Thứ Ba, 22 tháng 9, 2020

NGHIÊN CỨU VỀ HOÀNG NGUYÊN THÁNH VÕ THÂN CHINH LỤC (皇元聖武親征錄研究•第一部分)


Lịch sử văn bản của Hoàng Nguyên Thân Chinh Lục theo Louis Hambis và Paul Pelliot

Theo Louis Hambis và Paul Pelliot, Sử Tập của Rashid ud-Din, phần về lịch sử của Thành Cát Tư Hãn, Hoàng Nguyên Thân Chinh Lục và Nguyên Sử Thái Tổ Bản Kỷ phải cùng xuất phát từ một nguồn sử liệu viết bằng tiếng Mông Cổ. Nguồn ấy mang tên "Altan däbtär", hay quyển sách vàng (Livre d'or). Đây là chính sử của gia đình hoàng gia Mông Cổ (le livre officiel où l'histoire de la famille impériale était consignée) (Hambis-Pelliot, trang xv). Biên niên sử này là nền tảng để biên soạn Hoàng Nguyên Thân Chinh Lục mà phần đầu, tức phần sách đã biến mất vì một lý do mà nay ta không biết được (cette chronique aurait également servi à composer de Cheng-wou t'sin-tcheng lou dont le début, disparu pour des raisons que nous ignorons.) Phần đầu sách chính là phần viết về tổ tiên của Thành Cát Tư Hãn. Những nhà sử học biên soạn Nguyên Sử đã biết về phần đã mất này và đã sao chép một cách vắn tắt vào Nguyên Sử. Họ cũng bao gồm gia phả của tổ tiên Thành Cát Tư Hãn cho đến đời của Qaidu.

Sơ đồ dưới đây thể hiện lịch sử văn bản của Hoàng Nguyên Thân Chinh Lục theo Hambis và Pelliot, thể hiện tiến trình biên soạn và sao chép từ nguồn sử học nguyên khởi Altan däbtär cho đến khi Rashid ud-Din soạn quyển Sử Tập và các nhà sử học Trung Hoa biên soạn Hoàng Nguyên Thân Chinh Lục và Nguyên Sử, Thái Tổ Bản Kỷ.


Cây gia phả của lịch sử văn bản Hoàng Nguyên Thân Chinh Lục theo Hambis và Pelliot

Các dị bản

Tóm tắt theo sách "L'histoire des campagnes de Gengis Khan" của Louis Hambis và Paul Pelliot

Theo Paul Pelliot và Louis Hambis, lịch sử văn bản của Thân Chinh Lục chủ yếu dựa vào bản Thuyết Phu (說郛) của Đào Tông Nghĩa (陶宗義). Theo học giả Vương Quốc Duy (王國維), bản này dựa trên ba bản, một ông cho rằng được sao chép vào những năm 1488-1505, một năm 1573-1619, và một thuộc về Uông Nhận (汪軔) vào nửa sau thế kỷ thứ XVIII. (1) Bản Thuyết Phu được in ở Thượng Hải, chỉnh sửa chữ từ nhiều dị bản cổ hơn. Học giả Vương Quốc Duy đã so sánh và hiệu đính dựa trên các bản của Trương Mục (穆) (Thanh), Hà Thu Đào (何秋濤) (Thanh) và Uông Nhận (汪軔). Cũng theo Pelliot và Hambis, Vương Quốc Duy không có trong tay bản của nhà sưu tầm sách Phó Tăng Tương (傅增湘). Bản này được học giả người Nhật Haneda Tōru hiệu đính (collationé), người mà sau đó đã liên lạc với Paul Pelliot vào năm 1920. Louis Hambis, trong chuyến đi đến Bắc Kinh, đã không thể nào tham khảo bản này. Theo ông, Phó Tăng Tương mất không lâu sau khi ông đến Bắc Kinh. Ông có dịp nghiên cứu một phiên bản khác nhờ Viện Trưởng Thư Viện Quốc Gia Bắc Kinh Wang Tchong Min (phiên âm tiếng Pháp thời bấy giờ không cho phép người viết dịch sang tiếng Việt). Bản tiếng Hán mà Louis Hambis và Paul Pelliot sử dụng là bản của Phó Tăng Tương được hiệu đính bởi Haneda Tōru (2)

(1) Paul Pelliot, Louis Hambis, Histoire des campagnes de Gengis Khan, trang xxiii.

(2) Paul Pelliot, Louis Hambis, Histoire des campagnes de Gengis Khan, trang xxiii-xxiv.

Các bản được xuất bản

Tóm tắt theo sách "L'histoire des campagnes de Gengis Khan" của Louis Hambis và Paul Pelliot

Cũng như quyển Mông Cổ Mật Sử (The secret history of the Mongols), quyển Thánh Võ Thân Chinh Lục này là một bí mật quốc gia thời Nguyên. Sách không được lan truyền và người Trung Hoa không biết gì tới sự tồn tại của nó. Phải đến thời Minh khi nhà Nguyên bị truy đuổi về lại thảo nguyên Mông Cổ thì người ta mới thu thập được sách này và cho in trong bộ Thuyết Phu. (3) Nhưng phải đến thế kỷ thứ XIX thì các học giả Trung Hoa đời Thanh mới chú ý đến sách này (Ce n'est qu'au XIXème siècle que les érudits chinois s'intéressèrent à notre texte).

Bản đầu tiên được chuẩn bị xuất bản là bản của Hà Thu Đào (何秋濤) (1824-1862), cộng tác với Trương Mục (穆) (1805-1849), tác giả quyển Mông Cổ Du Mục Ký (蒙古游牧記). Lẽ ra bản này phải xuất bản văn năm 1849, nhưng rốt cục bị ngưng phát hành. Sau đó, Lý Văn Điền (李文田) (1834-1895) và Văn Đình Thức (文廷式) (1856-1904) hiệu đính và được Viễn Tổ (袁祖) (1846-1900) xuất bản. Bản này là bản đầy đủ và phổ biến nhất (c'était jusqu'à ces derniers années la plus complète et la plus répandue. (4) Sau đó ít lâu, một bản in gần giống với bản của Viễn Tổ được xuất bản bởi nhà in Liên Trì Thư Cục (蓮池書局) năm 1897. Sau đó, Đinh Khiêm (謙) xuất bản sách này với rất nhiều chú thích. Louis Hambis nhận xét bản này ưu việt hơn những bản trước. 

Cũng trong thời gian này, các nhà nghiên cứu Nhật Bản cũng bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến sách này (De leur côté les érudits japonais s'intéressent aussi au Ts'in-tcheng lou). Một giáo sư tên Trần Nghị (陳毅) ở thư viện Lưỡng Hồ (両湖書院) đã gửi một bản của Thánh Võ Thân Chinh Lục cho nhà sử học Naka Michiyo.Nhà sử học Nhật Bản Naka (那) đã nghiên cứu, hiệu đính và chú thích sách này rồi cho xuất bản với nhan đề Thành Cát Tư Hãn Thực Lục (成吉思汗實錄). Sách này được thâu thập vào Naka Thông Thế Di Thư (珂通世遺書), xuất bản năm 1915, ra mắt tại Tokyo. Cuối cùng Vương Quốc Duy đã sử dụng nhiều phiên bản cho in trước đây để hiệu đính và dày công sửa đổi chữ nghĩa để khiến văn bản đọc thông suốt hơn. Bản hiệu đính của ông mang tên Thánh Võ Thân Chinh Lục Hiệu Chú (武親征錄校注)

(3) Paul Pelliot, Louis Hambis, Histoire des campagnes de Gengis Khan, trang xxiv. Vương Quốc Duy cho rằng: "道光以後,學者頗治遼金元三史及西北地理,此書亦漸重於世。" (Từ sau năm Đạo Quang, học giả rất chú ý đến Liêu, Kim, Nguyên tam sử cùng địa lý Tây Bắc, sách này cũng dần dần được chú ý ở thế gian." (Xem Vương Quốc Duy, phần tự của Thánh Võ Thân Chinh Lục Giao Chú (聖武親征錄校注).

(4) Paul Pelliot, Louis Hambis, Histoire des campagnes de Gengis Khan, trang xxv.

Tóm tắt theo sách Thánh Võ Thân Chinh Lục Tân Giao Bản (圣武亲征录(新校本) của Cổ Kính Nhan và Trần Hiểu Vĩ 

Tất cả các bản được xuất bản dựa theo sách Thánh Võ Thân Chinh Lục Tân Giao Bản (圣武亲征录(新校本) hiệu chú bởi Cổ Kính Nhan (贾敬颜) và Trần Hiểu Vĩ (陈晓伟), xuất bản năm 2019 bởi Trung Hoa Thư Cục:

1) Bản cổ nhất nằm trong bộ Thuyết Phu của Đào Tông Nghĩa

2) Bản của Hà Thu Đào

3) Bản của Dư Sơ Hoạch (余初) và Trần Nghị (陳毅)

4) Bản của Trịnh Kiệt (鄭傑) Bản này xuất hiện năm 23 đời Càn Long. Sách đề tựa "Thân Chinh Ký" (親征記), không viết là Thân Chinh Lục

Các bản được hiệu chú và chú thích:

1) Tàng bản của Mâu Thuyên Tôn (繆荃孫)

2) Minh Hoàng Trị năm Canh Thân chép bản Thuyết Phu (明弘治庚申年鈔說郛本), thường được gọi tắt là bản Triệu (趙本)

3) Ông Bân Tôn cựu tàng bản (翁斌孫舊藏本), gọi tắt là bản Ông (翁)

4) Minh Nữu Thạch Khê Thế Học Lầu chép bản Thuyết Phu (明鈕石溪世學樓鈔說郛本)

5) Bản đời Thanh của Uông Quý Thanh (清汪季青古香樓舊藏。)

6) Trương Nguyên Thế chép Thuyết Phu (張元濟舊藏說郛本), gọi tắt là bản Trương (本)

7) Hương Truyền Các (không phải tên người) sao chép (tạp lục) gọi tắt là bản Phan ()

8) Hàm Phân Lâu Trọng Bài Ấn chép bản Thuyết Phu

9) Phó Tăng Cương chép bản Thuyết Phu (傅增湘舊藏明鈔說郛本)

10) Kinh Sư Thủ Thư Viện sao chéo bản Thuyết Phu (京師圖書館傳鈔明鈔說郛本)

11) Sử Mộng Giao chép bản Thuyết Phu (史夢蛟借樹山房舊藏明鈔說郛本)

12) Bản của Uông Hiến Gia (汪憲家舊藏鈔本)

13) Bản của Trần Nghị (陳毅舊藏鈔本)

14) Bản chép tay của Từ Tùng (徐松手鈔本)

15) Bản giao chú của Hà Thu Đào (何秋濤校注本)

16) Vương Hiệu hà bản thứ nhất (王校何本之一) Do Vương Giáo Thiệp (王校涉) và Đào Tương (陶湘) chép lại bản Thuyết Phu đời Vạn Lịch nhà Minh

17) Vương Hiệu hà bản thứ hai (王校何本之二)

18) Vương Hiệu Hà bản giao chú (氏校注本) thu thập vào trong sách Mông Cổ Sử Liệu Tứ Chủng (蒙古史料四種)

19) Nhật Bản Naka Thông Thế Tăng Chú Bản (日本那珂通世增注本)

20 Bản của Paul Pelliot và Louis Hambis

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HISTORY OF YUAN: BIOGRAPHY OF URYANGQADAI (CHAPTER 412): A TRANSLATION AND ANNOTATION (宋史孟珙傳注譯(卷412)注譯)

  1.   兀良合台,初事太祖。時憲宗為皇孫,尚幼,以兀良合台世為功臣家,使護育之。憲宗在潛邸,遂分掌宿衞。歲(乙)〔癸〕巳,[5]領兵從定宗征女真國,破萬奴於遼東。繼從諸王拔都征欽察、兀魯思、阿〔速〕、孛烈兒諸部。[6]丙午,又從拔都討孛烈兒乃、捏迷思部,平之。己酉,定宗崩。...