Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020

GIỚI THIỆU SỬ GIA: HÀ VĂN TẤN (1937-2019) 歷史學家之介紹:何文晉 (1937-2019)


Hà Văn Tấn tiên sinh thời còn trẻ

Nhà sử học Hà Văn Tấn sinh ngày 16 tháng 8 năm 1937 tại xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Dòng họ ông có truyền thống hiếu học và khoa bảng (1). Năm 1955, sau khi tốt nghiệp lớp 9, Hà tiên sinh ra Hà Nội. Sau đó một năm, ông được tuyển vào khoa Sử học đại học Sư Phạm Hà Nội. (2) Năm 1957, ông tốt nghiệp trường chỉ trong 2 năm và lưu lại trường làm giáo viên giảng dạy ngành lịch sử Việt Nam. Hà tiên sinh được dạy dỗ và chỉ dẫn bởi nhà sử học nổi tiếng Đào Duy Anh.

Bài giảng Triết Học Lịch Sử Hiện Đại (1990)

Năm 1960, ở tuổi 23, ông đã tiến hành chú dịch quyển “Dư Địa Chí” của Nguyễn Trãi.  Đây là một công trình công phu do ông dày công hiệu chú. Cũng cùng năm, ông và Trần Quốc Vượng tiên sinh cùng xuất bản cuốn “Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập 1”. Năm 1968, khi ông mới 31 tuổi, ông đã cùng với Giáo Sư Phạm Thị Tâm biên soạn cuốn "Cuộc Kháng Chiến Chống Xâm Lược Nguyên Mông Thế Kỷ XIII". Đây là một trước tác hết sức quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến các tác phẩm sử học về sau, điển hình là cuốn "Một Số Trận Quyết Chiến Chiến Lược Trong Lịch Sử Dân Tộc" do Phan Huy Lê tiên sinh chủ biên. Trong trước tác này, ông đã tham khảo hầu hết các sử liệu Việt Nam, Trung Quốc, Ba Tư có liên quan đến lịch sử bang giao và chiến tranh giữa hai triều Nguyên-Trần. Khi phân tích sử liệu, ông đã vạch ra những sai lầm và hạn chế của sử liệu Trung Quốc, đồng thời dùng sử liệu Việt Nam và lập luận riêng của mình để đính chính những chỗ sai sót của sử liệu Trung Quốc. Bên cạnh việc nghiên cứu các nguồn sử liệu kể trên, ông còn tham khảo rộng rãi các nghiên cứu về lịch sử đế chế Mông Cổ của các nhà Mông Cổ học lớn lúc bấy giờ như nhà sử học Pháp René Grousset, Paul Pelliot, Pavel Poucha, Marian Lewicki, v.v. Việc tham khảo các sử gia này cũng như sử dụng các sách như Hoa Di Dịch Ngữ đời Minh, Nguyên Sử Ngữ Giải đời Thanh, v.v giúp ông và giáo sư Phạm Thị Tâm khôi phục lại gần như toàn bộ tên các tướng lĩnh và quan chức người Mông Cổ, người Turk, và người các dân tộc không thuộc Trung Hoa từ tiếng Hán sang tiếng Mông Cổ trung đại. Gần đây, người viết đã có dịp liên lạc bằng thư điện tử với nhà Mông Cổ học nổi tiếng Christopher Atwood tại đại học Penn và nhà sử học Thổ Nhĩ Kỳ Ihsan Erkoc để đối chiếu kiểm tra các tên của các nhân vật này thì đa phần đúng, nhưng có một số tên sai hoặc không chắc chắn. Ngoài thành tựu này ra, Hà tiên sinh còn thành công trong việc phục dựng lại diễn tiến chiến tranh Nguyên-Việt theo trình tự thời gian, khiến cho người đọc rất dễ theo dõi. Tiên sinh đặc biệt chú ý đến việc chú thích ở phần dưới từng trang, rất chi tiết và dễ đọc khiến cho việc truy nguyên sử liệu từ sách tiên sinh trở nên rất dễ dàng và thuận tiện. Sách chứa nhiều phát hiện mới mà trước đó chưa ai phát giác ra, như việc cánh quân Mông Cổ tiến từ Vân Nam xuống trong chiến tranh lần 2 năm 1284-1285. Trước tác này gần đây đã được nhà xuất bản Hồng Đức cho tái bản năm 2019. Tập sách của tiên sinh không chỉ là thành tựu của riêng ông và giáo sư Phạm Thị Tâm, mà còn là thành quả đúc kết từ những tìm tòi, suy đoán, phát hiện của nhiều nhà sử học miền Bắc trong thập niên 60. Đa số các bài viết trên Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử đều được tiên sinh tham khảo và sử dụng. Tổng kết, sách của tiên sinh rất có ý nghĩa về mặt học thuật và làm được rất nhiều điều mà các nhà sử học đi trước không làm được.

Tiên sinh cũng dành thời gian để nghiên cứu biên soạn các tác phẩm liên quan đến khảo cổ học, như "Cơ sở Khảo cổ học" (1975), "Thuật ngữ sử học, dân tộc học, khảo cổ học Nga"(1970), "Sơ yếu khảo cổ học nguyên thủy Việt Nam" (1961). 

Đối với sử học Phật giáo, ông cũng đã tìm tòi, phục dựng, và cho xuất bản nhiều trước tác có giá trị như bài viết "Từ một cột kinh Phật năm 973 vừa phát hiện ở Hoa Lư" in trên tập chí lịch sử số 76 năm 1965. Cột đá này bị vùi dưới đất lâu ngày, do làm bằng đá mềm nên nhiều chữ đã mòn không đọc được. Hà tiên sinh đã viết rõ lại từng chữ Hán rồi dịch ra âm Hán-Việt. Ông còn tiến thêm một bước khôi phục lại tiếng Phạn trên cột dựa theo ký âm Hán văn, một công việc rất công phu và khó khăn.(3) Ngoài ra, ông còn có những trước tác như "Lịch sử Phật giáo Việt Nam" (1988), "History of Buddhism in Vietnam" (1992),...

Tiên sinh không những giỏi về chuyên môn của mình là lịch sử mà còn bắt tay nghiên cứu Toán học, cụ thể là ngành thống kê và ứng dụng của nó vào khảo cổ học. Tiên sinh có cho xuất bản "Ứng dụng thống kê toán học trong khảo cổ học", "Giáo trình toán xác suất thống kê trong khảo cổ học". Như vậy, ông cũng là nhà sử học kiêm Toán học như Hoàng Xuân Hãn tiên sinh.

Trong những năm công tác, ông đã đào tạo và giáo dục nhiều thế hệ tri thức Việt Nam. Ông được biết đến là người vui tính, có óc hài hước và rất được học trò mến thương. Ông cũng rất mến phục thầy mình là Đào Duy Anh tiên sinh.

Nói về khả năng ngôn ngữ, ông thông tuệ tiếng Hán cổ và hiện đại, Tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga. Về sau ông còn học cả tiếng Sanskrit cổ (tiếng Phạn), là một nhà sử học hiếm có ở Việt Nam có thể thông được nhiều ngôn ngữ. Về mặt này, ông có thể sánh vai với nhà sử học vĩ đại Trung Quốc Trần Dần Khác (陳寅恪).

Năm 27 tháng 11 năm 2019, ông mất tại Hà Nội, hưởng thọ 82 tuổi. Ông mất sau 20 năm chống chọi với bệnh đột quỵ. (4)

Chú thích:

(2) Báo nhân dân điện tử ra ngày 28/11/2019 thì nói ông tốt nghiệp đại học Tổng Hợp Hà Nội, trang Zing thì nêu rằng ông tốt nghiệp đại học Sư Phạm, nay theo Zing.

Danh sách các tác phẩm (chép lại từ wiki tiếng Việt và tiếng Hán):

Dư địa chí: Giới thiệu, hiệu chính và chú thích. Nhà xuất bản Sử học, 1960; In lại trong "Nguyễn Trãi toàn tập". Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1969; tái bản 1976. 《輿地志》、解題、校訂、註釋

Lịch sử chế độ cộng sản nguyên thủy ở Việt Nam (đồng tác giả với Giáo sư Trần Quốc Vượng)/ Nhà xuất bản Giáo dục,– H., 1960. 《與越南相關的原始共產主義歷史》與陳國旺共著

Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập I (đồng tác giả với Giáo sư Trần Quốc Vượng)/Nhà xuất bản Giáo dục, 1960; tái bản 1963.《越南封建制度史》第1集,與陳國旺共著

Sơ yếu khảo cổ học nguyên thủy Việt Nam (đồng tác giả với Giáo sư Trần Quốc Vượng). Nhà xuất bản Giáo dục, 1961. 《原始時代越南考古學入門》與陳國旺共著)

Vấn đề người Indonesien và loại hình Indonesien trong thời đại nguyên thủy Việt Nam

Kháng chiến chống xâm lược Nguyên – Mông thế kỷ 13 (cùng viết với Phạm Thị Tâm). Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1968; tái bản: 1970, 1972, 1975. 《13世紀對蒙元侵略的抗戰》,與范氏心(Phạm Thị Tâm)共著

Thuật ngữ sử học, dân tộc học, khảo cổ học Nga – Việt. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1970. 《俄越對譯史學、民俗學、考古學用語集》

Từ một cột kinh Phật năm 973 vừa phát hiện ở Hoa Lư

Cơ sở Khảo cổ học. Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1975. 《考古學基礎》

"Óc Eo: Endogenous and Exogenous Elements", Viet Nam Social Sciences, 1 – 2 (7 – 8), 1986, pp. 91 – 101. 

Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Hà Văn Tấn (chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988. 《越南佛教史》。主編

Triết học lịch sử hiện đại. Đại học Tổng hợp Hà Nội,1990. 現代歷史哲學》

Lịch sử Thanh Hóa (Chủ biên) Tập 1, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội,–H. 1990. 『清化歷史》第1集。主編

History of Buddhism in Vietnam. Social Sciences Publishing House Hanoi 1992 (Viết Part Two: Buddism from the Ngo to the Tran dynaties. 

Chùa Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1993. 《越南寺院》

Tư tưởng thời kỳ tiền sử và sơ sử // Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập I, Khoa học Xã hội, 1993 (phần thứ nhất).

Buddism in Vietnam (Viết chung). The Gioi Publishers, 1993.

Theo dấu các văn hoá cổ: Văn hoá Phùng Nguyên và nguồn gốc dân tộc Việt; Người Phùng Nguyên và đối xứng; Từ gốm Phùng Nguyên đến trống đồng,...(Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội 1997, 851 trang)

Văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1994.

Triết học ấn Độ cổ đại// Tập bài giảng Lịch sử Triết học, tập I. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1994.

Ứng dụng thống kê toán học trong khảo cổ học 《統計數學在考古學上的應用》

Giáo trình toán xác suất thống kê trong khảo cổ học 《考古学中的確率統計教程》

Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam (chủ biên), tập II. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1996.

Theo dấu các văn hoá cổ. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1997.

Đình Việt Nam (viết chung). Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1998.

Văn hóa Sơn Vi, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999 (Hà Văn Tấn, Nguyễn Khắc Sử, Trình Năng Chung,)

Một số vấn đề lý luận sử học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HISTORY OF YUAN: BIOGRAPHY OF URYANGQADAI (CHAPTER 412): A TRANSLATION AND ANNOTATION (宋史孟珙傳注譯(卷412)注譯)

  1.   兀良合台,初事太祖。時憲宗為皇孫,尚幼,以兀良合台世為功臣家,使護育之。憲宗在潛邸,遂分掌宿衞。歲(乙)〔癸〕巳,[5]領兵從定宗征女真國,破萬奴於遼東。繼從諸王拔都征欽察、兀魯思、阿〔速〕、孛烈兒諸部。[6]丙午,又從拔都討孛烈兒乃、捏迷思部,平之。己酉,定宗崩。...