Thứ Năm, 24 tháng 9, 2020

HOÀNG NGUYÊN THÁNH VÕ THÂN CHINH LỤC CHÚ DỊCH PHẦN MỘT (皇元聖武親征錄注譯第一集)

Liên kết có liên quan mật thiết

Nghiên Cứu về Hoàng Nguyển Thánh Võ Thân Chinh Lục - Phần 1

Nghiên Cứu về Hoàng Nguyển Thánh Võ Thân Chinh Lục - Phần 2

Hoàng Nguyên Thánh Võ Thân Chinh Lục - Phần 2

Hoàng Nguyên Thánh Võ Thân Chinh Lục - Phần 3

Nguyên Sử quyển 1: Thái Tổ Bản Kỷ

Khai quốc tam đại tổ vương (開國三大祖王)

Liêu Sử Thái Tổ (Da Luật A Bảo Cơ) quyển 1  Bản Kỷ

Liêu Sử Thái Tổ (Da Luật A Bảo Cơ) quyển 2  Bản Kỷ

Kim Sử Thái Tổ (Hoàn Nhan A Cốt Đả) quyển 1  Bản Kỷ

Hoàng Nguyên Thánh Võ Thân Chinh Lục phần một (皇元聖武親征錄第一集)

Phàm lệ:

Trong phần một của bản dịch quyển Hoàng Nguyên Thánh Võ Thân Chinh Lục này, người dịch đã chép lại phiên âm tên tiếng Mông Cổ từ sách "Histoire des campaignes de Gengis Khan" của Louis Hambis và Paul Pelliot. Mọi chú thích liên quan đến bản dịch tiếng Pháp đều ghi số trang từ sách này. Do tiến sĩ Christopher Atwood chưa xuất bản bản dịch và ghi chú đồ sộ của mình nên người dịch dịch sang tiếng Việt luôn phần dịch văn và ghi chú của tác giả mà không trích phần tiếng Anh để khỏi làm lộ nội dung quý giá của tác giả. Phần chính văn của Thân Chinh Lục sẽ được đối chiếu với Mông Cổ Bí Sử và Sử Tập của Rashid ad-Din. Trong trường hợp dùng Mông Cổ Bí Sử, người dịch tham khảo bản dịch "The Secret History of the Mongols: The Life and Times of Chinggis Khan" của giáo sư Urgunge Onon. Số trang trích dẫn cũng chính là số trang lấy từ sách của Onon. Ngoài bản dịch này ra, người dịch còn tham khảo bản dịch cùng chú thích rất công phu của Igor de Rachewiltz. Onon bỏ qua không dịch vài từ mà Rachewiltz dịch đâỳ đủ. Cho đến nay bản dịch của Rachewiltz vẫn là chuẩn mực nhất trong các bản. Trường hợp sử dụng Sử Tập, người dịch trích dẫn bản dịch tiếng Nga bởi viện khoa học Liên Xô (Академия наук СССР) được dịch bởi Lev Aleksandrovich Khetagurov (Лев Александрович Хетагуров), xuất bản năm 1952.

Ở những đoạn cần thiết, người dịch trích nguyên văn phần chú thích bằng tiếng Pháp của Hambis và Pélliot kèm theo số trang. Đây là phần chữ màu xanh.

Mỗi đoạn đều được đánh số thứ tự. Tổng số đoạn là 21, tương ứng với 21 đoạn được liệt kê trong sách của Hambis và Pelliot.

Phiên âm tiếng Mông Cổ:

Bản dịch sao chép toàn bộ tên Mông Cổ khôi phục bởi Hambis và Pelliot. Đôi lúc, người dịch tham khảo phần phiên âm của giáo sư Christopher Atwood. Điểm khác biệt quan trọng nhất và thường gặp nhất trong cách phiên âm là ä được Atwood chuyển thành e, và γ chuyển thành ġ.

Nguyên văn, dịch văn và chú thích

I. Phần về Thành Cát Tư Hãn

1.烈祖神元皇帝諱也速該。初征塔塔兒部,獲其部長帖木真斡怯、忽魯不花輩。還駐軍跌裏溫盤陀山。時我太祖聖武皇帝始生,右手握凝血。長而神異,以獲帖木真,故命為上名。

Liệt Tổ Thần Nguyên Hoàng Đế tên húy là Dã Tốc Cai (Yäsügäi) (). Ban đầu chinh phạt bộ Tháp Tháp Nhi (Tatar), bắt được tộc trưởng của họ là bọn Thiếp Mộc Chân Oát Khiếp (Tämüǰin Ökä) () và Hốt Lỗ Bất Hoa (Quru-buqa) (). Lúc quay về đóng quân ở núi Điệt Lí Ôn Bàn Đà (Däli’ün-bolto[q]) (). Bấy giờ Thái Tổ Thánh Võ Hoàng Đế của ta mới sinh, tay phải cầm cục máu đông. (Hoàng thượng) lớn mà có thần khí dị thường (), vì bắt được Thiếp Mộc Chân (Tämüǰin), nên đặt cho hoàng thượng tên ấy.

() Người đọc sẽ tìm thấy bên dưới phiên âm khác như Diệp Tốc Cai 葉速該. Mông Cổ Bí Sử thường gọi là Dã Tốc Cai Bạt Đô (Yäsügäi Ba'atur), đôi lúc chỉ có Dã Tốc Cai, nhưng có khi thành Yisügei-Kiyan, ví như đoạn 67: "The Tatars recognised him. ‘Yisügei-Kiyan has come,’ they said, recalling how he had once caused them insult by robbing them." (Onon, trang 61). Ngoài tên Yäsügäi ra, còn phiên âm tiếng Mông Cổ thành Yisügei.

() Theo Hambis và Pelliot, Mông Cố Bí Sử phiên âm tiếng Mông Cổ thành Tämüǰin-Ügä (trang 9). Bản dịch của giáo sư Onon thì ghi thành Temüjin-üge, xem Onon, trang 57. Nguyên Sử, Thái Tổ bản kỷ, quyển 1, chỉ ghi là Thiết Mộc Chân 鐵木真. Hambis và Pelliot giải thích rằng Tämüǰin có nghĩa là thợ rèn (forgeron), và liên hệ tới tämüčin, nghĩa là sắt.

() Hambis và Pelliot chú thích Mông Cổ Bí Sử ghi thành Qori-Buqa (trang 10). Bản dịch của Onon viết liền thành Qoribuqa (Onon, trang 57). Buqa theo Hambis và Pelliot có nghĩa là bò tót (taureau). Nghĩa của Quru và Qori không rõ là gì.

() Hambis và Pelliot chỉ ra Mông Cổ Bí Sử ở đoạn 59, 97, 211 ghi thành Däli’ün-boldaq. Bản dịch của Onon lại ghi thành Deli’ün-boldaq (Onon trang 57, 80, 202) Rashid ad-Din phiên âm tiếng Ba Tư thành Dēlün-Bōldāq.

() Hambis và Pelliot chú thích rằng đây là miêu tả khi Thành Cát Tư Hãn mới sinh, chứ không phải lớn lên (vì chữ "trưởng"  bị hiểu sai thành lớn lên). Đoạn "trưởng nhi thần dị" 長而神異 phải được dịch thành "đứa trẻ sơ sinh lớn mà dị thường" ([le nouveau né] était grand et d'un aspect surnaturel) (trang 11). Tuy nhiên, hai ông tin rằng bốn chữ này đã bị biến đổi qua quá trình tam sao thất bổn. Nguyên Sử, Thái Tổ bản kỷ, quyển 1 lại ghi như sau: 手握凝血如赤石。烈祖異之,因以所獲鐵木真名之,志武功也。(Tay cầm cục máu đông như hòn đá đỏ, Liệt Tổ cảm thấy dị thường, nên lấy tên kẻ bị bắt Thiết Mộc Chân đặt cho, để tỏ rõ chiến công (afin de commémorer les merites guerriers) (trang 11).

2.初族人泰赤烏部居別林,舊無怨於我,後因其主阿丹可汗二子塔兒忽台、忽鄰拔都有憾遂絕。

Lúc đầu người tộc Thái Xích Ô (Taiči’u[t]) () sống ở rừng khác, trước không có hiềm thù với ta, sau vì hai con của vua họ, A Đan Khả Hãn (Adal qahan) (), là Tháp Nhi Hốt Đài (Tarqutai-Tarqudai) () và Hốt Lân Bạt Đô (Quril-Bädu[r]) có oán hận nên tuyệt giao.

() Theo Hambis và Pelliot, Mông Cổ Bí Sử ghi thành Thái Diệc Xích Ngột Dịch 泰亦赤惕  (Tayiči'ut) (đoạn 47, 57, 72, vâng vâng). Ở đoạn 148, xuất hiện tên chỉ dân tộc (l'éthnique) Taiyiči'utai, hai lần Tayiči'udai ở đoạn 120 và 124. Tayiǰi ở đoạn 144 là phiên âm sai. Rashid ad-Din được Berezin phiên âm thành Taïǰyut. Tuy nhiên, Rashid ad-Din gần như không bao giờ phân biệt -ǰ- và -č-, và do vậy mọi phiên âm đều là -ǰ-, và ta phải phiên âm từ tiếng Ba Tư thành īčīūt. Nhà sử học I.J.Schmidt trong bài dịch quyển  "Sanang Setsen" phiên âm thành "Taidschigod" (Taǰigod), nhưng trong hệ thống chữ viết tiếng Mông Cổ, -č- và -ǰ- ở vị trí ở giữa từ không được phân biệt rạch ròi (sont assez mal distingués). Phiêm âm sang tiếng Mãn Châu (mandchoue) được viết thành Daicigot. Thực ra tên này phải được phiên âm thành Taičigot = Taičigut (chữ viết dựa trên chữ Uyghur của người Mông Cổ không phân biệt -t- và -d-). Chúng ta còn gặp các phiên âm từ tiếng Mông Cổ thành tiếng Hán Đại Sửu Ngột Ngốc 大丑兀禿 (Chữ đại viết sai từ chữ thái 太), phiên âm sang tiếng Mông Cổ thành Taičiuwut. Ở Nguyên Sử, Úy Đáp Nhi truyện, liệt truyện 121, ta gặp phải cái tên Đại Trù 大疇, một lẫn nữa chữ đại chép sai từ chữ Thái, có thể phiêm âm sang tiếng Mông Cổ thành Taiču. Cuối cùng, Taiči’ut còn được phiên âm thành Thái Xích Ôn 温 (Nguyên Sử, Hốt Lâm Thất truyện, quyển 135) cũng là phiên âm bộ tộc Taiči’ut.

Rashid ad-Din cho rằng nơi người Thái Xích Ô sống là ở cạnh sông Selenga, phía Tây các bộ tộc Kirghiz. Một nhánh của bộ Thái Xích Ô còn tồn tại cho đến ngày nay (tức cho tới khi Hambis và Pelliot cho xuất bản sách năm 1951) giữa những người Ölöt, ở vùng Kobdo.

() Theo Hambis và Pelliot, Rashid ad-Din đề cập lập đi lập lại tên Ādāl-hān, chỉ rõ nhân vật này là hậu duệ (lignée) của Hambaqāi-qāān. Mông Cổ Bí Sử phiên âm thành Ambaqai-qahan, Nguyên Sử quyển 1, Thái Tổ Bản Kỷ phiên âm tiếng Hán thành Hàm Bổ Hải Hãn 咸補海罕 (Ambuqai-qan). Nguyên Sử, quyển 122, Úm Mộc Hải truyện (một tướng giỏi chế tạo và điều khiển máy bắn đá công thành) thì phiên âm tên của một người khác trùng tên thành Úm Mộc Hải 唵木海.

() Mông Cổ Bí Sử phiên âm đầy đủ thành Tháp Nhi Hốt Đài Hi Liên Thốc 塔兒忽台憐秃 (sửa từ chữ 隣) (xem Onon, đoạn 72, 79, 81, 141, 149, 219), tức Tarqutai Kiriltuq. Rashid ad-Din cho rằng Tarqutai Kiriltuq là con của Adal-qahan. Tarqutai là tên người, còn Kiriltuq (hay Qïrïltuq) là biệt danh (épithète). Qïrïltuq có nghĩa là ghen tỵ (envieux, tiếng Ba Tư là ḥasūd).

3.烈祖早世,時上沖幼,部眾多歸泰赤烏。上聞近侍脫端火兒真亦將叛,自泣留之。脫端曰:「今清潭已涸,堅石已碎,留復何為!」遂去。上母月倫太后麾旗將兵,躬追叛者,大半還。夙將察剌海背中槍創甚,上親視勞慰。察剌海曰:「先君登遐,部人多叛。臣不勝忿,遠追苦戰,以致然也。」上感泣而出。

Liệt Tổ mất sớm, lúc ấy hoàng thượng còn nhỏ, bộ chúng phần nhiều quy thuộc (bộ) Thái Xích Ô. Hoàng thượng nghe nói nô bộc thân tín Thoát Đoan Hỏa Nhi Chân (Tödön-qorǰin) () cũng sắp phản, khóc giữ hắn lại. Thoát Đoan nói: “Nay ao trong đã cạn, đá cứng đã nát, ở lại để làm gì”, rồi hắn đi. Mẹ đế là Nguyệt Luân (Ülün) () cầm cớ chỉ huy binh sĩ, đích thân truy đuổi những kẻ làm phản, một nửa chúng quay về. Lão tướng Sát Lạt Hải (Čaraqai) lưng trúng mũi thương, bị thương nặng, hoàng thượng thân đến thăm hỏi. Sát Lạt Hải nói: “Tiên đế quy tiên, bộ chúng phần nhiều làm phản, thần giận hết sức, truy xa khổ chiến, nên mới đến nỗi này.” Hoàng thượng cảm động rơi lệ mà đi ra. ()

() Tödön-qorǰin - Thoát Đoan Hỏa Nhĩ Chân - 端火兒真 được sao lưu y như thế trong Nguyên Sử, Thái Tổ bản kỷ, quyển 1. Theo Hambis và Pelliot, nhà sử học Nhật Bản Naka xem Tödön và Qorǰin là hai người. Đây là một lỗi. Rashid ad-Din ghi chép tên này dưới dạng mà theo Erdmann nên được phiên âm thành Tudan-Ckahurdschi). Theo Berezin, tên này được phiên âm thành Tudann-Kaurči. Trong Mông Cổ Bí Sử, người này được lưu tên thành Tödö'än Girtä (theo Onon thì tên này được phiên âm thành Tödö’en girte, xem Onon trang 64). Mông Cổ Bí Sử đề cập đến một Tödö'än-otčigin hay Tödö'än ngắn gọn, con thứ của Qabul-qahan, chính là Xuyết Đoan Oát Xích Cân 掇端斡赤斤 trong sách Xuyết Canh Lục 輟耕錄 của Đào Tông Nghị 陶宗儀. Hambis và Pelliot dẫn sách này chương 1, trang 2a. Nhưng bản điện tử không tìm ra tên này. Nguyên Sử quyển 107, Tông Thất Thế Hệ Biểu có ghi. Ở đoạn số 5 văn bản này, người đọc sẽ tìm thấy tên Tödön này một lần nữa, là chỉ huy cùng Qulan một trong mười ba cánh của Thành Cát Tư Hãn. Theo Hambis và Pelliot, Tödön này chính là Tödön-otčigin. Hai ông cho rằng Tödögä của bộ Taiči'ut ở đoạn 146 của Mông Cổ Bí Sử, hay Tödägä ở đoạn 219, chỉ là một dạng khác của Tödö'än. Tuy nhiên, theo giáo sư Onon, chữ tödögä ở đoạn 146 có nghĩa là "tù nhân chiến tranh" (prisoners of war), là một từ có lai lịch từ tiếng Thổ Orkhon, đến từ từ tōtkön. (Onon, trang 124). Cũng theo Onon, tödägä ở đoạn 219 có nghĩa là người hầu (Onon, trang 209).

() Mông Cổ Bí Sử ghi là Hö'älün (đoạn số 55 và 71 sách của Onon), Hö'älün-vuǰin (Dame Hö'älün, bà Hö'älün) (đoạn 56, 59, 60, 70, 72, 74) và Hö'älün-äkä (Hö'älün la mère- mẹ Hö'älün) (đoạn 61, 93,98, 99, vâng vâng). Nguyên Sử, Thái Tổ Bản Kỷ quyển 1 và Hậu Kỷ quyển 106 cũng ghi là Nguyệt Luân 月倫. Nguyên Sử không chỉ ghi "thái hậu" mà còn ghi rõ hơn danh hiệu Tuyên Ý Thái Hậu (宣懿) hay Tuyên Ý Hoàng Hậu (宣懿皇后).

() Mông Cổ Bí Sử, bản của giáo sư Onon, quyển 2, ghi như thế này:

Wounded, the old man Charaqa returned to his yurt. As he lay down in pain, Temüjin came to see him. The old Qongqotat man, Charaqa, then said to Temüjin, ‘All our people gathered together by your good father have been taken on a journey. When I chided [those who took them], they did this to me.’ Temüjin wept and went out. (Onon, trang 64)

4.時上麾下搠只塔兒馬剌別居薩裏河,札答蘭氏札木合部人禿臺察兒居玉律哥泉是也舉眾來薩裏河掠搠只牧馬。搠只麾左右匿馬群中,射殺之。札木合以是為隙,遂與泰赤烏、亦乞剌思兀魯吾、那也勤、八魯剌思、霸鄰諸部,合謀以眾三萬來戰。

Bấy giờ thuộc hạ của hoàng thượng là Sóc Chỉ Thát Nhi Mã Lạt (Čöǰi-Tarmala) sống cách sông Cát Lý Hà (Sāri). Người thuộc tộc () Tráp Đáp Lan (J̌adaran), bộ Tráp Mộc Hợp (J̌amuqa) tên Thốc Đài Sát Nhi (Tü-Taičar) sống ở suối Ngọc Luật Ca (Ülügä) (). Kẻ này kéo bộ chúng đến sông Cát Lý Hà cướp ngựa thả rong của Sóc Chỉ. Sóc Chỉ chỉ huy tả hữu giấu bầy ngựa đi, bắn chết hắn (tức Thốc Đài Sát Nhi). Tráp Mộc Hợp do vậy sinh ra hiềm khích, sau cùng với chư bộ Thái Xích Ô (Taic̆i'ut), Diệc Khất Lạt Tư (Ikiras), Ngột Lỗ Ngô (Uru'u[t]), Na Dã Cần (Nöyäkin), Bát Lỗ Lạt Tư (Barulas), Bá Lân (Bārin), hợp mưu lấy chúng ba vạn lại chiến.

() Thân Chinh Lục dùng chữ "thị" 氏, ý chỉ thị tộc. Hambis và Pelliot dịch thành "tribu", tức tộc, Atwood dịch thành tribe, nếu dịch sang nghĩa tiếng Việt là bộ tộc. Nhưng như ở đoạn trên, Thân Chinh Lục phân biệt giữa "thị" và "bộ" 部, nên ở đây xin dịch "thị" thành "tộc".

5.上時駐軍答蘭版朱思之野,亦乞剌部人捏群之子孛徒先在麾下,至是自曲鄰居山遣卜欒臺、慕哥二人逾阿剌烏、禿剌烏二山來告變。上集諸部戒嚴,凡十有三翼,月倫太后暨上昆弟為一翼;三哈初來之子奔塔出拔都、禿不哥逸敦、木忽兒好蘭統阿答兒斤、察忽蘭統火魯剌諸部,及鮮明昆那顏之子送良統火力台、不答安輩為一翼;札剌兒及阿哈部為一翼;答臺、火察兒二人及朵忽蘭、捏古思、火魯罕、撒合夷、嫩真諸部為一翼;忽都圖忙納兒之子蒙哥怯只兒哥為一翼;忽都剌可汗之子搠只可汗為一翼;按壇為一翼;忽蘭、脫端二人為一翼;洪吉牙部塔降吉拔都統雪幹、札剌吾思為一翼;建都赤納、玉烈貞赤納二部為一翼。軍成,大戰於答蘭版朱思之野,札木合敗走。彼軍初越二山,半途為七十二竈,烹狼為食。

Bấy giờ hoàng thượng trú quân ở bình nguyên () Tráp Lan Bản Chu Tư (Dalan Balǰus), con trai của Niết Quần (Näkün) thuộc Diệc Khất Lạt bộ (Ikira) là Bột Đồ (Botu) trước từng là thuộc hạ (của hoàng thượng), đến lúc này từ núi Khúc Lân Cư (Kürälgü) sai hai người Bốc Loan Đài (Buroltai) và Mộ Ca (Mü[l]gä) vượt qua hai ngọn núi A Lạt Ô (Ala'u[t]) và Thốc Lạt Ô (Tura'ut) đến báo có biến. Hoàng thượng chiêu tập chư bộ giới nghiêm, cả thảy có mười ba cánh: () 

1)Nguyệt Luân Thái Hậu và anh em của hoàng thượng làm một cánh.

2) Con trai của Tam Ha Sơ Lại (Sam-Qačulai) là Bôn Tháp Xuất Bạt Đô (Bultaču-bādu[r]), Thốc Bất Ca Dật Đôn (Tübü[t] Gä[rä]yit), Mộc Hốt Nhi Hảo Lan (Muqur-Qauran) thống lĩnh A Đáp Nhi Cân (Adargin) (). Sát Hốt Lan (Čaquran) thống lĩnh Hỏa Lỗ Lạt (Qorula[s]) chư bộ, cùng con của Tiên Minh Côn Na Nhan (Surqadu-noyan?)  Tống Lương (Däräng) thống lĩnh Hỏa Lực Đài (Qoritai) và bọn Bất Đáp An (Budaqa[t]) làm một cánh, 

3) Bộ Tráp Lạt Nhi (J̌alār) cùng bộ A Ha (Aqa) làm một cánh 

4) Đáp Lý Đài (Dāritai), Hỏa Sát Nhi (Qočar) hai người cùng Đóa Hốt Lan (Doqulan), Niết Cổ Tư (Nägüs), Hỏa Lỗ Hãn (Qoruqan), Sát Hợp Di (Saqayi[t], Nộn Chân (Nünǰin)) chư bộ làm một cánh, 

5) Con của Hốt Đô Đồ Mang Nạp Nhi (Qudu[q]tu-Mangnar) là Mông Kha Khiếp Chỉ Nhi Ca (Mönggä[dü] Kä[yän] làm một cánh, 

6) Con của Hốt Đô Lạt Khả Hãn (Qudula qahan) Sóc Chỉ Khả Hãn (Čöǰi-qahan) làm một cánh, 

7) Án Đàn (Altan) làm một cánh, 

8) Hốt Lan (Qulan), Thoát Đoan (Tödön) hai người là một cánh, 

9) Tháp Hàng Cát Bạt Đô (Tagi-bādur) của Hồng Cát Nha bộ (Qonggiya[t],  thống lĩnh Tuyết Cán (Sügän), Tráp Lạt Ô Tư (J̌ala'us) là một cánh, 

10) Kiến Đô Xích Nạp (Gändü-Čina), Ngọc Liệt Trinh Xích Nạp (Ülä[k]jin-Čina) hai bộ làm một cánh. ()

Quân họp thành, đại chiến ở bình nguyên Đáp Lan Bản Chu Tư (Dalan-Balǰus), Tráp Mộc Hợp (J̌amuqa) thua chạy. () Quân ấy ban đầu vượt hai ngọn núi, giữa đưởng làm bảy mươi hai lò bếp, nấu sói làm thức ăn. ()

() Chữ dã 野 có thể hiểu là đồng, cánh đồng, chỗ đất bằng phẳng. Vì đang nói đến các sự kiện diễn ra trên thảo nguyên Mông Cổ, nên ta dịch thành bình nguyên.

() Nguyên văn là dực 翼, nghĩa là cánh trong cánh quân. Theo Atwood, dực được dịch sang tiếng Mông Cổ thành küriyen~küre’en. Rashid ad-Din phiên âm sang tiếng Ba Tư thành "kürǟn. "Sử Tập" của Rashid ad-Din, bản dịch tiếng Nga dịch như sao:

"В давние времена, когда какое-нибудь племя останавливалось в какой-либо местности, оно [располагалось] наподобие кольца, а его старейшина находился в середине [этого] круга, подобно центральной точке; это и назвали курень. И в настоящее время, когда вблизи [87] находится вражеское войско, они [монголы] тоже располагаются в таком же виде для того, чтобы враги и чужие не проникли внутрь [стана]."

"Vào thời xưa, khi một bộ tộc (племя, tribe) dừng lại ở một nơi nào đó, thì nơi đó giống như một vòng tròn, và bậc trưởng lão (tức lãnh đạo, chief theo Atwood) nằm ở giữa vòng tròng này, như là tâm điểm vậy, đó gọi là kürǟn (курень). Và ở thời nay, khi quân thù ở gần, họ (những người Mông Cổ) cũng hạ trại tương tự như vậy, để kẻ thù và người lạ không thể lọt vào." (Sử Tập, quyển 2, phần 2, trang 86-87, bản dịch năm 1952)

() Pelliot và Hambis cho rằng Thốc Bất Ca Dật Đôn (禿不哥逸敦) và  Mộc Hốt Nhi Hảo Lan (木忽兒好蘭) là hai người. Atwood cho rằng Thốc Bất Ca Dật Đôn Mộc Hốt Nhi Hảo Lan (Tübügesüd-ün Muqur-Qauran) là tên cùng một người. Tübügesüd-ün là họ của ông.

() Danh sách 13 cánh quân theo Rashid ad-Din như sau:

1) Первый:

Мать Чингиз-хана Оэлун-экэ, племена и подчиненные [из родичей] ев-угланы ее орды, слуги [хадам] и [все] те, кои относились [к ней] и принадлежали ей лично.

1) Thứ nhất:

Mẹ của Thành Cát Tư Hãn Hö'älün-äkä, cùng bộ tộc và thuộc cấp (của họ hàng) Ev-uglan của bày đoàn của bà (орда), kẻ hầu người hạ (hadam) và tất cả những ai thuộc về bà và chỉ riêng bà.

2) Второй:

Чингиз-хан и дети, нукеры и лица из эмиров, потомков эмиров и личной его охраны [казиктан], которые имели специальное к нему отношение и состояли при его особе.

2) Thứ hai:

Thành Cát Tư Hãn và anh em, nukeri và người của các emir, hậu duệ của các emir và thân quân (казиктан-Keshig-hộ vệ) của ông, vốn có quan hệ đặc biệt với ông và riêng ông.

3) Третий:

Бултаджу-бахадур из третьего поколения [насл] Качиуна, старшего брата Кабул-хана, принадлежавшего к одной из ветвей кераитов, с племенем хадаркин, главою которого был Мукур-Куран 531 из [племени] нирун, – Букурай 532, который был в Хорасане, из его рода, и племенем куралас из дарлекин, предводителем которых [был] Джамукэ.

3) Thứ ba:

Bultaču-bādur từ thế hệ thứ ba của Kačiun, (vốn là) anh trai của hãn Qabul, người thuộc vào một chi của bộ Kerait, cùng với bộ Khandarkin (хадаркин), mà bộ trưởng là Mukur-Kuran (Muqur-Qauran), người đến từ bộ Nirun, Bakurai, người ở (tức sau này) Khorasan, cùng tộ của ông ta, và bộ Kuralas thuộc Darlekin, nơi mà J̌amuqa thuộc về.

4) Четвертый:

Сыновья Сукду-нойона – Деренги и его брат Куридай, а они из племен нирун и кият, вместе с племенем будат, которое также принадлежит к нирунам.

4) Thứ tư: 

Các con trai của Sukdu-noyan, Derengi và anh là Kuridai, và họ đến từ bộ Nirun và Kiat, cùng với bộ Budat, vốn cũng thuộc bộ Nirun.

5-6) Пятый и шестой:

Сыновья Соркукту-Юрки, Сэчэ-беки и сын его дяди по отцу, Тайчу, и племена джалаир. Соркукту значит тот, кто имеет на теле родинку; [племя] кият-юркин принадлежит к его потомству; из его уруга был эмир Нурин.

5-6) Thứ năm và thứ sáu:

Các con trai của Sorkuktu-Yurka (theo Atwood Sorġatu Yörki), Seche-beki (Seče Beki) và con trai của cậu bên nội, Taichu (Taiču) cùng bộ alair. Sorkuktu nghĩa là mang trên mình mang vết khi sinh, bộ Kiyat-Yurkin thuộc về hậu duệ của ông, từ uruga của ông là emir Nurin.

7) Седьмой:

Сыновья Утуджукуда и ….. из числа племен кият и лица, зависимые [от них] и принадлежащие им лично.

7) Thứ bảy:

Các con trai của Utujukuda và (bị khuyết) từ các bộ Kiyat và bộ thuộc cũng như hầu cận của họ.

8) Восьмой:

Дети Мунг[эд]у-Кияна Чаншиут и [его] братья, которые суть двоюродные братья Чингиз-хана, и племя баяут из дарлекин, предводитель их – Онгур.

Các con của Mung[ed] Kiyan Čanshiut và anh em của họ, vốn là anh em họ của Thành Cát Tư Hãn, và người Bayaut thuộc bộ Darlekin, và bổ trưởng của họ, Ongur.

9) Девятый:

Даритай-отчигин, дядя по отцу Чингиз-хана, Кучар, сын его, дяди по отцу, сын Нэкун-тайши Далу из их родичей, племя дуклат из [числа] нирунов и племена нукуз-курган, сакаит и иджин из [монгол]-дарлекин.

9) Thứ chín:

Dāritai-otčigin, cậu bên nội của Thành Cát Tư Hãn, Kučar, con trai ông, các cậu bên nội, con trai của Nekun Taiši là Dalu từ họ hàng của họ, bộ Duklat từ những người Nirun, bộ Nukurz-Kurgan, Sakait và Idǰin từ bộ Darlekin.

10) Десятый:

Джочи-хан, сын Кутула-хана, который был дядей Чингиз-хана. Его подчиненные [атба’] и приверженцы [ашйа’] заодно все были с ним.

10) Thứ mười:

öči-qahan, con trai của Qutula-qahan, vốn là cậu của Thành Cát Tư Hãn. Bộ hạ (atba') và hầu cận (asya')  đều ở bên ông.

11) Одиннадцатый:

Алтан, который тоже был сыном Кутула-каана.

11) Thứ mười một:

Altan, cũng là con của Qutul-qahan.

12) Двенадцатый:

Даки-бахадур из племени кингият, которое принадлежит к нирунам и племя сукан, также из племени нирун.

12) Thứ mười hai:

Daki-bādur từ bộ Kingiyat, vốn thuộc bộ Nirun, và bộ Sukan, cũng là từ bộ Nirun.

13) Тринадцатый:

Гэнду-чинэ и Улукчин-чинэ из сыновей Чаракэ-лингума. Их называют нукуз, однако они не первые нукузы, так как они суть нируны, как [об этом] подробно изложено в разделе о тайджиутах.

13) Thứ mười ba:

Gendu-Čine và Ulukčin-čine từ các con trai của Čarake-lingum. Họ được gọi là Nukuz, nhưng họ không phải là những người Nukuz đầu tiên, vì họ thực ra là niruna, xem phần Taiči’ut để biết thêm chi tiết. (trang 87-88, bản dịch tiếng Nga của Sử Tập năm 1952)

() Rashid ad-Din 30,000 kỵ binh địch trong trận này. (trang 88) (279)

() Rashid ad-Din ghi rằng:

В этой местности, на берегу реки, был огромный лес. Чингиз-хан расположился там и приказал поставить на огонь 70 котлов; в них сварили [заживо] врагов-смутьянов, которых он захватил.

Ở nơi ấy, bên bờ sông, có một khu rừng lớn. Thành Cát Tư Hãn đóng trại ở đó và lệnh cho 70 vạc lớn nung trên lửa, cho nấu sống kẻ thù mà họ đoạt được. (trang 88)

6.是時泰出烏部地廣民眾而內無統紀,其族照烈部與我近,常獵斡禪札剌馬思之野。上時亦獵圍陳相屬既合。上曰:「可同宿於此乎?」彼曰:「獵騎四百,糗糧不具,已遣半還。」上曰:「命給助同宿者。」越明日,再合圍。上賓之,使驅獸近彼陳,讓多獲以厭其心。彼眾咸相語曰:「泰赤烏與我雖兄弟,常攘我車馬,奪我飲食。厚恤我者其此人乎?」大稱羨而歸。上因遣告之曰:「可來結盟否?」照烈之長玉烈拔都謀於族長馬兀牙答納對曰:「泰赤烏何惡於我?彼亦為兄弟,何遽降之?」不從。玉律拔都遂與塔海答魯領所部來歸。謂上曰:「如我屬將有無夫之婦、無牧之馬而來,以泰赤烏長母之子討殺我也。我擔當棄親從義而招之。」上曰:「我方熟寐,摔發而悟之。兀坐掀髯而起之,汝之言我素心也。汝兵車所至,余悉力而助也。」既盟後,二人食言叛歸。少(時)族人忽敦忽兒章怨塔海答魯反側,遂殺之。照烈部已亡矣。

Lúc này Thái Xuất Ô Bộ đất rộng người đông mà bên trong vô kỷ cương trật tự, tộc họ là tộc Chiêu Liệt (J̌ärürä[t]) bộ gần với ta, thường ở bình nguyên Oát Thiện Tráp Lạt Mã Tư (Očal J̌alamas?). Hoàng thượng bấy giờ cũng đang đi săn, vòng vây tình cờ nối nhau (), rồi hợp lại. Hoàng thượng nói: "Có thể ở cùng nhau ở đây không? (), Họ bảo: "Bốn trăm kỵ đi săn, lương thực không đủ, đã gửi một nửa về." Hoàng thượng nói: "Lệnh giúp những kẻ ở lại cùng." Qua ngày hôm sau, lại vòng vây lại gặp nhau. Hoàng thượng thết đãi họ, rồi khiến thú bị lùa vào đội hình họ ()để họ bắt được nhiều làm thỏa mãn tâm họ. Người tộc ấy đều nói: "Thái Xích Ô với ta là huynh đệ, thường lấy cắp xe ngựa của ta, đoạt đồ ăn thức uống của ta. (Giờ) nồng hậu đối đãi () ta liệu có phải người này không?" Họ quay về kêu lớn một cách đầy ngưỡng mộ. Hoàng thượng do vậy sai người nói cho họ biết: "Có thể đến kết thành đồng minh không?" Bộ trưởng của bộ Chiêu Liệt Ngọc Liệt Bạt Đô (Ülü[k]-bādu[r]) tham mưu với tộc trưởng mã Mã Ngột Nha Đáp Nạp (Ma'u-Yadana), nói rằng: "Thái Xích Ô đã ác với ta chỗ nào? Họ cũng là huynh đệ, sao lại liền hàng chúng (tức hàng Thành Cát Tư Hãn)?", rốt cục (Mã Ngột Nha Đáp Nạp) không theo. Ngột Luật Bạt Đô (Ülü[k]-bādu[r]) bèn cùng Tháp Hải Đáp Lỗ (Taqai-Dalu) lĩnh bộ chúng của mình đến quy thuận. (Họ) nói với hoàng thượng rằng: "Thuộc hạ của tôi như là vợ không chồng, như ngựa không chăn mà đến (), vì (thế) con trai của những bà vợ cả Thái Xích Ô sẽ giết chúng tôi. () Tôi nguyện () từ bỏ thân thuộc để theo cái nghĩa mà ngài chỉ ra (). Hoàng thượng nói: "Ta vừa ngủ say, (ngươi) vén râu ta mà làm ta tỉnh giấc, ngồi thẳng dậy và nâng râu ta khiến ta đứng lên, ngươi nói đúng với tâm ý ta. Nơi nào binh ngươi tới, thì ta sẽ dốc sức giúp ngươi." Sau khi kết minh, hai người nuốt lời quay về. Không lâu sau, () có người thuộc tộc ấy tên Hốt Đôn Hốt Nhi Chương (Qudun-Hurčang) giận Tháp Hải Đạt Lỗ phản trắc, bèn giết hắn bộ Khúc Liệt liền vong.

() Bản của Vương Quốc Duy dùng chữ ngung 隅, bản của Pelliot và Hambis, cũng như bản của Atwood dùng chữ ngẫu 偶. Xét cách dịch của cả Pelliot, Hambis và Atwood thì thấy rõ chữ ngẫu này có nghĩa hơn chữ ngung.

() Nguyên văn là 可同宿於此乎?Người dịch dịch rằng "có thể cùng nhau ở đây không", Pelliot và Hambis dịch thành "Ne pouvons-nous pas passer ici la nuit ensemble?" (Chúng ta không thể qua đêm cùng nhau sao?") (trang 140). Atwood cũng dịch tương tự.

() Nguyên văn dùng chữ trận 陳, tức đội hình. Khi đi săn, người ta săn bắt bằng cách dàn đội hình thành một vòng để bao vây thú săn. Đây là một cách luyện tập chiến đấu của các dân tộc du mục như Mông Cổ hay bán du mục như Nữ Chân. Như Louis Hambis nói về ý kiến của Paul Pelliot trong phần giới thiệu, chữ 陳 này phải đọc là zhèn (cách phiên âm của hai ông là tchen thay vì đọc là t'chen (chén). Chữ trần này dùng thông với chữ trận 陣. Trong binh thư, chữ trận này nghĩa là đội hình. (trang xxi).

() Nguyên văn là 厚恤. Chữ 厚 xin dịch thành nồng hậu, riêng chữ 恤 nghĩa là nghĩ cho ai đó, quan tâm đoái hoài tới ai đó. Nếu diễn giải ra thì có thể dịch là "nghĩ sâu cho ai đó", song ở chỗ này xin dịch là đối đãi với ai nồng hậu vì như vậy phù hợp với hoàn cảnh nêu trên, cụ thể là khi Thành Cát Tư Hãn khoán đãi người Thái Xích Ô, cho họ phần hơn trong cuộc đi săn.

() Nguyên văn là 如我屬將有無夫之婦、無牧之馬而來. Trong câu này, chữ như lại đặt đầu câu mà không phải 我屬將有無夫之婦、無牧之馬而來. Pelliot và Hambis dịch câu này thành: "Nous venons vous soumettre à vous comme des femmes qui n'ont pas de marie, comme des cheveaux qui n'ont pas de pâturages,..." (Chúng tôi quy thuộc ngài như những người đàn bà không chồng, như ngựa không chăn mà tới...) (trang 141). Atwood lại dịch thành "Chúng tôi đến đem theo vợ không chồng và ngựa không người chăn dắt,..." Bản dịch của Atwood không dịch chữ "như" này. Nay người dịch theo cách của Pelliot và Hambis.

() Nguyên văn là "以泰赤烏長母之子討殺我也". 4 chữ 長母之子 này đã gây khó dễ cho nhiều nhà dịch thuật, như được ghi nhận trong phần giới thiệu của Pelliot và Hambis. Các ông cho rằng phải dịch là "fils des grandes mères". Các ông lại dẫn Bezerin ra và dịch sang tiếng Pháp câu dịch sau: "des enfants, qui sont plus grands que des femmes." (những đứa trẻ mà lớn hơn những người đàn bà." Ông Hong Kiun cho rằng cách dịch của Bezerin không có nghĩa gì cả, và cho rằng cách dịch của Erdmann chính xác hơn, "les fils des grandes dammes". Điều này được chứng tỏ qua văn bản tiếng Ba Tư của Rashid ad-Din, cũng được dịch sang tiếng Pháp thành "les fils des grandes dammes", hay còn có thể hiểu là "les fils des épouses des anciens princes". (trang xvi).

() Nguyên văn là 我擔當棄親從義而招之. Hai chữ đảm đương 擔當 này hơi khó dịch cho sát nghĩa. Nếu hiểu rộng ra theo lối văn hiện đại thì tôi "chịu trách nhiệm cho việc từ bỏ ngươi thân để theo cái nghĩa mà ngài chỉ ra." Song người dịch cho rằng chỉ cần dịch thành "nguyện, mong muốn" là được, đơn giản và cũng không sai lệch bao nhiêu cả.

() Chữ 招 này hơi khó dịch, và người dịch cho rằng nó có nghĩa tương đương với chữ dẫn ra. Nay tạm dịch như vậy. Theo Pelliot và Hambis, đoạn 從義而招之 không rõ nghĩa (le mot n'est pas assuré et le sens incertain). Sách của Rashid ad-Din bản tiếng Ba Tư thì ghi rằng "Nous tirerons l'épée de bon coeur en amitié avec toi et nous exterminerons les ennemis." (Chúng tôi sẽ rút gươm đao với tất cả tấm lòng và với tình bạn với ngài chúng tôi sẽ tận diệt kẻ thù) (xem trang 146). Atwood chỉ ra rằng đoạn 4 chữ 棄親從義 (xả thân tòng nghĩa) làm ta nhớ lại đoạn 大義滅親 trong Tả Truyện. Xem Tả Truyện, Ẩn Công tứ niên (左傳.隱公四年). Tuy nhiên, Atwood không giải thích chữ chiêu nên dịch như thế nào.

() Nguyên văn 少(時)族人忽敦忽[...], Vương Quốc Duy theo bản họ Hà, bỏ đi chữ 少, các bản khác chỉ ghi chữ 少, không có chữ gì tiếp theo, làm đau đầu nhiều nhà nghiên cứu. Pelliot và Hambis theo kiến nghị của Lý Văn Điền, thêm chữ thời phía sau. Đinh Khiêm cho rằng chữ này phải là 少焉. Văn bản tiếng Ba Tư của Rashid ad-Din cũng ghi là "peu après", do vậy nay theo Pelliot và Hambis (xem trang xvi phần giới thiệu và trang 147)

7.泰赤烏部眾苦其長非法,相告曰:「太子衣人以己衣,乘人以己馬,安民定國,必此人也。」因悉來歸。赤剌溫拔都、哲別二人實泰赤烏族脫脫哥家人,亦來歸。初,上嘗為塔兒忽台所執,赤剌溫拔都父梭魯罕失剌密釋之,是以歸我。哲別之來,實以力窮故也。失力哥也不干手執阿忽出拔都塔、兒忽台二人來至忽都渾野復從之去,止將已子乃牙阿剌二人來歸。後搠只鈔魯罕二人率朶郎吉札剌兒部及荽葉勝和率忙兀部亦來歸。

Người bộ Thái Xích Ô chịu đựng bộ trưởng (trị vị) không có pháp tắc, nói với nhau rằng: "Thái tử lấy quần áo của mình mặc cho bộ chúng, lấy ngựa của mình cho bộ chúng cưỡi. An dân định quốc, tất là người này." Do vậy đều đến quy hàng. Xích Lạt Ôn Bạt Đô (Čila'un-bādur) (), Triết Biệt (äbä) () hai người thực ra là người nhà của Thoát Thoát Ca (Tötögä) thuộc bộ Thái Xích Ô, cũng đến quy hàng. Trước đó, hoàng thượng bị Tháp Nhi Hốt Đài bắt (Tarqutai), cha của Xích Lạt Ôn Bạt Đô là Toa Lỗ Hãn Thất Lạt (Sorqan-šira) bí mật phóng thích hoàng thượng, cho nên giờ quay về với (bộ ta), Triết Biệt sở dĩ đến, thực vì sức cùng lực kiệt. Thất Lực Dã Bất Can (Širgä[tü]-äbügän) () tận tay bắt A Hốt Xuất Bạt Đô (A'uču--bādur) và Tháp Nhi Hốt Đài (Tarqutai) rồi đến bình nguyên Hốt Đô Hồn (Qutuqul) lại thả chúng đi, rồi trốn, chi đem hai con là Nãi Nha (Nayā) và A Lạt (Ala[q]) đến quy thuộc. Sau Sóc Chỉ (Čöǰi) và Sao Lỗ Hãn (Čaurqan) () hai người soái lĩnh Đóa Lan Cát Trát Lạt Nhi (Dolanggi[t]-J̌alār) bộ, Tuy Diệp Thắng Hòa () soái lĩnh Mang Ngột (Mang'u[t]) bộ cũng đến quy thuận.

() Các dị bản khác của Thân Chinh Lục phiên âm Čila'un thành Xích Lão Ôn 赤老溫. Hambis và Pelliot dẫn sách 道園學古錄 quyển 16 của Ngu Tâp (虞集) phiên âm thành Xích Lão Ôn Bát Đô Nhi 赤老温八都兒 (Čilawun-bādur). Tên Diệc Lão Ôn 亦老溫 tìm thấy trong Nguyên Sử, quyển 113 (Tể Tướng Niên Biểu 2) và quyển 154 (Yết Chỉ Lí Truyện) đều là những tên ghi sai của Xích Lão Ôn (chữ xích  bị chép nhầm thành chữ diệc 亦).

Nguồn sử liệu quan trọng nhất về Čila'un nằm trong sách Sử Tập của Rashid ad-Din và thông tin rải rác trong Mông Cổ Bí Sử (les renseignements épars), trong phần truyện của Nguyệt Lỗ Bát Hoa (月魯不花-Ürük-buqa) trong Nguyên Sử quyển 145 (phần truyện mới được tìm thấy trong sách Mông Ngột Nhi Sử Ký (蒙兀兒史記) của nhà sử học thời Thanh mạt Đồ Kí (屠寄) quyển 28), và trên hết là từ bài bia soạn cho hậu duệ dòng dõi Čila'un được soạn bởi Ngu Tập trong sách đã dẫn quyển 16. Ngoài ra còn có nhiều nguồn Trung Quốc khác, chủ yếu lấy từ các bản phả hệ chép lại trong sách Nguyên Sử Tân Biên quyển 61 của Ngụy Nguyên, trong sách Tân Nguyên Sử, quyển 28 của Kha Thiệu Văn (柯劭忞), và sách Mông Ngột Nhi Sử Ký của Đồ Kí quyển 153. Čila'un không có phần truyện riêng trong sách Nguyên Sử.

Rashid ad-Din viết về cách mà Čila'un đến xin quy thuộc Thành Cát Tư Hãn như sau:

Рассказ о прибытии Чилаукан-бахадура, сына Соркан-Ширэ, из племени сулдус, и Джэбэ, из племени йисут, к Чингиз-хану до прихода племен тайджиут

Чилаукан-бахадур, сын Соркан-Ширэ, из племени сулдус, и Джэбэ, из племени йисут, одной из ветвей нирун, оба были в зависимости от Туда и принадлежали к его личным войскам [хавасс], этот же Туда был сыном Кадан-тайши, бывшего предводителем одной из ветвей тайджиутов; оба эти [Чилаукан-бахадур и Джэбэ] отпали от Туда и явились к Чингиз-хану.

Câu chuyện về việc Čila'un-bādur, con trai của Sorqan-Šira, từ bộ Süldüs và äbä, người thuộc bộ Yisut. đến quy thuộc Thành Cát Tư Hãn trước khi bộ Taiči’ut đến.

Čila'un-bādur, con trai của Sorqan-Šira, người thuộc bộ Süldüs và äbä, người thuộc bộ Yisut, một trong những nhánh của Nirun. Cả hai người đều là thuộc hạ của Tud và là thân quân của ông (Hawass). Tud này là con của Kadan Taiši, thủ lĩnh trước kia của một trong những nhánh của bộ Taiči’ut. Cả hai người này (Čila'un và äbä) đều rời bỏ nơi ấy và đầu quân cho Thành Cát Tư Hãn.

Причина отпадения Чилаукан-бахадура от племени тайджиутов и [его] прихода [к Чингиз-хану] следующая: в то время, когда между Чингиз-ханом и тайджиутами была вражда и распря, [эти последние], найдя однажды удобный случай, внезапно схватили Чингиз-хана, и, как об этом излагалось в разделе о [племени] сулдус, его вызволил Чилаукан-бахадур при помощи остроумного плана.

Lý do khiến Čila'un-bādur rời bỏ bộ Taiči’ut và đầu quân cho Thành Cát Tư Hãn như sau: khi giữa Thành Cát Tư Hãn và bộ Taiči’ut có sự thù hằn và tranh chấp, những kẻ này thừa cơ thuận lợi (найдя однажды удобный случай), bất ngờ bắt lấy Thành Cát Tư Hãn, và như đã miêu tả trong phần đề cập tới bộ Süldüs, Thành Cát Tư Hãn được Čila'un-bādur cứu thoát bằng một kế hoạch thần kỳ. (Sử tập, quyển 2, trang 90)

Cha của Čila'un là Sorqan-Šira. Čila'un là một người Süldüs. Theo Mông Cổ Bí Sử, người Süldüs sống lẫn lộn với người Taič'ut (vivaient mêlés aux Taič'ut).

Čila'un là một trong tứ kiệt (külük), hay tứ hùng (quatre héros) của Thành Cát Tư Hãn. Mỗi külük lại đứng đầu một trong bốn käšik (thân quân) vốn đảm nhiệm trọng trách canh giữ trong vòng ba ngày. Tuy vậy, nhiệm vụ này không truyền xuống lâu dài trong dòng dõi của Čila'un (celui de Čila'un ne semble pas resté longtemps dans sa lignée.

() Theo Hambis và Pelliot, Mông Cổ Bí Sử luôn gọi tên là äbä, Rashid ad-Dun cũng ghi là äbä. al-Nasawi (thư ký và là nhà sử học Khwarezmia, người sáng tác quyển tiểu sử của Jalal ad-Din Mingburnu, con trai của Mohammad II, Khwarezmshah bị đánh bại bởi Thành Cát Tư Hãn.) và Juwaīnī phiên âm tên theo một dạng bị Turk hóa (turcisée). Vị tướng nổi tiếng nay không có phần truyện riêng trong Nguyên Sử, tiểu sử của ông được thêm vào bởi Hồng Quân (洪鈞) trong sách Nguyên Sử Dịch Văn Chứng Bổ (元史譯文證補), quyển 8, và Đồ Kí (屠寄) trong sách Mông Ngột Nhi Sử Ký (蒙兀兒史記) quyển 29. Tên äbä được phiên âm sang chữ Hán dưới rất nhiều dạng trong Nguyên Sử, Triết Biệt 哲別 và Già Biệt 遮別 trong chương 1, Thải Tổ Bản Kỷ, Đồ Biệt 別 trong chương 119 và chương 150, Chiết Bất Na Diễn 折不那演 (äbi noyan) trong chương 120, Triết Bá 伯 Chỉ Biệt 只別 trong chương 121, Giả Tất Na Nhan 者必那演 (äbi noyan) trong chương 122, Biệt Na Nhan 那顏 ([ä]bä) trong chương 123, Chiết Biệt Nhi 別兒, chương 133, Chá Bách 柘柏 quyển 149. Ngoài ra còn có Chá Bác 鷓博 trong Mông Thát Bị Lược.

Tên cũ của äbä là J̌irqo'adai, có nghĩa là số thứ 6 (sixième). äbä là tên gọi được Thành Cát Tư Hãn đặt cho vì ông giỏi kỵ xạ (Mông Cổ Bí Sử, đoạn 147). Bản của Onon dịch như sau:

"Who shot [that arrow] from the mountain top?’ Jebe replied: ‘I shot the arrow from the mountain top. If I am to be put to death by the Qahan, then I shall be left to rot on a piece of ground [the size of] the palm [of a hand]. But if I am granted [mercy], then I shall go ahead on behalf of the Qahan. 

I will attack for you: 
I will slash the deep waters
and erode the shining stone.
At your word, I will go forwards
and smash the blue stones.
If you order me to attack,
I will smash the black stones.
I will attack for you.

Chinggis Qahan said: ‘[Faced with] those he has killed and with his enemies, the enemy hides and tells lies.326 [Here,] however, the contrary is true. [Faced with] those he has killed and with his enemies, [this man] does not deny [his feelings and his actions]. On the contrary, he admits them. [This] is a man to [have] as a companion. His name was Jirqo’adai, but because he shot at the nape of my yellow war-horse with the white mouth, he shall be called Jebe and I shall use him as an arrow.’ [So] he was called Jebe and ordered to walk at [Chinggis Qahan’s] side. This is how Jebe left the Tayichi’uts and became [Chinggis Qahan’s] companion." (Onon, trang 125-126)

Rashid ad-Din viết về cách mà Čila'un đến xin quy thuộc Thành Cát Tư Hãn như sau:

Рассказ о прибытии Чилаукан-бахадура, сына Соркан-Ширэ, из племени сулдус, и Джэбэ, из племени йисут, к Чингиз-хану до прихода племен тайджиут

Câu chuyện về việc Čila'un-bādur, con trai của Sorqan-Šira, từ bộ Süldüs và äbä, người thuộc bộ Yisut. đến quy thuộc Thành Cát Tư Hãn trước khi bộ Taiči’ut đến.

Причина отпадения Джэбэ от тайджиутов и [его] прихода [к Чингиз-хану] следующая: племя тайджиут потеряло [свою] силу, и Джэбэ долго блуждал одиноко по горам и лесам. Когда он увидел, что от этого нет никакой пользы, [то] по безвыходности [своего положения] и необходимости явился к Чингиз-хану с выражением рабской покорности [ему] и подчинился [ил шуд].

Lý do vì sao äbä rời bỏ bộ Taiči’ut và đến với Thành Cát Tư Hãn là như sau: Bộ Taiči’ut mất đi sức mạnh của mình, và äbä lang thang một mình giữa rừng và núi. Khi ông thấy việc này vô ích, xuất phát từ sự tuyệt vọng của bản thân và sự thôi thúc cần thiết, ông ra mắt Thành Cát Tư Hãn, tỏ rõ sự quy phục.

Рассказ об этом подробно изложен в разделе об йисутах [и] при внимательном чтении станет совершенно известным.

Câu chuyện này được ghi rõ trong phần nói vệ bộ Yisut, và với việc đọc kỹ, mọi việc sẽ được sáng tỏ (biết đến). (Sử Tập, quyển 2, trang 90)

äbä là một người Bäsüt.

() Thất Lực Ca Dã Bất Can 失力哥也不干 được Hambis và Pelliot phiên âm thành Širgü'ätü-äbügän, dựa trên Mông Cổ Bí Sử đoạn 149. Dạng thu gọn Širgötü-äbügän được tìm thấy ở đoạn 220. Sách phiên âm từ chữ Hán sang tiếng Mông Cổ của Lajos Ligeti cũng phiên âm thành Širgü'etü ebügen (trang 103), Onon phiên âm thành Shirgü’etü. Äbügän theo Hambis và Pelliot có nghĩa là "người già cả" (viellard) (trang 158), do vậy mà Onon dịch thành "Old man Shirgü’etü" (Onon, trang 127).

() Theo Pelliot và Hambis thì Sóc Chi Sao Lỗ Hãn 搠只鈔魯罕 là một người. Đây là dựa vào đoạn văn trong Sử tập tiếng Ba Tư của Rashid ad-Din, vốn nói liền Sóc Chỉ và Sao Lỗ Hãn thành một tên: öčī-Čāūrqa trong phần lịch sử thị tộc. Sau tên người này là hai chữ nhị nhân (hai người) 二人. Pelliot và Hambis cho rằng đây là lỗi của Thân Chinh Lục và Rashid ad-Din đã đúng. Họ đã bỏ 2 chữ nhị nhân này khỏi đoạn văn (De plus, j'ai supprimé dans la traduction les mots 二人 eul-jen, "deux hommes", du text, car il ne s'agit pas de "Čöǰi et Čaurqan", mais du seul Čöǰi-Čaurqan," (Hơn nữa, tôi đã lược bỏ hai chữ nhị nhân ra khỏi phần dịch văn, vì nó không phải là "Čöǰi và Čaurqan", mà chỉ là "Čöǰi-Čaurqan" (trang 164, chú thích số 13)

Tuy vậy Atwood cho rằng có lẽ Rashid ad-Din đã nhầm lẫn và cho rằng Sóc Chi đây chính là Sóc Chỉ Thát Nhi Mã Lạt (Čöǰi-Tarmala) (xem đoạn 4.) đã nhắc ở trên. Rashid ad-Din đã cho rằng Sóc Chi Thát Nhi Mã Lạt và Sóc Chi Sao Lỗ Hãn là anh em. Còn theo Atwood thì Sóc Chi và Sao Lỗ Hãn là anh em.

() Tuy Diệt Thắng Hòa 荽葉勝和: Louis Hambis và Pelliot không thể khôi phục tên Mông Cổ của tên phiên âm sang chữ Hán này, dù hai ông đã thử nhiều cách như thế các chữ khác vào chữ 荽. Vương Quốc Duy cho rằng chữ 荽 nên là chữ 委, và hai từ  và 葉 đọc thành "uy diệp", liên hệ tới "uy dực" 畏翼, một phiên âm khác của bộ Mangqut, xem Nguyên Sử Úy Đáp Nhi Truyện (元史·畏答兒傳)bản Thuyết Phu lại ghi chữ 荽 thành 𦶝. Lý Văn Điền cho rằng Tuy Diệp Thắng Hòa phải đọc thành Thỏa Quả Lặc Hòa 妥果勒和, được Hambis và Pelliot phiên âm thành Togolqo, có thể là tên của Doqolqu-čäbi trong Nguyên Triều Mật Sử, vốn là một người Mangqut. Nhà sử học Nhật Bản Naka cũng cho rằng đây là kiến giải có lý. Nhưng Hambis và Pelliot lại nói Doqolqu đã đến một mình để quy hàng Thành Cát Tư Hãn mà không mang theo bộ chúng, và quan trọng hơn, trong đoạn văn tương đương của Rashid ad-Din không có chỗ nào nhắc đến Mangqut. Ông dịch đoạn văn của Rashid ad-Din ra Pháp văn như sau: "A ce même moment, öčī-āūrqa, chef de la tribu des Dolangqït, qui sont une branche de J̌alair, s'étant soumis en un endroit appelé Ṭōrāqūn-Sīngüt, entrèrent aussi au service de Gengis-khan." (Cũng vào đúng lúc này, öčī-ārqa, bộ trưởng của bộ Dolangqït, vốn là một chi của bộ J̌alair, đến quy hàng ở một nơi gọi là ōrāqūn-Sīngüt, và phục vụ dưới trướng của Thành Cát Tư Hãn.) Hambis và Pelliot tin rằng tên này đã bị che giấu (se dissimuler) dưới sự thay đổi trong phiên bản tiếng Hán. Trong mười tộc thuộc bộ J̌alair, bộ Dolongqït là bộ thứ chín, bộ thứ mười là bộ Sangqūt hay Šingqūt. Hambis và Pelliot chấp nhận thay đổi chữ 荽 thành 妥, chữ diệp 葉 không đem lại ý nghĩa gì, nhưng hai ông đoán rằng nó có thể bị chép nhầm từ chữ , vốn là dị thể của chữ luy 虆. Chữ thắng 勝 được hai ông cho rằng là phiên âm của chữ šin- trong Šingqūt hay Šingqün. Nếu phần đầu là šing- thì ta cần tiềm phần sau -üt. Chữ 兀 được cho rằng đại diện cho vần -üt, và "thắng ngột" chính là Šingqü[t]. Trong đoạn 及荽葉勝和率忙兀部亦來歸, chữ 及 được cho rằng chép sai từ chữ chí 至, nghĩa là đến. Chữ hòa 和 được thay đổi đặt trước chữ thắng 勝 và là phiên âm của từ Toraqun hay Toraqut. Ba chữ 率, 忙, 部 là ba chữ được thêm vào sau sau khi đối chiếu với các bản của Thân Chinh Lục. Sau cùng, hai ông kiến nghị đoạn này nên đọc như sau: 及(hay至) 亦來歸 (Thỏa Luy Hòa Thắng Ngột cũng đến quy hàng...)

8.日後,上同月倫太后暨哈撤兒、斡真那顏諸昆弟族薛徹、太出等,各以旄車載湩酪,大會於斡難河林木間。會中,太后暨上為族人薛徹別吉及其母忽兒真哈敦共置馬湩一革囊,其次母野別該前獨置一革囊。忽兒真哈敦怒曰:「今不尊我,而貴野別該乎?」遂笞主膳者失邱兒,泣曰:「蓋以捏群太石、葉速該拔都二君去世,我專為他人所辱至此。」因大哭。是時別那顏掌上乞烈事,親禦上馬。播掌薛徹別吉乞列事。播從者因盜我馬靷,別里古台執之。播怒斫別。背傷。左右欲鬥,別止之,曰:「此仇汝等欲即報乎?我傷不甚也,姑待之,不可由我致隙。」其眾不聽,各執馬乳橦,斫木枝疾鬥,我眾勝之,乃奪忽兒真、火真二哈敦留麾下。後復議和,遣二哈敦歸。

Sau đó, hoàng thượng cùng Thái Hậu Nguyệt Luân và các anh em Ha Sát Nhi (Qasar), Oát Chân Na Nhan (O[t]ǰin-noyan), cùng bọn người trong tộc là Tiết Triệt (Säčä-[bägi]) và Thái Xuất (Taiču), mỗi người dùng xe có lông mao () chở sữa lên men (), hội họp lớn ở sông Oát Nan (Onan) giữa rừng. Trong lúc hội họp, Thái Hậu cùng người trong tộc của hoàng thượng Tiết Triệt Biệt Cát (Säčä-bägi) và mẹ ông là Hốt Nhi Chân Ha Đôn (Qūrǰin-qadun) đều đặt lấy một bao da chứa sữa ngựa (), mẹ kế của ông (tức của Tiết Triệt Biệt Cát) là Dã Biệt Cai (Äbägäi) được đặt trước mặt một túi da. Hốt Nhi Chân Ha Đôn nổi giận nói: "Nay không tôn kính ta, mà coi trọng Dã Biệt Cai hay sao?" Bèn quất roi vào người quản đồ ăn Thát Khấu Nhi (Šikiür), khóc mà nói: "Bởi vì Niết Quần Thái Thạch (Näkün-taiši) và Diệp Tốc Cai Bạt Đô (Yäsügäi bādu[r]) hai vị quân vương qua đời, ta mới  bị người khác làm nhục riêng đến mức này." Cho nên khóc lớn. Bấy giờ Biệt Lý Cổ Đài Na Nhan (Bälgütäi-noyan) đang phụ trách khất liệt tư (tức nơi cột ngựa nằm ngoài doanh trại của khả hãn) () của hoàng thượng, đích thân trông coi ngựa của hoàng thượng. Bá Lý (Böri) quản cái khất liệt tư của Tiết Triệt Biệt. Những kẻ theo Bá Lý do cướp dây cương của ta, Biệt Lý Cổ Đài nắm được. Bá Lý giận chém Biệt Lý Cổ Đài. Lưng của Cổ Đài bị thương. Tả hữu muốn đấu nhau, Biệt Lý Cổ Đài ngăn chúng, nói: "Thù này bọn ngươi muốn báo ư? Ta bị thương không nặng, hãy cứ đợi, không thể vì ta mà sinh ra hiềm khích." Bọn nó không nghe, mỗi người cầm gậy quấy sữa ngựa, chặt cành cây giận dữ đánh nhau, bộ chúng của ta thắng, bèn bắt lấy Hốt Nhi Chân (Qūrǰin) và Hỏa Lý Chân (Qoriǰin) hai qadun và giữ lại trong hàng ngũ. Sau đó lại nghị hòa, cho hai qadun quay về.

() Xe có lông mao: nguyên văn là 旄車 mao xa. Hambis và Pelliot chú thích như sau về loại xe này:

"Il s'agit de charretes spécialement aménagées pour le transport et la conservation du qumis; c'était des tonneaux monté sur roues et entourés de feutre out de fourrures. Le Yuan Che (100,1b;cf. aussi Yuan wen lei, 41, 37b) les apelle 醞都 yun-tou"

(Nó là những chiếc xe được sắp xếp đặt biệt để chuyên chở và bảo quản qumis (đồ ăn lên men làm từ sữa ngựa của người Mông Cổ và Turk), đó là những cái thùng phi được đặt trên các bánh ché và đường quấn vòng bằng nỉ và lông. Sách Nguyên Sử quyển 100 gọi đó là "uấn đô" 都.) (trang 181)

Nay khảo Nguyên Sử quyển 100 thì thấy có đoạn sau:

車駕還京師,太僕卿先期遣使徵馬五十醞都來京師。醞都者,承乳車之名也。

Xa giá quay về kinh sư, Thái Bộc Khanh hẹn trước sai sứ cho vời lại uất đô, ngựa năm mười chiếc đến kinh sư. Uất đô là tên xe chở sữa ngựa.

Theo Atwood, dựa vào phần truyện về Kerayit của Rashid ad-Din, thì từ gốc tiếng Mông Cổ là ündür.

() Nguyên văn là chúng lạc 湩酪. Cả hai chữ đều có nghĩa là sữa, chữ lạc 酪 là sữa nấu. Đây chính là thực phẩm truyền thống của người Mông Cổ mang tên qumis.

() Nguyên văn là 革囊. Chữ cách 革 là da và chữ nang 囊 là bao túi. Người Mông Cổ đựng sữa ngựa trong bao bằng da. Theo Hambis và Pelliot thì sách Mông Cổ Bí Sử ghi là "tüsürgä". Rashid ad-Din gọi là "tong".

() Nguyên văn là khất liệt tư 乞烈思, theo chú thích của Vương Quốc Duy thì khất liệt tư là 系禁外系馬所 (nơi buộc ngựa bên ngoài vùng cấm). Hambis và Pelliot nói rằng chú thích này xuất hiện lần nữa trong Nguyên Sử quyển 1, nhưng không có chữ 系.  Chữ "cấm" 禁 ở đây thường để chỉ cấm cung. Tuy nhiên, Thành Cát Tư Hãn đang là một bộ trưởng vùng du mục nên ta phải hiểu ở đây là lều trại mà các thủ lĩnh du mục cùng hội họp. Hambis và Pelliot chỉ ra từ gốc bằng tiếng Mông Cổ là kiriäs, kiriyäs hay kiräs. Sách Sử Tập của Rashid ad-Din vẫn lưu giữ từ Mông Cổ gốc này.

9.行成之際,塔塔兒部長蔑兀真笑徒背金約,金主遣丞相完顏襄帥兵逐塔塔兒北走。上聞之,遂起近兵發自斡難河,迎討之,仍諭月兒斤來助。候六日不至,上以麾下兵,與戰納剌禿失圖、忽剌禿失圖之野,盡虜其車馬糧餉,殺蔑兀真笑徒,又獲大珠衾、銀繃車各一。金兵回,金主因我滅塔塔兒,就拜上為察兀忽魯,亦冊克烈部長脫憐為王。

Trong lúc đó (), bộ trưởng bộ Tháp Tháp Nhi (Tatar) là Miệt Ngột Chân Tiếu Lý Đồ (Mä'üǰin-säültü) bối ước với Kim, Kim chủ sai Thừa Tướng Hoàn Nhan Nhan Tương soái lĩnh quân binh đuổi Tháp Tháp Nhi lên Bắc. Hoàng thượng nghe biết, bèn chiêu tập các binh sĩ ở gần từ sông Oát nan, đón đường thảo phạt chúng, bèn () lệnh Nguyệt Nhi Cân (Yūrgin) đến giúp. Chờ sáu ngày không tới, hoàng thượng lấy binh lính bộ hạ, cùng đánh nhau với chúng ở bình nguyên Nạp Lạt Thốc Thất Đồ (Naratu-šitü) và Hốt Lạt Thốc Thất Đồ (Qusutu-šitü), bắt hết xe ngựa lương thực của chúng, giết Miệt Ngột Chân Tiếu Lý Đồ, lại lấy được một cái chăn ngọc và một yên xe bằng bạc (). Quân Kim quay về, Kim chủ vì việc ta diệt Thát Thát Nhi, liền bái hoàng thượng làm Sát Ngột Hốt Đô (Ča'u[t]-quru), lại sắc phong Bộ Trưởng bộ Khắc Liệt (Kärät) Thoát Lâm (Tōril) làm vương.

() Nguyên văn là 行成之際 (hình thành chi tế), nghĩa là khi hình thành. Ở đây có thể hiểu là khi mọi sự việc trên đang diễn ra, nghĩa là trong lúc đó. Hambis và Pelliot dịch thành "à cette époque" (vào lúc này). Atwood dịch thành "at that time" (vào lúc ấy).

() Chữ 仍 trong hai chữ 仍諭 khó dịch. Vương Quốc Duy chú rằng bản Uông ghi là 人, bản Hà ghi là 又, Quốc Duy theo bản Thuyết Phu ghi là 仍. Tuy nhiên người dịch cho rằng chữ 又 phù hợp hơn ở đây, hoặc cũng có thể là chữ nãi 乃, nghĩa là "bèn". 

() Nguyên văn là 大珠衾、銀繃車, 3 chữ đầu không có gì khó. 衾 nghĩa là cái chăn. Nhưng ba chữ sau lại khó dịch hơn. Chữ 繃 ở đây phải là danh từ, nghĩa là tã lót cho con nít. Nhưng nếu dịch như vậy thì không có nghĩa gì cả. Tham khảo Hambis và Pelliot, ta thấy cụm này có trong sách Mông Cổ Bí Sử, nguyên văn là tanatu könǰlä và münggün ölägäi. Theo tana có nghĩa là ngọc, còn münggün ölägäi có nghĩa là silver cradle (yên bằng bạc). Chữ 繃 ở đây kết hợp với chữ xa 車 phải mang nghĩa là chiếc yên xe. Tuy vậy, theo Hambis và Pelliot, quyển Nguyên Sử Loại Biên và Rashid ad-Din ghi rằng chiếc yên bằng vàng vì nó dùng chữ kim 金. Đây theo hai ông là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

10. 時我眾居哈連徒澤間,為乃蠻部人所掠。《元史,太祖紀》云:『帝之麾下有為乃蠻部人所掠者,帝欲討之,復遣六十人徵兵於薛徹別吉。薛徹別吉以舊怨之故,殺其十人,去五十人衣而歸之。』上怒曰:「曩者別里古台為彼所傷,我舍釁議和而不聽,今何乃乘敵勢陵我!」因發兵於大川,至朵欒盤陀山,大掠月兒斤部,惟薛徹、太出僅以妻孥數人脫走。

Lời bình: Đoạn số 10 này có nhiều vấn đề trầm trọng cần bàn ngay. Theo Vương Quốc Duy trích dẫn bản của họ Hà thì đoạn văn "帝之麾下有為乃蠻部人所掠者,帝欲討之,復遣六十人徵兵於薛徹別吉。薛徹別吉以舊怨之故,殺其十人,去五十人衣而歸之。" (Bộ hạ của hoàng đế có kẻ bị người bộ Nãi Man cướp, hoàng đế muốn thảo phạt chúng, lại sai sáu mươi người đầu binh cho Tiết Triệt Biệt Cát. Tiết Triệt Biệt Cát vì nỗi oán hận củ, giết mười người, cởi hết quần áo năm mươi người (còn lại) rồi thả về.)  bị khuyết mất trong Thân Chinh Lục. Vương Quốc Duy đã chèn thêm đoạn này vào từ Nguyên Sử quyển 1, Thái Tổ Bản Kỷ. Hambis và Pelliot cũng làm tương tự. Atwood không chú thích thêm gì về đoạn này.

Bấy giờ bộ chúng của ta ở giữa đầm Hợp Liên Đồ (Hariltu), bị người bộ Nãi Man (Naiman) () cướp. (Bộ hạ của hoàng đế có kẻ bị người bộ Nãi Man cướp, hoàng đế muốn thảo phạt chúng, lại sai sáu mươi người đầu binh cho Tiết Triệt Biệt Cát. Tiết Triệt Biệt Cát vì nỗi oán hận củ, giết mười người, cởi hết quần áo năm mươi người (còn lại) rồi thả về.) Hoàng thượng nổi giận nói: "Trước kia Biệt Lý Cổ Đài (Bälgütäi) (xem đoạn 8) bị hắn đả thương (xem đoạn 8), ta xóa bỏ hiềm khích làm hòa nhưng không nghe, nay sao lại thừa thế địch lăng nhục ta!" Cho nên phát binh ở Đại Xuyên, đến núi Đóa Lan Bàn Đà, cướp sạch bộ Nguyệt Nhi Cân (Yūrgin), duy chỉ có Tiết Triệt, Đại Xú (Taiču) cùng vợ con chạy thoát. (về hai người nay đọc đoạn 8).

() Theo Hambis và Pelliot, cách phiên âm bộ Naiman thành Nãi Man 乃蠻 gần như đồng nhất, nhưng ta vẫn gặp phải nhiều cách phiên âm khác, như Nãi Mã 乃滿 (Nguyên Sử, quyển 63, 149), Nãi Mã 乃馬, hai ông phiên âm thành Naima hay Naima[t] (Nguyên Sử, quyển 123). Nãi Man 迺蠻 (Nguyên Văn Loại, quyển 23), Nại Man 奈蠻 (Hắc Thát Sự Lược, xem đoạn 45), bộ Nãi Man Đái 乃蠻帶, phiên âm thành Naimantai (Nguyên Sử, quyển 22), hay Nãi Man Đài 台, Nãi Man Đái 帶, Nãi Man Đài 歹 (Tam Sử Đồng Danh Lục, quyển 20), đều là giống đực trong tiếng Mông Cổ, Nãi Mã Chân 乃馬真 (Naimaǰin) (Nguyên Sử quyển 2, quyển 106, quyển 144), Nãi Man Chân 乃蠻真 (Nguyên Sử quyển 37), đều là giống cái.

11.上時居塔剌速之野,有克烈部汪可汗弟札阿紺孛來歸。適蔑乞部與我會戰,上與阿紺孛迎敵之,其眾敗走。是時,有土滿土伯夷、董哀諸部,乃克烈敗散之眾,亦來降。

Bấy giờ hoàng thượng ở bình nguyên Tháp Đóa Tốc (Tarasut hay Däräsü[t]) (), có em của Uông Hãn Khả Hãn (Ongqan-qahan) thuộc bộ Khúc Liệt (Kärät) là Trát A Cám Bột (J̌a'a-gambo) () đến quy thuộc. Vừa lúc ấy bộ Miệt Tư Khất (Märkit) hội chiến cùng ta, hoàng thượng và Trát A Cám Bột đón địch, quân chúng thua chạy. Lúc này, có bộ Thổ Mãn Thổ Bá Di (Tümän-Tübäyi[t]) và Đồng Ai (Dong'ai), là bộ chúng của Khất Liệt thua tan, cũng đến quy hàng.

() Bản của Vương Quốc Duy, theo Hambis và Pelliot, ghi thành Tháp Đóa Tốc 速, các bản khác ghi thành 速. Hai ông cho rằng 刴 là ghi sai từ 朶, và bản thân 朶 là ghi sai của 剌. Như vậy, nó phải ghi là Tháp Lạt Tốc 塔剌速. Mông Cổ Bí Sử, quyển 150 ghi tên này thành Tärsüt.

() Tên này được phiên âm y như vậy trong Nguyên Sử, quyển 1, Thái Tổ Bản Kỷ. Nhưng ở quyển 120, Thuật Xích Đài 朮赤台 Truyện, họ lại phiên âm thành Trát Ha Kiên Phổ 扎哈堅普. Hambis và Pelliot phiêm âm tên này thành J̌aqa-gambu. Trong bản dịch tiếng Nga củ Sử Tập, Rashid ad-Din, Berezin phiên âm thành J̌akhanbo, nhưng theo Hambis và Pelliot thì nên chuyển thành ā-gambō. Đây là một tên Tây Tạng-Tây Hạ.

12.汪罕可汗始與葉速該可汗和好,相稱按答。所以然者,由初汪可汗之父忽兒胡思盃祿可汗既卒汪可汗殺戮昆弟。其叔父菊兒可汗率兵與汪可汗戰,逼汪可汗於哈剌溫隘敗之,僅以百餘騎,奔葉速該可汗。葉速該可汗親將兵逐菊兒可汗走西夏,復奪部眾歸之。汪可汗感德,遂盟按答。後汪可汗弟也力可哈剌者,以其多殺昆弟,叛歸乃蠻部亦難赤可汗。亦難赤可汗發兵伐汪可汗,盡奪克烈部眾與也力可哈剌。汪可汗脫身,歷走三城,奔赴契丹主菊兒可汗。既而復叛之,涉畏吾兒、西夏諸城邑,中道糧絕,遺乳羊五頭,以繩()禁羊口,奪其乳為飲,刺橐駝血煮為食,困甚,僅至曲薛兀兒澤。上聞之,以其初與先君按答之故,乃遣近侍塔海、雪也垓二人往招之來。上自怯綠連河親迎撫勞,安置軍中,大賑給之。

Uông Hãn Khả Hãn (Ongqan-qahan) ban đầu cùng Diệp Tốc Cai Khả Hãn (Yäsügäi-qahan) có quan hệ hòa hảo với nhau, xưng với nhau là án đáp (anda) (). Vì sao lại như thế, là do trước đây (khi) cha của Uông Khả Hãn Hốt Nhi Tráp Hồ Tư Bôi Lộc (Qurǰaqus Buiru[q]-qahan) chết, Uông Khả Hãn thảm sát anh em. Chú bên nội của Uông Khả Hãn là Lan Nhi Khả Hãn (Gür-qahan) soái binh cùng Uông Khả Hãn chiến, bức bách Uông Khả Hãn ở ải Ha Lạt Ôn (Qara'un), đánh bại ông, chỉ còn hơn trăm kỵ, chạy đến chỗ Diệp Tốc Cai Khả Hãn. Diệp Tốc Cai Khả Hãn thân chỉ huy binh đuổi Lan Nhi Khả Hãn sang Tây Hạ, lại đoạt lấy bộ chúng rồi quay về. Uông Khả Hãn cảm động cái đức ấy, bèn thề là án đáp. Sau em của Uông Khả Hãn là Dã Lực Khả Ha Lạt (Ärkā-Qara), vì anh em mình đa phần bị giết, phản quy phục bộ Nãi Man (Naiman) của Diệc Nan Xích Khả Hãn (Inanči-qahan). Diệc Nan Xích Khả Hãn phát binh trừng phạt Ông Khả Hãn, đoạt hết bộ chúng Khúc Liệt và đưa chúng cho Dã Lực Khả Ha Lạt. Uông Khả Hãn thoát thân, chạy qua ba thành (), trốn chạy đến nơi của Khiết Đan chủ là Lan Nhi Khả Hãn (Gür-qahan) (). Không lâu sau lại phản ông ta, vượt qua thành ấp Duy Ngô Nhĩ (Ui'ur/Uyghur) và Tây Hạ, giữa đường tuyệt lương, còn lại năm con dê () sữa, dùng que nhọn làm ngậm miệng con dê lại (), lấy sữa của nó làm thức uống, đâm lạc đà lấy  máu mà ăn (), (Uông Khả Hãn) rất khổ, chỉ tới được đầm Khúc Tiết Ngột Nhi (Küsä'ür. Hoàng thượng biết việc ấy, vì trước kia tiên thần (tức cha Thành Cát Tư Hãn) từng là án đáp, nên bèn sai cận vệ hai người Tháp Hải (Taqai) và Tuyết Dã Cai hai người đến đón. Hoàng thượng từ sông Khiết Lục Liên đích thân đón và ủy lạo, an trí (Uông Khả Hãn) trong quân, và ra sức cứu giúp ông.

() Án đáp, Vương Quốc Duy chú thích theo Nguyên Sử là 原註:「交物之友」 (Nguyên chú: "Bạn giao vật cho nhau"). Nguyên Sử, Thái Tổ Bản Kỷ ghi như thế này: 按答,華言交物之友也。(Án đáp, là bạn trao đổi lời nói và vật vậy). Hambis và Pelliot dịch thành: "c'est le terme pour conclure une amitié indissoluble." (là từ để chỉ sự hình thành tình bạn không thể chia rẽ được). Hambis và Pelliot dẫn theo sách Quán Đường Tập Lâm (觀堂集林), quyển 16, trang 19--20 rằng Vương Quốc Duy đã chứng minh được rằng chữ án đáp này đã tồn tại từ thời Khiết Đan (tức nhà Liêu).

() Ba thành, nguyên văn là 歷走三城. Nguyên Sử, Thái Tổ Bản Kỷ ghi là 汪罕走河西、回鶻、回回三國 (Uông Hãn chạy vào Hà Tây, Hồi Hột, Hồi Hồi ba nước). Rashid ad-Din lại ghi là "ba tỉnh" (three provinces) theo Atwood.

() Khiết Đan chủ Lan Nhi Khả Hãn. Người Khiết Đan lập quốc thời Da Luật A Bảo Cơ, sau bị nhà Kim dưới trướng Hoàn Nhan A Cốt Đả diệt. Da Luật Đại Thực dẫn bộ chúng chạy sang phía Tây, đánh bại sultan đế chế Seljuk cuối cùng là Ahmad Sanjar ở trận Qatwan, lập nên nước Tây Liêu, nước này còn được biết đến là Qara-Khitai (Khiến Đan đen). Vua của họ gọi là Gür-qahan, nghĩa tiếng Anh là "universal qahan". Ở đây người đọc không nên nhầm lẫn với Lan Nhi Khả Hãn, chú bên nội của Uông Khả Hãn. Theo Atwood, cụm từ Gür-qahan còn để chỉ Trát Mộc Hợp nữa. Do vậy không nên nhầm tên của ba người này. 

() Nguyên văn là 羊, chữ "dương" này để chỉ chung cho cả dê và cừu. Theo Atwood, thì Mông Cổ Bí Sử dùng chữ ima’at, nghĩa là dê.

() Nguyên văn là 以繩()禁羊口. Atwood sửa chữ "thừng" 繩 thành chữ "xoa" 叉. Atwood phân tích bản tiếng Mông Cổ của Mông Cổ Bí Sử và chỉ ra rằng danh từ śirgö trong tiếng Mông Cổ trung đại có 3 nghĩa, trong đó nghĩa phù hợp với ngữ cảnh ở đây là "một vật làm bằng hai thanh nhọn bắt chéo nhau được treo từ mũi con vật để ngăn không cho nó uống sữa của mình." Hambis và Pelliot dịch đoạn này thành "il liat la bouche pour traire de lait et ensuite le boire." (buộc miệng mình để vắt sữa và rồi uống nó) (trang 231). Sở dĩ hai ông dịch như vậy là vì hai ông giữ nguyên chữ 繩, có nghĩa là buộc. Nhưng cách diễn giải này không khớp với 3 chữ còn lại 禁羊口, nghĩa là "đóng miệng con dê lại." Atwood cho rằng hai ông đã không thể diễn giải được nghĩa của toàn đoạn này. Người dịch đoán định hai ông vẫn giữ nguyên chữ 繩 từ bản của Vương Quốc Duy. Chữ "cấm"  禁 ở đây có nghĩa là đóng, diễn giải nghĩa ra thì có nghĩa là đóng kín, tức cấm, như trong "cấm đoán". Ngày nay trong tiếng Hán vẫn còn từ quan cấm 關禁, có nghĩa là khóa thẻ tín dụng lại. "Khóa" và "đóng" gần nghĩa nhau.

13. 後秋,上同汪可汗會於土兀剌河上黑林間,結為父子禮。是年冬,月兒斤部先脫走者薛徹、太出,追至帖列徒之隘,滅之。

Cuối mùa thu (), hoàng thượng cùng Uông Khả Hãn gặp nhau giữa rừng đen (Hắc lâm) trên sông Thổ Ngột Lạt (Tu'ula), làm lễ kết thành phụ tử (cha con). Mùa đông năm ấy, (hai người) trước thoát khỏi bộ Nguyệt Nhi Cân (Yūrgin) là Tiết Triệt và Thái Xuất truy đến ải Thiết Liệp Đồ (Tälätü), diệt chúng.

() Hambis và Pelliot dịch hai từ "hậu thu" 後秋 này thành "Tard dans l'automne [de la même année] (vào cuối mùa thu cùng năm). Bản của Vương Quốc Duy lượt bỏ chữ "hậu" 後 đi, chỉ chừa lại chữ "thu" 秋, cũng ám chỉ là mùa thu cùng năm. Hambis và Pelliot nghĩ rằng hậu thu là giai đoạn mùa thu sau trung thu 中秋, tức là giữa mùa thu (trang 258). Lễ trung thu cũng rơi vào giữa mùa thu. Hai ông dựa trên ý kiến của Hong Kiun. Atwood cũng đồng ý với các diễn giải của Pelliot. Nay tiếp nhận ý kiến của ba ông Hambis, Pelliot và Atwood.

14. 次年秋,上發兵於哈剌河,伐蔑乞部主脫脫,戰於莫察那山,遂掠兀都夷、蔑乞二部,收其眾,盡以其所獲給汪可汗。其後部眾稍集,不約我軍,自侵蔑乞,至捕兀剌川,殺脫脫之子土居思別吉,虜忽都臺、察勒渾二哈敦,及招脫脫次子和都、赤剌溫二人領部眾而來所奪不以秋豪與我。脫脫奔巴兒忽真之隘。

Mùa thu năm sau (), hoàng thượng phát binh ở sông Ha Lạt (Qara), thảo phạt bộ chủ Thoát Thoát (To[q]to) của bộ Miệt Tư Khất (Märkit), chiến ở núi Mạc Sát Na (Monoča), bèn cướp hai bộ Ngột Đô Di (Uduyi[t]) và Miệt Tư Khất, thâu lại bộ chúng của chúng, lấy hết chiến phẩm đoạt được đưa cho Uông Khả Hãn. Sau đó, Bộ chúng của Uông Khả Hãn hơi tập hợp lại, không ước hẹn với quân ta, tự xâm chiếm Miệt Tư Khất, đến sông Bộ Ngột Lạt (Bu'ura), giết con của Thoát Thoát là Thô Cư Tư Biệt Cát (Tügüs-bāgi), bắt hai qadun Hốt Đô Đài (Qudu[q]tai), Sát Lặc Hồn (Čalqun), và còn đón chào hai người con thứ của Thoát Thoát Hòa Đô (Qodu), Xích Lạt Ôn (Čila'un) vì họ lĩnh bộ chúng đến. Chiến phẩm đoạt được không chia cho ta. Thoát Thoát chạy vào ải Ba Nhi Hốt Chân (Barquǰin). ()

()() Theo Hambis và Pelliot, Rashid ad-Din xác định mùa thu này là vào năm con rắn (l'année de serpent), tức là năm 1197. Năm 1197 tính theo lịch Trung Hoa bắt đầu từ ngày 20 tháng giêng năm 1197. Nhưng nếu Uông Khả Hãn cùng với Thành Cát Tư Hãn trong chiến dịch đánh lại người Tatar vào mùa hè năm 1196, và việc Uông Khả Hãn chạy trốn khỏi Dã Lực Khả Ha Lạt (Ärkā-Qara) (xem đoạn 12), trước chiến dịch này, thì việc Uông Khả Hãn quay về không thể xảy ra trước năm 1198, và năm sau đó là năm 1199. Tuy nhiên, theo hai ông, vấn đề xác định thời gian còn tệ hơn (mais il y a plus grave.) Mông Cổ Bí Sử từ đoạn 104-114 (xem bản dịch của Onon) kể về chiến dịch chống lại người Märkit rất chi tiết và cho rằng Trát Mộc Hợp (Jamuqa) đóng vai trò quan trọng chỉ kém Thành Cát Tư Hãn và Uông Khả Hãn. Trong quá trình tiến hành chiến dịch đó, Thành Cát Tư Hãn tìm lại được vợ mình Börte:

"The Merkit people fled at night in panic down the Selengge [...].Temüjin went [among] the panic-stricken fugitives, crying, ‘Börte! Börte!’ Lady Börte, who was among those fleeing, heard and recognised Temüjin’s voice. She got down from the cart and ran towards him. Both Lady Börte and Qo’aqchin recognized Temüjin’s rein and tether, [even] in the night, and seized them. By the light of the moon, [Temüjin] recognised Lady Börte. At this unexpected meeting, they embraced. The same night, Temüjin sent word to To’oril Qan and [his] sworn brother Jamuqa to say: ‘I have found what I sought. Let us not continue through the night but pitch camp here.’ The Merkit people, fleeing in panic and scattering through the night, set up camp in the same place and spent the night there. This is how Lady Börte met [Temüjin] and was saved from the Merkit people." (Onon trang 93).

Trong chú thích số 227, Onon ghi rằng sự kiện này diễn ra năm 1179.

Theo Rashid ad-Din, bản dịch của Berezin, thì öči, con trai trưởng của Thành Cát Tư, được sinh ra khi người Märkit bắt được Börte. Mông Cổ Bí Sử không nhắc gì liên quan trực tiếp đến việc này. Ấy thế mà họ lại ghi rằng khi Thành Cát Tư Hãn muốn chọn người kế vị mình, người con thứ ba là Čaγātai nổi giận và hỏi rằng:

"‘By telling Jochi to speak, are you saying that you nominate him [as your successor]? How could we be governed by a bastard of the Merkits?" (Onon trang 243).

Điều này có nghĩa người viết Mông Cổ Bí Sử đã biết thân thế bất tường của öči. 

Tuy vậy, Mông Cổ Bí Sử tách biệt hai chiến dịch, một gồm Thành Cát Tư Hãn, Uông Khả Hãn và J̌amuqa chống lại người Märkit và hai là chiến dịch mà Uông Khả Hãn một mình đánh họ. Chiến dịch thứ hai diễn ra vào năm con chó, cùng lúc với chiến dịch Thành Cát Tư Hãn đánh người Tatar:

"In that same Year of the Dog when Chinggis Qahan went to fight the Tatar people, the Ong Qan went to fight the Merkits. He chased Toqto’a-beki towards the Barqujin lowland and killed Toqto’a’s eldest son, Tögüsbeki. He took Toqto’a’s two daughters, Qutuqtai and Cha’alun, and his wives and plundered the two sons, Qutu and Chila’un, together with [Toqto’a-beki’s] people. [Yet] he gave nothing to Chinggis Qahan." (Onon, 135).

Năm con chó gồm năm 1178, 1190, 1202. Hambis và Pelliot cho rằng năm 1178 quá sớm, năm 1202 quá trễ, nhưng năm 1190 cũng không hợp lý. Hai ông cho rằng năm con rắn (moqai) và năm con chó (noqai) không bị nhầm lẫn, dựa theo phiên bản của Mông Cổ Bí Sử mà hai ông đã sở hữu. Năm sinh trễ nhất của öči là năm 1184. Vào năm 1190, öči ít nhất 6 tuổi. Hai ông kết luận rằng việc Börte sinh öči như được ghi trong Mông Cổ Bí Sử đã bị "sáng tạo" ra (Ceci amène à penser que l'histoire romanesque de la dé livrance de Börtä racontée dans l'Histoire sécrète pourrait bien avoir été inventée de toutes pièces).

Hai ông kết luận rằng các chiến dịch nêu ra ở đoạn 14 này phải là tập hợp (un récit composite) của hai hay thậm chí ba chiến dịch diễn ra khá xa với nhau về mặt thời gian. Nếu J̌amuqa tham gia chiến dịch này thì nó rõ ràng phải trước năm 1199.

Tóm lại, vấn đề đoạn 14 ở đây là hai chiến dịch, một của Thành Cát Tư Hãn và Uông Khả Hãn (và cả của J̌amuqa) và chiến dịch mà Uông Khả Hãn đánh riêng lẽ được ghi chép trong cùng một mùa thu cùng năm phải là hai chiến dịch riêng rẻ cách nhau khoảng thời gian dài. Chiến dịch đầu có thể diễn ra vào năm mà öči sinh ra, sớm nhất vào năm 1179 và trễ nhất năm 1184. Chiến dịch thứ hai diễn ra vào năm 1197 hoặc năm 1199.

Rašidu-'d-Din dit que c’est l’année du serpent, don’t le commencement tombait en rabī Ier de 593 de l’hégire; il s’agirait donc de 1197; l’année chinoise du serpent a commencé le 20 janvier 1197. Mais si Ong-khan était bien avec Gengis-khan lors de la compagne de celui-ci contre les Tatar dans l’été de 1196 (date assureé, au lieu du 1194 de Rašid, par la mention de Wan-yen Siang; cf.supra 9), et si la fuite d’Ong-khan devant Ärkā-Qara et son retour sont vraiment, comme il semble, posté rieurs à cette campagne de 1196, le retour d’Ong-khan ne peut se placer avant 1198, et l’année suivante serait 1188 (cf. d’ailleurs Naka, 22). Mais il y a plus grave. L’Histoire sécrète (104-114) raconte la compagne contre les Märkit, donnant force détails en noms de lieux, et y faisant jouer un rôle essential, auprès de Gengis-khan et d’Ong-khan, à J̌amuqa, qui par consequent n’était pas encore brouillé avec Gengis-khan, comme il l’est déjà dans nos 4 et 5; en outre, c’est au cours de cette campaigne que Gengis-khan aurait retrouvé sa femme Borta capturé par les Märkit (His.secr. 110). Or, une tradition constante (cf. Rašidu-'d-Din, dans Berezin, trad., I, 42-43, 72; II, 76) veut que J̌öči, le fis ainé de Gengis-khan, soit né au moment où Borta était ramenée de chez les Märkit. L’Histoire sécrète dit rien directement de cette naissance; ses rédacteurs connaissaient cependant l’aventure, car, lorsque Gengis, voulant fixer sa succession, prononce d’abord le nom de J̌öči, son second fils Čaγātai s’emporte contre la désignation possible de “ce Märkit (ana Märkidäi; 254). Qu’il s’agisse bien d’une même campagne, c’est ce que démontrent à mon sens, à la fois le double fait qu’il n’y en a qu’une de Gengis-khan contre les Märkit aussi bien dans le T’sin-tcheng lou (et Rašidu-'d-Din) que dans l’Histoire sécrète et qu’il y a des noms communs aux deux récits. Toutefois l’Histoire secrete sé pare par un long intervalley la compagne commune de Gengis-Khan, Ong-khan et J̌amuqa contre les Märkits et celle qu’Ong-khan mena seul contre les mê mes adversaires; 

Celle-ci eut lieu dans l’année du “chien” selon le texte, pendant que Gengis-khan guerroyait à l’Est contre les Tatar (Hist.secrète, 153, 157; cette campagne de Gengis-khan contre les Tatar est formellement placée en 1202 par notre texte, infra 23). L’année du “chien” (noqai)  n’est pas les deux fois une mauvaise lecture des transcripteurs pour l’année “serpent” (moqai), car les deux fois c’est aussi noqai qu’on a dans ma copie du mss.d’Urga (ff. 76a, 78b). les ann é es du “chien” sont…1178. 1190, 1202, etc. J’exclus 1202 comme trop tardif, s’il doit s’agir de la délivrance de Börtä et placer très près l’une de l’autre, avec le Ts’in-tcheng lou et Rašidu-'d-Din, la campagne de Gengis-khan et Ong-khan contre les Märkit, puis la campagne du seul Ong-khan contre les mêmes adversaires. En effet, Ögödäi, le troisième fils de Gengis-khan et de Börtä, mort en 1241 à 56 ans à la chinoise (55 pour nous), a dû naitre en 1186; ains la date la plus basse possible pour la naissance de J̌öči, le premier fils de Börtä, est 1184; en 1190, J̌öči avait au moins six ans. Ceci amène à penser que l’histoire romanesque de la délivrance de Börtä racontée dans l’Histoire secrete pourrait bien avoir été inventée de toutes pieces. Rašidu-'d-Din avait entendu un récit tout different. Selon l’historien persan (trad., I, 42-43, 72; II, 76), les Märkit après avoir capture Börtä, la remirent à Ong-khan, avec qui ils entretenaient alors des relations cordials; Ong-khan, à raison de son amitié tant autrefois avec Yäsügäi qu’à présent avec Gengis-khan, respecta la jeune femme que Gengis-khan envoya chercher par un de ses serviteurs J̌alair, appelé Saba; J̌öči naquit en route, pendant que Saba ramenait Börtä à Gengis-khan. L’Histoire secrete confirme indirectement un point de cette histoire: Quand Ong-khan, chassé par Gür-khan, s’était réfugié au Qara’un-Qabčal, et avant de faire appel à Yäsügäi, il avait donné au chef Märkit Toqto’a sa fille Huǰa’ur-üǰin (Hist.secrète, 177; ceci est confirmé indirectement par Rašidu-'d-Din, car ce doit être la mère du Čila'un cite plus loin dans le présent paragraphe); telle était assez vraisemsablement l’origine des bonnes relations entre Ong-khan et les Märkit. Le récit de la compagne contre les Märkit sous la conduit de Gengis-khan, d’Ong-khan et de J̌amuqa est peut-être donc un ré cit composite, où deux, ou même trois operations séparées par pas mal d’années ont été mêlées. Si J̌amuqa prit part à l’une d’elles; l’exemple même de la fuite d’Ong-khan devant son oncle Gür-khan, Kiakhta pour se rendrez chez  Yäsügäi aux sources de l’Onon et du sujet de la campagne menée en sens inverse contre les Märkit, et c’est en function des données très détailllées de l’Histoire se cr è te que je discuterai le pr é sent paragraphe du Ts’in-tcheng lou, et le texte correspondant de Rašidu-'d-Din. (trang 265-267)

15. 後上與汪可汗征杯祿可汗,至黑辛八石之野,盡虜其民。杯祿可汗先遣也的脫孛魯領百騎為前鋒,我軍逼之,走據高山,其馬鞍轉墜,擒之。冬,上與乃蠻部將曲薛吾、撒八刺二人遇於拜答剌邊只兒之野。日暮,列陳對宿,期明日戰。是夜,汪可汗多然火於所陳地,使人不疑,潛移眾於哈薛兀河上。時札木合在幕下,日出望見汪可汗立旗幟非舊處,馳往問之,曰:「王知眾否?我昆弟如野鳥依人,終必飛去。余猶白翎雀也,棲息幕上,寧肯去乎?我嘗言之矣。」部將曲憐拔都聞之,嘆曰:「至愛昆弟之間,何為是言也?」和都、赤剌溫因是亦叛汪可汗,歸其父脫脫所居。上見汪可汗移去,曰:「此輩無乃異志乎?」即解陳去駐撒川。汪可汗至土兀剌河,其子亦剌合鮮昆及札阿紺孛自也叠兒按臺河來會父軍。曲薛吾、撒八乘其不備,虜其部眾,又掠汪可汗所居邊民牛馬輜重而還。亦剌合、札阿紺孛僅以身免,奔告汪可汗。汪可汗命亦剌合將己兵往追之,且遣使來告曰:「乃蠻為不道,擄我人民,太子有良將四人,能假我雪怨復人民乎?」上釋前憾,遂遣博爾術那顏、木華黎國王、博羅渾那顏、赤老溫拔都四將,帥兵往救之。比我軍至,亦剌合先與其將迪吉火力亦禿兒幹盞塔兀等二人追至忽剌河山。曲薛吾撒八剌迎敵,迪吉火力亦禿兒幹盞塔兀二人。流矢中亦剌合馬胯,幾為所獲。須臾四將兵至,救亦剌合,大敗其眾,盡奪所掠歸之汪可汗。汪可汗深感上德,謝曰:「曩以困乏,荷太子切切加意,今已亡之國,又奪歸之,不知將何以報也。

Sau đó hoàng thượng cùng Uông Khả Hãn chinh phạt Bôi Lộc Khả Hãn (Buiru[q]-qahan), đến bình nguyên Hắc Tân Bát Thạch (Qïsïl-baš), bắt hết dân của chúng. Bôi Lộc Khả Hãn trước đó sai Dã Đích Thoát Bột Lỗ (Yädi-Toblu[q]) lĩnh trăm kỵ làm tiền phong, quân ta ép chúng, bỏ chạy lên núi cao, yên ngựa của chúng bị rớt, chúng bị té xuống, bắt được. Mùa đông, hoàng thượng cùng bộ tướng bộ Nãi Man (Naiman) Khúc Tiết Ngô (Kü[k]sä'ü) và Tát Bát Thích (Sabra[q]) hai người () gặp nhau ở bình nguyên Bái Đáp Lạt Biên Chỉ Nhi (Baidara[q]-Bälǰir). Khi mặt trời sắp lặn, liệt trận nghỉ ngơi đối mặt nhau (), đợi ngày hôm sau giao chiến. Đêm đó, Uông Khả Hãn nhóm lửa ở nơi mình bày trận, khiến cho người khác không nghi ngờ, ngầm đưa quân đến sông Ha Tiết Ngột Tư  (Qa[ra]-Sä'ul). Bấy giờ Trát Mộc Hợp (J̌amuqa) đang trong lều, lúc mặt trời mọc nhìn thấy cờ xí của Uông Khả Hãn không được đặt ở chỗ cũ, cưỡi ngựa đến hỏi: "Vương có biết bộ chúng không? () Anh em ta như chim hoang dã gặp người, rốt cục tất bay đi, ta giống như chim tước lông trắng, đậu nghỉ trên lều, sao ta lại phải đi, ta đã từng nói như thế rồi." Bộ tướng Khúc Lân Bạt Đô (Kürin-bādu[r]) nghe thấy thế, liền than rằng: "Đến như giữa anh em tương ái, sao có thể nói lời như thế?" Hòa Đô và Xích Lạt Ôn do vậy cũng phản Uông Khả Hãn, quay về chỗ nơi cha mình Thoát Thoát đang ở. Hoàng thượng thấy Uông Khả hãn dời đi, nói: "Bọn này không có chí hướng khác chăng?", lập tức giải thể thế trận đến đồn trú ở sông Tát Tư (Sāri). Uông Khả Hãn đến sông Thổ Ngột Lạt (Tu'ula, Tūla), con trai ông là Diệt Lạt Hợp Tiên Côn (Ilqa-Sängün) và Trát A Cám Bột (J̌a'a-gambo) từ sông Dã Điệp Nhi An Đài (Ädär-Altai) đến hợp hội với quân của phụ thân mình. Khúc Tiết Ngô (Kü[k]sä'ü) và Tát Bát Thích (Sabra[q]) thừa cơ chúng không phòng bị, bắt bộ chúng của chúng, lại cướp biên dân, bò ngựa, xe chở đồ, ở nơi mà Uông Khả hãn ở rồi đem về. Chỉ có Diệc Lạt Hợp (Ilqa) và Trát A Cám Bột (J̌a'a-gambo) là thoát thân, chạy về báo cho Uông Khả Hãn biết. Uông Khả Hãn lệnh Diệc Lạt Hợp chỉ huy binh sĩ của mình đến đuổi theo, lại còn sai sứ đến báo rằng: "Bộ Nãi Man (Naiman) vô đạo, bắt cướp người dân của ta, thái tử (tức Thành Cát Tư Hãn) có bốn vị lương tướng (), có thể cho ta mượn để rửa cơn thịnh nộ này và trả lại dân ta không?" Hoàng thượng gác cơn giận trước kia sang một bên, sai Bác Nhĩ Thuật Na Nhan (Bōrǰu-noyan), Mộc Hoa Lê (Muqali) Quốc Vương, Bác La Hồn Na Nhan (Boroqul-Noyan) và Xích Lão Ôn Bạt Đô (Čilawun-bādur) bốn tướng soái binh đến cứu viện. Đến khi quân ta tới, Diệc Lạt Hợp trước tiên cùng hai người tướng là Địch Cát Hỏa Lực (Digi[t]-Qori) và Diệc Thốc Nhi Cán Trản Tháp Ngột (Itürgän-J̌anta'u) truy đến núi Hốt Lạt Hà (Hula'a[t]-Qu[t]), Khúc Tiết Ngô (Kü[k]sä'ü) và Tát Bát Thích (Sabra[q]) đón địch, bắt được hai người Địch Cát Hỏa Lực (Digi[t]-Qori) và Diệc Thốc Nhi Cán Trản Tháp Ngột (Itürgän-J̌anta'u), mũi tên trúng háng ngựa của Diệc Lạt Hợp, suyết nữa bị bắt. Chốc sau bốn vị tướng đến, cứu Diệc Lạt Hợp, đại bại quân của chúng, bắt hết những thứ chúng cướp được trả lại cho Uông Khả Hãn. Uông Khả Hãn biết ơn sâu sắc ân đức của hoàng thượng, cảm tạ mà nói: "Trước vì thiếu thốn, nhờ ơn thái tử hết lòng lưu tâm, nay nước đã mất, lại đoạt lại được, không biết lấy gì báo đền đây?"

() Khúc Tiết Ngô (Kü[k]sä'ü) và Tát Bát Thích (Sabra[q]): Theo Atwood, Mông Cổ Bí Sử và Sử Tập của Rashid ad-Din xem Khúc Tiết Ngô và Tát Bát Thích là một người. Nhưng ở Thân Chinh Lục lại có chữ nhị nhân 二人, vậy ở đây phải là hai người. Hambis và Pelliot dịch theo Mông Cổ Bí Sử và Rashid ad-Din và cho rằng Thân Chinh Lục đã nhầm lẫn tên một người thành hai người (trang 318). Người dịch cho rằng nên theo Atwood.

() Nguyên văn là 列陳對宿. Atwood dịch theo Rashid ad-Din thành "ngủ đối diện nhau theo hàng ngũ". Sở dĩ Atwood chọn dịch như vậy là vì ông theo Mông Cổ Bí Sử và Sử Tập của Rashid ad-Din. Nay xin giải thích như sau, liệt trận 列陳 nghĩa là bày trận, đối túc 對宿, chữ túc ở đây nghĩa nơi nghỉ đêm, vậy có thể dịch thành "liệt trận nghỉ ngơi đối mặt nhau."

() Nguyên văn là 王知眾否?Chữ chúng  ở đây khá khó dịch. Có lẽ là hỏi Uông Khả Hãn có biết bộ chúng của Trát Mộc Hợp hay không. Hambis và Pelliot dịch thành: "Roi, connais-tu les gens?" (Đức vua, ngài có biết bọn họ không?" Atwood bỏ chữ chúng 眾 và dịch thành "Does the sovereign  understand this or not?". Chữ "Vương" thường được dịch là vua (king), nhưng cũng có lúc phải dịch là hoàng tử (prince). Khi phong vương cho một vua chư hầu, nếu phong thành vương thì vua nước đó thấp hơn vua phong chức một bậc. Sở dĩ Hambis và Pelliot dịch như vậy là do Rashid ad-Din dùng chữ "hān, hān", nghĩa là "khả hãn", "khả hãn". Mông Cổ Bí Sử cũng ghi "han, han". Hambis và Pelliot dẫn Bezerin và cho rằng cách dịch của Bezerin là sai, ông dịch thành "khả hãn của mọi khả hãn". Atwood đã khéo léo hơn và dịch thành "sovereign", ở đây là từ trung lập, không mang ý nghĩa cao thấp, và có thể hiểu là "quốc chủ".

() Nguyên văn là "lương tướng tứ nhân" 良將四人, theo Louis Hambis va Paul Pelliot, Rashid ad-Din sử dụng từ "bốn kūlūk", Nguyên Sử quyển 20, Mộc Hoa Lê truyện, ghi rằng: 與博爾術、博爾忽、赤老溫事太祖,俱以忠勇稱,號掇里班曲律,猶華言四傑也。(Cùng với Bác Nhĩ Thuật, Bác Nhĩ Hốt, Xích Lão Ôn phụng sự Thái Tổ, đều vì trung dũng mà được gọi là "xuyết lý ban khúc luật", còn dịch sang tiếng Hoa là "tứ kiệt".) Hai ông xác định "xuyết lý ban khúc luật" là dörbän-külü[t]. Chữ külük có nghĩa là anh hùng (héros). (trang 340).

16. 時聞脫脫復出八兒忽真隘,居統烈澤。上率兵復討之。

Bấy giờ nghe nói Thoát Thoát (To[q]to) lại ra khỏi ải Bát Nhi Hốt Chân (Barquǰin), ở đầm Cư Thống Liệt (Tüngläk). Hoàng thượng lại soái lĩnh binh sĩ thảo phạt hắn. 

17. 後上與弟哈撒兒討乃蠻部,至忽蘭盞側山,大敗之,盡殺諸部眾,聚其焉。於時申號令還軍,時見乃蠻勢弱不足慮矣。上會汪可汗於薩河不魯吉崖。

Sau đó hoàng thượng cùng em là Ha Sát Nhi (Qasar) chinh thảo bộ Nãi Man (Naiman), đến núi Hốt Lan Trản Trắc (Hulān-J̌ančäi), đại bại chúng, giết sạch chư bộ chúng, gom thây xác chúng ở đó. Lúc đó ban hiệu lệnh cho quân quay về, bấy giờ thấy thế bộ Nãi Man (Naiman) yếu không đáng lo. Hoàng thượng gặp Uông Khả hãn ở sông Tát Lý (Sāri) bên bờ Bất Lỗ Cát (Bürgi).

18. 發兵征泰赤烏部,與其長沆忽阿忽出、忽憐、忽都答兒別吉等大戰於斡難河上,敗之。襲帖泥忽都、徒思月哥察兒別吉、塔兒忽臺希憐禿、忽都荅兒,至月良兀禿剌思之野擒之沆忽阿忽出、忽敦忽兒章走八兒忽真隘,忽憐奔乃蠻部。

Phát binh chinh phạt bộ Thái Xích Ô, cùng với bọn bộ trưởng Hãnh Hốt A Hốt Xuất (Hangqu-Aquču), Hốt Liên (Quril), Hốt Đô Đáp Nhi Biệt Cát (Qudūdar-bāgi) đại chiến ở sông Oát Nan (Onon), đánh bại chúng. Đánh úp Thiếp Nê Hốt Đô (Qutu), Đồ Tư, Nguyệt Ca Sát Nhi Biệt Cát (Ögečer Beki), Tháp Nhi Hốt Đài Hi Lân Thốc (Tarqutai-Qiriltu[q]), Hốt Đô Đáp Nhi (Qudūdar) (), đến bình nguyên Nguyệt Lương Ngột Thốc Lạt Tư (Üläng'ü[t]-Turas) bắt chúng, Hãnh Hốt A Hốt Xuất (Hangqu-Aquču), Hốt Đôn Hốt Nhi Chương (Qudun-Hurčang) chạy vào ải Bát Nhi Hốt Chân (Barquǰin), Hốt Liên (Quril) chạy vào bộ Nãi Man (Naiman).

() Danh sách tên các nhân vật "Thiếp Nê Hốt Đô, Đồ Tức Nguyệt Ca Sát Nhi Biệt Cát (Ögečer Beki), Tháp Nhi Hốt Đài Hi Lân Thốc (Tarqutai-Qiriltu[q]), Hốt Đô Đáp Nhi (Qudūdar)", theo Hambis và Pelliot cũng như Atwood, đã bị khuyết mất một hay nhiều chữ. 

Hai chữ khó giải thích nhất là hai chữ thiếp nê 帖泥. Hambis và Pelliot chỉ ra rằng thiếp nê không phải là tên người, mà là phần cuối của một đoạn tiếng Mông Cổ nay đã bị khuyết mất. (il n'y avait pas de noms propres, mais un membre de phrase qui était le complément du verbe si (), "surprendre", lequel en mongole était en fin de la proposition.) Nói cách khác, giữa động từ tập 襲 và thiếp nê 帖泥 khuyết mất một phần mà phần đó đóng vai trò tân ngữ trực tiếp cho động từ (tân ngữ là một phận của vị ngữ, thường đứng sau động từ, bổ nghĩa cho động từ). Hambis và Pelliot cho rằng thiếp nê phiên âm sang tiếng Mông Cổ phải là tan-i hay tän-i (ten-i). Atwood cũng cho rằng thiếp nê là phần kết thúc của một cụm tân ngữ có quan hệ đồng vị kết cấu (apposition) với danh sách các tên theo sau (đồng vị kết cấu là kết cấu ngữ pháp mà trong đó hai nguyên tố (elements), thường là danh từ hay cụm danh từ, được đặt cạnh nhau, để yếu tố đầu bổ nghĩa cho yếu tố sau). Atwood lấy một câu trong đoạn 148 của Mông Cổ Bí Sử để chỉ ra sự tương đồng của câu văn trong Thân Chinh Lục với nó:

Tayyiči’utai yasutu gü’ün-i A’uču-ba’atur Qoton-örčeng Qudu’udar-tan Tayyiči’ud-i uruq-un uruq-a gürtele hünesü’er keyisgen kidubai (Ligeti, trang 103)

He slew the seed of the seed of the people of Tayichi’ut bones A’uchu-ba’atur, Qodun-orchang, Qudu’udar, and others of the Tayichi’uts—so that they blew [in the wind] like ash. (Onon, trang 127).

Ở đây, đoạn mang quan hệ đồng vị là "Tayyiči’utai yasutu gü’ün-i" the people of Tayichi’ut bones. Đoạn này có vai trò ngữ pháp tương đương với đoạn bị khuyết trong câu của Thân Chinh Lục.

Giữa tan-i và ten-i, Atwood cho rằng khi các sử gia Trung Quốc phiên âm danh từ Mông Cổ, họ mặc định chọn danh từ giống đực. Do vậy, ten-i phải là một danh từ giống cái đứng sau một đoạn văn chắp dính (agglunative phrase of a clearly feminine word.) Từ mà có thể đứng trước ten-i, giống cái, là kišten-i, nghĩa là phẩn uất, thù địch. Kišten là một từ rất hiếm gặp trong tiếng Mông Cổ trung đại, thường đi chung với öšten thành cụm öšten-kišten (căm ghét và thù địch-hateful and resentful). Cụm này được sử dụng trong đoạn số 136 và 214 của Mông Cổ Bí Sử:

Đoạn 136: öšten kišten ebüges ečiges-i bidan-u baraqsat Tatar-i qamsan morilaya ke’en ürkin (Ligeti, trang 90)

After that, we said that we would set out and jointly attack the Tatars who, full of hatred and resentment, had from old destroyed our fathers and forefathers. (bản dịch của Igor de Rachewiltz, trang 57).

We then resolved to launch a joint attack on the Tatars, our enemy, who destroyed our ancestors and fathers. (bản dịch của Onon, trang 114)

Onon đã bỏ không dịch hai chữ öšten-kišten.

Đoạn 234: basa ebüges ečige-yi baraqsat öšten kišten Tatar irgen-i doraida’ulǰu ösöl ösön kisal kisan Tatar (Ligeti, trang 185)

Again we crushed the Tatar people, who full of hatred and resentment, had destroyed our fathers and forefathers. (Igor de Rachewiltz, trang 146)

In blighting the Tatars, the vengeful enemy that destroyed [our] forefathers and our fathers, we took revenge. (Onon, trang 205)

Một lần nữa, Onon chỉ dịch vengeful, không dịch hai chữ öšten-kišten.

Christopher Atwood do vậy kiến nghị rằng đoạn đứng trước ten-ni nên là kišten-ni, và kišten phiên âm sang tiếng hán là khất thất 乞失.

Hốt Đô có thể phiên âm thành Qutu. Tên thứ hai, Đồ Tư 徒思, theo Atwood, bị khuyết mất một chữ, và ông kiến nghị chữ Hốt 忽, như vậy ta có Hốt Đồ Tư (Qutus, hay Qutuz tiếng Turk). Chữ đồ 徒 và đồ 圖 dùng để phiên âm tên Turk-Mông Cổ ở âm tiết cuối (final syllable), không bao giờ là âm tiết đầu (initial syllable). Tên thứ ba Nguyệt Ca Sát Nhi Biệt Cát 月哥察兒別吉, "biệt cát" là beki, tiếng Thổ thường chỉ tộc trưởng (beik). Sát Nhi 察兒 theo Atwood là một hậu tố (suffix) thêm vào tên người (anthroponym). Nguyệt Ca 月哥 theo Atwood chính là phiên âm tiếng Thổ öke hay öge, nghĩa là thông thái, sáng suốt (wise). Ögečer do đó có nghĩa là rất thông thái, rất sáng suốt. Mặc dù Nguyệt Ca Sát Nhi chỉ tồn tại ở đây và không có trong các sử liệu khác, Nguyên Sử quyển 36 ghi nhận Nguyệt Khuyết Sat Nhi 月闕察兒. Đối với những tên này, Hambis và Pelliot giữ nguyên phiên âm chữ Hán, không khôi phục sang tiếng Mông Cổ.

Như vậy, cả đoạn chữ Hán phục hồi theo kiến giải của Atwood sẽ là:

襲(乞失)帖泥忽都、(忽)徒思、月哥察兒別吉、塔兒忽臺希憐禿、忽都荅兒,至月良兀禿剌思之野,擒之

Đánh úp những kẻ mang nỗi uất hận, Hốt Đô (Qutu), Hốt Đồ Tư (Qutus), Nguyệt Ca Sát Nhi Biệt Cát (Ögečer Beki), Tháp Nhi Hốt Đài Hi Liên Thốc (Tarqutai-Qiriltu[q]), Hốt Đô Đáp Nhi (Qudūdar) , đến bình nguyên Nguyệt Lương Ngột Thốc Lạt Tư (Üläng'ü[t]-Turas), bắt chúng.

19. 後哈答斤、散只兀、朵兒班、塔塔兒、弘吉刺諸部會盟阿雷泉上,腰斬白馬為誓,欲襲我軍及汪可汗。於是弘吉剌部長迭夷遣人來告。上聞之,遂與汪可汗發兵自虎圖澤,逆戰於盃亦烈川,大敗之。

Sau đó () các bộ Ha Đáp Cân (Qadagin), Tán Chỉ Nhi (Salǰi'u[t]), Đóa Nhi Ban (Dörbän), Tháp Tháp Nhi (Tatar), Hoằng Cát Thứ (Qonggira[t]) hội thề ở dòng suối Bột A Lôi (Alui), chặt lưng một con ngựa trắng làm lời thề, muốn đánh úp quân ta và Uông Khả Hãn. Do vậy bộ trưởng bộ Hoằng Cát Thứ là Điệp Di (Däyi) sai người đến báo. Hoàng thượng biết được, bèn cùng Uông Khả Hãn phát binh tự đầm Hổ Đồ (Qutu), nghịch chiến ở sông Bôi Diệt Liệt (Büyirä), đại bại chúng.

() Theo Hambis và Pelliot, thì theo Rashid ad-Din, những sự kiện được kể ở đoạn này rơi vào sau việc chinh phạt bộ Thái Xích Ô (Taiči’ut), vốn diễn ra vào mùa xuân năm con khỉ (1200). Mông Cổ Bí Sử ghi rằng những sự kiện này diễn ra vào năm con gà (1201).

20. 冬,汪可汗分兵由怯綠連河,指忽八海牙山,先發部眾,後成列而進。其弟札阿紺孛以汪可汗反覆不常,遂謀於渾八力、按敦阿述、燕火脫兒、延晃火兒 ,四人曰:「我兄無寧處之心,屠絕兄弟,常附於契丹,觀其心性若此,終不能存我輩,亦不使國安矣。今何計處之?」按敦阿述泄是語於汪可汗,令執燕火脫兒及納憐脫憐二人至帳下,解其縛,謂燕火脫兒曰:「吾輩自西夏而來,道路饑困,相誓之語,忘之乎?我心非汝也。」唾其面。座上之人皆起唾之。按敦阿述曰:「余亦與此謀,不忍舍王,所以來告也。」汪可汗屢責札阿紺孛曰:「汝常懷臭肝者。」札阿紺孛不安,後與燕火脫兒、延晃火兒、納憐脫憐【阿】太石等俱奔乃蠻。

Mùa đông, Uông Khả Hãn phân binh từ sông Khiếp Lục Liên (Kärülän, hướng về núi Hốt Bát Hải Nha (Quba-qayha), trước hết phát bộ chúng, sau sắp xếp thành đội hình () rồi tiến. Em của Uông Khả Hãn là Tráp A Cám Bột (J̌a'a-gambo) vì tính tình Uông Khả Hãn thất thường, bèn âm mưu cùng bốn người Hồn Bất Lực (Qul-Bari), Án Đôn A Thuật (Aldun-Ašu[q]), Yên Hỏa Thoát Nhi (Äl-Qotor) và Diên Hoảng Hỏa Nhi (Äl-Qongqor), nói rằng: "Anh ta tâm không bao giờ yên ôn, (ông ta) giết hết anh em, thường dựa vào Khiết Đan (), xem cái tâm tính như thế, rốt cục không thể để chúng ta sống, cũng không khiến cho quốc gia an định được. Nay có kế gì xử trí đây?" Án Đôn A Thuật tiết lộ lời này ra với Uông Khả Hãn, (Hãn) liền lệnh bắt Yên Hỏa Thoát Nhi và Nạp Lân Thoát Lân (Narin-Tōril) hai người đến dưới trướng, cởi trói ra, nói với Yên Hỏa Thoát Nhi: "Chúng ta từ Tây Hạ mà đến, (trên) đường xá đói khát, lời thề với nhau, (các ngươi) đã quên rồi sao? Tâm của ta không như ngươi." (Bèn) nhổ nước bọt lên mặt, người ngồi tở trên đều đứng dậy nhổ nước bọt (vào mặt chúng). Án Đôn A Thuật nói: "Tôi cũng có chung mưu kế này với chung, nhưng không nở bỏ vương, cho nên mới đến báo." Uông Khả hãn nhiều lần trách Tráp A Cám Bột rằng: "Ngươi luôn ôm lá gan thối rữa." Tráp A Cám Bột bất an, sau cùng bọn Yên Hỏa Thoát Nhi, Diên Hoảng Hỏa Nhi, Nạp Lân Thoát Lân và A Lân Thái Thạch (Alin-Taiši) tất cả trốn sang Nãi Man (Naiman).

() Nguyên văn là thành liệt 成列. Hambis và Pelliot đối chiếu với Rashid ad-Din và chỉ ra rằng nguyên văn của Sử Tập là kōč kärdä bä-ǰärgä mī-āmadand. Berezin dịch thành "di cư, đi trong vòng tròn của khinh kỵ (émigrèrent, allant en cercle de chasseurs). Từ kōč tiếng Ba Tư (köč- tiếng Turk) là một thuật ngữ để chỉ sự di chuyển (déplacement) của người du mục. Từ ǰärgä là một từ xuất phát từ tiếng Mông Cổ chỉ cuộc đi săn thành vòng tròn vây kín lại (ǰärgä est le terme venu du mongol qui en persan dé signe les battues en cercle qui se referme) (trang 419). Hai ông dựa vào đoạn 151 của Mông Cổ Bí Sử để đoán định rằng văn bản gốc tiếng Mông Cổ ắt phải viết thành ǰärgä'är nä'ü- (ǰerge’er newüǰü theo Ligeti, trang 107), nghĩa là di dân theo vòng tròn "émigrér en ǰärgä'är" (di dân theo vòng tròn). Hai ông cho rằng bản dịch giữa các hàng (nguyên văn tiếng Pháp là la traduction interlinéaire nghĩa là dịch nghĩa của từng chữ từ thứ tiếng gốc sang tiếng cần được dịch. Một bản dịch giữa các hàng không phải, theo định nghĩa chặt chẽ, là một bản dịch thực thụ, mà chỉ là một bản ghi chép mà trong đó từng từ của thứ tiếng gốc được dịch ra nghĩa cho tiếng được dịch nhằm giúp đọc giả nắm được cấu trúc câu và thứ tự từ của bản gốc, vì bản dịch sang tiếng được dịch sẽ không thể bảo toàn được thứ tự từ tiếng gốc.) không phải là "di chuyển trong vòng tròn của khinh kỵ" mà có nghĩa là tuần tự 依次. Do vậy nghĩa ở đây phải hiểu là họ di chuyển theo đội hình và thứ tự thường gặp (l'ordre traditionel).

() Ở đây phải hiểu là nhà Tây Liêu, hay Qara-Qitai, chứ không phải Khiết Đan, nhà Liêu, vốn đã bị Kim diệt hơn một thế kỷ trước.

21. 冬,汪可汗居於忽八海牙兒。上駐軍於徹徹兒山,起兵伐塔塔兒部長阿剌兀都兒、乞兒哈太石、察忽斤帖木兒等,戰於答蘭捏木哥思之野,大敗之。

Mùa đông (), Uông Khả Hãn ở trên núi Hốt Bát Hải Nha Nhi (Quba-Qaya). Hoàng thượng trú quân ở núi Triệt Triệt Nhi (Čä[k]čär), khởi binh phạt bộ trưởng bộ Thát Thát Nhi (Tatar) là A Lạt Ngột Đô Nhi (Ala[q]-udur), Khất Nhi Ha Thái Thạch (Kirqa-taiši), Sát Hốt (Čaqu[r]) và Cân Thiếp Mộc Nhi (Giltä['ü]r(), chiến ở bình nguyên Đáp Lan Niết Mộc Kha Tư (Dalan-Nämü[r]gäs), đại bại chúng.

() Mông Cổ Bí Sử ghi nhận sự kiện này vào năm con chó, tức năm 1202.

() Thân Chinh Lục chỉ ghi tên của các bộ trưởng bộ Thát Thát Nhi, nhưng Mông Cổ Bí Sử lại ghi rõ hơn "the Chaqa’an Tatars, the Alchi Tatars, the Duta’ut [Tatars], and the Aluqai Tatars.", (Onon, trang 132)

Tài liệu tham khảo

Paul Pelliot và Louis Hambis, Histoire des Campagnes de Gengis Khan Cheng-Wou Ts'in-Tcheng Lou, traduit et annoté, tập 1, Leiden, E.J.Brill, 1951

Louis Ligeti, Histoire sécrète des Mongoles, Monumenta Linguae Mongolicae Collecta I, Akadémiai Kiadó, Budpest, 1971

Urgunge Onon, The Secret History of the Mongols, The Life and Times of Chinggis Khan, Routledgecurzon, 2001

Christopher Atwood, Campaigns of Činggis Qan, bản thảo do tác giả chia sẻ, chưa được xuất bản (unpublished manuscripts shared by the author) 

Рашид ад-Дин (Rashid ad-Din), сборник летописей (Sử Tập), Академия наук СССР (viện hàn lâm khoa học Liên Bang Xô Viết), 1952

HISTORY OF YUAN: BIOGRAPHY OF URYANGQADAI (CHAPTER 412): A TRANSLATION AND ANNOTATION (宋史孟珙傳注譯(卷412)注譯)

  1.   兀良合台,初事太祖。時憲宗為皇孫,尚幼,以兀良合台世為功臣家,使護育之。憲宗在潛邸,遂分掌宿衞。歲(乙)〔癸〕巳,[5]領兵從定宗征女真國,破萬奴於遼東。繼從諸王拔都征欽察、兀魯思、阿〔速〕、孛烈兒諸部。[6]丙午,又從拔都討孛烈兒乃、捏迷思部,平之。己酉,定宗崩。...