Thứ Hai, 10 tháng 10, 2022

KIM SỬ TRUẬT HỔ CAO KỲ TRUYỆN CHÚ DỊCH (QUYỀN 106) (金史朮虎高琪傳注譯(卷106)注譯)

Kim Sử quyển 106: Truật Hổ Cao Kỳ truyện chú dịch (朮虎高琪傳卷106)

1.朮虎高琪,或作高乞,西北路猛安人。大定二十七年充護衛,轉十人長,出職河間都總管判官,召為武衛軍鈐轄,遷宿直將軍,除建州刺史,改同知監洮府事。泰和六年,伐宋,與彰化軍節度副使把回海備鞏州諸鎮,宋兵萬余自鞏州轆轤嶺入,高琪奮擊破之,賜銀百兩、重彩十端。青宜可內附,詔知府事石抹仲溫與高琪俱出界,與青宜可合兵進取。詔高琪曰:「汝年尚少,近聞與宋人力戰奮勇,朕甚嘉之。今與仲溫同行出界,如其成功,高爵厚祿,朕不吝也。」

Truật Hổ Cao Kỳ, hay còn gọi là Cao Khất, là người thuộc Bắc Lộ Mãnh An. Năm Đại Định thứ hai mươi bảy (10 tháng 2 năm 1187 đến 29 tháng 1 năm 1188), được sung làm hộ vệ, làm trưởng đứng đầu mười người, đứng ra nhậm chức Hà Gian Đô Tổng Quản Phán Quan, triệu vào làm Võ Vệ Quân Kiềm Hạt, thay làm Túc Trực Tướng Quân, nhậm chức Kiến Châu Thứ Sử, đổi làm Đồng Tri Giám THao Phủ Sự. Năm Thái Hòa thứ sáu, phạt Tống, cùng Bành Hóa Quân Tiết D(ộ Phó Sứ Bả Hồi Hải phòng bị các trấn thuộc Củng Châu. Quân Tống hơn vạn người tự Củng Châu Lộc Lô Lĩnh xâm phạm vào, Cao Kỳ phấn khích đáng chúng, tặng hai trăm lượng bạc, mười bức tranh màu đậm. Thanh Tuyên Khả nội phụ, chiếu Tri Phủ Sự Thạch Mạt Trọng Ôn cùng Cao Kỳ cùng ra đón, cùng Thanh Tuyên Khả hợp binh tiến chiếm. Chiếu cho Cao Kỳ rằng: "Nhà ngươi tuổi còn nhỏ, gần đây nghe ngươi hăng hái đánh nhau với người Tống, trẫm rất lấy làm vui. Nay ngươi cùng Trọng Ôn cùng đi ra đón, nếu như hai ngươi thành công, sẽ được hưởng tước vị cao và bổng lộc hậu, trẫm không tiếc gì cả."

2. 詔封吳曦為蜀國王,高琪為封冊使。詔戒諭曰:「卿讀書解事,蜀人亦識威名,勿以財賄動心,失大國體。如或隨去奉職有違禮生事,卿與喬宇體察以聞。」使還,加都統,號平南虎威將軍。

Chiếu phong cho Ngô Hi làm Thục Quốc Vương, Cao Kỳ làm Phong Sách Sứ. Chiếu cảnh bào rằng: "Khanh đọc thư hiểu sự tình, người Thục cũng biết uy danh của anh, đừng để tiền tài làm lòng dao động, mất đi quốc thể. Nếu có quan cùng đi phụng chức có hành vi trái lễ sinh sự, khanh cùng Kiều Vũ xem xét rồi tấu báo." Sứ giả quay về, gia phong Đô Thống, gọi là Bình Nam Hổ Uy Tướng Quân.

3. 宋安丙遣李孝義率步騎三萬攻秦州,先以萬人圍皁角堡,高琪赴之。宋兵列陣山谷,以武車為左右翼,伏弩其下來逆戰。既合,宋兵陽卻。高琪軍見宋兵伏不得前,退整陣,宋兵複來。凡五戰,宋兵益堅,不可以得志。高琪分騎為二,出者戰則止者俟,止者出則戰者還,還者複出以更。久之,遣蒲察桃思剌潛兵上山,自山馳下合擊,大破宋兵,斬首四千級,生擒數百人,李孝義乃解圍去。宋兵三千致馬連寨以窺湫池,遣夾谷福壽擊走之,斬七百餘級。

An Bính nhà Tống sai Lý Hiếu Nghĩa soái lĩnh bộ kỵ ba vạn công Thái Châu, trước tiên lấy vạn người vây đồn Tạo Giác Bảo, Cao Kỳ vộ đến. Quân Tống liệt trận trên sơn cốc, lấy võ xa xếp thành cánh trái cánh phải, đặt nỏ phía dưới đến nghênh chiến. Lúc hai quân gặp nhau, quân Tống giả vờ rút lúi. Quân Cao Kỳ thấy quân Tống mai phục không tiến lên được, bèn quay về chỉnh đốn hàng ngũ. Quân Tống lại đến, trong vòng năm hiệp, quân Tống thế ngày càng thêm vững chắc, không thể giành lợi thế. Cao Kỳ phân kỵ làm hai, kẻ ra thì đánh còn kẻ dừng lại thì đợi, kẻ dùng lại ra thì kẻ đang đánh quay về, quay về lại ra, cứ thế mà thay lượt. Một khoảng lâu sau, sai Bồ Sát Thao Tư ngầm dẫn quân lên núi, tự trên núi ruổi ngựa xuống hợp đánh, đại bại quân Tống, chém bốn nghìn thủ cấp, bắt sống vài trăm tù binh. Lý Hiếu Nghĩa bèn giải vây rút đi. Quân Tống ba nghìn đến Mã Liên Trại để rình ở Tiểu Trì, sai Giáp Cốc Phúc Thọ đánh đuổi đi, chém được bảy trăm thủ cấp.

4. 大安三年,累官泰州刺史,以乣軍三千屯通玄門外。未幾,升縉山縣為鎮州,以高琪為防禦使,權元帥右都監,所部乣軍賞賚有差。至甯元年八月,尚書左丞完顏綱將兵十萬行省於縉山,敗績。貞祐初,遷元帥右監軍。閏月,詔高琪曰:「聞軍事皆中覆,得無失機會乎?自今當即行之,朕但責成功耳。」

Đại An năm thứ ba (17 tháng 1 năm 1211 đến 4 tháng 2 năm 1212), Cao Kỳ nhiều lần làm Thái Châu Thứ Sử, dùng ba nghìn quân phương Bắc đồn trú ngoài Thông Huyền Môn. Không lâu sau, thăng cấp cho Trấn Sơn Huyện thành Trấn Châu, sai Cao Kỳ làm Phòng Ngự Sứ, tạm thời làm Nguyên Soái Hữu Đô Giám, bộ tốt quân phương Bắc mà Cao Kỳ chỉ huy được thưởng. Đến năm Ninh Nguyên thứ nhất, tháng tám, Thượng Thư Tả Thưa Hoàn Nhan Cương lĩnh binh mười vạn đến Hành Tỉnh Trấn Châu, thất bại. Đầu niên hiệu Trinh Hựu, đổi làm Nguyên Soái Hữu Giám Quân. Tháng nhuần, chiếu cho Cao Kỳ rằng: "Nghe nói việc quân đều do triều đình phê chuẩn, cơ hội được mất thế nào? Tự nay thấy nên thế nào thì làm thế ấy, trẫm chỉ mong thành công thôi."

5. 是月,被詔自鎮州移軍守禦中都迤南,次良鄉不得前,乃還中都。每出戰輒敗,紇石烈執中戒之曰:「汝連敗矣,若再不勝,當以軍法從事。」及出,果敗,高琪懼誅。十月辛亥,高琪自軍中入,遂以兵圍執中第,殺執中,持其首詣闕待罪。宣宗赦之,以為左副元帥,一行將士遷賞有差。丙寅,詔曰:「胡沙虎畜無君之心,形跡露見,不可盡言。武衛副使提點近侍局慶山奴、近侍局使斜烈、直長撒合輦累曾陳奏,方慎圖之。斜烈漏此意于按察判官胡魯,胡魯以告翰林待制訛出,訛出達于高琪,今月十五日將胡沙虎戮訖。惟茲臣庶將恐有疑,肆降劄書,不匿厥旨。」論者謂高琪專殺,故降此詔。頃之,拜平章政事。

Tháng ấy, được chiếu dời quân từ Trấn Châu đến phòng ngự phía nam Trung Đô, đến Lương Hương không tiến lên được, bèn quay về Trung Đô. Mỗi lần xuất chiến đều bại, Hột Thạch Liệt Chấp Trung cảnh báo rằng: "Ngươi thua liên tiếp, nếu lại không thắng, sẽ chiếu theo quân pháp xử trí." Bèn xuất quân, quả nhiên bại, Cao Kỳ sợ bị giết. Tháng mười tân hợi (28 tháng 11 năm 1213), Cao Kỳ tự trong quân đi ra, bèn lấy quân vây bọn Chấp Trung, giết Chấp Trung, cầm đầu y đến cửa khuyết xin phạt tội. Tuyên Tông tha cho, cho làm Tả Phó Nguyên Soái, hết thảy tướng sỹ của Cao Kỳ đều được thưởng. Bính dần (13 tháng 12 năm 1213), chiếu rằng: "Hồ Sa Hổ không thuận tòng, trong lòng không có vua, hành vi lộ rõ, không thể nói hết. Võ Vệ Phó Sứ Đề Điểm Thân Cận Cục Khánh Sơn Nô, Cận Thị Cục Sứ Gia Liệt, Trực Trưởng Tát Hợp Liễn đã nhiều lần trần tình trong tấu chương, mới dè chừng giết hắn. Gia Liệt để lộ ý này với Án Sát Phán Quan Hồ Lỗ, Hồ Lỗ đem nói cho Hàn Lâm Thị Chết Ngoa Xuất, Ngoa Xuất truyền đạt lại cho Cao Kỳ, tháng này ngày mười lăm đem Hồ Sa Hổ giết chết. Trẫm sợ rằng bậc hiền thần thứ khanh sẽ sợ mà sinh nghi, bèn giáng tráp thư này, không che dấu ý chỉ ấy." Những kẻ bàn luận cho rằng Cao Kỳ chuyên sát, cho nên giáng chiếu này xuống. Không lâu sau, phong làm Bình Chương Chính Sự.

6. 宣宗論馬政,顧高琪曰:「往歲市馬西夏,今肯市否?」對曰:「木波畜馬甚多,市之可得,括緣邊部落馬,亦不少矣。」宣宗曰:「盡括邊馬,緩急如之何?」閱三日,複奏曰:「河南鎮防二十余軍,計可得精騎二萬,緩急亦足用。」宣宗曰:「馬雖多,養之有法,習之有時,詳諭所司令加意也。」貞祐二年十一月,宣宗問高琪曰:「所造軍器往往不可用,此誰之罪也?」對曰:「軍器美惡在兵部,材物則戶部,工匠則工部。」宣宗曰:「治之!且將敗事。」宣宗問楊安兒事,高琪對曰:「賊方據險,臣令主將以石牆圍之,勢不得出,擒在旦夕矣。」宣宗曰:「可以急攻,或力戰突圍,我師必有傷者。」

Tuyên Tông bàn về mã chính, quay sang Cao Kỳ mà hỏi: "Năm trước mua ngựa ở Tây Hạ, nay họ vẫn bán cho ta không?" Cao Kỳ đáp: "Mộc Ba để dành ngựa rất nhiều, mua chúng sẽ được, tìm ngựa của các bộ lạc ven biên giới, cũng không ít đâu." Tuyên Tống nói: "Tìm hết ngựa ở biên giới, mau chậm thế nào?" Qua ba ngày, lại tấu: "Trấn thủ Hà Nam có hai mươi vạn quân, tính ra có thể có được hai vạn tinh kỵ, mau chậm đều đủ dùng." Tuyên Tông nói: "NGựa tuy nhiều, tuy nuôi dưỡng có phương pháp, huấn luyện chúng cần thời gian, ngươi bàn luận tỏ tường với Sở Tư Lệnh để họ chú ý thêm". Trinh Hựu năm thứ hai, tháng mười một (8 tháng 12 năm 1214), Tuyên Tông hỏi Cao Kỳ: "Quân khí tạo ra thường không dùng được, đây là tội của ai?" Cao Kỳ đáp: "Quân khí tốt xấu là do Binh Bộ, tài vật là do Hộ Bộ, công việc chế tạo do Công Bộ đảm nhận." Tuyên Tông nói: "Phải sửa ngay việc này! Không thì bại sự hết đấy." Tuyên Tông hỏi việc của Dương An Nhi, Cao Kỳ đáp rằng: "Giặc vừa cậy vào chỗ hiểm, thần lệnh chủ dùng tường đá vây chúng lại, thế chúng không thoát ra được, sớm tối là bắt được thôi." Tuyên Tông nói: "Có thể công gấp chúng, chúng có thể ra sức đánh để thoát vây, quân ta ắt sẽ bị thương tổn."

7. 應奉翰林文字完顏素蘭自中都議軍事還,上書求見,乞屏左右。故事,有奏密事輒屏左右。先是,太府監丞游茂以高琪威權太重,中外畏之,常以為憂,因入見,屏人密奏,請裁抑之。宣宗曰:「既委任之,權安得不重?」茂退不自安,複欲結高琪,詣其第上書曰:「宰相自有體,豈可以此生人主之疑,招天下之議。」恐高琪不相信,複曰:「茂嘗間見主上,實惡相公權重。相公若能用茂,當使上不疑,而下無所議。」高琪聞茂嘗請間屏人奏事,疑之,乃具以聞。遊茂論死,詔免死,杖一百,除名。自是凡屏人奏事,必令近臣一人侍立。及素蘭請密,召至近侍局,給筆劄,使書所欲言。少頃,宣宗禦便殿見之,惟留近侍局直長趙和和侍立。素蘭奏曰:「日者元帥府議削伯德文哥兵權,朝廷乃詔領義軍。改除之命拒而不受,元帥府方欲討捕,朝廷複赦之,且不令隸元帥府。不知誰為陛下畫此計者,臣自外風聞皆出平章高琪。」宣宗曰:「汝何以知此事出於高琪?」素蘭曰:「臣見文哥與永清副提控劉溫牒雲,差人張希韓至自南京,道副樞平章處分,已奏令文哥隸大名行省,毋遵中都帥府約束。溫即具言于帥府。然則文哥與高琪計結,明矣。」上頷之。素蘭複奏曰:「高琪本無勳望,向以畏死擅殺胡沙虎,計出於無聊耳。妒賢能,樹黨與,竊弄威權,自作威福。去歲,都下書生樊知一詣高琪,言颭軍不可信,恐生亂。高琪以刀杖決殺之,自是無複敢言軍國利害者。使其黨移剌塔不也為武甯軍節度使,招颭軍,已而無功,複以為武衛軍使。以臣觀之,此賊滅亂紀綱,戕害忠良,實有不欲國家平治之意。惟陛下斷然行之,社稷之福也。」宣宗曰:「朕徐思之。」素蘭出,複戒曰:「慎無泄也。」

Ứng Phụng Hàn Lâm Văn Tự là Hoàn Nhan Tố Lan tự Trung Đô bàn việc quân quay về, hoàng thượng viết thư gọi vào gặp, xin cho tả hữu lui ra, Lệ cũ là có tấu chương nói về chuyện bí mật thì cho tả hữu lưu ra. Trước đó, Thái Phủ Giám Thừa Du Mậu vì Cao Kỳ uy quyền quá cao, trong ngoài đều sợ hắn, thường coi đó là mối lo lắng, nên vào cung gặp hoàng thượng, đòi tả hữu lui ra mật tấu, xin trừ khử ức chế Cao Kỳ. Tuyên Tông nói: "Đã ủy nhiệm cho hắn, quyền sao có thể không cao được?" Du Mậu lui ra rồi, hoàng thượng trong lòng bất an, lại muốn đến gặp Cao Kỳ, bèn đến dinh thư của hắn, gửi thư nói: "Tể tướng tự có cái lễ của riêng mình, há có thể vì vậy mà làm bậc quân chủ sinh nghi, dẫn đến thiên hạ dị nghị?" Hoàng thượng lại sợ Cao Kỳ không tin mình, Du Mậu nhiều lần gặp chúa thượng, thực vì ghét tướng công quyền cao chức trọng, tướng công nếu có thể dùng Du Mậu, thì sẽ có thể khiến hoàng thượng không nghi, mà ở dưới không dị nghị." Cao Kỳ nghe nói Du Mậu từng mật tấu cho người lui ra, liền nghi y và viết tấu chương dâng lên. Du Mậu bị luận tội chết, bị đánh một trăm trượng, tước quan vị. Từ đó về sau phàm việc mật tấu vắng người thì cho một cận thần một người đứng chầu chực. Tới khi Hoàn Nhan Tố Lan xin mật tấu, liền triệu vào Cận Thị Cục, đưa bút tráp, sai viết thư lời ông muốn nói. Không lâu sau, Tuyên Tông ngự bên ngoài chánh điện gặp ông, chỉ cho Cận Thị Điện Trực Triệu Hòa Hòa đứng chầu. Tố Như tấu rằng: "Mấy ngày trước Đô Nguyên Soái Phủ bàn nghị việc tước binh quyền của Bá Đức Văn Ca, triều đình bèn chiêu lệnh cho y thống lĩnh nghĩa quân, lệnh đổi trừ chức quan bị chống lại không theo, Nguyên Soái Phủ mới muốn đòi bắt y, triều đình lại xá tội, hơn nữa không giao việc này cho Nguyên Soái Phủ, không biết ai bày kế này cho bệ hạ, thần nghe phong phanh là đều do Truật Hổ Cao Kỳ." Tuyên Tống đáp: "Ngươi sao biết việc này tới từ Cao Kỳ?" Tố Như đáp: "Thần nghe Bá Đức Văn Ca và Vĩnh Tĩnh Phó Đề Khống Lưu Ôn Điệp nói, sai người là Trương Hi Vệ từ Nam Kinh, nói rằng do Phó Khu Mật Sứ Bình Chương Chính Sự xử lý việc này, đã lệnh cho Văn Ca quy thuộc về Đại Danh Hành Tỉnh, đừng nghe lệnh của Trung Đô Soái Phủ, Lưu Ôn lập tức báo lại cho Soái Phủ biết, nhưng Cao Kỳ và Văn Ca âm mưu cố kết với nhau, việc này rõ như ban ngày vậy." Hoàng thượng khẽ gật đầu, Tố Lan lại tấu: "Cao Kỳ vốn chẳng có công cùng danh vọng, trước vì sợ chết mới chuyên sát Hồ Sa Hổ, mưu kế ấy tới từ chỗ cùng đường, hắn ganh ghét người hiền năng, trộm lộng hành uy quyền, tự tung tự tác. Năm ngoái, ở kinh đô có chàng thư sinh Phàn Tri Nhất đến chỗ Cao Kỳ, nói quân bộ tộc miền Bắc không đáng tin, sợ sinh loạn, Cao Kỳ lấy đao và gậy quyết giết chàng ta, tự đó không ai dám nói đến sự lợi hại giữa việc nước việc quân. Cao Kỳ cho vây cánh của y là Di Lạt Tháp Bất Dã làm Võ Ninh Tiết Độ Sứ, chiêu mộ quân bộ tộc phương bắc, nhưng chẳng có công, lại cho y làm Võ Vệ Quân Sứ. Như thần thấy, bọn giặc này làm loạn kỷ cương, giết hại bậc trung lương, thật không hề có ý khiến quốc gia thanh bình an trị. Kính mong bệ hạ dứt khoát diệt trừ chúng, tạo phục cho xã tắc." Tuyên Tông nói: "Để trẫm từ từ suy nghĩ." Tố Như lui ra, không quên căn dặn: "Cẩn thận đừng để lộ việc này ra."

8. 四年十月,大元大兵取潼關,次嵩、汝間,待闕台院令史高嶷上書曰:「向者河朔敗績,朝廷不時出應,此失機會一也。及深入吾境,都城精兵無慮數十萬,若效命一戰,必無今日之憂,此失機會二也。既退之後,不議追襲,此失機會三也。今已度關,不亟進禦,患益深矣。乞命平章政事高琪為帥,以厭眾心。」不報。禦史台言:「兵逾潼關、崤、澠,深入重地,近抵西郊。彼知京師屯宿重兵,不復叩城索戰,但以遊騎遮絕道路,而別兵攻擊州縣,是亦困京師之漸也。若專以城守為事,中都之危又將見於今日,況公私蓄積視中都百不及一,此臣等所為寒心也。不攻京城而縱其別攻州縣,是猶火在腹心,撥置於手足之上,均一身也,願陛下察之。請以陝西兵扼拒潼關,與右副元帥蒲察阿裏不孫為掎角之勢,選在京勇敢之將十數人,各付精兵數千,隨宜伺察,且戰且守,複諭河北,亦以此待之。」詔付尚書省,高琪奏曰:「台官素不習兵,備禦方略,非所知也。」遂寢。高琪止欲以重兵屯駐南京以自固,州郡殘破不復恤也。宣宗惑之,計行言聽,終以自斃。

Năm thứ tư, tháng mười (), đại quân Đại Nguyên chiếm lấy Đồng Quan, đến Tung Châu và Nhữ Châu, Đãi Khuyết Đài Viện Lệnh Sử là Cao Nghi dâng sớ nói: "Lúc trước ở Hà Sóc thất bại, triều đình không kịp ứng cứu, đây là lần lỡ mất cơ hội đầu tiên. Đến khi địch vào sâu lãnh thổ nước ta, tinh binh đô thành khoảng vài chục vạn, nếu có hiệu lệnh hiệu quả cùng một lúc đánh, thì sẽ chẳng có mối lo ngày hôm nay. đây là lần lỡ mất cơ hội thứ hai. Địch rút đi rồi, không bàn việc truy kích, đây là lần lỡ mất cơ hội thứ ba. Nay địch đã vượt qua Đồng Quan, không lập tức tiến quân phòng ngự, mối hoạn càng thêm sâu. Xin lệnh cho Bình Chương Chính Sự Truật Hổ Cao Kỳ làm tướng soái, để làm yên lòng quân sỹ." Tấu không được hồi đáp, Ngự Sử Đài nói: "Địch quân đã vượt Đồng Quan, Hào, Mẫn, thâm nhập trọng địa, gần đây đã đến ngoài thành phía tây. Giặc biết kinh sư đồn trú trọng binh nên không đến sát thành tìm giao tranh, chỉ dùng du kỵ chẹn đạo lộ, còn quân khác thì dùng đánh các châu huyện, vốn để dần dần làm nguy khốn kinh sư. Nếu chuyên tâm thủ thành, cái nguy của Trung Đô lại xuất hiện ngày nay, hơn nữa tư nhân tích trừ không bằng một phần một trăm Trung Đô, đây là điền khiến chúng thần đau lòng lo lắng. Không công kinh thành mà thả quân công các châu huyện, đấy là như lửa cháy trong tâm phúc, rồi chuyển sang tay chân, đều cùng một thân thể. Mong bệ hạ xem xét. Xin lấy quân Thiểm Tây chống giữ Đồng Quan, cùng Hữu Phó Nguyên Soái Bồ Sát A Lý Bất Tôn tạo thành thế giáp công, tuyển ở kinh sư vài chục dũng tướng, giao mỗi người vài nghìn tinh binh, tùy cơ xem xét, vừa đánh vừa thủ, rồi bàn với Hà Bắc, cũng dùng kế này đối phó với chúng." Chiếu giao phó cho Thượng Thư Hành Tỉnh, Cao Kỳ dâng sớ tấu rằng: "Các quan Ngự Sử Đài vốn không quen việc quân, không tỏ tường phương lược phòng bị." Rồi cho dìm việc ấy đi. Cao Kỳ chỉ muốn lấy trọng binh đồn trú ở Nam Kinh để tự cố thủ, chẳng đoái hoài tới việc châu huyện bị tàn phá, Tuyên Tông bị Cao Kỳ mê hoặc, nghe răm rắp y, rốt cục tự đào huyệt chôn mình. 

9. 未幾,進拜尚書右丞相,奏曰:「凡監察有失糾彈者從本法。若人使入國,私通言語,說知本國事情,宿衛、近侍官、承應人出入親王、公主、宰執之家,災傷闕食,體究不實,致傷人命,轉運軍儲,而有私載,及考試舉人關防不嚴者,並的杖。在京犯至兩次者,台官減監察一等論贖,餘止坐專差者。任滿日議定升降。若任內有漏察之事應的決者,依格雖為稱職,止從平常,平常者從降罰。」制可。高琪請修南京裏城,宣宗曰:「此役一興,民滋病矣。城雖完固,能獨安乎?」

Không lâu sau, tiến phong Cao Kỳ làm Thượng Thư Hữu Thừa Tướng, Cao Kỳ dâng tấu rằng: "Phàm quan giám sát không làm tròn trọng trách xem xét đàn hặc thì bị xử theo pháp luật hiện hành. Nếu sứ giả đi vào nước khác, dùng lời riêng nói với người nước ấy, tiết lộ cho họ biết sự tình nước ta, Vệ Sở, Cận Thị Quan, người ứng phụng () ra vào chốn thân vương, công chúa, trong nhà tể tướng, truy xét không thực, dẫn tới làm tổn hại nhân mạng, quan chuyển vận [thay mặt triều đình] tích trữ lương thực mà có bòn rút làm của riêng, cùng thi cử tuyển người canh phòng quan ải không nghiêm, đều phạt đánh trượng. Tại kinh sư những kẻ phạm tội hai lần, thì quan Ngự Sử Đài so với Giám Sát Quan giảm nhẹ một bậc, có thể dùng tiền chuộc tội, còn lại chỉ bị luận tội bởi quan chuyên trách mà thôi. Nhậm chức tròn một ngày thì được nghị định thăng chức hay giáng chức. Nếu trong lúc nhậm chức mà làm lộ việc truy xét thì đáng bị chịu đánh trượng, theo quy định tuy là làm không tròn chức phận, vẫn theo bình thường mà làm, những kẻ bình thường thì bị theo luật giáng tội." Tấu thư được phê chuẩn. Cao Kỳ xin tu ửa thành nội ở Nam Kinh, Tuyên Tông nói: "Trận chiến này mà nổi lên, dân càng chịu cực. Thành tuy kiên cố, há dễ một mình bình an."

Nguyên văn là thừa ứng 承應, tức chỉ kỹ nữ múa hát và quan thái y đến chầu chực trong cung quan, tai ương thiếu lương thực, 

10. 初,陳言人王世安獻攻取盱眙、楚州策,樞密院奏乞以世安為招撫使,選謀勇二三人同往淮南,招紅襖賊及淮南宋官。宣宗可其奏,詔泗州元帥府遣人同往。興定元年正月癸未,宋賀正旦使朝辭,宣宗曰:「聞息州透漏宋人,此乃彼界饑民沿淮為亂,宋人何敢犯我?」高琪請伐之以廣疆土。上曰:「朕但能守祖宗所付足矣,安事外討。」高琪謝曰:「今雨雪應期,皆聖德所致。而能包容小國,天下幸甚,臣言過矣。」四月,遣元帥左都監烏古論慶壽、簽樞密院事完顏賽不經略南邊,尋複下詔罷兵,然自是與宋絕矣。

Ban đầu, có người tên Vương Thế An hiến kế công đánh Hu Di và Sở Châu, Khu Mật Viện tấu xin cho Thế An làm Chiêu Phủ Sứ, tuyện chọn hai ba người có mưu lược dũng cảm cùng đi về Hoài Nam, chiêu hàng giặc áo đỏ cùng quan lại nhà Tống ở Hoài Nam. Tuyên Tông chuẩn tấu ấy, chiếu cho Tứ Châu Nguyên Soái Phủ sai người cùng đi với Thế An. Hưng Định nguyên niên, tháng giêng, ngày mùng một (), sứ giả nhà Tống là Hạ Chính Đán từ biệt triều thần, Tuyên Tống nói: "Nghe nói Tức Châu tiết lộ cho người Tống, đây là việc dân đói ven vùng Hoài làm loạn ở biên cảnh nước ấy, người Tống sao dám xâm phạm nước ta?" Cao Kỳ xin thảo phạt Nam Tống để mở rộng cương thổ. Hoàng thượng nói: "Trẫm chỉ có thể phòng giữ nơi mà tổ tông giao cho là đủ, sao có thể tính chuyện thảo phạt bên ngoài?" Cao Kỳ tạ nói: "Nay mưa tuyết đến đúng thời, đều do thánh đức mà có, nếu có thể bao dung với nước nhỏ, thì thiên hạ phúc lớn lắm thay, thần nói sai rồi." Tháng bốn, sai Nguyên Soái Tả Đô Giám Ô Cổ Luận Khánh Thọ, Thiêm Khu Mật Viện Sự Hoàn Nhan Tái Bất kinh lược nam biên, dần dần lại hạ chiếu bãi binh, nhưng tự lúc này tuyệt giao với nhà Tống.

Tra xét âm lịch thì thấy ngày tháng không đúng.

11. 興定元年十月,右司諫許古勸宣宗與宋議和,宣宗命古草牒,以示宰臣,高琪曰:「辭有哀祈之意,自示微弱不足取。遂寢。集賢院諮議官呂鑒言:「南邊屯兵數十萬,自唐、鄧至壽、泗沿邊居民逃亡殆盡,兵士亦多亡者,亦以人煙絕少故也。臣嘗比監息州榷場,每場所獲布帛數千匹、銀數百兩,大計布帛數萬匹,銀數千兩,兵興以來俱失之矣。夫軍民有逃亡之病,而國家失日獲之利,非計也。今隆冬冱寒,吾騎得騁,當重兵屯境上,馳書諭之,誠為大便。若俟春和,則利在於彼,難與議矣。昔燕人獲趙王,趙遣辯士說之,不許,一牧豎請行,趙王乃還。孔子失馬,馭卒得之。人無貴賤,苟中事機,皆可以成功。臣雖不肖,願效牧豎馭卒之智,伏望宸斷。」詔問尚書省。高琪曰:「鑒狂妄無稽,但其氣岸可尚,宜付陝西行省備任使。」制可。十二月,胥鼎諫伐宋,語在鼎傳。高琪曰:「大軍已進,無複可議。」遂寢。

Hưng Định nguyên niên, tháng mười (1 tháng 11 đến 30 tháng 11 năm 1217), Hữu Thừa Gián Quan Hứa Cổ khuyên Tuyên Tông cùng Tống nghị hòa, Tuyên Tông mệnh Cổ thảo bút điệp thư, để cho tể tướng xem, Cao Kỳ nói: "Lời lẽ có ý cầu xin, tự làm lộ sự yếu nhược, không thể gửi được." Bèn thôi. Tập Hiền Viện Tư Nghị Quan Lã Giám nói: "Nam biên đồn binh mấy mươi vạn, tự Đường Châu, Đặng Châu đến Thọ Châu, Tứ Châu ven biên cảnh cư dân bỏ trốn lưu vong gần hết, binh sỹ cũng bỏ trốn nhiều, cũng vì bóng người quá ít lắm thay. Thần gần đây từng chăm coi chợ biên giới Tức Châu (), mỗi chợ như vậy thu được vài nghìn cuộn vải gấm, vài trăm lạng bạc, tính đại khái được vài vạn cuộn vải gấm, bạc được vài nghìn lượng. Tự lúc hưng binh đến nay đều đã mất sạch. Quân dân chịu nạn bỏ chạy, mà quốc gia từng ngày mất đi cái lợi thu được, không phải là kế vẹn toàn. Như nay đông lạnh đóng băng, tiện cho kỵ binh của ta ruổi ngựa, nên đồn trọng binh ở biên cảnh, trì mã gửi thư dụ chúng, thực là tiện lợi. Nếu chờ đến mùa xuân hòa hoãn, thì lợi cho phía kia (tức Tống), khó cùng địch thương nghị. Xưa người Yên bắt được Triệu vương, Triệu sai biện sỹ hùng biện thuyết phục, không cho, một kẻ chăn thả xin đi, Triệu vương bèn quay về được. Khổng Tử mất ngựa, ngự tốt (kẻ lái xe ngựa) lấy được. Người không kể quý tuyện, nếu hành sự hợp thời, đều có thể thành công. Thân tuy không phải bậc hiền lương, nhưng nguyện hiến cái trí của kẻ chăn thả và tên ngự tốt, cuối mong thánh thượng quyết đoán." Chiếu hỏi Thượng Thư Tỉnh, Cao Kỳ nói: "Lã Giám tuy ngông cuồng ăn nói vô căn cứ, nhưng chí khí của hắn đáng đề cao, nên giao cho Thiểm Tây Hành Tỉnh sắp đặt sai sứ." Tấu được phê chuẩn. Tháng mười hai, Tư Đỉnh can gián việc phạt Tống, lời lẽ được ghi chép trong truyện của Tư Đĩnh. Cao Kỳ nói: "Đại quân đã tiến, không bàn bạc lại nữa." Bèn thôi.

() Nguyên văn là các trường 榷場, là thuật ngữ chỉ chợ biên cương mở ra bởi các triều Tống, Liêu, Kim, Tây Hạ, Mông-Nguyên.

12. 二年,胥鼎上書諫曰:「錢谷之冗,非九重所能兼,天子總大綱,責成功而已。」高琪曰:「陛下法上天行健之義,憂勤庶務,夙夜不遑,乃太平之階也。鼎言非是。」宣宗以南北用兵,深以為憂,右司諫呂造上章:「乞詔內外百官各上封事,直言無諱。或時召見,親為訪問。陛下博采兼聽,以盡群下之情,天下幸甚。」宣宗嘉納,詔集百官議河北、陝西守禦之策。高琪心忌之,不用一言。是時,築汴京城裏城,宣宗問高琪曰:「人言此役恐不能就,如何?」高琪曰:「終當告成,但其濠未及浚耳。」宣宗曰:「無濠可乎?」高琪曰:「苟防城有法,正使兵來,臣等愈得效力。」宣宗曰:「與其臨城,曷若不令至此為善。」高琪無以對。

Năm thứ hai (28 tháng 1 năm 1218 đến 17 tháng 1 năm 1219), Tư Đĩnh dâng thư can gián: "Sự rườm ra của tiền bạc, không phải chuyện đế vương có thể kiêm nhậm, thiên tử nắm lấy đại cương, chỉ mong thành công mà thôi." Cao Kỳ nói: "Pháp của bệ hạ có cái nghĩa mạnh mẽ thấu trời, lo âu sự vụ, ngày đêm không nguôi, là chỗ dựa cho thiên hạ thái bình, lời của Tư Đĩnh không đúng đâu." Tuyên Tông vì việc nam bắc dụng binh, tâm lo âu sâu sắc, Hữu Tư Gián Quan Lã Tạo dâng tấu chương nói: 'Xin chiếu bách quan trong ngoài mỗi người dâng mật thư nghị sự, nói thẳng không e sợ, hoặc tạm thời cho yết kiến, đích thân hỏi han. Bệ hạ nghe được lời của nhiều người, sử dụng kế sách của họ để hiểu tận tường ý tình của quần thần, đó là cái may của thiên hạ vậy." Tuyên Tông mừng nhận tấu, chiếu chiêu tập bách quan bàn kế sách phòng ngự Hà Bắc, Thiểm Tây. Cao Kỳ tâm sợ sệt chuyện ấy, không nói một lời. Lúc bấy giờ, xây thành nội thành Biện Kinh, Tuyên Tông hỏi Cao Kỳ: "Quần thần nói việc lao dịch không thể thành công, là vì sao?" Cao Kỳ đáp "Rốt cục sẽ thành công, chỉ là hào chưa đủ sâu thôi." Tuyên Tông hỏi: "Không có hào có sao không?" Cao Kỳ đáp: "Nếu thủ thành có cách, ngay khi địch sai binh tới, chúng thần sẽ càng dốc lòng." Tuyên Tông nói: "Giữa việc cho chúng áp sát thành, sao bằng không cho chúng đến đây?" Cao Kỳ không biết đáp sao.

13. 高琪自為宰相,專固權寵,擅作威福,與高汝礪相唱和。高琪主機務,高汝礪掌利權,附己者用,不附己者斥。凡言事忤意,及負材力或與己頡頑者,對宣宗陽稱其才,使幹當于河北,陰置之死地。自不兼樞密元帥之後,常欲得兵權,遂力勸宣宗伐宋。置河北不復為意,凡精兵皆置河南,苟且歲月,不肯輒出一卒,以應方面之急。平章政事英王守純欲發其罪,密召右司員外郎王阿裏、知案蒲鮮石魯剌、令史蒲察胡魯謀之。石魯剌、胡魯以告尚書省都事僕散奴失不,僕散奴失不以告高琪。英王懼高琪黨與,遂不敢發。頃之,高琪使奴賽不殺其妻,乃歸罪於賽不,送開封府殺之以滅口。開封府畏高琪,不敢發其實,賽不論死。事覺,宣宗久聞高琪奸惡,遂因此事誅之,時興定三年十二月也。尚書省都事僕散奴失不以英王謀告高琪,論死。蒲鮮石魯剌、蒲察胡魯各杖七十,勒停。

Cao Kỳ tự lúc làm tể tướng, chuyên quyền cố vị lộng hành, tự mình ra uy, cùng Cao Nhữ Lệ xướng họa thế vào. Cao Kỳ chủ quản quân cơ sự vụ, Cao Nhữ Lệ nắm lấy tài chính quyền lợi, kẻ nào phụ họa thì dùng, kẻ nào không thì bãi trừ. Phàm những kẻ chuyện nghịch ý, cho tới những kẻ dựa vào tài năng hoặc ngang đấu với mình, đều tâng bốc tài năng mình trước mặt Tuyên Tông, rồi sai họ đi cán đán việc quân ở Hà Bắc, nhằm ngầm đặt họ vào chỗ chết. Tự sau khi Cao Kỳ không kiêm làm Khu Mật Viện Nguyên Soái, thường muốn đạt binh quyền, bèn khuyên Tuyên Tông phạt Tống. bỏ mặc Hà Bắc không để tâm tới, hết thảy tinh binh đều đặt ở Hà Nam, được tới đâu hay tới đấy cho qua tháng ngày, không chịu xuất một binh một tốt để ứng viện những nơi nguy cấp. Bình Chương Chính Sự là Anh Vương Hoàn Nhan Thủ Đồn muốn lật mặt tội trạng y, bí mật chiêu Hữu Tư Viên Ngoại Lang Vương A Lý, Tri Án là Bồ Tiên Thạch Lỗ Lạt, Lệnh Sử Bồ át Hồ Lỗ mưu việc ấy. Thạch Lỗ Lạt, Hồ Lỗ báo cho Thượng Thư Tỉnh Đô Sự Bộc Tán Nô Thất Bất, Bộc Tán Nô Thất Bốc lại bào cho Cao Kỳ. Anh Vương sợ dư đảng của Cao Kỳ, bèn không dám vạch tội. Không lâu sau, Cao Kỳ sai Nô Tái Bất giết thê tử của mình, rồi quy tội cho Tái Bất, Tuyên Tông tự lâu đã nghe Cao Kỳ gian ác, bèn nhân việc ấy giết hắn luôn. Bấy giờ là năm Hưng Định thứ ba, tháng mười hai (8 tháng 1 năm 1220 đến 5 tháng 2 năm 1220). Thượng Thư Tỉnh Đô Sự Bộc Tán Nô Thất Bất vì tố với Cao Kỳ việc của An Vương nên bị luận tội chết. Bồ Tiên Thạch Lỗ Lạt và Bồ Sát Hồ Lỗ mỗi người bị đánh bảy mươi trượng, lệnh cho thôi chức quan.

14. 初,宣宗將遷南,欲置颭軍于平州,高琪難之。及遷汴,戒彖多厚撫此軍,彖多輒殺颭軍數人,以至於敗。宣宗末年嘗曰:「壞天下者,高琪、彖多也。」終身以為恨雲。

Ban đầu, Tuyên Tông sắp dời về nam, muốn đặt quân phương Bắc ở Bình Châu. Cao Kỳ làm khó. Đến khi dời đô đến Biện Kinh, Cao Kỳ dặn dò Mạt Niên Thoán Đa hết sức vỗ về quân ấy. Thoán Đa liền giết vài người quân phương Bắc, đến nỗi thất bại. Những năm cuối Tuyên Tông thường nói: "Tàn hoại thiên hạ, tất bọn Cao Kỳ, Thoán Đa." Trọn đời là câu nói mang sự oán giận.

15. 論曰:高琪擅殺執中,宣宗不能正其罪,又曲為之說,以詔臣下。就其事論之,人君欲誅大臣,而與近侍密謀于宮中,已非其道。謀之不密,又為外臣所知,以告敗軍之將,因殺之以為說,此可欺後世邪?金至南渡,譬之尪羸病人,元氣無幾。琪喜吏而惡儒,好兵而厭靜,沮遷颭之議,破和宋之謀,正猶繆醫,投以烏喙、附子,只速其亡耳。使宣宗於擅殺之日,即能伸大義而誅之,何至誤國如是邪。

Luận rằng: "Cao Kỳ tự ý giết Chấp Trung, Tuyên Tông không thể xử tội hắn, lại bẻ cong lý lẽ mà nói giùm y, để chiếu lệnh bậc hạ thần. Cứ lấy sự ấy mà luận tới, thì bậc quân vương muốn giết đại thần, mà lại cùng Cận Thị bí mật thông mưu trong cung, đã là việc thất đạo. Mưu ấy không giữ kín, lại bị ngoại thần biết được, để báo cho tướng lĩnh bại binh, do vậy nên giết y bịt miệng, đây không phải là dối lừa hậu thế đó sao? Đến khi nhà Kim nam độ, thì đã như kẻ yếu gầy gò, nguyên khí không còn bao nhiêu. Cao Kỳ thích dụng quan lại mà ghét nho sinh, thích động binh mà ghét an tỉnh, cản trở sự dời binh phương bắc, mưu phá hoại hòa ước với Tống, thật giống như bài thuốc giả đút vào đầu môi, chỉ làm khiến y chết sớm hơn. Khiến cho Tuyên Tông tự ý giết đi, tức có thể mở rộng đại nghĩa mà giết đi, thì làm sao tới nỗi vong quốc cơ chứ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HISTORY OF YUAN: BIOGRAPHY OF URYANGQADAI (CHAPTER 412): A TRANSLATION AND ANNOTATION (宋史孟珙傳注譯(卷412)注譯)

  1.   兀良合台,初事太祖。時憲宗為皇孫,尚幼,以兀良合台世為功臣家,使護育之。憲宗在潛邸,遂分掌宿衞。歲(乙)〔癸〕巳,[5]領兵從定宗征女真國,破萬奴於遼東。繼從諸王拔都征欽察、兀魯思、阿〔速〕、孛烈兒諸部。[6]丙午,又從拔都討孛烈兒乃、捏迷思部,平之。己酉,定宗崩。...