory, vol. II, pp. 379 - 381; H. W. Kühner, Chinese News of the Nations, p. 10; P. Pelliot, A propos des Comans, pp. 143, 147-148; Campagnes, pp. 2-9; R. Stein, Leao-tche, - TP, vol. XXXV, 1940, p. 56; K. A. Wittfogel and Feng Chia-sheng, History, pp. 101-102; W. Eberhard, Conquerors and Rulers, Social Forces in Medieval China, Leiden, 1952, p. 91, note; P. Poucha, Geheime Geschichte, pp. 57-58.

Cần lưu ý rằng những người Tatar được đề cập trên bi ký Orkhon, cũng như được đề cập bởi TIM, Thánh Võ Thân Chinh Lục, Nguyên Sử và trong sách của Rashid ad-Din, lã những bộ tộc Tatar cụ thể. Những người Trung Quốc mở rộng nghĩa của từ này để bao gồm tất cả người Mông Cổ và các bộ tộc phi Mông Cổ sinh sống ở Nội và Ngoại Mông Cổ ngày nay, cũng như Tây và Nam Mãn Châu.

(3) Chủng (Племена, )
(4) Một chủng tộc riêng...khi dịch quyển Bắc Sử (soạn từ năm 630-650 bởi học giả Lý Diên Thọ (李延壽P. Rachnevsky phát hiện rằng nhiều thị tộc (chủng) được bao gồm trong nhóm dân tộc "loại" (P. Ratshnevsky, Les Che-wei, p. 230 , note 2).
(5) Sa Đà là một liên minh bộ tộc của người Tây Thổ (Western Turks) sống vào thể kỷ thứ 7, theo vài nguồn, ở vùng Fergana trên lãnh thổ cũ của người Ô Tôn (烏孫) vào thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ X. Những nhóm Sa Đà thoát ly sống ở các tỉnh Thiểm Tây, Cam Túc và Sơn Tây. Vào thế kỷ thứ X, họ chiếm được Bắc Trung Quốc.

族出於沙陀別種 Tộc xuất ư Sa Đà biệt chủng... Kiến nghị được nói tới bở V.P Vasiliev như sau: “Các thế hệ của họ xuất phát từ Sa Đà và tạo nên một gia đình đặc biệt ...” (History and Antiquities, p. 216). Nhưng ở đây “Sa Đà” và “biệt chủng” có mối quan hệ bổ nghĩa cho nhau và không thể tách rời nhau. Cho nên bản dịch của V.P Vasiliev khó có thể chấp nhận được 

Về Sa Đà, xem: H. Ya. Bichurin, Collection of information, phần I, trang 329., 357 - 361, 365; phần III, trang 59; H. W. Kühner, Chinese News of the Nations, trang 10; W. Eberhard, Conquerors and Rulers, trang 89-102.

(I) Cựu Đường Thư, quyển 199, phần hạ, viết về tộc Thất Vi có câu: 又東經蒙兀室韋之北 (Lại đông vượt qua phía Bắc Mông Ngột Thất Vi). Thất Vi được định nghĩa là một tộc khác của tộc Khiết Đan (室韋者,契丹之別類也。)

(II) Cựu Đường Thư, quyển 219, viết về tộc Thất Vi có câu河南有蒙瓦部 (Hà Nam có Mông Ngõa Bộ.

(III) À propos des Comans: Tựa đề bằng tiếng Pháp, "Về những người Cuman" (người Cuman sống ở thảo nguyên Nga). Xem thêm ở đây để đọc toàn bộ bài (trang 125-

(IV) Les Che-wei etaient ils des Mongols?: Tựa đề bằng tiếng Pháp "Những người Thất Vi, họ có phải là người Mông Cổ không?"

(V) Hắc Sa Tử Thất Vi Khảo chữ Hán là 黑車子室韋考

(VI) Sông Argun tức là sông Amur.

(VII) Tên tựa sách là История и древности восточной части Средней Азии от X до XIII в (Lịch sử cổ xưa của vùng Đông Trung Á từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 13)

(VIII) К хронологии Чингисхана и его преемников. Вопросы и сомнения (Biên niên của Thành Cát Tư Hãn và hậu duệ của ông: câu hỏi và nghi vấn.

(IX) Kul-Tegin (684–731): là một hoàng tử và là một tướng lĩnh của đế chế Đột Quyết thứ hai, là con thứ hai của khả hãn Ilterish và là em trai của khả hãn Bilge.

(X) Die Altturkischen Inschriften der Molgolei: Tựa bằng tiếng Đức "Bi ký cổ Thổ của Molgolei"

韃主始起

今成吉思皇帝者,甲戌生。彼俗初無庚甲,今考據其言而書之,易以見彼齒歲也。其俗每以草青為一歲,三朝北盟會編女真人不知紀年,問之則曰:「我見幾度草青。」以草一青爲一歲。建炎以來朝野雜記韃靼不知歲月,以青草為一歲。人有問其歲,則曰幾草矣。亦嘗問彼月、日,笑而答曰:初不知之,亦不能記其春與秋也。每見月圓而為一月,每見草青遲遲,方知是年有閏月也。成吉思少被金人虜為奴婢者,十餘年方逃歸,所以盡知金國事宜。其人英勇果決,有度量,能容眾,敬天地,重信義。所傳忒沒真者,乃小名爾,初無姓氏,亦無名諱。今年以來,有女真叛亡之臣為用,所以譯曰成吉思皇帝,或曰成吉思者,乃譯語天賜兩字也。

Thát Chủ Thủy Khởi (Nguồn gốc của Thát Chủ)

Nay Thành Cát Tư Hoàng Đế sinh năm Giáp Tuất (14 tháng 2 năm 1154 đến 3 tháng 2 năm 1155). Tục của họ ban đầu không có canh giáp (tức vòng chu kỳ 60 năm), nay khảo theo lời của họ mà ghi lại, để dễ tính thấy tuổi của (hoàng) đế. Tục họ mỗi khi cỏ xanh tính thành một năm, "Tam Trều Bắc Minh Hội Biên" ghi: "Người Nữ Chân không ghi năm, hỏi họ thì họ bảo: "Tôi xem cỏ xanh lúc nào"Xem cỏ đã xanh là một năm." "Kiến Viêm Dĩ Lai Triều Dã Tạp Ký" ghi: "Thát Đát không biết tháng năm, xem cỏ xanh làm một năm." người có kẻ hỏi tuổi họ, thì nói bao nhiêu đó cỏ. Cũng từng hỏi (bao nhiêu) tháng, ngày, (họ) cười mà đáp rằng: "Trước giờ không biết, cũng không thể nhớ trải bao xuân thu. Mỗi khi thấy trăng tròn thì làm một tháng, mỗi khi thấy cỏ xanh chầm chậm, mới biết năm ấy có tháng nhuần. Thành Cát Tư lúc nhỏ bị người Kim bắt làm nô lệ, hơn mười năm mới trốn về, cho nên biết rõ (tận tri) sự tình nước Kim. Người ấy anh dũng quả quyết, có độ lượng, có thể bao dung chúng dân, kính thiên địa, trọng tín nghĩa, tên mà truyền Thắt Một Chân, là tên lúc nhỏ thôi. Ban đầu không có tính thị (họ tên), cũng không có danh húy (tức húy kỵ). Từ năm nay, do có bậc hạ thần trốn làm phản Nữ Chân được dùng, cho nên dịch thành Thành Cát Tư Hoàng Đế, hay còn gọi Thành Cát Tư, là từ dịch hai chữ "thiên tặng".

國號、年號

韃國所鄰,前有乣族,左右乃沙陀等諸部。舊有蒙古斯國,在金人偽天會間,亦嘗擾金虜為患,金虜嘗與之戰,後乃多與金帛和之。按李諒征蒙記曰:蒙人嘗改元天興,自稱太祖元明皇帝。今韃人甚樸野,略無(2—2572上)制度。珙嘗討究於彼,聞蒙已殘滅久矣。蓋北方之國,或方千里,或方百里,興衰起滅無常。今韃之始起,並無文書,凡發命令,遣使往來,止是刻指以記之。為使者,雖一字不敢增損,彼國俗也。其俗既樸,則有回鶻為鄰,每於西河博易販賣於其國,迄今文書中自用於他國者,皆用回鶻字,如中國笛譜字也。今二年以來,因金國叛亡降附之臣,無地容身,願為彼國用,始教之以文書,於金國往來,卻用漢字。去年春,珙每見其所行文字,猶曰大朝,又稱年號曰兔兒年、龍兒年。自去年方改曰庚辰年,今曰辛巳年是也。又慕蒙為雄國,故以國號曰大蒙古國,亦女真亡臣教之也。珙親見其權皇帝摩睺國王,每自稱曰我韃靼人,凡彼大臣、元帥,皆自稱曰我彼亦不知其為蒙是何等名字,何為國號,何為年號。今所行文書,皆亡臣識字者強解事以教之耳。《南遷録》載韃有詔與金國,稱龍虎九年,非也。以愚觀之,更遲年歲,則金虜叛亡之臣,必教之撰其誕日以為節,又必教之改年立號也矣。

Quốc Hiệu, Niên Hiệu

Lân bang của nước Thát, phía trước có Cổ tộc, tả hữu là các bộ Sa Đà. Ngày trước có nước Mông Cổ Tư, vào giữa ngụy niên hiệu Thiên Hội (1123-1134) của người Kim, cũng từng quấy nhiễu làm mối lo hoạn cho giặc Kim, giặc Kim từng cùng họ đánh nhau, sau bèn dùng nhiều vàng lụa cầu hòa. Theo sách "Chinh Mông Ký" của Lý Lượng: Người Mông từng cải nguyên Thiên Hưng, tự xưng Thái Tổ Nguyên Minh Hoàng Đế. Nay người Thát rất thô sơ hoang dã, đại lược không có chế độ gì. Củng từng bàn thảo truy cứu với họ, nghe nói nước Mông đã bị tàn diệt lâu rồi. Cho nên các nước phía Bắc, hoặc vuông nghìn lý, hoặc vuông trăm lý, hưng suy khởi diệt vô thường. Nay nước Thát bắt đầu nổi lên, đều không có văn thư, phàm phát mệnh lệnh, sai sứ đi lại, chỉ khắc lên ngón tay mà nhớ (). Làm sứ giả, ngay cả một chữ không dám tăng giảm, đó là tục nước ấy. Tục của họ rất giản dị, lại có nước Hồi Hột bên cạnh, ở Tây Hà trao đổi hàng hóa rồi đem bán lại ở nước ấy. Đến nay trong văn thư tự dùng với các nước khác, đều dùng chữ Hồi Hột, như chữ Địch Phổ ở Trung Quốc vậy. Nay hai năm trở lại đây, do bọn thần nước Kim phản vong hàng phục, không chốn dung thân, nguyện cho nước ấy dùng, bắt đầu dạy họ (người Thát) làm văn thư, giao thiệp với nước Kim, đều dùng Hán tự. Xuân năm ngoái, Củng mỗi khi nhìn thấy văn tự mà họ viết, cũng gọi là "đại triều", lại gọi niên hiệu là năm con thỏ, năm con rồng. Từ năm ngoái mới sửa thành năm Canh Thìn, nay gọi là năm Tân Tỵ  (1220-1221). Lại ngưỡng mộ (nước) Mông là hùng quốc (nước mạnh), cho nên lấy quốc hiệu đặt tên là "nước Đại Mông Cổ", cũng do vong thần nhà Kim dạy cho. Củng đích thân gặp người thay thế hoàng đế Ma Hầu (Muqali) quốc vương, mỗi lần gặp đều tự gọi mình là "Ta người Thát Đát", phàm đại thần, đều tự xưng "ta", họ cũng không biết mình có phải "người Mông" là gì, quốc hiệu là gì, niên hiệu là gì. Nay văn thư mà họ viết, đều do những kẻ vong thần biết chữ hết sức giải thích cho để dạy họ. Sách "Nam Thiên Lục" ghi nước Thát có chiếu với nước Kim, xưng là Long Hổ năm thứ chín, thực không phải vậy. (Tôi sứ thần) ngu muội (khiêm từ tự xưng) thấy, chờ thêm vài năm nữa, thì bọn phản vong thần giặc Kim tất dạy họ biết năm sinh (của chúa họ) làm ngày lễ, lại tất dạy họ cải năm lập hiệu (thay đổi năm hiệu lập niên hiệu.

太子諸王

成吉思皇帝兄弟凡四人:成吉思居長;大皇弟久已陣亡;二皇弟名便古得那,見在國中;三皇弟名忒沒葛貞,所統多系自己人馬,善戰有功。成吉思有子甚多:長子比因,破金國,攻打西京雲中時陣亡;今第二子卻為大太子,名約直;三太子名阿戴;四太子名天婁;五太子名龍孫;皆正後所生。其下又有十數人,乃庶生也。女七人:長公主曰阿其鱉拽,今嫁豹突駙馬;二公主曰阿里黑百,因俗曰必姬夫人,曾嫁金國亡臣白四部,死,寡居,今領白韃靼國事,日逐看經,有婦女數千人事之,凡征伐斬殺,皆自己出;三公主曰阿五,嫁尚書令、國舅之子;余未知。孫男甚眾。

Thái Tử Chư Vương

Thành Cát Tư Hoàng Đế huynh đệ cả thảy bốn người: Thành Cát Tư là con trưởng, đại hoàng đến đã tử trận từ lâu, nhị hoàng đệ tên Tiện Cổ Đắc na, thấy ở trong nước, tam hoàng đệ tên Thắc Một Cát Trinh, quân đội mà ông thống lĩnh đa phần là nhân mã của ông, thiện chiến có công. Thành Cát Tư có rất nhiều con, con trưởng là Bỉ Nhân, phá nước Kim, lúc công đánh Tây Kinh Vân Trung (của nước Kim) tử trận, nay con thứ hai làm đại thái tử, tên Ước Trực, tam thái tử tên A Đái, tứ thái tử tên Thiên Lâu, ngũ thái tử tên Long Tôn, đều do hoàng hậu chính thất sinh. Dưới nữa lại có mười mấy người, là do vợ kế sinh. Con gái có bảy người: trưởng công chúa là A Kỳ Miết Duệ, nay gả cho phò mã Giá Báo, nhị công chua tên A Lý Hắc Bạch, vì tục gọi là Tất Cơ phu nhân, từng gả cho vong thần nước Kim Bạch Tứ Bộ, chết, ở góa, nay chủ trì việc Bạch Thát Đát, ngày ngày xem kinh sách, có nữ nô tỳ vài ngàn người phục vụ, phàm chinh phạt chém giết, đều tự mình ra quyết định. Tam công chúa tên A Ngũ, gã cho Thương Thư Lệnh, con của chú quốc cửu (chú Thành Cát Tư), còn lại không biết. Cháu trai rất nhiều. 

諸將功臣

元勛乃彼太師國王沒黑助者,小名也,中國人呼曰摩睺羅,彼詔誥則謀合理,南北之音,輕重所訛也。見封天下兵馬大元帥、行省、太師、國王,乃黑韃靼人,十年以來,東征西討,威震夷夏,征伐大事,皆決於己,故曰權皇帝,衣服制度,全用天子禮。有兄曰計里歌那,自有千騎,不任事。弟二人:長曰抹歌,見在成吉思(3—2573上)處為護衛。次曰帶孫,歸王,每隨侍焉。國王每戒所部將士如己兄弟,只以小名稱之,不許呼他國王。止有一子,名袍阿,美容儀,不肯剃婆焦,只裹巾帽,著窄服,能諸國語。其次曰兔花兒太傅、國公,聲名亞於摩睺羅。又有鷓博者,官亦穹,見隨成吉思掌重兵。又其次曰按赤那邪,見封尚書令,成吉思正後之弟,部下亦有騎軍十餘萬,所統之人頗循法。韃人自言,隨國王者皆惡,隨尚書令者皆善也。其次曰劉伯林者,乃燕地雲內州人,先為金人統兵頭目,奔降韃主,有子甚勇,而韃主忒沒真長子戰死,遂將長子妃嫁伯林之子,同韃人破燕京等處,甚有功。伯林昨已封王,近退間於家,其子見為西京留守。又其次曰大葛相公,乃紀家人,見留守燕京。次曰箚八者,乃回鶻人,已老,亦在燕京。同任事燕京等處,有紙蟬兒元帥、史元帥、劉元帥等甚眾,各有軍馬,皆聽摩睺羅國王命令。

Chư Tướng Công Thần

Đệ nhất công thần là Thái Sư Quốc Vương Một Hắc Trở, đó là tên riêng, người Trung Quốc gọi là Ma Hầu La, trong chiếu cáo của họ thì là Mưu Hợp Lý, sai biệt la do âm nặng nhẹ Nam Bắc (các tên này đều là phiên âm của danh tướng Muqali). Gặp (hoàng đế) được phong Thiên Hạ Binh Mã Đại Nguyên Soái, Hành Tỉnh, Thái Sư, Quốc Vương, là người Hắc Thát Đát, mười năm trở lại đây, đông chinh tây thảo, uy chấn di hạ, chinh phạt đại sự, đều tự quyết lấy, cho nên gọi là Quyền Hoàng Đế, chế độ y phục, đều dùng lễ thiên tử. Có anh là Hứa Lý Ca Na, tự có nghìn kỵ, không nhậm sự (nhậm chức phục vụ). Em có hai người, lớn tên là Mạt Ca, làm hộ vệ chỗ Thành Cát Tư. Người em thứ tên Đái Tôn, Quy Vương, đều theo hầu hạ. Quốc vương thường khuyên răn tướng sĩ bộ hạ của mình như huynh đệ, chỉ gọi mình bằng tên riêng, không cho gọi là Quốc Vương. (Muqali) chỉ có một con, tên Bào A, dung mạo đẹp, không chịu gọt tóc, chỉ búi tóc xỏa trong mũ, mặc áo chật, nói được tiếng nhiều nước. Kế đến là Thố Hoa Nhi Thái Phó, Quốc Công, thanh danh chỉ kém hơn Ma Hầu La. Lại có Chá Bác (tức Jebe, hay Triết Biệt, đại tướng (noyan) của Thành Cát Tư Hãn), quan chức cũng cao, thấy theo Thành Cát Tư cầm trọng binh. Lại kế tiếp Án Xích Na Da, thấy được phong làm Thượng Thư Lệnh, là em của chính thất hoàng hậu, bộ hạ cũng có vài mươi vạn kỵ quân, quân lính mà ông thống lĩnh rất tuân lệnh. Người Thát tự nói, theo Quốc Vương đều ác, theo Thượng Thư Lệnh đều thiện. Kế đến có Lưu Bá Lâm, là người đất Yên, châu Vân Nội, trước là Thống Binh Đầu Mục cho người Kim, bỏ theo hàng Thát Chủ, có con rất dũng cảm, mà con trưởng Thát Chủ Thắc Một Chân tử chiến, bèn lấy vợ con trưởng gả cho con trai Bá Lâm, cùng người Thát phá các xứ Yên Kinh, rất có công. Bá Lâm trước đã phong Vương, gần đây về nghỉ tại gia, con trai làm Tây Kinh Lưu Thủ. Lại kế đến có Đại Cát Tương Công, là người nhà họ Kỷ, được làm Lưu Thủ Yên Kinh. Kế đến là Tráp Bát Giả, là người Hồi Hột, đã già, cũng ở Yên Kinh. Cùng nhậm sự ở các nơi Yên Kinh, có bọn Chỉ Thiền Nhi Nguyên Soái, Sử Nguyên Soái, Lưu Nguyên Soái rất nhiều. Mỗi người đều có quân mã, đều nghe theo mệnh lệnh Quốc Vương Ma Hầu La (Muqali).

任相

首相脫合太師者,乃兔花太傅之兄。原女真人,極狡猾,兄弟皆歸韃主,為將相。其次韃人宰相,乃卒埒奪(5—2573下)合。又有女真人七金宰相。余者未知名,率皆女真亡臣。向所傳有白儉、李藻者為相,今止見一處有所題曰白倫提兵至此,今亦不知存亡。燕京見有移剌晉卿者,契丹人,登第,見為內翰掌文書。又有楊彪者,為吏部尚書。楊藻者,為彼北京留守。珙所見國王之前,有左右司二郎中,使人到,則二人通譯其言語,乃金人舊太守,女真人也。

Nhâm Tướng

Thủ Tướng Thoát Hợp Thái Sư, là anh của Thối Hoa Thái Phó, vốn là người Nữ Chân, rất giảo hoạt, anh em đề quy về Thát Chủ, là Tướng Tướng. Kế đến là Tể Tướng người Thát, là Tốt Liệt Đoạt Hợp. Lại có bảy Tể Tướn Thất Kim người Nữ Chân. Những người còn lại không biết tên, đều là vong thần Nữ Chân. Trước có kể có Bạch Kiệm, Lý Tảo làm Tướng, nay chỉ thấy một chỗ đề là Bạch Kiệm đề binh đến đây, nay không biết sống chết ra sao. Yên Kinh thấy có Di Lạt Tấn Khanh, người Khiết Đan, thi đậu, được làm Nội Hàn Chưởng Văn Thư. Lại có Dương Bưu, làm Lại Bộ Thượng Thư. Dương Tảo, làm Bắc Kinh Lưu Thủ của họ. Những gì Củng thấy trước Quốc Vương, có Tả Hữu Tư Nhị Lang Trung, sứ giả đến, thì hai người thông dịch ngôn ngữ, là Cựu Thái Thủ người Kim, người Nữ Chân.

軍政

韃人生長於鞍馬間,人自習戰。自春徂東,旦旦逐獵,乃其生涯。故無步卒,悉是騎軍。起兵數十萬,略無文書,自元帥至千戶、百戶、牌子頭,傳令而行,凡攻大城,先擊小郡,掠其人民以供驅使。乃下令曰:每一騎兵,必欲掠十人。人足備,則每名需草或柴薪、或土石若干,書夜迫逐,緩者殺之,迫逐填塞其壕塹立平,或供鵝洞炮座等用,不惜數萬人,以此攻城壁,無不破者。城破,不問老幼妍丑、貧富逆順,皆誅之,略不少恕。凡諸臨敵不用命者,雖貴必誅。凡破城守有所得,則以分數均之,自上及下,雖多寡,每留一分,為成吉思皇帝獻,(6—2574)余物則敷俵有差,宰相等在於沙漠不臨戎者,亦有其數焉。凡有征伐謀議,先定於三四月間,行於諸國,又於重五宴會共議今秋所向,各歸其國避暑牧養,至八月,咸集於燕都,而後啟行。

Quân Chính

Người Thát sinh trưởng trên yên ngựa, người tự luyện tập chiến đấu. Tự xuân đến đông, ngày ngày săn bắt, (đó) là kế sinh nhai của họ. Cho nên không có bộ tốt, đều là quân kỵ. Khởi binh vài mươi vạn, đại để không có văn thư, tự nguyên soái đến thiên hộ, bách hộ, bài tử đầu, truyền lệnh mà đi. Phàm công thành lớn, trước tiên đánh vào quận nhỏ, cướp của dân chúng để cung ứng quân đội. Bèn hạ lệnh rằng: Mỗi một kỵ binh, tất phải cướp được mười người. Số người (cướp được) đã đủ, thì mỗi người (tức những người bị bắt) phải đem cỏ hoặc củi, hoặc bao nhiêu đấy đất đá, (họ) ngày đêm bị bức ép xua đi, kẻ nào chậm trễ bị giết, ép bức xua lấp bằng hào hố, hoặc cho kéo các tòa pháo nga đồng (), không tiếc vài vạn người, dùng họ công thành, không thành nào không phá. Thành phá, không kể già trẻ đẹp xấu, nghèo giàu thuận nghịch (theo hay chống quân Mông), đều giết chết, đại để không chút tha thứ. Phàm chư quân lâm địch không nghe mệnh, tuy thuộc tầng lớp quyền quý tất giết. Phàm phá thành giữ được của, thì phân số đều nhau, từ trên xuống dưới, tuy ít nhiều, mỗi người lưu lại một phần, làm vật hiến cho Thành Cát Tư Hoàng Đế, những vật còn lại phân phát bất nhất, bọn tể tướng ở sa mạc không lâm chiến, cũng có vài phần. Phàm có mưu nghị chinh phạt, trước định ở giữa tháng ba tháng tư, gửi đi chư quốc, lại ở ngày năm tháng năm () hội họp yến tiệc cùng bàn phương hướng mùa thu năm nay, mỗi người quay lại tránh hạ dưỡng gia súc, đến tháng tám, đều hội tập ở Yên Đô, rồi sau khởi hành.

() Nguyên văn là nga đồng pháo tọa  鵝洞炮座 , theo Munkuev là chiến xa hình chim ngạn. Nhưng ở đây đang nói đến việc công thành, nên chữ pháo chỉ máy bắn đá, tọa là lượng từ chỉ từng tòa pháo. Người dân bị ép phải kéo pháo do loại pháp trọng lực (counterweight trebuchet) bấy giờ chưa được phát hiện và đem đi dùng ở Trung Hoa. Chữ nga đồng không rõ nghĩa là gì, có thể là một thuật ngữ quân sự đến nay không còn rõ nghĩa nữa.
() Nguyên văn là trọng ngũ 重五 tức ngày năm tháng năm âm lịch.

馬政

韃國地豐水草,宜羊、馬。其馬初生一二年,即於草地苦騎而教之,卻養三年,而後再乘騎,故教其初是以不蹄嚙也。千百為群,寂無嘶鳴,下馬不用控系,亦不走逸,性甚良善。日間未嘗芻秣,惟至夜,方始牧放之。隨其草之青枯,野牧之。至曉,搭鞍乘騎,並未始與豆粟之類。凡出師,人有數馬,日輪一騎乘之,故馬不困弊。

Mã Chính

Nước Thát đất giàu cỏ nước, hợp (việc) nuôi dê cừu, ngựa. Ngựa của họ mới sinh một hai tuổi, bèn khổ cưỡi (tức cưỡi ngựa khiến nó vất vả) mà thuần chúng, rồi nuôi được ba năm, sau lại cưỡi chúng, cho nên dạy chúng lúc còn non để không cắn và đá. Nghìn trăm con làm một quần, yên mà không hí vang, xuống ngựa không cần buộc dây, (ngựa) cũng không chạy trốn, tính ngựa tốt. Giữa ngày không cho ăn cỏ rơm, duy đến đêm, mới bắt đầu thả ra đồng. Tùy theo cỏ xanh tươi hay khô héo mà chăn dã chúng. Đến sáng sớm, gắn yên cưỡi ngựa, lại không cho (ăn) các loại thóc đậu. Phàm lúc xuất quân, người có vài con ngựa, một ngày luân phiên cưỡi một con, cho nên ngựa không mệt mỏi.

糧食

韃人地饒水草,宜羊、馬。其為生涯,止是飲馬乳以塞饑、渴。凡一牝馬之乳,可飽三人,出入止飲馬乳,或宰羊為糧。故彼國中有一馬者,必有六七羊,謂如有百馬者,必有六七百羊群也。如出征於中國,食羊盡,則射兔、鹿、野豕為食。故屯數十萬之師,不舉煙火。近年(7—2574下)以來,掠中國之人為奴婢,必米食而後飽。故乃掠米麥而於箚寨處,亦煮粥而食,彼國亦有一二處出黑黍米,彼亦解煮為粥。

Lương Thực

Đất của người Thát nhiều nước và cỏ, hợp (việc) nuôi dê cừu, ngựa. Đó là kế sinh nhai, chỉ uống sữa ngựa để lấp cơn đói hay giải khát. Phàm sữa một con cái có thể làm no bụng ba người, ra vào chỉ uống sữa ngựa, hoặc giết dê cừu làm lương thực. Cho nên trong nước ấy có một ngựa, thì ắt có sáu bảy con dê cừu, ví như có trăm con ngựa, ắt có sáu bảy trăm con dê cừu. Như xuất chinh ở Trung Quốc, ăn hết dê cừu, thì bắn thỏ, hươu, lợn hoang làm đồ ăn. Cho nên đồn vài chục vạn quân mà không cần nổi khói lửa. Mấy năm gần đây, bắt cướp người Trung Quốc làm nô lê, tất ăn gạo mà sau no. Cho nên bèn cướp gạo và lúa mạch ở trại, cũng nấu cháo mà ăn, nước ấy cũng có một hai chỗ mọc gạo nếp than, họ cũng hái nấu thành cháo.

征伐

韃人在本國時,金虜大定間,燕京及契丹地有謠言云:韃靼來,韃靼去,趕得官家沒去處。葛酋雍宛轉聞之,驚曰:必是韃人,為我國患。乃下令極於窮荒,出兵剿之,每三歲遣兵向北剿殺,謂之滅丁。迄今中原人盡能記之,曰:二十年前,山東、河北,誰家不賣韃人為小奴婢,皆諸軍掠來者。今韃人大臣,當時多有虜掠住於金國者,且其國每歲朝貢,則於塞外受其禮幣而遣之,亦不令入境。韃人逃遁沙漠,怨入骨髓。至偽章宗立,明昌年間,不令殺戮,以是韃人稍稍還本國,添丁長育。章宗又以為患,乃築新長城,在靜州之北。以唐古乣人戍之。酋首因唐古乣叛,結即剌都乣、木典乣、眻乣、役典乣等俱叛,金人發兵平之,乣人散走,投於韃人。且回鶻有田姓者,饒於財,商販巨萬,往來於山東、河北,具言民物繁庶,與乣同說韃人治兵入寇,忒沒(8—2575上)真忿其欺凌,以此犯邊,邊州悉敗死,長驅犯燕。虜謂韃人曰:我國如海,汝國如一掬沙,豈能動搖?韃人至今老幼皆能記此語。虜軍臣因其陷西京,始大驚恐,乃竭國中精銳,以忽殺虎元帥統馬、步五十萬迎擊之,虜大敗。又再刷山東、河北等處及隨駕護衛等人馬三十萬,令高琪為大元帥,再敗。是以韃人迫於燕京城下。是戰也,罄金虜百年兵力,消折潰散殆盡,其國遂衰。後來凡圍河北、山東北諸州等處,虜皆不敢攖其鋒。

Chinh Phạt

Lúc người Thát còn trong nước, giữa năm Đại Định của giặc Kim (niên hiệu Đại Định 1161-1189), ở Yên Kinh và đất Khiết Đan có câu ca dao: "Thát Đát lại, Thát Đát đi, đuổi quan gia không còn chỗ nào đi. Người đứng đầu nước Cát Uyên () nghe truyền câu ấy, kinh hãi nói: "Tất là người Thát, là mối hoạn của quốc gia." Bèn lệnh xuất binh đến những chỗ cùng khổ tiễu trừ chúng. Mỗi ba năm sai quân đi tiễu trừ giết hại, gọi đó là "diệt đinh". Đến nay người Trung Nguyên nhớ hết những việc ấy, nói: Hai mươi năm trước, Sơn Đông, Hà Bắc, nhà ai không bán người Thát làm tiểu nô lệ, chư quân đều đến cướp. Nay (trong số) đại thần người Thát, có nhiều người đương thời bị bắt (làm nô lệ) sống ở nước Kim, vả lại nước ấy mỗi năm triều cống, thì ở ngoài trường thành () nhận lễ vật kim tệ mà sai khiến, cũng không cho vào trong nước (Kim). Người Thát trốn vào sa mạc, oán giận thấu xương tủy. Đến khi ngụy Chương Tông lên ngôi, giữa niên hiệu Minh Xương (1190-1195), không cho giết chóc, cho nên người Thát dần dần quay về nước họ, đinh tráng được nuôi nấng lớn lên, Chương Tông lại lấy làm mối hoạn, bèn xây trường thành mới, ở phía Bắc Tĩnh Châu, cho người Đường Cổ Củ (Tanguts) trông coi nơi ấy. Tù trưởng vì Đường Cổ Củ phản, liên kết với Lạt Đô Củ, Mộc Điển Củ, Thần Củ, Dịch Điển Củ đều phản. Người Kim phát binh bình định chúng, người Củ tan chạy, đầu quân cho người Thát. Lại Hồi Hột có người họ Điền, có nhiều tiền, buôn bán rất nhiều, đi lại ở Sơn Đông, Hà Bắc, đều nói dân chúng có nhiều của cải, cùng người Củ nói người Thát trị binh vào cướp, Thắt Một Chân tức giận chúng bị áp bức, do vậy phạm biên, các châu vùng biên đều bị bại vong, (quân Thát) vào thẳng Yên Kinh. Giặc (Kim) nói: "Nước ta như biển, nước người như hạt cát, (nước ngươi) sao có thể làm cho lung lay?" Người Thát đến nay già trẻ đều nhớ câu ấy. Quân Thần giặc (Kim) do Tây Kinh bị hãm, bắt đầu nổi giận, bèn dốc hết quân tinh nhuệ trong nước, lấy Hốt Sát Hổ làm Nguyên Soái chỉ huy kỵ bộ năm mươi vạn nghên đánh chúng, giặc (Kim) đại bại, lại vét bọn tùy tùng xa giá hộ vệ ở các xứ Sơn Đông, Hồ Bắc ba mươi vạn, lệnh Cao Kỳ làm Đại Nguyên Soái, lại thất bại. do vậy người Thát bức dưới thành Yên Kinh. Trận chiến ấy, nhẵn sạch binh lực trăm năm giặc Kim, thiệt vong tan vỡ khánh tận, nước ấy liền suy. Về sau phàm vay các Châu Sơn Đông, Hà Bắc, giặc (Kim) đều không giám chạm trán với tiên phong (quân Thát) nữa.

官制

韃人襲金虜之俗,亦置領録尚書令、左右相、左右平章等官,亦置大元帥等職。所佩金牌,第一等貴臣,帶兩虎相向,曰虎頭金牌,用漢字曰:天賜成吉思皇帝聖旨,當便宜行事。其次素金牌,曰:天賜成吉思皇帝聖旨疾。又其次乃銀牌,文與前同。如成吉思亦行詔敕等書,皆金虜叛臣教之,遣發臨民者四,曰宣差。逐州守臣,皆曰節使。今在於左右,帶弓矢、執侍驍勇者,曰護衛。

Quan Chế

Người Thát kế thừa tục lệ của giặc Kim, cũng đặt Lĩnh Lục Thượng Thư Lệnh, Tả Hữu Tướng, Tả Hữu Bình Chương các chức quan, cũng đặt Đại Nguyên Soái các chức vụ. Kim bài mà họ đeo, đệ nhất quý tộc đại thần, đeo hai con hổ đối mặt nhau, gọi là Hổ Đầu Kim Bài, dùng Hán tự ghi rằng: Trời tặng Thành Cát Tư Hoàng Đế thánh chỉ, đương tiện hành sự. Kế tiếp là kim bài đơn giản, viết rằng: Trời  tặng Thành Cát Tư Hoàng Đế Thánh Chỉ nhanh. Lại tiếp theo là ngân bài, văn tự giống ở trên. Như Thanah2 Cát Tư cũng viết các chiếu sắc, đều do phản thần giặc Kim dạy cho, kẻ sai đi vào trong dân gọi là Tuyên Sai, Trục Châu Thủ Thần, đều gọi là Tiết Sứ. Nay ở tả hữu, những kẻ đeo cung tên, chấp thị (?) kiêu dũng, gọi là Hộ Vệ.


風俗

韃人賤老而喜壯,其俗無私鬬爭。正月一日,必拜天,重午亦然,此亦久住燕地,襲金人遺制,飲宴為樂也。摩睺國王每征伐來歸,諸夫人連日各為主禮,具酒饌飲燕,在下者亦然。其俗多不洗手,而每拿攫魚肉,手有脂膩,則拭於衣袍上。其衣至損不解浣濯,婦人往往以黃粉塗額,亦漢舊妝,傳襲迄今不改也。上至成吉思,下及國人,皆剃婆焦,如中國小兒,留三搭頭在顖門者,稍長則剪之,在兩下者,總小角垂於肩上。

Phong Tục

Người Thát khinh già thích trai tráng (), tục của họ không đấu đá riêng. Tháng giêng ngày một, tất bái trời, ngày đầu mùa hạ () cũng như thế, đây cũng là do ở lâu trên đất Yên (tức Yên Kinh), thừa kế từ chế độ người Kim để lại, lấy uống rượu và yến tiệc làm vui. La Hầu Quốc Vương (tức Muqali) mỗi khi chinh phạt quay về, các phu nhân liền ngày mỗi người làm chủ lễ, đều tiệc rượu yến ẩm, kẻ dưới cũng thế. Tục của họ đa phần không rửa tay, mà mỗi khi cầm lấy cá thịt, tay dính mỡ béo, thì chùi vào áo bào. Quần áo của họ đến hư cũng không lấy ra giặt giũ, phụ nữ thường thường bôi bột vàng vào trán, cũng là đồ trang điểm cũ kiểu Hán, truyền tập đến nay không thay đổi. Trên đến Thành Cát Tư, dưới đến người trong nước, đều cạo đầu như con nít Trung Quốc, để ba chùm tóc trên trán, hơi dài thì cắt đi, hai bên buộc lại thành từng lọn nhỏ và để thả xuống vai.

() Tục trọng trẻ khỏe khinh già yếu đã được ghi nhận ở các dân tộc phương Bắc từ thời Tây Hán. Sử Ký Tư Mã Thiên, Hung Nô Liệt Truyện 史記匈奴列傳》 có ghi:

壯者食肥美,老者食其餘。貴壯健,賤老弱。

Người trẻ ăn đồ ngon, kẻ già ăn phần dư. Quý tráng kiện, khinh già yếu.

Hậu Hán Thư, Ô Hoàn Tiên Ty Liệt Truyện 後漢書烏桓鮮卑列傳 ghi về người Ô Hoàn 

貴少而賤老,其性悍塞。

Quý trẻ mà khinh già, tính tình mạnh mẽ.

Bắc Sử, Đột Quyết Thiết Lặc Truyện 北史突厥鐵勒》ghi về người Đột Quyết:

賤老貴壯,寡廉恥,無禮義,猶古之匈奴。

Khinh già quý trẻ, ít có liêm sĩ, vô lễ nghĩa, giống cổ Hung Nô.

Cựu Đường Thư, Thổ Phồn Truyện phần thượng舊唐書吐蕃上 cũng ghi chép tục lệ này ở người Thổ Phồn (nay Tây Tạng) 

重壯賤老,母拜於子,子倨於父,出入皆少者在前,老者居其後。

Trọng tráng kiện khinh già nua, mẹ bái với con, con hỗn với cha, ra vào đều kẻ nhỏ đi trước, người già ở sau.

() Nguyên văn là trọng ngưu 重午, ý chỉ ngày lễ đầu mùa hạ, theo Munkuev.


軍裝器械

成吉思之儀衛,建大純白旗,以為識認,外此並無他。旌幢惟傘,亦用紅、黃為之。所坐乃金裹龍頭胡床,國王者間有有銀處,以此為別。其鞍馬帶上,亦以黃金盤龍為飾,國王亦然。今國王止建一白旗,九尾,中有一黑月,出師則張雲。其下必元帥方有一旗,國王止有一鼓,臨陣則用之。鞍轎以木為之,極輕巧。弓必一石以上,用沙柳為笴。手刀甚輕薄而彎。(10—2576上)

Quân Trang Khí Giới

Nghi vệ () của Thành Cát Tư, lập cờ lớn trắng phau, dùng để thị biệt, ngoài ra không có gì khác. Cờ và màn che duy chỉ có dù, cũng dùng màu hồng, vàng mà làm nên. Chỗ ngồi là giường Hồ đầu rồng bằng vàng, quốc vương (tức Muqali) có chỗ bằng bạc, lấy đó làm khác biệt (với giường của Thành Cát Tư).  Yên ngựa và dây cương cũng trang trí bằng vàng hình rộng cuộn, quốc vương cũng thế. Nay quốc vương chỉ làm một ngọn cờ trắng, chín đuôi, giữa có (hình) mặt trăng đen, xuất binh thì trương ra. Thủ hạ (của quốc vương) tất phải nguyên soái mới có một cờ, quốc vương chỉ có một cái trống, lúc lâm trận mới dùng đến. Yên ngựa làm bằng gỗ, cực kỳ tinh xảo. Cung tất trên một thạch, tiễn dùng liễu làm cán. Đao cầm tay rất nhẹ, mỏng và cong.

() Nguyên văn là nghi vệ 儀衛, là tên gọi của nghi trượng 儀仗 và vệ sĩ 衛士

使

彼奉使曰宣差,自皇帝或國王處來者,所過州、縣及管兵頭目處,悉來尊敬,不問官之高卑,皆分庭抗禮,穿戟門,坐於州郡設廳之上,太守親跪以効勞,宿於黃堂廳事之內,鼓吹旗幟,妓樂郊外送迎之。凡見馬,則換易,並一行人從悉可換馬,謂之乘鋪馬,亦古乘傳之意。近使臣到彼國王處,凡相見禮文甚簡,言辭甚直,且曰:你大宋好皇帝、好宰相。大抵其性淳樸,有太古風,可恨金虜叛亡之臣教之,今乃鑿混沌破彼天真,教以奸計,為可惡也。

Phụng Sứ

Sứ giả của họ gọi là Tuyên Sai, sứ giả từ nơi của hoàng đế đến quốc vương đến, những châu, huyện mà họ đi qua cùng những nơi quản binh đầu mục, đều đến tôn kính, không hỏi chức quan cao thấp, đều đối xử nganh nhau, (sứ giả) đi qua cổng có kích (551), ngồi ở chỗ ngồi châu quận đặt cho, Thái Thủ đích thân quỳ để hiệu lạo (thăm hỏi), (sứ giả) nghỉ lại ở trong hoàng đường đình sự (?), trống thổi cờ giương, kỹ (nữ) (nhã) nhạc ở vùng ngoài được gửi đến đón (sứ giả). Phàm thấy ngựa, liền thay đổi, nếu có một người đi cùng thì đều có thể đổi ngựa, gọi đó là ngựa trạm (). cũng có nghĩa là "thừa chuyển" thời cổ (). Gần đây sứ thần đến chỗ quốc vương của họ, phàm gặp nhau lễ nghĩa rất đơn giản, ngôn từ rất thẳng, nói rằng: "Hoàng đế Đại Tống của ông tốt, tể tướng tốt. " Đại khái tính họ đôn hậu bộc trực, có phong cách cổ xưa, đáng tiếc (bọn) phản thần giặc Kim dạy họ, nay bèn hủy hoại cái nguyên tính () ấy đi, phá cái tính chân chất trời ban ấy đi, dạy cho dùng gian kế, thật là đáng ghét.

() Nguyên văn là hỗn độn 混沌, nghĩa là sự hỗn độn trong thế giới quan người Trung Hoa cổ, khi đất trời chưa phân.


Đinh ba đánh dấu nơi chỉ huy quân sự Mông Cổ

(551) Cổng có kích (nguyên văn là Трезу́бец, tức đinh ba) (mén 戟門) là cổng của nhà ở mà đằng trước có gắn cây đinh ba để thể hiện sự phân biệt đẳng cấp của một viên quan. Trong sách Từ Hải có hình một cây đinh ba với lưỡi ở giữa dài (Từ Hải, bản Trung Hoa Thư Cục, Thượng Hải, 1948, trang 553. P.de Retour định nghĩa chữ kích như thế này: "Chữ tượng hình, hay phổ biến hơn môn kích chỉ cây giáo như là biểu tượng được cắm trước cửa nhà những người có quyền cao chức trọng." Ông còn chỉ ra thêm trong sách Tanakh (kinh thánh Do Thái) một số quá trình được thiết lập để phân chia những cây giáo này cho sĩ quan cấp cao.

Liên quan đến thời Tống vốn được nhắc đến trong sách này, de Rotour trích dẫn đoạn sau từ Tống Sử, chương 150 "Giáo được dùng làm biểu tượng chế tạo từ gỗ và không có mũi sắt. Ở phía trái phải ở cổng chính của cung điện hoàng gia, có mười ba cây giáo, mỗi cây là biểu tượng cho con số của trời. Cây đinh ba được cắm với sự cho phép của hoàng đế trước các đền thờ, nhà công hay tư (R. de Retour, Traité, tập 1, trang 366, chú thích số 3)

Chú thích của người dịch: Tống sử quyển 150: 門戟。木為之而無刃,門設架而列之,謂之棨戟。天子宮殿門左右各十二,應天數也。(Môn kích, làm bằng gỗ không có (lưỡi) đao, đặt ở giá cổng mà dàn hàng ra, gọi là khể kích. Ở (trước) cổng cung điện của thiên tử bên trái phải có cả thảy 12 cây, ứng với thiên số. Ở đây ghi là 12 cây, chứ không phải 13 cây (тринадцать), không rõ là de Rotour hay Munkuev nhầm lẫn chỗ này.

Cụm từ chuan-ji men (Mông Thát Bi Lược, fol. 16b) của V.P. Vasiliev dịch thành "họ đặt một lính canh ở cổng" (History and Antiquities, trang 232).

祭祀

凡占卜吉兇,進退殺伐,每用羊骨扇,以鐵椎火椎之,著其兆坼,以決大事,類龜卜也。凡飲酒,先酬之,其俗最敬天地,每事必稱天。聞雷聲,則恐懼不敢行師,曰天叫也。

Tế Tự

Phàm chiêm bốc (bói toán) cát hung (lành dữ), tiến thoái, sát phạt, thường dùng quạt từ xương dê, lấy dùi sắt dùi nó, lộ ra vết nứt, để quyết đại sự, tựa như bói toán bằng mai rùa. Phàm uống rượu, trước tiên hiến rượu, tục của họ kính nhất thiên địa, mỗi sự tất báo cho trời. Nghe tiếng sấm, thì hoảng sở không dám tiến quân, (họ) nói là trời gọi.

婦人

其俗出師,不以貴賤,多帶妻孥而行,自雲用以管行李衣服、錢物之類。其婦人專管張立氈帳、收卸鞍馬、輜重、車馱等物事,極能走馬。所衣如中國道服之類,(11—2576下)凡諸酋之妻,則有顧姑冠,用鐵絲結成,形如竹夫人,長三尺許,用紅青錦繡或珠金飾之其上。又有杖一枝,用紅青絨飾之。又有文袖衣,如中國鶴氅,寬長曳地,行則兩女奴拽之。男女雜坐,更相酬勸不禁。北使於彼國王者相見了,即命之以酒,同彼妻賴蠻公主及諸侍姬稱夫人者八人皆共坐。凡諸飲宴,無不同席。所謂諸姬,皆燦白美色,四人乃金虜貴嬪之類,餘四人乃韃人。內四夫人者甚姝麗,最有寵,皆胡服胡帽而已。

Phụ Nhân (Phụ nữ)

Tục của họ khi xuất quân, không phân giàu nghèo, đa phần đem theo vợ con mà đi, tự nói rằng dùng họ để quản hành lý y phục, tiền bạc và các vật khác. Phụ nữ của họ chuyên quản việc làm căng lều trướng, nhận lấy và tháo dỡ yên ngựa, truy trọng (), đồ do ngựa thồ, cưỡi ngựa rất thạo. Quần áo họ mặc như y phục đạo sĩ ở Trung Quốc. Phàm vợ các tù trưởng, thì đội mũ cố cô, lấy sắt buộc lại kết thành, dáng như trúc phu nhân, dài hơn ba thốn, dùng gấm thêu màu đỏ thẫm hoặc ngọc và vàng trang trí. Lại có một cây gậy, dùng nhung màu đỏ thẫm trang trí. Lại có áo tay rộng, như áo hạc sưởng (), rộng và dài quét đất. khi đi có hai nữ nô tỳ dẫn lối. Nam nữ ngồi chung, càng không cấm mời rượu lẫn nhau. Bắc sứ (tức tác giả) gặp nhau với quốc vương, lập tức lệnh uống rượu, cùng vợ quốc vương Lại Man công chúa và thê thiếp xưng phu nhân tám người cùng ngồi. Phàm các tiệc yến ẩm, không ai không ngồi cùng. Những người mà gọi là thê thiếp ấy, đều da sáng trắng tuyệt đẹp, bốn người là loại thê tử giặc Kim, bốn người còn lại là người Thát. Trong tám người có bốn phu nhân rất xinh đẹp, được sủng ái nhất, đều mặc Hồ phục Hồ mao (nón của người Hồ) mà thôi.


燕聚舞樂

國王出師,亦以女樂隨行,率十七八美女,極慧黠,多以十四弦等彈大官樂等曲,拍手為節,甚低,其舞甚異。韃人之俗,主人執盤盞以勸客,客飲,若少留涓滴,則主人者更不接盞,見人飲盡,乃喜。如彼擊鞠,止是二十來騎,不[肯]多用馬者,{爾}[亦]惡其哄鬧也。擊罷,遣人來請我使人至彼,乃曰:今日打球,如何不來?答曰:不聞鈞旨相請,故不敢來。國王乃曰:你來我國中,便是一家人。凡有宴聚打球,或打圍出獵,你便來同戲,如何?又要有人來請喚!因大笑而罰六杯,終日必大醉而罷。且每飲酒,其俗,鄰坐更相嘗換,若以一手執杯,是令我嘗一口,彼方敢飲;若以兩手執杯,乃彼與我換杯,我當盡飲彼酒,卻酌酒以酬之,以此易醉。凡見外客醉中喧鬨失禮,或吐或臥,則大喜曰:客醉,則與我一心無異也。我使人相辭之日,國王戒伴使曰:凡我好城子多住幾日,有好酒與吃,好茶飯與吃,好笛兒、鼓兒吹著打著。所說好城子,乃好州、縣也。

Yến Tụ Vũ Nhạc

Quốc vương xuất quân, cũng cho con gái ca kỹ tùy tùng, rất thông minh, đa phần dùng đàn mười bốn dây chơi các khúc nhạc Đại Quan, vỗ tay làm tiết tấu, rất nhỏ, vũ điệu rất khác. Tục của người Thát, chủ nhân cầm bát rượu () mời khách, khách uống, nếu còn ít giọt nước nhỏ, thì chủ nhân càng không nhận lại bát, thấy người uống hết, thì rất thích. Như họ đánh cầu, chỉ có hai mươi kỵ, không muốn dùng nhiều ngựa, họ ghét tiếng ồn của chúng. Lúc đánh xong, sai người đến mời tôi sứ giả đến chỗ ấy, bèn nói: "Hôm nay đánh cầu, sao không đến?" Đáp rằng: "Chưa nghe lệnh mời (tôi), cho nên không dám đến." Quốc vương bèn nói: "Ngươi đến nước ta, xem như người một nhà. Hễ có yên tiệc đánh cầu, hoặc những khi bủa vây săn bắt, người hãy đến cùng chơi, thế nào? Lại còn cần có người đến mời!" Do vậy cười ta mà phạt (sứ giả) sáu chén, cuối ngày tất say bí tỉ mới thôi. Hơn nữa mỗi lần uống rượu, tục của họ, ngồi cạnh nhau nếm rượu và đổi chén, nếu dùng một tay cầm chén, thì đó là để tôi nếm một ngụm, người ngồi kế mới dám uống, nếu dùng hai tay cầm chén, đó là đổi chén với tôi, tôi sắp uống hết chén của người ấy, lại rót rượu mà mời, do vậy dễ say. Phàm thấy khách ngoài trong lúc say ầm ỹ thất lễ, hoặc ói hoặc nằm, thì mừng to mà nói: "Khách say, thì với ta cùng lòng không có gì khác. Ngày tôi sứ giả từ biệt, quốc vương căn dặn: "Phàm ở thành thị nào tốt của ta lưu lại hơn vài ngày, có rượu con cùng uống, có trà ngon cơm thơm cùng ăn, thổi sáo hay và đánh trống tốt." Thành thị nào tốt là châu huyện tốt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HISTORY OF YUAN: BIOGRAPHY OF URYANGQADAI (CHAPTER 412): A TRANSLATION AND ANNOTATION (宋史孟珙傳注譯(卷412)注譯)

  1.   兀良合台,初事太祖。時憲宗為皇孫,尚幼,以兀良合台世為功臣家,使護育之。憲宗在潛邸,遂分掌宿衞。歲(乙)〔癸〕巳,[5]領兵從定宗征女真國,破萬奴於遼東。繼從諸王拔都征欽察、兀魯思、阿〔速〕、孛烈兒諸部。[6]丙午,又從拔都討孛烈兒乃、捏迷思部,平之。己酉,定宗崩。...